Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.4 KB, 2 trang )
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khi tạo lập văn bản nghị luận, để có sức thuyết phục cao, người viết (hoặc nói) cần vận dụng linh hoạt
cả những thao tác chính và các thao tác kết hợp sao cho phù hợp với nội dung, tính chất, đối tượng,…
2. Đặc điểm của các thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch
Tên thao tác Đặc điểm
Diễn dịch
Từ một tư tưởng hoặc một quy luật chung, suy ra những trường
hợp cụ thể, riêng biệt.
Chứng minh
Dùng lí lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để làm
sáng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.
Quy nạp
Từ những hiện tượng, sự kiện riêng, dẫn đến những kết luận và
quy tắc chung.
Giải thích
Dùng lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa giúp người đọc, người nghe
hiểu rõ một hiện tượng, một vấn đề nào đó.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Trong đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng thao tác nào? Nhận xét về tác dụng của thao tác ấy.
“Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là
màu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường.
Đến như thơ văn thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thường
mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết
được vị ngon ấy thôi. Đấy là lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.”
(Hoàng Đức Lương – Tựa “Trích diễm thi tập”)
Gợi ý: Ở đoạn văn này, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác giải thích để làm rõ vẻ đẹp đặc biệt, độc đáo của
thơ văn và cái đặc biệt trong thưởng thức vẻ đẹp ấy như là nguyên nhân của tình trạng thơ văn không
được lưu truyền hết. Tuy nhiên, trong cái nhìn bao quát hơn cần thấy có sự kết hợp thao tác ở đây. Nếu
đích của đoạn văn là thuyết phục về “lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời” thì
thao tác ở đây còn là quy nạp: từ khoái chá, gấm vóc đến vẻ đẹp của thơ văn, người thưởng thức thơ văn
để đi đến kết luận về “lí do thứ nhất…”.