Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mối gây hại đập hồ chứa nước ở tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.96 KB, 7 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0029

MỐI GÂY HẠI ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC Ở TỈNH QUẢNG NAM
Nguyễn Thị My1,*, Nguyễn Quốc Huy1, Nguyễn Minh Đức1, Nguyễn Văn Quảng2
Tóm tắt. Quảng Nam là tỉnh có lợi thế về thủy điện và thủy lợi với gần trăm cơng
trình đập hồ chứa nước. Tuy nhiên, có nhiều cơng trình đang tiềm ẩn bị mất an
tồn do nhiều ngun nhân khác nhau, trong đó mối là một trong số loài sinh vật
gây hại đối với đập hồ chứa nước cần được quan tâm nghiên cứu. Để góp phần
đảm bảo an tồn đập hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu tình hình mối gây hại tại 7 cơng trình đập hồ chứa nước. Kết quả điều
tra đã xác định được 15 loài mối phân bố ở khu vực nghiên cứu, trong đó 12 lồi
gây hại và Odontotermes hainanensis là lồi gây hại nhất. Đây là cơ sở khoa học
để xác định biện pháp phòng trừ mối hiệu quả, bảo vệ an tồn đập hồ chứa nước
ở tỉnh Quảng Nam.
Từ khóa: Đập hồ chứa nước, gây hại, mối.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tự nhiên, mối là sinh vật vơ cùng hữu ích bởi chúng tham gia vào quá trình
phân giải vật chất hữu cơ có nguồn gốc từ xenlulơ để tạo thành đường và các chất đơn
giản hơn trong chu trình chuyển hoá vật chất (Abe, 1979). Đồng thời, mối cũng là một
nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho nhiều sinh vật khác. Tuy nhiên, xét về khía cạnh đời
sống kinh tế - xã hội con người, một số loài mối lại được coi là những sinh vật gây hại.
Chúng không chỉ là đối tượng gây hại các cơng trình nhà cửa (Trịnh Văn Hạnh và cộng
sự, 2017), cây trồng (Nguyễn Văn Quảng và cộng sự, 2007), mà chúng còn là sinh vật gây
hại cơng trình thuỷ lợi, thủy điện (đê, đập hồ chứa nước) (Vũ Văn Tuyển, 1982; Nguyễn
Quốc Huy, 2011).
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, nơi có địa
hình phức tạp, địa hình dốc từ Tây sang Đông và được phân thành 3 vùng chính: vùng núi,
vùng đồi núi trung du và vùng đồng bằng ven biển. Trong đó, đồi núi chiếm trên 3/4 diện
tích, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thường gây ra các thiên tai như lũ quét, sạt lở đất.


Chính đặc điểm địa hình này đã tạo cho tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh cũng như lợi
thế về thủy lợi và thủy điện. Hiện nay, tỉnh có gần trăm cơng trình đập hồ chứa nước lớn
nhỏ. Các cơng trình này đã góp phần ngăn lũ, điều tiết nước cho phần hạ du. Tuy nhiên, có
nhiều nguyên nhân gây mất an tồn đập đang tiềm ẩn, trong đó mối là một trong số loài
sinh vật gây hại đối với đập hồ chứa nước cần được quan tâm nghiên cứu.
Theo Vũ Văn Tuyển (1982), 52 loài mối được ghi nhận phân bố trong môi trường
đập hồ chứa nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng cũng như thành phần loài gây hại ở
mỗi vùng là khác nhau. Chín lồi gây hại được ghi nhận ở đập hồ chứa nước vùng Bắc
Trung Bộ (Lê Văn Triển và Ngô Trường Sơn, 2000); 18 loài mối gây hại đập hồ chứa
1

Viện Sinh thái và Bảo vệ cơng trình - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
*
Email:
2


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

260

nước vùng Đông Nam Bộ (Nguyễn Quốc Huy và Lê Văn Triển, 2007) và 10 loài gây hại
đập hồ chứa nước vùng Tây Nguyên (Nguyễn Quốc Huy, 2011). Cho đến nay, chưa có
báo cáo về lồi mối gây hại đập ở vùng Nam Trung Bộ nói chung và Quảng Nam nói
riêng. Mỗi biện pháp phịng trừ mối có tính đặc thù riêng cho từng nhóm mối. Để góp
phần bảo vệ an tồn đập hồ chứa nước cho tỉnh Quảng Nam, việc nghiên cứu xác định loài
mối gây hại đập là cần thiết và là cơ sở khoa học để lựa chọn biện pháp phòng trừ mối phù
hợp với hiện trạng thực tế.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Bảy cơng trình đập hồ chứa nước (ĐHCN) ở tỉnh Quảng Nam (Bảng 1) đã được tiến
hành điều tra, thu thập mẫu mối trong năm 2018 và năm 2019.
Bảng 1. Một số thông số về các đập hồ chứa nước được điều tra mối tại Quảng Nam

Đập chính
STT

1
2
3
4
5
6
7

Tên hồ
chứa nước
Phú Ninh
Khe Tân
Vĩnh Trinh
Trà Cân
Đập Đá
Đồng Nhơn
Thành Cơng

Địa điểm (xã, huyện)

Diện
tích tưới

(ha)

Tam Ngọc, Phú Ninh
Xã Đại Chánh, Đại Lộc
Duy Châu, Duy Xuyên
Đại Hiệp, Đại Lộc
Tam Dân, Phú Ninh
Tam Mỹ Tây, Núi Thành
Tiên An, Tiên Phước

23.000
3.500
1.500
176
60
240
24

Cao
Chiều Chiều
trình
cao đập dài đập
đỉnh
(m)
(m)
đập (m)
37,6
40
620
26,2

22,8
1721,8
33,4
17,9
331,9
119,2
15
148
46
10
120
23
12,8
230
81,9
9,5
135

2.2. Phương pháp điều tra và thu thập mẫu mối
Tại mỗi cơng trình đập hồ chứa nước, các tuyến điều tra được thiết kế dọc theo
thân đập, mỗi tuyến cách nhau khoảng từ 3-5 m. Trong quá trình điều tra, các mẫu mối
thu được trong thân cây, gốc mục, cành khô, dưới thảm mục, trong tổ,… khi bắt gặp trên
tuyến điều tra. Mẫu mối được định hình bằng dung dịch cồn 75 % ở tại nơi thu mẫu, đánh
số tạm thời, ghi chép trong sổ nhật ký thu mẫu các thông tin như: thời gian, địa điểm
người thu mẫu. Tất cả mẫu mối được đưa về phịng thí nghiệm Viện Sinh thái và Bảo vệ
cơng trình - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam để làm sạch, định loại và lưu trữ.
Bên cạnh đó, các vị trí tổ mối được đánh dấu thơng qua tổ nổi, nắp phòng đợi bay
hoặc kết quả khảo sát rada xác định vị trí tổ mối tại các khu vực có mối hoạt động trên đập
hồ chứa nước.
2.3. Phương pháp định loại mẫu mối

Mẫu vật được định loại dựa chủ yếu vào các đặc điểm hình thái ngồi của mối lính
hoặc mối cánh. Mẫu vật được quan sát dưới kính hiển vi soi nổi và đo các chỉ tiêu theo


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

261

hướng dẫn trong tài liệu của Roonwal (1969). Sau đó, sử dụng các khóa định loại trong
các tài liệu để xác định tên lồi. Một số tài liệu chính thường được sử dụng gồm: Động vật
chí Việt Nam - tập 15 - Mối (Nguyễn Đức Khảm và cộng sự, 2007); Key to the
Indomalayan Termites (Ahmad, 1958); Termites (Isoptera) of Thailand (Ahmad, 1965) và
Fauna Sinica, Insecta, Vol.17, Isoptera (Huang và cộng sự, 2000).
2.4. Phương pháp xác định lồi gây hại chính
Sau khi ghi nhận được thành phần lồi có mặt trên mơi trường đập, các loài gây hại
đập được xác định dựa theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8227: 2009: Mối gây hại cơng
trình đê đập - định loại, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học và đánh giá mức độ gây
hại. Trong đó, mức độ gây hại (Mh) của mỗi lồi mối đối tìm thấy trên cơng trình đê, đập
hồ chứa nước được phân thành 4 cấp độ tương ứng với điểm đánh giá như sau: lồi khơng
gây hại (Mh<5), ít gây hại (5≤Mh<10), gây hại (10≤Mh<15) và gây hại nặng (Mh>15).
Lồi gây hại chính là lồi gây hại nặng nhưng có độ phổ biến cao nhất (gặp ở nhiều
đập điều tra nhất) và mật độ tổ cũng cao nhất. Theo Nguyễn Quốc Huy (2011), mật độ tổ
mối được xác định là số lượng tổ mối trung bình có trên 100 m dài của đập điều tra, tính
theo cơng thức:
M = 100 x (m/d)
Trong đó, M: số tổ/100 m dài đập; m: số lượng tổ mối; d: là chiều dài đập điều tra (mét).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần lồi mối trong cơng trình đập hồ chứa nước ở Quảng Nam
Kết quả điều tra, thu thập và phân tích mẫu đã ghi nhận 15 lồi mối phân bố trong sinh
cảnh đập hồ chứa nước. Tuy nhiên, dựa theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8227: 2009 “Mối

gây hại cơng trình đê đập - định loại, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học và đánh giá
mức độ gây hại”, xác định được 12 loài gây hại các cơng trình đập hồ chứa nước ở khu vực
nghiên cứu. Trong đó, 4 lồi ít gây hại, 1 lồi gây hại và 7 loài gây hại nặng (Bảng 2).
Bảng 2. Thành phần loài và mức độ gây hại của mỗi loài mối thu được tại các đập hồ
chứa nước ở Quảng Nam
Mức độ gây hại
TT
Tên khoa học
Mh
KGH IGH GH GHN
Coptotermes gestroi (Wasmann, 1896)
1
9,4
+
Schedorhinotermes javanicus Kemner, 1934
2
8,4
+
Macrotermes annandalei (Silvestri, 1914)
3
15,9
+
Macrotermes gilvus (Hagen, 1858)
4
16,2
+
Macrotermes serrulatus Snyder, 1934
5
13,7
+

Microtermes obesi Holmgren, 1913
6
5,4
+
Odontotermes angustignathus Tsai & Chen, 1963
7
17,9
+
Odontotermes congninathus Xia et Fan, 1982
8
17,1
+
Odontotermes feae (Wasmann, 1896)
9
17,1
+
10 Odontotermes hainanensis (Light, 1924)
17,6
+
11 Odontotermes proformosanus Ahmad, 1965
16,9
+


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

262
12
13
14

15

6,4

Globitermes sulphureus (Haviland, 1898)
Microcerotermes fletcheri (Holmgren & Holmgren,
1917)
Termes propinquus (Holmgren, 1914)
Pericapritermes semarangi Holmgren, 1913
Tổng số

+

0,5

+

0,5
0,5

+
+
3

4

1

7


Ghi chú: Mh: điểm gây hại; KGH: khơng gây hại; IGH: ít gây hại; GH: gây hại; GHN: gây hại
nặng; +: thuộc mức độ gây hại.

Như vậy, có thể thấy xếp ở mức gây hại, gây hại nặng gồm 5 loài thuộc giống
Odontotermes và 2 loài thuộc giống Macrotermes; ở mức độ gây hại, chỉ có lồi Macrotermes
serrulatus; các lồi cịn lại ở mức ít gây hại. Trong số các lồi gây hại nặng, điểm gây hại của
lồi thuộc giống Odontotermes có mức điểm gây hại bị đánh giá cao hơn. Cụ thể,
Odontotermes angustignathus (17,9) là cao nhất, tiếp đến lần lượt là loài Odontotermes
hainanensis (17,6), Odontotermes congninathus và Odontotermes feae (17,1), Odontotermes
proformosanus, 2 lồi Macrotermes annandalei và Macrotermes gilvus có điểm tương ứng là
16,2 và 15,9. Điểm số gây hại của mỗi loài được đánh giá dựa vào kiểu tổ, đường kính khoang
chính, đường kính, chiều sâu khoang phụ, đường kính và chiều dài hang giao thơng trung bình
của mỗi lồi. Tuy nhiên, để xác định lồi gây hại chính, cần phân tích về khả năng bắt gặp lồi
cũng như mật độ tổ của lồi gây hại được tìm thấy trên các cơng trình đập hồ chứa nước điều
tra. Kết quả được trình bày trong mục dưới đây.
3.2. Lồi gây hại chính đập hồ chứa nước
Để xác định lồi gây hại chính, sự phân bố của các lồi mối gây hại cũng như mật
độ tổ của chúng trên mỗi cơng trình ĐHCN được tổng hợp tại Bảng 3 và Hình 1.
Bảng 3. Loài mối gây hại tại các đập hồ chứa nước ở Quảng Nam
Các đập hồ chứa nước
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12

Tên khoa học
Coptotermes gestroi
Schedorhinotermes javanicus
Macrotermes annandalei
Macrotermes gilvus
Macrotermes serrulatus
Microtermes obesi
Odontotermes angustignathus
Odontotermes congninathus
Odontotermes feae
Odontotermes hainanensis
Odontotermes proformosanus
Globitermes sulphureus

Tổng số lồi

Phú
Ninh

Khe
Tân

Vĩnh
Trinh

Trà

Cân

+

Đập
Đá

Đồng
Nhơn

Thành
Cơng

+
+

+
+
+

+
+

+
+

4

+
+

+
+

+
+
+
+

+

+

5

6

Ghi chú: +: xuất hiện trên đập hồ chứa nước được điều tra.

+

3

+
+

4

+
+
+

4

+
+
+
3


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

263

Kết quả Bảng 3 cho thấy cơng trình ĐHCN Vĩnh Trinh có số loài mối gây hại nhiều
nhất, 6 loài mối gây hại (chiếm 50 % trong tổng số loài gây hại đập ở khu vực nghiên
cứu); tiếp theo là cơng trình ĐHCN Khe Tân (5 loài gây hại), Phú Ninh, đập Đá và Đồng
Nhơn (đều có 4 lồi gây hại), các cơng trình ĐHCN cịn lại (Thành Cơng, Trà Cân và Hóc
Hạ) đều có 3 lồi gây hại. Một số cơng trình ĐHCN có số lượng lồi gây hại giống nhau
nhưng thành phần loài khác nhau.
Xét về loài gây hại, kết quả Bảng 3 cho thấy Odontotermes hainanensis bắt gặp trên
nhiều ĐHCN nhất (7/7 cơng trình điều tra), tiếp đến là lồi Odontotermes feae (5 cơng
trình), Globitermes sulphureus (4 cơng trình), các lồi cịn lại chỉ xuất hiện trên 1 đến 2
cơng trình.
Tuy nhiên, khi xét về mật độ tổ mối ở trên mỗi cơng trình ĐHCN, kết quả nghiên
cứu cho thấy số lượng tổ mối loài Odontotermes hainanensis được ghi nhận nhiều ở tất cả
các đập (Bảng 4) và có mật độ tổ trung bình cao nhất so với các lồi gây hại, cụ thể mật độ
tổ trung bình là 9,6 tổ/100m; tiếp đến lần lượt là loài Odontotermes feae (5,5 tổ/100 m),
Globitermes sulphureus (2,4 tổ/100 m), Odontotermes profomosanus (2,2 tổ/100 m). Các
lồi cịn lại có mật độ tổ rất nhỏ, chỉ từ 0,5 đến 2,0 tổ/100 m (Hình 1).
Bảng 4. Số lượng tổ mối ghi nhận được tại mỗi cơng trình đập hồ chứa nước ở Quảng Nam
Số tổ mối ghi nhận ở đập hồ chứa nước (tổ)

Tên khoa học
Coptotermes gestroi
Schedorhinotermes javanicus
Macrotermes annandalei
Macrotermes gilvus
Macrotermes serrulatus
Microtermes obesi
Odontotermes angustignathus
Odontotermes congninathus
Odontotermes feae
Odontotermes hainanensis
Odontotermes proformosanus
Globitermes sulphureus

Phú
Ninh

Khe
Tân

Vĩnh
Trinh
5

Trà
Cân

Đập
Đá
2


Đồng
Nhơn

Thành
Công

2
3
5
5

3
3

8
37

3
3
9
24

8
5
12
23

11


8

22

15
19

34
5
7

11
10
5

So với mật độ tổ mối ở các đập thuộc vùng Tây Nguyên trong nghiên cứu của Nguyễn
Quốc Huy (2011), mật độ tổ mối ở đây thấp hơn nhiều. Điều này có lẽ do điều kiện khí hậu
ở Quảng Nam nắng nóng và khơ hạn hơn so với khí hậu ở vùng Tây Nguyên, kém thuận lợi
cho sự phát triển của mối so với vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, cũng có thể việc bảo vệ an
tồn đập hồ chứa nước đã được chú ý quan tâm nhiều hơn, các đơn vị quản lý đã tự xử lý
các tổ mối xuất hiện trên đập nên số lượng tổ mối đã giảm, đăc biệt là những tổ mối của
những lồi có cấu trúc tổ nổi thuộc giống Macrotermes.


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

264
Số tổ/100m

,12

,10
,08
,06
,04
,02
,00

9,6

5,5
1,6

0,9

0,5

1,7

1,7

2,0

1,3

2,2

2,4

0,8


Lồi

Hình 1. Mật độ trung bình tổ mối của mỗi lồi gây hại đập hồ chứa nước ở Quảng Nam

Từ những kết quả phân tích ở trên cho thấy loài Odontotermes hainanensis là loài
gây hại nặng và có mặt ở các cơng trình ĐHCN với mật độ tổ cao nhất nên chúng là loài
gây hại nhất đối với ĐHCN ở Quảng Nam và cần phải nghiên cứu lựa chọn biện pháp phù
hợp tập trung phòng chống loài mối này.
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã ghi nhận 15 lồi phân bố ở các cơng trình đập hồ chứa nước trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó 12 loài gây hại và Odontotermes hainanensis là loài gây
hại nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abe, T., 1979. Studies on the distribution and ecological role of termites in a low forest of
West Malaisia. Japanese Journal of Ecology, 29: pp. 121-135.
Ahmad, M., 1958. Key to the Indomalayan Termites. University of Panjab, 198p.
Ahmad, M., 1965. Termites (Isoptera) of Thailand (No.131). Bulletin of the American
museum of natural history, Vol.131, Article 1, 113p.
Bộ Khoa học và Công nghệ, 2009. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8227:2009. Mối gây hại cơng
trình đê, đập - Định loại, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học và đánh giá mức độ
gây hại. Quyết định số 2933/QĐ-BKHCN ngày 21/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ.
Huang, F., Zhu, S., Ping, Z., He, X., Li, G., & Gao, D., 2000. Fauna Sinica, Insecta,
Vol.17, Isoptera, Science Press, Beijing, 161p.
Lê Văn Triển, Ngô Trường Sơn, 2000. Thành phần loài mối ở các đập Bắc Trung Bộ và
đặc điểm lồi gây hại chính. Tuyển tập kết quả Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa
học Thủy lợi (1999-2000): 270-275.
Nguyễn Quốc Huy, 2011. Nghiên cứu mối vùng Tây Nguyên và đề xuất biện pháp phòng



PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

265

trừ loài hại chính. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 147tr.
Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Văn Triển, 2007. Nghiên cứu thành phần lồi mối (Isoptera)
hại đập ở miền Đơng Nam Bộ. Tạp chí Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn, số
(10+11): 122-126.
Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Tân Vương, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Văn Quảng, Lê Văn
Triển, Nguyễn Thúy Hiền, Vũ Văn Nghiên, Ngơ Trường Sơn, Võ Thu Hiền, 2007. Động
vật chí Việt Nam - Mối (Bộ cánh đều – Isoptera). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 303tr.
Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Tân Vương, Bùi Công Hiển, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Thị
My, 2007. Dẫn liệu về sự gây hại của mối (Isoptera) đối với cây cao su, cà phê và ca
cao ở Tây Nguyên. Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn (10+11): 132-135
Roonwal, M. L., 1969. Measurements of termites (Isoptera) for taxonomic purposes.
Journal of the Zoological Society of India, pp. 9-66.
Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Tân Vương,
Nguyễn Thúy Hiền, 2017. Mối (Isoptera) gây hại nhà cửa ở Việt Nam. Nxb. Nông
nghiệp, Hà Nội.
Vũ Văn Tuyển, 1982. Mối hại đập hồ chứa nước Việt Nam và biện pháp phịng trừ. Luận
án Phó Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 114 tr.

DAMAGE OF TERMITES (ISOPTERA) TO DAMS
IN QUANG NAM PROVINCE
Nguyen Thi My1,2,*, Nguyen Quoc Huy1 Nguyen Minh Duc1, Nguyen Van Quang2
Abstract. Quang Nam has advantages in hydropower and irrigation with nearly a
hundred dams. However, there are many potential causes for dam safety, in which
termites are one of the harmful organisms for dams that need to be studied. To
contribute to the safety of dams in the province, a study on termites was conducted

on 7 dams in Quang Nam province. A total of 15 species of termites were identified,
of which 12 were harmful to dams in Quang Nam, and Odontotermes hainanensis
was the most harmful species. This is the scientific basis for choosing effective
termite control measures to protect the safety of dams in Quang Nam province.
Keywords: Damage, dam, termite.

1

Institute of Ecology and Works Protection
University of Science, Vietnam National University, Hanoi
* Email:
2



×