Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan – những vấn đề pháp lý và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.89 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM

KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
“Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
– những vấn đề pháp lý và thực tiễn”.

GVHD: Ths. Đỗ Tuấn Việt


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM

Trƣờng Đại học Kiến trúc TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN: LUẬT BẢN QUYỀN

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2


Sinh viên nộp bài
Ký tên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 1
4. Bố cục của đề tài.................................................................................................................... 2
NỘI DUNG........................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN
SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN ................................... 3
1.1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan ......................................................... 3
1.2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan ........... 5
1.3. Phân loại................................................................................................................................ 6
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN
QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN ................... 9
2.1. Đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
................................................................................................................................................................. 9

2.2. Trường hợp không được phép chuyển quyền sử dụng ..................................... 10
2.3. Thời hạn sử dụng quyền tác giả quyền liên quan ............................................... 10
2.4. Chủ thể, nội dung và hình thức hợp đồng ....................................................... 10
2.5. Trình tự, thủ tục chuyển nhƣợng quyền........................................................... 13
2.6. Phí, lệ phí Nhà nước ....................................................................................................... 14
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG CHUYỂN
QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP.................................................................................................. 15
3.1. Thực tiễn .................................................................................................. 15

3.2. Đề xuất, kiến nghị ........................................................................................................... 17
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 21


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi tác phẩm được sáng tạo ra, cuộc biểu diễn được thực hiện, một bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng được định hình thì mong muốn của tác giả, chủ sở
hữu những đối tượng đó là những sản phẩm do họ làm ra đến được với công chúng
càng nhiều càng tốt. Điều này khơng những mang lại cho họ lợi ích về vật chất mà cịn
mang lại một lại ích tinh thần vô cùng lớn lao. Việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng hồn tồn phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.
Để thực hiện được điều đó một cách thuận lợi và hiệu quả lại không làm mất đi
quyền độc quyền sử dụng đối với các quyền tài sản, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền
liên quan có thể thơng qua những người khác để thực hiện việc sử dụng đối tượng của
mình. Việc thỏa thuận quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan giữa chủ sở hữu
quyền tác giả, quyền liên quan với người có nhu cầu sử dụng được gọi là hợp đồng
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thỏa
thuận giữa các bên mà theo đó bên chuyển giao cho phép cá nhân, tổ chức (bên sử
dụng) sử dụng một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản thuộc quyền tác giả,
quyền liên quan trong một thời hạn nhất định.
Để nghiên cứu rõ hơn về loại hợp đồng đặc biệt này, sinh viên đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên
quan – những vấn đề pháp lý và thực tiễn”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia trong chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan, để từ đó

đánh giá hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn từ đó đề ra các biện
pháp cải thiện cụ thể.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau
như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hố, … từ đó đánh giá khái
1


quát thực tiễn hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan, so
sánh với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ với thực tiễn áp dụng pháp luật khi thực hiện
hoạt động này.
4. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả, quyền liên quan
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả, quyền liên quan và một số giải pháp

2


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ
DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
1.1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan
1.1.1. Quyền tác giả
Khái niệm quyền tác giả đã nhen nhóm được hình thành từ khi phát minh in ra

đời, khi con người nhận thấy sự bất cơng khi tác phẩm của mình sáng tạo bị sao chép,
in lại và chào bán với giá rẻ hơn. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo ra tác
phẩm, luật về quyền tác giả đã dần được hình thành.
Văn bản pháp luật đầu tiên trên thế giới về quyền tác giả là Đạo luật Anne,
được ban hành tại Anh vào năm 1710. Đạo luật này lần đầu tiên giới thiệu quyền của
tác giả cho tác phẩm của riêng mình và đề ra những điều khoản để bảo vệ quyền đó.
Cũng theo đạo luật này, lần đầu tiên quyền của tác giả đối với tác phẩm được coi trọng
và bảo vệ hơn quyền của những nhà xuất bản, cho phép tác giả kiểm soát được việc tái
sản xuất tác phẩm của họ sau khi xuất bản.
Quyền tác giả trong Liên minh châu Âu được thống nhất trong Chỉ thị phần
mềm ra đời vào năm 1991, theo đó thì các chương trình máy tính được bảo vệ như là
các tác phẩm văn học theo ý nghĩa về quyền tác giả.
Cịn theo cơng ước Berne, quyền tác giả là tự động, không cần phải đăng ký tác
quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Định nghĩa về quyền tác giả của
WIPO – Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới có thể được coi là định nghĩa chung và chuẩn
xác nhất: “Quyền tác giả là phần cốt lõi của pháp luật nhằm trao cho tác giả, nghệ sỹ
và các nhà sáng tạo khác sự bảo hộ cho những sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ
- gọi chung là tác phẩm. Các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng
tạo trí tuệ gốc. Chúng được bảo hộ bất kể chất lượng của chúng và bao gồm các
hướng dẫn kỹ thuật hoặc các hình vẽ kỹ thuật đơn thuần. Nhìn chung, pháp luật về
quyền tác giả không liệt kê danh mục đầy đủ các loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác
giả, nhưng trên thực tiễn pháp luật của tất cả quốc gia đều quy định sự bảo hộ cho các
đối tượng: Tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, Tác phẩm nghệ thuật, Bản đồ và các

3


bản vẽ kỹ thuật, Các tác phẩm nhiếp ảnh, Tác phẩm điện ảnh, Chương trình máy tính,
Các sản phẩm đa phương tiện”.[1]
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra “quyền tác giả” là quyền được pháp luật,

xã hội, quần chúng, ... công nhận cho cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm
văn học, khoa học, phần mềm, ... do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó
phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép từ nguồn đã
biết.
Khoản 2 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu”[2]. Như vậy, Việt Nam cũng thống nhất quan điểm với các nước trên thế
giới về quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức được xã hội, pháp luật cơng nhận
cho các tác phẩm do chính mình sáng tạo ra và sở hữu, dùng để bảo vệ các sáng tạo
tinh thần có tính chất văn hố khơng bị vi phạm bản quyền, bảo vệ các quyền lợi cá
nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm.
1.1.2. Quyền liên quan
Ngày nay, lĩnh vực mới về các quyền liên quan đến quyền tác giả đã phát triển
rất nhanh chóng. Những quyền được gọi là “quyền liên quan” ngày càng gia tăng xung
quanh các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và tạo ra các quyền tương tự. Theo
WIPO, quyền này dành cho Nghệ sỹ biểu diễn trong hoạt động ghi âm của họ, Nhà sản
xuất bản ghi âm trong hoạt động ghi âm của họ, Tổ chức phát sóng trong các chương
trình phát thanh và truyền hình của họ.
“Quyền liên quan” khác với “quyền tác giả” vì chúng thuộc sở hữu của những
người được coi là trung gian trong quá trình sản xuất, ghi âm và phổ biến tác phẩm. Sự
liên quan đến quyền tác giả được thể hiện ở ba loại quyền liên quan là sự tương hỗ
trong quá trình sáng tạo và phổ biến trí tuệ vì chúng hỗ trợ các tác giả sáng tạo trong
quá trình quyền tải tác phẩm đến với công chúng.
Tại Việt Nam, khái niệm quyền liên quan đến quyền tác giả được pháp luật Việt
Nam đề cập đến một cách gián tiếp bằng phương pháp liệt kê. Cụ thể, khái niệm này
được đưa ra tại Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005(sửa đổi bổ sung 2019) như
sau: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của
4



tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,
tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”[2]. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan cũng đã giải thích theo hướng liệt kê tương tự
tại Khoản 2 Điều 3 về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, theo dõi, quyền liên quan
được hiểu là “các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn; các quyền của
nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; các quyền của tổ chức phát sóng đối với chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được quy định tại
Điều 29, 30 và 31 của Luật Sở hữu trí tuệ”.
1.2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
Cũng như hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan, hợp đồng
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cũng phải có sự thỏa thuận
thống nhất ý chí giữa các bên. Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng chuyển nhượng quyền
tác giả, quyền liên quan, bên được chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu của các quyền
được chuyển giao và có quyền chuyển nhượng các quyền đó cho người khác thì trong
hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả mục đích thỏa thuận của các bên là
nhằm chuyển giao một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản cho bên sử dụng
được sử dụng trong thời hạn nhất định.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ tạo một môi
trường thuận lợi để cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động sáng tạo các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học, tổ chức cuộc biểu diễn, sản xuất băng ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng… Ngồi ra, hợp đồng cịn góp phần bảo vệ quyền lợi cho bên sử
dụng, cũng như tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt
động sử dụng các đối tượng của quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói
chung.
Các quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
được quy định tại Điều 47, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019:
“Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường

hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
5


chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có
thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở
hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”[2]
Như vậy, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan theo quy
định của pháp luật thì quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải tuân thủ theo
quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
khi chuyển giao quyền liên quan cho người khác. Việc chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả, quyền liên quan phải có sự đồng ý của tác giả để tránh những tranh chấp về
sau thì nên thực hiện tuân thủ đúng quy định này.
Chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là một hình thức
pháp lý để chủ sở hữu tài sản trí tuệ khai thác giá trị kinh tế mang lại lợi ích vật chất
cho mình. Việc chuyển giao quyền sử dụng có phạm vi hạn chế hơn so với chuyển
nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan. Đối với quyền tác giả, bên nhận
quyền sử dụng chỉ được sử dụng quyền trong phạm vi nhất định, tùy theo đối tượng cụ
thể, pháp luật quy định hạn chế những quyền của các bên khi xác lập hợp đồng chuyển
nhượng.
Từ sự phân tích các khái niệm liên quan, có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thỏa
thuận giữa các bên, cụ thể là giữa chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên
quan và các tổ chức, cá nhân khác về việc sử dụng một số nội dung quyền tác giả,
quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
1.3. Phân loại

Trên thực tế, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
rất phong phú và đa dạng. Việc phân loại hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả, quyền liên quan sẽ góp phần tìm hiểu sâu hơn về bản chất của hợp đồng, tạo thuận
lợi cho việc nghiên cứu và áp dụng.
6


Dựa vào các tiêu chí khác nhau, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan có thể được chia thành các loại khác nhau sau đây:
Thứ nhất, căn cứ vào năng lực sử dụng quyền có thể phân chia thành hợp đồng
chuyển quyền sử dụng độc quyền và hợp đồng chuyển quyền sử dụng không độc
quyền:
– Hợp đồng chuyển quyền sử dụng độc quyền được hiểu là hợp đồng chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó chỉ có bên được chuyển
quyền có quyền sử dụng các quyền được chuyển giao và ngay cả chủ sở hữu cũng
khơng có quyền sử dụng các quyền năng đó trong thời hạn chuyển giao.
– Hợp đồng chuyển quyền sử dụng không độc quyền là hợp đồng chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà các bên có thỏa thuận sau khi
chuyển nhượng bên chuyển nhượng vẫn có quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng và
vẫn có quyền chuyển giao quyền sử dụng các quyền năng đó cho các chủ thể khác.
Pháp luật sở hữu trí tuệ khơng quy định rõ trong trường hợp các bên không thỏa
thuận về năng lực sử dụng quyền thì đây là hợp đồng chuyển quyền sử dụng độc
quyền hay khơng độc quyền, về lí luận có thể nhận thấy chủ sở hữu ln có quyền sử
dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Do đó, nếu các bên khơng có thỏa thuận
thì trong trường hợp này hợp đồng được coi là hợp đồng chuyển quyền sử dụng khơng
độc quyền và chủ sở hữu vẫn có quyền sử dụng đối với các quyền năng đã chuyển
giao.
Khác với tài sản thông thường, quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên
quan có thể được sử dụng đồng thời bởi nhiều người khác nhau. Chính vì vậy, việc
phân loại này có ý nghĩa giúp xác định chính xác ai là người có quyền sử dụng quyền

tác giả, quyền liên quan để từ đó áp dụng quy chế pháp lí phù hợp bảo vệ chủ thể có
quyền sử dụng đó.
Thứ hai, căn cứ vào phạm vi sử dụng có thể phân chia thành hợp đồng chuyển
quyền sử dụng một lần và hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhiều lần:
– Hợp đồng chuyển quyền sử dụng một lần là hợp đồng chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó bên sử dụng chỉ được sử dụng duy
nhất một lần đối với các quyền năng đã được chuyển giao và khi bên sử dụng đã sử
7


dụng thì hợp đồng sẽ chấm dứt (mặc dù thời hạn sử dụng có thể vẫn cịn). Nếu bên sử
dụng muốn sử dụng thêm thì mà khơng được sự đồng ý của bên chuyển giao thì bị coi
như xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo
hộ và sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nhất định.
– Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhiều lần là hợp đồng chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó thì bên sử dụng có thể sử dụng các
quyền năng đã được chuyển giao nhiều lần trong thời hạn đã thỏa thuận. Số lần sử
dụng các bên có thể ấn định hoặc tùy thuộc vào ý chí của bên sử dụng theo thỏa thuận
giữa các bên. Hợp đồng này tạo điều kiện thuận lợi cho bên sử dụng có thể sử dụng
nhiều lần mà khơng cần phải xin phép hoặc kí kết hợp đồng lại với bên chuyển giao.
Thứ ba, căn cứ vào thời hạn sử dụng có thể chia thành hợp đồng chuyển quyền
sử dụng có thời hạn xác định hoặc không xác định:
– Hợp đồng chuyển quyền sử dụng có thời hạn xác định được hiểu là hợp
đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có thỏa
thuận về thời hạn sử dụng và bên sử dụng chỉ được sử dụng các quyền năng đã chuyển
giao trong khoảng thời gian đó.
– Hợp đồng chuyển quyền sử dụng có thời hạn khơng xác định được hiểu là
hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có
thỏa thuận về thời hạn sử dụng là khơng xác định. Trong trường hợp này, bên sử dụng
sẽ được sử dụng các quyền đã chuyển giao cho đến hệt thời hạn bảo hộ đối với quyền

tác giả, quyền liên quan do pháp luật quy định. Tuy nhiên, đây cũng không phải là hợp
đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan vì trong thời hạn đó chủ sở hữu
hoặc người khác vẫn có quyền sử dụng đối với các quyền năng đó.
Ngồi ra, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cịn
có thể được phân loại thành hợp đồng có đền bù hoặc khơng có đền bù, hợp đồng một
người sử dụng hoặc nhiều người sử dụng…

8


CHƢƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN
SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
2.1. Đối tƣợng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan
Theo quy định tại Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
“Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan
1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có
thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20,
khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này.
….
4. Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”[2]
Như vậy theo quy định đã nêu ở trên ta thấy như sau đối tượng của hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là các quyền nhân thân và
quyền tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và
Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019, cụ thể gồm các quyền
dưới đây:

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,
mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
9


– Quyền của người biểu diễn
– Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
– Quyền của tổ chức phát sóng
2.2. Trƣờng hợp khơng đƣợc phép chuyển quyền sử dụng
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại
Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019, trừ quyền công bố tác
phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân của
mình cho người khác.
Về nguyên tắc, quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi chủ thể và không thể
chuyển giao cho người khác được do đó nó khơng thể trở thành đối tượng của các hợp
đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
Như vậy, cũng giống như đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng, đối tượng
của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan chủ yếu là các quyền tài sản bao
gồm quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tài sản của người biểu diễn,
quyền tài sản của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền tài sản của tổ chức phát
sóng.
2.3. Thời hạn sử dụng quyền tác giả quyền liên quan
Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là vấn đề có ý nghĩa rất quan
trọng mà bên sử dụng và bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan phải thỏa

thuận cụ thể. Trong thời hạn sử dụng, bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mới
có quyền sử dụng và khi hết thời hạn đó thì khơng có quyền sử dụng nữa. Trường hợp
bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan muốn sử dụng lại phải được sự đồng ý của
chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đó.
Tuy nhiên, thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cịn có mối liên
quan mật thiết với thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền tác giả,
quyền liên quan là loại quyền có thời hạn bảo hộ (trừ quyền nhân thân gắn liền với tác
giả). Do đó, thời hạn của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan do các bên
thỏa thuận phải trong thời hạn quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ
2.4. Chủ thể, nội dung và hình thức hợp đồng
10


2.4.1. Chủ thể
- Bên chuyển nhượng gồm: chủ sở hữu quyền tác giả, và chủ sở hữu
quyền liên quan:
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc
toàn bộ các quyền tài sản được quy định tại Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa
đổi bổ sung 2019. Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm:
+ Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả;
+ Các đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả;
+ Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng thời với
tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu đối với một, một số hoặc toàn bộ các quyển
tài sản.
+ Người được thừa kế quyền tác giả;
+ Người được chuyển nhượng quyền tác giả;
+ Người được chuyển giao quyền tác giả là tổ chức, cá nhânđược chuyển
nhượng một số hoặc toàn bộ quyền theo thoả thuận trong hợp đồng với chủ sở hữu
quyền tác giả. Ngồi ra, tổ chức, cá nhân đang quản lí tác phẩm khuyết danh được coi
là người được chuyển giao quyền và họ sẽ được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến

khi danh tính của tác giả được xác định
+ Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm do được chuyển giao,
tác phẩm khuyết danh, khơng có người quản lí, tác phẩm cịn trong thời hạn bảo hộ mà
chủ sở hữu quyền tác giả đã chết nhưng Khơng có người thừa kế, người thừa kế từ
chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng thừa kế.
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả không phải là chủ thể của
hợp đồng vì theo quy định của pháp luật thì tác giả không đồng thời là chủ sở hữu
quyền tác giả chỉ có thể được hưởng các quyền nhân thân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra mà khơng phải là chủ sở hữu các quyển tài sản được phép chuyển giao do
đó họ khơng có quyền chuyển nhượng các quyền tài sản cho người khác.
Chủ sở hữu quyền liên quan là chủ đầu tư cuộc biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng được quy định tại Điều 44 Luật sở hữu
11


trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019. Các chủ thể này là chủ sở hữu các quyền tài sản
do pháp luật quy định và họ có quyền định đoạt, chuyển nhượng một, một số hoặc toàn
bộ quyền tài sản này cho người khác.
Trong trường hợp bên chuyển nhượng là đồng chủ sở hữu đối với tác phẩm,
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thì việc chuyển nhượng
phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong trường hợp có
đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền
tác giả, quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyển tác giả, quyền liên quan đối
với phẩm riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Trên thực tế, có nhiều người cùng sáng tác chung một tác phẩm nhưng tác phẩm
chung đó đơi khi tách biệt rõ ràng về những phần sáng tạo của mỗi người. Trong trường
hợp này, mỗi tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tài sản liên quan đến phần tác
phẩm của mình cho người khác mà khơng cần phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu
chủ khác.

- Bên nhận chuyển nhượng: là tổ chức cá nhân được chuyển nhượng
hoặc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật. Sau
khi được chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan thì bên được chuyển nhượng
trở thành chủ sở hữu đối với các quyền đó. Luật sở hữu trí tuệ khơng quy định điều
kiện để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,
quyền liên quan nhưng hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là
một loại hợp đồng dân sự, do đó chủ thể tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng này
cũng phải thoả mãn điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
2.4.2. Về hình thức
Vì đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
phải đặc biệt nên hợp đồng phải được lập thành văn bản theo quy định của Điều
46 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019.
2.4.3. Về nội dung
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan có các nội dung
cơ bản sau:
12


- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển
nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên tham gia giao kết hợp đồng có
thể thỏa thuận về các nội dung khác như hình thức chuyển nhượng, phạm vi
chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng… theo quy định của pháp luật.
2.5. Trình tự, thủ tục chuyển nhƣợng quyền
Bƣớc 1: Hợp đồng chuyển nhƣợng quyền tác giả, quyền liên quan
Khi chuyển giao quyền tác giả thì cần phải chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng

bao gồm những nội dung sau:
– Tên, địa chỉ của cả các bên (bên nhận và bên chuyển nhượng);
– Căn cứ và phạm vi chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan;
– Chi phí và phương thức thanh tốn khi chuyển giao quyền tác giả, quyền liên
quan;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên
quan của các bên.
Bƣớc 2: Đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên
quan.
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp đổi gồm các giấy tờ:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
– 2 bản sao tác phẩm/bản định hình;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan;

13


– Nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung thì cần có: Văn bản
đồng ý của đồng chủ sở hữu.
Bƣớc 3: Giải quyết hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả, thời hạn giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, để có thể tiến hành việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên
quan thì các chủ thể của các tắc phẩm muốn thực hiện việc chuyển nhượng quyền tác
giả, quyền liên quan thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc
chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp
luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành
việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được nhanh chóng, thuận lợi,
chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể chuyển nhượng và chủ thể

nhận chuyển nhượng khi thực hiện việc việc chuyển nhượng quyền tác giả này theo
như quy định của pháp Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
2.6. Phí, lệ phí Nhà nƣớc
Phí, lệ phí người nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,
quyền liên quan phải nộp được quy định tại Thơng tư số 29/2009/TT-BTC, theo đó các
khoản lệ phí nằm trong khoảng từ 100.000 đồng – 600.000 đồng tùy thuộc vào loại
hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

14


CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG CHUYỂN
QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP
3.1. Thực tiễn
Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài
sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Khi tác giả sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ
được giao, theo hợp đồng hoặc chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả cho tổ chức,
cá nhân khác thì tác giả chỉ còn giữ quyền nhân thân, bao gồm quyền đặt tên tác phẩm,
quyền đứng tên tác giả của tác phẩm và quyền phản đối các hành vi cắt xén, bóp méo
hoặc sửa đổi đối với tác phẩm có thể gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Chủ sở hữu tác phẩm có quyền cho phép hoặc phản đối việc khai thác sử dụng
tác phẩm mà khơng được phép chủ sở hữu, dưới các hình thức sao chép, phân phối,
nhập khẩu, cho thuê, biểu diễn cơng cộng, phát sóng và truyền đạt đến cơng chúng,
làm tác phẩm phái sinh. Chủ sở hữu tác phẩm còn có quyền liên quan, bao gồm quyền
của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của mình, quyền của nhà sản xuất bản ghi
âm, ghi hình đối với các bản ghi âm, ghi hình của mình; quyền của tổ chức phát sóng
đối với các chương trình phát sóng của mình.
Thực tiễn cho thấy, trong tình hình cơng nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện
nay, tình trạng sử dụng trái phép, vi phạm bản quyền các tác phẩm diễn ra tràn làn.

Vấn đề hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả chưa được coi trọng do lợi ích
kinh tế khi sử dụng trái phép tác phẩm của người khác mang lại khá cao và không phải
trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định
131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm quyền
tác giả, quyền liên quan chỉ đưa ra mức phạt cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân
và 500 triệu đồng đối với tổ chức trong khi nhà sản xuất chương trình bị thiệt hại hàng
tỉ, thậm chí hàng chục tỉ đồng khi bị “xài chùa”. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đang
ngày càng lộng hành một cách trắng trợn, gây thiệt hại nặng nề không chỉ về giá trị
kinh tế mà còn là tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm.
Hệ thống pháp luật liên quan đến chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan của nước ta đang có nhiều điểm chưa thực sự chặt chẽ, điều đó đã trở thành
mục tiêu của các đối tượng có hành vi xấu hướng đến lợi dụng để khai thác vào hoạt
15


động sử dụng một cách trái phép, thu lợi bất chính đối với các tác phẩm đã được đăng
ký bản quyền tác giả.
Ví dụ: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) nhiều lần kêu cứu về tình trạng các
chương trình của nhà đài vi phạm bản quyền tác giả diễn ra dưới nhiều hình thức như:
sao in đĩa lậu, trích đoạn, làm các tác phẩm tái sinh, cung cấp lên internet để thu phí
hoặc thu quảng cáo.
Đại diện VTV đã khơng ngại chỉ đích danh nhiều trang web như
www.kenh14.vn,

www.fptplay.net,

www.megafun.vn,

www.tv.zing.vn,


www.nhaccuatui.com… phát các chương trình ăn khách của VTV trên mạng. Youtube
phát lại phim “Những đứa con biệt động Sài Gòn” với lượng xem lên tới hơn 6 triệu,
“The Voice Kid” bị tv.Zing phát lại với lượng người xem kỷ lục hơn 32 triệu. Chưa kể
“Táo quân” bị sao chép lậu tràn lan trên mạng thu hút hàng triệu người xem “miễn
phí”.
Nếu tính vào lượng xem để tính ra số tiền những đơn vị này phải chi trả bản
quyền thì con số này rất lớn, vậy suy ra số tiền mà nhà đài bị thiệt hại quả là khủng
khiếp. Những đơn vị “xài chùa” được hưởng lợi lớn nhờ thu hút quảng cáo, trong khi
VTV bị lấy cắp bản quyền, ảnh hưởng đến rating (lượng người xem) và lợi ích kinh tế
đi kèm.
Thực tế cho thấy, dù hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về bản quyền tác
giả, tác phẩm là khá đầy đủ như Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên
quan, Bộ luật Dân sự, Nghị định 131… nhưng cho tới nay, ý thức sống và làm việc
theo pháp luật của người Việt còn yếu, đã dẫn tới nạn vi phạm bản quyền đang nóng
hơn bao giờ hết, việc đầu tư để thu lợi chính đáng chưa được xem trọng, do chế tài xử
lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chưa “nhằm nhị” gì so với giá trị thu được từ việc vi
phạm bản quyền tác giả, tác phẩm.
Thói quen sử dụng “chùa” cũng tạo nên những hệ lụy rất đáng buồn, làm suy
giảm niềm tin cũng như khả năng sáng tạo của người nghệ sỹ, kìm hãm sự phát triển
của đất nước. Do vậy, đảm bảo quyền lợi cho các bên khi giao kết hợp đồng chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan nói chung, điều quan trọng là người
dân cần ý thức đầy đủ về quy định của pháp luật liên quan trên lĩnh vực này.
16


3.2. Đề xuất, kiến nghị
Thực tiễn hoạt động chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
(QTG, QLQ) ở Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề thách thức, do đó cần có những giải pháp
cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi cho người chuyển nhượng cũng như người được
chuyển nhượng quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan nhằm khai thác tối đa

giá trị mà tác phẩm mang lại như sau:
3.2.1. Hồn thiện chính sách về chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan
Đối với nước ta hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan là một lĩnh vực phức tạp và cịn mới mẻ, nhưng các chính sách, quy định pháp
luật Việt Nam về chuyển nhượng quyền tác giả về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu
đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cả hai bên khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Nó
đã xác lập được hành lang pháp lý an tồn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo
hộ quyền tác giả của những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do lao động của
tư duy sáng tạo ra. Nó bảo đảm việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội ở lĩnh vực
này, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, dự báo được xu thế phát triển trong
nước và trên trường quốc tế.
Trong những năm qua, pháp luật về quyền tác giả đã phát huy tác dụng tích cực
trên các mặt. Pháp luật đã tạo lập mơi trường khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị
văn học, nghệ thuật và khoa học, thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo nói chung,
trong giới trí thức, văn nghệ sĩ nói riêng. Pháp luật là phương tiện để tác giả bảo vệ lợi
ích hợp pháp của mình, là cơng cụ để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội về quyền tác giả,
ngăn chặn những sản phẩm văn hóa độc hại, bất lợi cho cộng đồng và lợi ích quốc gia.
Ở hầu hết các lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật
tạo hình đến phát thanh, truyền hình đều tơn trọng các quyền đặt tên tác phẩm, quyền
đứng tên tác giả trên tác phẩm, quyền cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm, quyền
bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và quyền được hưởng nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật
chất khác phát sinh từ việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm.
17



×