Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.24 KB, 2 trang )

Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không
thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Hãy
viết một bài văn ngắn nói lên suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống nêu trên.
Bài làm
Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt: tốt và xấu. Con người cũng có mặt hoàn thiện và mặt chưa hoàn thiện. Vì
thế, trong cuộc sống con người không ngừng đấu tranh vươn lên để hoàn thiện nhân cách của mình. Câu
nói của Trương Ba trong vở kịch nổi tiếng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã phần nào nói lên được nội
dung ấy: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
“Bên trong” là tất cả những gì không thể nhìn thấy được, đó là suy nghĩ, tư tưởng, khát vọng,… “Bên
ngoài” là tất cả những gì có thể thấy được, cảm nhận được, đó là hành động, cách hành xử, ứng
xử…“Toàn vẹn” - con người là thể thống nhất có sự hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn, giữa ý chí và hành
động.
Sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nghĩa là sống không thực với con người của mình. Con
người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác, chạy theo những ham muốn tầm thường về
vật chất, chỉ biết hưởng thụ, thoả mãn nhu cầu của bản thân. Con người vốn là một thể thống nhất giữa
tinh thần và thể xác, và nếu không sống thật với chính mình, con người sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho gia
đình, cho những người xung quanh, làm cho chính mình bị tổn thương. Như vậy thì làm sao có thể mang
đến hạnh phúc cho những người thương yêu xung quanh. Ví dụ như Trương Ba, phải sống nhờ thân xác
kẻ khác nên tâm hồn bị tha hóa, bị vấy bẩn phải chạy theo những dục vọng thấp hèn. Hay nhiều sinh viên
nghèo tỉnh lẻ lên học đại học ở thành phố, vì sĩ diện với bạn bè nên bề ngoài thể hiện sự khá giả, ăn chơi
bằng cách lừa dối bố mẹ: xin tiền học phí để lấy tiền đi chơi. Một thầy giáo ở Quảng Ngãi, ban ngày đi
dạy học, ban đêm là đại ca của một băng cướp…Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh…là
những hiện tượng xã hội gây nhức nhối trong thời gian gần đây.
Người có lối sống như vậy là người không đáng tin cậy. Bởi vì bản thân những người đó đều là những kẻ
sống không thành thực, những người gian dối, cần cảnh giác!
“Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là một người hoàn thiện, một người có suy nghĩ và hành động đồng
nhất. Trong ngữ cảnh này, một người toàn vẹn là một người sống thật với bản thân mình, chấp nhận sự
thật về bản thân mình. Sống mà không làm hại đến người khác, sống không lừa lọc, sống không dối trá,
giả tạo, hai mặt.
Mỗi một người khi được sinh ra trong đời đều được tạo hóa ban cho thể xác và linh hồn riêng. Thể xác và
linh hồn là hai phần tuy khác nhau nhưng hợp nhất với nhau và cùng nhau tồn tại hình thành nên con


người. Vì vậy hãy sống là chính mình, đừng bao giờ lừa dối bản thân hay người khác, cũng đừng sống
chia đôi mình ra để rồi lời nói, hành động không khớp với nhau. Hãy là một cái tôi toàn vẹn. Không nên
sống nhờ vả vào người khác. Bởi tạo hoá sinh ra chúng ta, cuộc sống này là của chúng ta, vì vậy phải do
chính ta quyết định. Không ai có thể quyết định nên số phận cho ta, chính chúng ta phải làm nên số phận
của chính bản thân mình. Đúng vậy không bạn ?
Cần làm gì để để thật sự là một con người toàn vẹn, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, bạn hãy luyện
tập thói quen sống có cùng một suy nghĩ và hành động, phải hài hòa giữa suy nghĩ và hành động. Hãy
sống thành thật với cộng đồng sống phải thành thật với chính bản thân mình!
Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, câu nói của Lưu Quang Vũ còn muốn
góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất , con người đang có
nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm
phu, thô thiển. Thứ hai , lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích
đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cách sống trên là cực đoan, đáng phê
phán. Ngoài ra , câu nói còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con
người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con
người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

×