Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.58 KB, 1 trang )
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Phân tích là chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ
lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của hiện tượng và sự vật đó.
Sự vật, hiện tượng đó có thể là một nhận định, một khái niệm, một tác phẩm, một đoạn hoặc một nhân
vật… trong tác phẩm.
2. Tác dụng: Từ việc phân tích có thể chỉ ra những phẩm chất, năng lực, tính cách của con người ; thấy
được khuynh hướng phát triển của sự vật,… Việc phân tích sẽ làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình
thức, cấu trúc, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của một sự vật, hiện tượng, từ đó mà thấy được ý
nghĩa của chúng.
3. Yêu cầu
- Phân tích cần đi sâu vào từng phương diện cụ thể để xem xét một cách riêng biệt, nhưng không có nghĩa
là tách rời khỏi cái chung, chỉ thấy cái nhỏ lẻ, chi tiết, vụn vặt… Phân tích bao giờ cũng gắn với tổng hợp,
khái quát.
Khi phân tích cần vận dụng nhiều cách thức cụ thể khác nhau như: cắt nghĩa và bình giá; chỉ ra nguyên
nhân – kết quả; phân loại đối tượng, liên hệ đối chiếu…
II. RÈN KĨ NĂNG
Gợi ý xác định cách phân tích cụ thể trong mỗi đoạn
- Đoạn trích 1
+ Cắt nghĩa và bình giá (Đoạn văn 1).
+ Phân loại đối tượng (Đoạn văn 2).
- Đoạn trích 2
+ Cắt nghĩa, bình giá (về câu thơ dịch của Phan Huy Vịnh, câu thơ của Thế Lữ, câu thơ của Xuân Diệu)
+ Liên hệ, đối chiếu (ba câu thơ của ba tác giả trên)
- Đoạn trích 3
+ Hậu quả (những con người giàu có về vật chất, nghèo về tinh thần) – Nguyên nhân (“tại giáo dục mà
ra….”)
+ Phân loại đối tượng; liên hệ, đối chiếu (“Một bộ phận thanh niên bây giờ” và “dân ta” “ngày trước”)
- Đoạn trích 4
Cắt nghĩa và bình giá.