Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nam Cao – Tác giả và tác phẩm - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.94 KB, 3 trang )

Thời niên thiếu
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (người Công giáo), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh
ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.

Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ
Lí Nhân nay là tỉnh Hà Nam – xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng
và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc,
mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu
học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung.
Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh.
Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh
cuối cùng,Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui
mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác “tìm đường”
của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công
Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội
tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Đến với con đường văn học
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam
Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi
in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao
thôi dạy học.
Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại
Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng
xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn. Tháng 4 1943, Nam
Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi
ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương
.


Ông cho in truyện ngắn Mò sâm
banh trên tạp chíTiên Phong.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với
tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má
hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo.
Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh
này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc,
viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp
chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau
đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia chiến
dịch biên giới.
Tháng 5 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn
cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu
khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.
Qua đời
Nam Cao hy sinh ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 – 10 âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình) do bị đối
phương phục kích.
Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu .
Đầu năm 1996, một chương trình mang tên “Tìm lại Nam Cao” được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESSCO
Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh – Xã
hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân… Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7 nhà ngoại
cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình
“Tìm lại Nam Cao”. Kết quả sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, cuối cùng Nam
Cao đã về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà (xã Hoà Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).
Một Nhà tưởng niệm Nam Cao cũng đã được thành lập từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại xã Hòa Hậu
huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam, để tưởng niệm nhà văn.
Sự nghiệp văn chương
Quan điểm nghệ thuật
• Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết, rất có ý thức về quan

điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói,nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong
Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945,đấy mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác
của ông.
• Thời gian đầu lúc mới cầm bút, chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần, Ông
nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động; chính vì vậy, Ông đã
đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm Giăng
sáng (1942); phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công – Đó là thứ “Ánh
trăng lừa dối“. Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật
“tàn nhẫn“, phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng.
• Đời thừa (1943); khẳng định phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm
chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại
vừa phấn khởi;ca tụng tình yêu , bác ái, công bằng. Và “Văn chương không cần đến sự khéo tay,
làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi,
khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có“. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương
tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất
lương mà còn là đê tiện.
• Sau 1945, tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu với ý nghĩ:
lợi ích dân tộc là trên hết. Nhật ký Ở rừng (1948) – là tác phẩm có giá trị của văn xuôi thời kỳ đầu
kháng chiến chống Pháp, thể hiện quan niệm “sống đã rồi hãy viết” và “góp sức vào công việc
không nghệ thuật lúc này là chính để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn“.
Phong cách nghệ thuật
• Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên
nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới
đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người“.
• Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bútNam Cao.
• Thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống
hàng ngày của “Những truyện không muốn viết“, tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội
có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
• Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát.Ông có phong cách nghệ thuật triết lí trữ tình sắc lạnh.
Có nhà nghiên cứu đã ví ông với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc với phong cách Téc-mốt (Phiên

âm tiếng việt có nghĩa là cái phích nước)
• Và quan niệm nghệ thuật của ông là ” Nghệ thuật vị nhân sinh ( nghệ thuật phải viết về con người
và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm ” nghệ thuật vị nghệ
thuật” ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt
Nam trên quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX.
• Trước cách mạng tháng 8
• Người Trí thức nghèo: Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức
nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những “giáo khổ trường tư“, những nhà văn
nghèo, viên chức nhỏ – Đó là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân
phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý;
nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn“, phải
sống như “một kẻ vô ích, một người thừa“. Phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo
bóp ngẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn,
có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
• Người nông dân nghèo: Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt
Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm;
càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăng nhục tàn nhẫn;
người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nam Cao không hề bôi nhọ
người nông dân, trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản
chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông
dân; Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945.
• Sau cách mạng tháng 8
1. “Đôi mắt“, tác giả thể hiện một cái nhìn, một quan điểm, một sự thay đổi đói với thời cuộc, có đi
nhiều tìm hiểu nhiều va quan sát nhiều mới có sự thay đổi cách nhìn cách nghĩ

2. sau cách mạng tháng 8 nhà văn tích cực tham gia vào kháng chiến có sự thay đổi trong quan niệm
nghệ thuật và nhìn nhận hướng đi mới cho nhân vật

3. những tác phẩm văn chương của Nam Cao đã trở thành những tuyên ngôn nghệ thuật cho giới
nghệ sĩ đương thời

4. “Trăng sáng” là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao ” Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không
cần là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thế chỉ là tiếng
đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• bai van ve an giang (tac gia),

×