Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.82 KB, 2 trang )
M. Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới
gần con người”. Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân
loại. Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới.
Sách là sản phẩm của xã hội văn minh, sự ra đời của sách chứng tỏ một bước tiến quan trọng của xã hội
loại người. Trước đây khi chữ viết, giấy viết chưa ra đời, con người chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng lời
nói, cử chỉ và hành động. Hình thức giao tiếp ấy chỉ có thể dễn ra trong phạm vi hẹp, khoảng cách ngắn,
hẹp về thời gian và không gian. Khi chữ viết, giấy viết và nhất là kỹ thuật in ra đời, xã hội loài người đã
được tận hưởng một thành tựu vô cùng quý giá của khoa học kĩ thuật. Chúng ta có thể ghi lại những điều
chúng ta nghĩ và có thể truyền nó đến cho rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Sách ra đời như
vây và đã mang đến nhiều lợi ích cho con người. Thử tưởng tượng thế giới chúng ta đang sống không có
một cuốn sách nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu và lưu giữ vốn kiến thức khổng lồ của loài người ở đâu? Có lẽ
xã hội loài người sẽ lại chìm trong mông muội và u tối.
Tất nhiên, sách không phải là phương tiện duy nhất để ghi lại và truyền đạt thông tin từ người này sang
người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày xưa, cha ông ta đã dùng hình thức truyền miệng. Tuy
“Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” nhưng hìmh thức truyền miệng bao giờ
cũng có dị bản theo quy luật “tam sao thất bản”. Có thể đối với văn học dân gian, với những sáng tác của
tập thể nhân dân thì không sao song với những tri thức khoa học, xã hội, tư tưởng… dị bản gây ra những
tác động tiêu cực. Vì thế, các tri thức về lịch sử, thiên văn, khoa học tự nhiên và xã hội đều xảy ra sự mất
mát, sai hụt, thiếu chính xác. Khi những tri thức ấy được ghi lại bằng văn bản và được gìn giữ một cách
có ý thức thì người đời sau sẽ nhận được nhhững tri thức chính xác do thế hệ trước truyền lại. Ngày nay,
chúng ta có truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, song tất cả đều không
thể thay thế được sách. Mỗi phương tiện truyền thông tin có những ưu, nhược điểm riêng và chúng không
thể thay thế nhau. Cùng một nội dung cốt truyện nhưng xem phim và đọc tiểu thuyết lại mang lại hai kết
quả cảm nhận khác nhau. Đối diện với trang sách, người đọc được hoàn toàn độc lập và tự do phát huy
tưởng tượng và suy luận của mình. Sách giúp con người phát triển trí tưởng tưởng, tư duy sáng tạo và độc
lập suy nghĩ. Mỗi trang sách sẽ mang đến cho người đọc những tri thức thú vị. Ngồi trước trang sách là
người đọc đang thực hiện cuộc đối thoại với tác giả. Với hình thức ngôn ngữ chữ viết – phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất – sách giúp người đọc có điều kiện nghiền ngẫm, suy nghĩ và tiếp nhận chính xác,
đầy đủ nội dung thông tin. Hơn thế nữa, sách là phương tiện có khả năng truyền đạt thông tin rộng rãi và
tiện lợi nhất bởi hình thức tiếp nhận thông tin đơn giản là đọc.
Dù xã hội có phát triển đến đâu, có thêm nhiều hơn nữa các phương tiện truyền đạt thông tin hiện đại,