Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Khảo sát khả năng kháng oxi hóa từ cao chiết bí kì nam (hydnophytum formicarum jack)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.58 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI :

Khảo sát khả năng kháng oxi hóa
từ cao chiết Bí Kì Nam
(Hydnophytum formicarum jack)
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CHUYÊN NGHÀNH Y DƯỢC

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lệ Thuỷ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GVHD
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để em có cơ hội học tập thuận lợi nhất.
Lời tiếp theo em xin cảm ơn đến các thầy cơ mà em có cơ hội tiếp xúc và học hỏi trong
suốt quãng đời sinh viên của em, đặc biết là các thầy cô trong khoa Cơng nghệ Sinh học
nói chung và các thầy cơ trong chuyên ngành y dược nói riêng của Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua sự hướng dẫn và truyền đạt tận tình của q thầy cơ em đã hồn thành xong
thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài: “KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG OXI HÓA
TỪ CAO CHIẾT BÍ KÌ NAM (HYDNOPHYTUM FORMICARUM JACK)”. Em xin dành
lời cảm ơn sâu sắc và chân thành của mình đến cơ TS. Nguyễn Thị Lệ Thủy – giảng viên
khoa Công nghệ Sinh học là giảng viên hướng dẫn em thực hiện đề tài thực tập. Cô đã luôn
dành thời gian để đồng hành cùng em, giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình để em hồn thành
tốt đề tài của mình. Không những chỉ dạy những kiến thức chuyên ngành mà Cơ cịn chia
sẻ cho em những kinh nghiệm làm việc, dạy cách làm việc như thế nào cho đạt hiệu quả
cao. Em xin chúc Cô luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công hơn trong
cuộc sống.
Em cũng gửi lời cảm ơn của mình đến anh Bùi Thanh Tùng là cựu sinh viên khóa

2015 đã cho em những lời động viên, góp ý và chỉ dẫn tận tình cho em về các kiến thức cơ
bản cũng như kinh nghiệm mà anh có được qua nhiều năm tích lũy.
Và nhân dịp này em muốn gửi lời cảm ơn đến bạn bè. Những người đã luôn bên
cạnh giúp đỡ, động viên mỗi khi em gặp khó khăn.
Cuối cùng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến ba mẹ. Người đã sinh thành, nuôi nấng
và luôn dạy dỗ em nên người, đã lo lắm cho em để em có cơ hội học hỏi và tiếp xúc với
cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!


Mục Lục
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ............................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................................. i
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................... 2
1.1

Tổng quan về loài Hydnophytum formicarum Jack ......................................................... 2

1.1.1. Tổng quan về chi Hydnophytum ...................................................................................... 2
1.1.2. Mô tả thực vật .................................................................................................................. 2
1.1.3. Phân bố............................................................................................................................. 2
1.1.4. Giá trị kinh tế ................................................................................................................... 2
1.1.5. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ......................................... 3
PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
2.1

Vật liệu ............................................................................................................................. 4


2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 4
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................................ 4
2.1.3 Hóa chất và thiết bị .......................................................................................................... 4
2.2

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 4

2.2.1 Phương pháp thu thập mẫu .............................................................................................. 4
2.2.2 Phương pháp ngâm (Maceration) .................................................................................... 4
2.2.3 Phương pháp cô lập các hợp chất .................................................................................... 5
2.2.4 Phương pháp xác định khả năng kháng oxy hóa ............................................................. 5
2.3

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 5

2.3.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của q trình trích ly đến chất lượng chế phẩm cao chiết .......... 5
2.3.2 Khảo Sát quà trình điều chết cao phân đoạn .................................................................... 6
2.3.3 Khảo sát khả năng kháng oxy hóa ................................................................................... 7
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................... 8
3.1

Kết quả khảo sát quy trình trích ly tạo cao chiết từ cây Bí Kì Nam ................................ 8

3.2

Kết quả ............................................................................................................................. 9

3.3

Kết quả khảo sát khả năng kháng oxi hóa của sáu phân đoạn cao. ............................... 10


PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 12


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1:Hình ảnh trái Bí Kì Nam .............................................................................................2
Hình 2:Cơ chế kháng oxi hóa .................................................................................................5
Hình 3:Bản sắc kí của hai phương pháp chiết ........................................................................8
Hình 4:Bản sắc kí 6 phân đoạn cao .........................................................................................9
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình trích ly cao chiết từ Bí Kì Nam ......................................................6
Sơ đồ 2:Sơ đồ quy trình chạy sắc kí cột cao phân đoạn .........................................................7

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng kháng oxy hóa từ cao chiết .............................8
Bảng 2:Kết quả thí nghiệm kháng oxi hóa của các phân đoạn cao ......................................10


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa đến nay con người đã biết đến cách sử dụng những loài cây cỏ tự nhiên
để chữa các loại bệnh,nên các bài thuốc quý được lưu truyền rất nhiều trong dân gian,và
đặc biệt là ở vùng cao nguyên Tây Nguyên nơi có nhiều cánh rừng già với vơ số những
lồi dược liệu q, đặc biệt nhất ở đây là cây Sâm Ngọc linh là thảo dược quý, mang
đến nhiều tác dụng tuyệt vời dành cho người sử dụng. Nhiều người không ngại bỏ ra
tiền trăm, thậm chí tiền tỷ để mua cho bằng được thảo dược quý về với mong muốn sức
khỏe của bản thân và gia đình được tốt lên. Qua nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng
cho thấy, Sâm Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm stress, chống mệt mỏi, tăng
cường sinh lực, phục hồi sức khỏe. Đồng thời các nghiên cứu khác cịn cho thấy Sâm
Ngọc Linh có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, chống suy
nhược rất tốt.Sâm Ngọc Linh có những hoạt tính tốt như vậy, có thể là do mơi trường

khí hậu và thổ nhưỡng ở Tây Nguyên đã góp phần làm cho những cây thuốc ở đây có
những hợp chất sinh học có tác dụng kì diệu như vậy,bên cạnh cây Sâm Ngọc Linh vùng
Tây Ngun cịn có rất nhiều loại cây thuốc có tác dụng tốt điển hình như cây Bí Kì
Nam là một cây thuốc để điều trị một số căn bệnh như bệnh về gan,cải thiện chức năng
thận,ung thư,hơn nữa cây Bí Kì Nam loại cây được tìm thấy nhiều ở vùng cao nguyên
Tây Nguyên cũng góp mặt trong nhiều phương thuốc bí truyền dân gian của bà con vùng
Tây Nguyên.
Từ cơ sở như trên, đề tài : “Khảo sát khả năng kháng oxi hóa từ cao chiết Bí Kì
Nam (Hydnophytum formicarum Jack) ” được đề xuất nhằm xác định khả năng kháng
oxi hóa từ cao chiết Bí Kì Nam (Hydnophytum formicarum Jack).
Mục tiêu đề tài
-

Khảo sát khả năng kháng oxy hố từ cao chiết của cây Bí Kì Nam
(Hydnophytum formicarum Jack)

1


PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về loài Hydnophytum formicarum Jack
1.1.1. Tổng quan về chi Hydnophytum
Chi Hydnophytum là một chi của epiphytic myrmecophytes có nguồn
gốc từ Đơng Nam Á

1.1.2.

-

Họ: Rubioideae


-

Chi: Hydnophytum

-

Lồi: Hydnophytum formicarum Jack
Mơ tả thực vật
Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack.) thuộc chi Hydnophytum, họ Cà
phê (Rubiaceae). Đây là một loài cây sống cộng sinh với kiến (cây và kiến cùng
cộng sinh nhau để sinh trưởng và phát triển).
Theo tác giả Phạm Hồng Hộ[1], Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack.)
cịn được gọi là Kỳ nam kiến, có dạng củ trơn, xám vàng vàng, có lỗ hang cho
kiến ở, thân 2-4, trịn, khơng lơng. Lá có phiến xoan ngược, dày, không lông, gân
phụ mảng 8-10 cặp; cuống ngắn, lá bẹ thấp nhọn. Hoa khơng cọng, trắng; vành có
ống dài 3 mm; tiểu nhụy 4. Quả nhân cứng cam, ngọt ngọt, cao 5-7 mm, nhân 2,
cao 5 mm.

1.1.3.

Phân bố
Ở nước ta, cây bí kỳ nam thường chỉ thấy mọc ở các tỉnh phía nam,điển
hình nhất là các tình ở Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk

1.1.4.

Nông…[1]
Giá trị kinh tế
Hiện tại cây Bí Kì Nam vẫn chưa được các nhóm nghiên cứu,nghiên cứu

nhiều vềthành phần hóa học và hoạt tính sinh học

Hình 1:Hình ảnh trái Bí Kì Nam
2


1.1.5.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học

Trong nước
Năm 2015, Nguyễn Phương Hạnh và cộng sự[2], đã cơ lập được bốn hợp chất
iridoid có tên là acid asperulosidic (1), acid deacetylasperulosidic (2), 6αhydroxygeniposide (3) và 10-hydroxyloganin (4).

Nước ngồi
Năm 2008, Prachayasittikul và cộng sự[3] đã cơ lập được năm hợp chất bao
gồm stigmasterol (5), isoliquiritigenin (6), protocatechualdehyde (7), butin (8) và
butein (9). Nhóm tác giả cũng đã thử nghiệm khả năng kháng oxy hóa và kháng
khuẩn trên các loại cao chiết từ bí kỳ nam và các hợp chất cô lập được thấy rằng
đây là nguồn dược liệu tiềm năng cho hai dược tính khảo sát.
Năm 2017, Abdullah và cộng sự[4] đã cô lập được hai hợp chất mới gọi tên là
hydnophaldehyde (10) và 2-(2-methoxyphenyl)ethyl palmitate (11).
Năm 2019, Nugraha và cộng sự[5], đã cô lập được hai hợp chất steroid là
stigmast-4-en-3-one (12) và β-sitosterol (13) và một dẫn xuất của aniline là 4aminophenyl acetate (14).

3


PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu

2.1.1
Đối tượng nghiên cứu
Cây Bí Kì Nam (Hydnophytum formicarum Jack) được thu hái tại rừng già Lâm
Hà,Lâm Đồng, Việt Nam vào tháng 7 năm 2020. Được định danh bởi T.S Đặng Lê Anh
Tuấn,Trưởng PTN thực vật, Bộ Môn Sinh thái – Sinh học tiến hóa,Khoa sinh học –
Cơng nghệ sinh học,Đại học khoa học Tự nhiên – ĐHQG TpHCM
2.1.2

Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành tại phịng thí nghiệm Sinh Hóa, Khoa Cơng Nghệ Sinh
Học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 8/2020 đến
tháng 3/2021.
2.1.3

Hóa chất và thiết bị

❖ Hóa chất:
- Các loại dung môi ethanol, n-hexane, ethyl acetate, methanol, chloroform:
Chemsol (Việt Nam).
- Silica gel 200 – 400 (Merck)
- Bản mỏng silica gel 60 F254 (Merck).
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1
Phương pháp thu thập mẫu
Cây Bí Kì Nam (Hydnophytum formicarum Jack) được thu hái tại rừng già LâmHà.
Thu hái những trái,sau đó trái được đem đi rửa sạch và phơi khô ở nhiệt độ phòng rồi
đem xay nhuyễn thành bột.
2.2.2


Phương pháp ngâm (Maceration)
Bột cây được ngâm trong bình chứa bằng thủy tinh hoặc bằng thép khơng rỉ, bình

có nắp đậy (tránh sử dụng bình bằng nhựa). Tiếp theo dung mơi được rót vào bình cho
đến khi bề mặt dung mơi ngang với bề mặt của lớp bột cây hoặc hơn một chút. Giữ n
bình ngâm tại nhiệt độ phịng trong một đêm hoặc một ngày, để cho dung môi xuyên
thấm vào cấu trúc tế bào thực vật và tách chiết những hợp chất tự nhiên có trong cây.
Sau đó, dung dịch chiết được lọc ngang qua một tờ giấy lọc; thu hồi dung mơi sẽ có
được cao chiết. Cuối cùng, rót dung mơi mới vào bình chứa bột cây và tiếp tục quá trình
chiết thêm một số lần nữa cho đến khi chiết kiệt chất có trong mẫu cây[2].
4


2.2.3

Phương pháp cô lập các hợp chất

❖ Sắc ký cột (CC) [2]
Sắc ký cột được tiến hành trên cột thủy tinh, với chất nhồi cột là silica gel pha
thường và pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040 – 0,063 mm (240 – 430
Merck), silica gel pha đảo, Sephadex LH-20 để phân lập chất.
2.2.4

Phương pháp xác định khả năng kháng oxy hóa
Khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp đánh bắt gốc tự do được thực

hiện theo phương pháp của Goldschmidt và Ren.[3]
Nguyên tắc:
Các chất có khả năng kháng oxy hóa sẽ trung hịa gốc DPPH• bằng cách
cho hydrogen, làm giảm độ hấp thu tại bước sóng cực đại và màu của dung dịch

phản ứng sẽ nhạt dần, chuyển từ tím sang vàng nhạt. Phản ứng trung hịa gốc
DPPH• của các chất kháng oxy hóa được minh họa bằng phản ứng được mơ tả như

Hình 2:Cơ chế kháng oxi hóa
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1
Khảo sát sự ảnh hưởng của q trình trích ly đến chất lượng chế phẩm
cao chiết
2.3.1.1
Trích ly ở nhiệt độ bình thường và trích ly nóng
Bột trái khơ (2.5 kg) được tiến hành ngâm với dung môi ethanol 96o với tỷ lệ 1:3
(w/v),tại đây được chia làm hai quá trình quá trình thứ nhất tiến hành trích ly ở nhiệt độ
phịng trong 3h,q trình thứ hai tiến hành trích ly ở nhiệt độ 600c trong 3h. Trong suốt
thời gian ngâm, mỗi ngày đều khuấy đều một lần nhằm giúp q trình trích ly các hợp
chất trong bột trái được diễn ra thuận lợi hơn. Mỗi 3h , phần dịch trích ethanol được lọc
qua bơng gịn để loại bã rồi đem đi cơ quay bay hơi dung môi dưới áp suất kém để thu
nhận phần cao trái. Phần bã còn lại tiếp tục được ngâm với dung môi ethanol mới (hoặc
phần dung môi đã được thu hồi trước đó) và sau đó lại lọc thu phần dịch trích, cơ quay
thu nhận cao.

5


Sơ đồ 1:Sơ đồ quy trình trích ly cao chiết từ Bí Kì Nam
Q trình trích ly của hai phương pháp được tính theo cơng thức :

𝐻=

𝑚2
𝑚1


× 100

Trong đó :
H là hiệu suất trích ly
M2 là khối lượng sau trích ly
M1 là khối lượng trước khi trích ly
2.3.2

Khảo Sát quà trình điều chết cao phân đoạn

Cao tổng ban đầu được chia nhỏ bằng phương pháp sắc ký cột silica gel (cột: 120
x ϕ 6 cm) với hệ dung môi H:EA (100:0 – 0:100, v/v),EA:ME(100:0 – 0:100, v/v) Sau
đó lần lượt thu được 6 phân đoạn nhỏ được ký hiệu từ cao phân đoạn 1 – cao phân đoạn
6.Các dịch chiết này sẽ được cô quay chân không để loại dung môi và thu cao chiết
phân đoạn.

6


Cao tổng

240g
Chạy cột sắc kí với hệ dung mơi H:EA (100:0
– 0:100, v/v),EA:ME(100:0 – 0:100, v/v)

Cao phân
đoạn 1

Cao phân

đoạn 2

Cao phân
đoạn 3

Cao phân
đoạn 4

Cao phân
đoạn 5

Cao phân
đoạn 6

Sơ đồ 2:Sơ đồ quy trình chạy sắc kí cột cao phân đoạn
2.3.3

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa

Cách tiến hành
- Cân 7,88 mg DPPH🞄 định mức bằng cồn 960 thành 100 ml. Để ổn định
trong tối 30 phút ở 40 0C. Lúc này DPPH🞄 có nồng độ là 0,2 mM.
- Mẫu thử: pha mẫu thí nghiệm bằng cồn 960, lắc cho mẫu tan hoàn toàn, pha
thành 5 dãy nồng độ từ 75- 200 g/ml. Tiến hành cho 1 ml mẫu thí nghiệm với 1
ml DPPH🞄 (0,2 mM). Lắc đều, được dung dịch mẫu. Để yên các mẫu trong tối
trong 30 phút ở nhiệt độ phòng, tiến hành đo độ hấp thụ ở bước sóng 517 nm.
- Mẫu đối chứng: được tiến hành tương tự như mẫu thí nghiệm nhưng được
thay bằng dung dịch vitamin C.
- Mẫu chuẩn: được thay bằng cồn.
- Mẫu trắng: gồm dung dịch ethanol và DPPH🞄 (0,2 mM).

- Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, % ức chế là giá trị trung bình của 3 lần lặp
lại được xử lý thống kê bằng phần mềm Statgraphicplus 3.0.
Sau khi chuẩn bị các mẫu, tiến hành khảo sát khả năng ức chế gốc tự do
như bảng bố trí thí nghiệm 1,các mẫu sẽ được bơm vào giếng 96 lỗ và đưa vàomáy
ELISA đọc kết quả ở giá trị mật độ quang 517 nm.

7


Bảng 1: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng kháng oxy hóa từ cao chiết
Nồng độ (µg/ml)

Mẫu Thí
Nghiệm
Cao phân
đoạn 1
Cao phân
đoạn 2
Cao phân
đoạn 3
Cao phân
đoạn 4
Cao phân
đoạn 5
Cao phân
đoạn 6

12.5

25


50

75

100

A1

A2

A3

A4

A5

B1

B2

B3

B4

B5

C1

C2


C3

C4

C5

D1

D2

D3

D4

D5

E1

E2

E3

E4

E5

F1

F2


F3

F4

F5

Khả năng kháng oxy hóa được đánh giá bằng giá trị IC50. Giá trị IC50 của
mỗi mẫu được tính dựa trên phương pháp hồi quy từ đồ thị giữa % ức chế gốc tự
do với nồng độ chất ức chế.

PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả khảo sát quy trình trích ly tạo cao chiết từ cây Bí Kì Nam
Kết quả chạy bảng sắc kí silica gel hai phương pháp trích ly nóng và nguội
như hình 3 :

Hình 3:Bản sắc kí của hai phương pháp chiết

Hai phương pháp trích ly nóng và trích ly ở nhiệt độ bình thường được
hiện thị kết quả như hình 3.
8


Qua hình 3 nhận thấy phương pháp trích ly ở nhiệt độ thường sẽ giữ được
đầy đủ các hợp chất có hoạt tính sinh học hơn phương pháp trích ly nóng.Vì
phương pháp trích ly nóng đã có một số hợp chất đã bị phân giải một phần bởi
tác nhân nhiệt độ.Vì vậy nhóm nghiên cứu chọn phương pháp trích ly ở nhiệt độ
bình thường để giữ nguyên vẹn các hợp chất có trong mẫu.
Hiệu suất trích ly của hai q trình trích ly nóng và nguội cho kết quả:
-


Trích ly nóng: 12%

-

Trích ly nguội: 8%

Qua hiệu suất trích ly trên nhóm nghiên cứu đề nghị phương pháp trích ly
nguội vì phương pháp này có hiệu suất trích ly thấp hơn khơng đáng kể so với
phương pháp trích ly nóng nhưng giữ lại được hầu hết các hợp chất có trong cao
chiết.
3.2 Kết quả
Tổng lượng cao ban đầu (240g) sau khi được chia nhỏ bằng phương pháp sắc
ký cột silica gel (cột: 120 x ϕ6 cm) với các hệ dung môi lần lượt là H:EA (100:0 –
0:100,v/v), EA:Me (100:0 – 0:100,v/v) thu được 6 phân đoạn

Hình 4:Bản sắc kí 6 phân đoạn cao
9


➢ Cao phân đoạn 1: 40.3212g
➢ Cao phân đoạn 2:32.6132g
➢ Cao phân đoạn 3:44.2651g
➢ Cao phân đoạn 4:14.2973g
➢ Cao phân đoạn 5:35.1536g
➢ Cao phân đoạn 6:46.6593g
Tổng khối lượng cao phân đoạn thu được là 213,3097g.Cho hiệu suất trích ly
88,88%.
3.3 Kết quả khảo sát khả năng kháng oxi hóa của sáu phân đoạn cao.
Từ phân đoạn 1,2,3,4,5,6 tiến hành khảo sát khả năng kháng oxy hóa và

kết quả được trình bày bảng:
Bảng 2:Kết quả thí nghiệm kháng oxi hóa của các phân đoạn cao
Mẫu Thí
Nghiệm
Cao phân
đoạn 1
Cao phân
đoạn 2
Cao phân
đoạn 3
Cao phân
đoạn 4
Cao phân
đoạn 5
Cao phân
đoạn 6

12.5

Nồng độ (µg/ml)
25
50

75

100

IC50
(µg/ml)


20.05

21.29

30.21

40.51

54.12 95.03±0.033

41.67

98.88

170.2

203.21

322.65 14.64±0.034

47.84

52.56

110.1

134.63

171.23 16.23±0.05


52.98

63.82

78.46

82.79

99.32 10.65±0.015

36.97

55.37

64.82

79.15

95.60 21.04±0.03

47.89

77.22

106.96

113.50

166.03 17.01±0.02


Trên các mẫu thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau thì kết quả khả năng
kháng oxy hóa khác nhau.Qua kết quả thể hiện ở bảng nhận thấy rằng khi nồng
độ cao chiết từ bột cây Bí Kì Nam tăng lên thì khả năng kháng oxy hóa cũng
tăng. Khi nồng độ mẫu thí nghiệm tăng từ 12.5 (µg/ml) đến 100 (µg/ml) thì
khả năng kháng oxy hóa của cao phân đoạn 1 tăng lên từ 20.05 % đến 54,12 %,
cao phân đoạn 2 tăng lên từ 41.67% đến 322.65 %, cao phân đoạn 3 tăng từ
47.87 % đến 171.23 %, cao phân đoạn 4 tăng từ 52.98 % đến 99.32 %, cao
phân đoạn 5 tăng từ 36.97 % đến 95.60 %, cao phân đoạn 6 tăng từ 47.89 %
10


đến 166.03 %.
Từ bảng trên suy khi tăng nồng độ mẫu thì khả năng kháng oxy hóa cũng
tăng.Do khi nồng độ cao chiết tăng lên thì các lượng hợp chất có hoạt tính sinh
học trong dung dịch sẽ tăng lên, khả năng ức chế gốc tự do của DPPH⚫ cũng
như các hợp chất có chứa nhiều gốc –OH sẽ trung hòa các gốc tự do trong
dung dịch phản ứng làm thay đổi màu dung dịch phản ứng từ màu tím của
DPPH⚫ sang màu vàng nhạt nhanh hơn so với hàm lượng hợp chất có nhóm –
OH ít nên khả năng kháng oxy hóa sẽ tăng lên.
3.4 Thảo Luận
Khi so sánh giá trị IC50 về khả năng kháng oxy hóa của cao chiết Bí Kì
Nam thì giá trị IC50 của mẫu cao phân đoạn 4 là thấp nhất thấp so với cao
phân đoạn cịn lại nên cao phân đoạn 4 có khả năng kháng oxi hóa cao nhất. từ
đó ta kết luận trong cao phân đoạn 4 có các hợp chất có khả năng kháng oxy
hóa.Từ những điều trên chúng ta có thể có cơ sở để thực hiện các nghiên cứu
cao hơn về khả năng kháng oxi hóa của phân đoạn cao trên.

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1.


Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài, dựa trên những kết quả thu được:

― Sự ảnh hưởng của q trình trích ly đến chất lượng chế phẩm cao chiết
― Thu nhận được sáu phân đoạn cao
― Khả năng kháng oxi hóa của sáu phân đoạn cao

4.2.

Đề nghị
Một số đề nghị nhằm hồn thiện cơng trình nghiên cứu:

― Nghiên cứu thành phần hóa học của các cao chiết cịn lại của cây Bí KìNam.
― Thử các hoạt tính kháng viêm và và gây độc tế bào của các hợp chất phânlập
được.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Tiếng Việt
[1]. Ho P. H. (2003). Cây cỏ Việt nam, Vol. 2: Nhà xuất bản trẻ, Hà nội, 211.
[2]. Phụng, N. K. P. (2007). Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. Nhà xuất bản Đạihọc
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 35-48.
[3]. Lê Trung Hiếu, Trương Thị Như Tâm, Nguyễn Thị Ánh Huyền, Lê Thùy Trang.
(2004), Bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng kháng oxy hóa của một số đối tượng
làm nguồn dược liệu, Tạp chí khoa học và cơng nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế..

• Tiếng Anh

[4]. Abdullah N. S., Ahmad W. Y. W. and Sabri N. A. (2017). New compounds from
Hydnophytum formicarum young tubers, Malaysian Journal of analytical sciences,
21(4), 778-783.
[5]. Nugraha A. S., Wangchuk T., Willis A. C., Haritakun R., Sujadmiko H. and
Keller P. A. (2019). Phytochemical and pharmacological studies on four Indonesian
epiphytic medicinal plants: Drynaria rigidula, hydnophytum formicarum, usnea
misaminensis, and calymperes schmidtii, Natural Product Communications,14(6),16.
[6]. Prachayasittikul S., Buraparuangsang P., Worachartcheewan A., Isarankura-NaAyudhya C., Ruchirawat S. and Prachayasittikul V. (2008). Antimicrobial and
antioxidative activities of bioactive constituents from Hydnophytum formicarum Jack.,
Molecules, 13(4), 904-921.
[7]. Noro T., Oda Y., Miyase T., Ueno A. and Fukushima S. (1983). Inhibitors of
xanthine oxidase from the flowers and buds of Daphne genkwa, Chemical and
Pharmaceutical Bulletin, 3(11), 3984-3987.
[8]. Prachayasittikul, Supaluk, Prasit Buraparuangsang, Apilak Worachartcheewan,
Chartchalerm Isarankura-Na-Ayudhya, Somsak Ruchirawat, and Virapong
Prachayasittikul. 2008. "Antimicrobial and Antioxidative Activities of Bioactive
Constituents from Hydnophytum formicarum Jack." Molecules 13, no. 4: 904-921.
[9]. Prachayasittikul S, Buraparuangsang P, Worachartcheewan A, Isarankura-NaAyudhya C, Ruchirawat S, Prachayasittikul V. Antimicrobial and Antioxidative
Activities of Bioactive Constituents from Hydnophytum formicarum Jack. Molecules.
2008; 13(4):904-921.
12


[10]. Ahmed T, Gilani AU, Abdollahi M, Daglia M, Nabavi SF, Nabavi SM. Berberine
and neurodegeneration: A review of literature. Pharmacol Rep 2015; 67(5): 970-979.
[11]. Senawong T, Misuna S, Khaopha S, Nuchadomrong S, Sawatsitang P, Phaosiri C,
et al. Histone deacetylase (HDAC) inhibitory and antiproliferative activities of phenolicrich extracts derived from the rhizome of Hydnophytum formicarum Jack.: Sinapinic acid
acts as HDAC inhibitor. BMC Complement Altern Med 2013; 13(1): 232.
[12]. Prachayasittikul S, Pingaew R, Yamkamon V, Worachartcheewan A, Wanwimolruk
S. Chemical constituents and antioxidant activity of Hydnophytum formicarum Jack. Int J

Pharm 2012; 8(5): 440-444.
[13]. Tamatani M, Che YH, Matsuzaki H, Ogawa S, Okado H, Miyake S, et al. Tumor
necrosis factor induces Bcl-2 and Bcl-x expression through NFkappaB activation in
primary hippocampal neurons. J Biol Chem 1999; 274(13): 8531-8538.
[14]. Cheng Y, Takeuchi H, Sonobe Y, Jin S, Wang Y, Horiuchi H, et al. Sirtuin 1
attenuates oxidative stress via upregulation of superoxide dismutase 2 and catalase in
astrocytes. J Neuroimmunol 2014; 269(1-2): 38-43.
[15]. Lopez-Perez E, Zhang Y, Frank SJ, Creemers J, Seidah N, Checler F. Constitutive
alpha-secretase cleavage of the beta-amyloid precursor protein in the furin-deficient
LoVo cell line: involvement of the prohormone convertase 7 and the disintegrin
metalloprotease ADAM10. J Neurochem 2001; 76(5): 1532-1539.
[16]. Colciaghi F, Borroni B, Pastorino L, Marcello E, Zimmermann M, Cattabeni F, et
al. [alpha]-Secretase ADAM10 as well as [alpha]APPs is reduced in platelets and CSF of
Alzheimer disease patients. Mol Med 2002; 8(2): 67-74.

13



×