Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.62 KB, 2 trang )
Thơ là một khái niệm vô cùng quen thuộc đối với tất cả mọi người. Nếu yêu cầu đọc một bài thơ yêu
thích chắc chắn ai cũng có thể đọc được ít nhất một bài. Song nếu phải giải thích thế nào là thơ thì lại là
chuyện không đơn giản. Còn thế nào là thơ hay lại càng khó.
Thơ là kết quả của sự thăng hoa cảm xúc, là sản phẩm tinh thần của nhà thơ. Mỗi bài thơ là sự kết tinh
vốn văn hoá, thể hiện cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái xúc cảm của người sáng tác.
Sáng tạo bằng cảm xúc nên thưởng thức cũng phải bằng cảm xúc. Vì thế người ta mới nói “Thơ là tiếng
nói từ trái tim đập vào trái tim”.
Trước hết, thơ hay phải là những vần thơ được sản sinh ra từ cuộc sống. Thơ phải là những cảm xúc chân
thành về cuộc sống. Bài thơ là kết quả sự cộng hưởng nhịp đập trái tim nhà thơ với những “tiếng đời lăn
náo nức”. Những vần thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi trở thành những kiệt tác bất hủ bởi đó là nỗi lòng
trăn trở của nhà thơ trước cuộc đời lắm nỗi dâu bể. Xuất phát từ cuộc đời, vì con người thì thơ mới có thể
sống cùng cuộc đời. Sức sống của những thi phẩm như Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Cung oán ngâm
khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ sống mãi với thời gian
cũng chính nhờ cái “tình đời tha thiết” luôn phập phồng sự sống trong mỗi dòng thơ. Tình đời là những
giọt hồng câu nuôi sống thơ, như nhà thơ Tố Hữu từng nói về thơ Nguyễn Du:
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha.
Thơ hay phải được nhiều người đọc yêu thích, có được sự đồng điệu tâm hồn của nhiều người đọc, nói
đến niềm vui nỗi buồn của nhiều người. Bởi “Thơ là những điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”
(Tố Hữu). Mặc dù bài thơ xuất phát từ một trạng thái cảm xúc cá nhân của tác giả song đó phải là những
cảm xúc chân thực, những cảm xúc trong sáng. Tôi yêu em (Puskin), Bài thơ số 28 – Người làm vườn (R.
Ta – go) Tự hát (Xuân Quỳnh)… là khát vọng tình yêu của triệu triệu trái tim nhân loại. Nhà thơ với khả
năng trực giác đặc biệt nhạy cảm và vốn ngôn ngữ tinh tế của mình đã nói hộ chúng ta những khao khát,
những đam mê, những rung động chân thành trước cuộc sống.… Vội vàng (Xuân Diệu) Đây thôn Vĩ Dạ
(Hàn Mặc Tử) là tình yêu tha thiết cuộc đời và khát vọng sống cháy bỏng của tấ cả chúng ta. Người đọc
đến với thơ không phải đơn giản là đến với nguồn thông tin mà là đi tìm những tâm sự, những nỗi niềm
trắc ẩn của chính trái tim mình. Với tất cả mọi người, bài thơ hay trước hết phải là bài thơ có chứa đựng
nỗi niềm suy tư của chính họ.
Thơ hay phải thể hiện những tình cảm tinh tế, phải làm cho tâm hồn người đọc phong phú hơn. Nhà thơ là
người có khả năng cảm nhận những biến thái tinh tế của cuộc sống mà không phải người bình thường nào
cũng có khả năng khám phá. Vì thế, thơ sẽ là nơi để người đọc thông qua nhà thơ, hiểu thêm về cuộc sống