Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

LỊCH SỬ NHẬT BẢN ĐỀ TÀI NHẬT BẢN THỜI KỲ PHÁT TRIỂN THẦN KỲ (1952-1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.91 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
KHOA NHẬT BẢN HỌC

LỊCH SỬ NHẬT BẢN
ĐỀ TÀI: NHẬT BẢN THỜI KỲ
PHÁT TRIỂN THẦN KỲ (1952-1973)

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 17
1.
2.
3.
4.
5.

Huỳnh Thị Phương Thảo - 2156190152
Trần Thị Thanh Thảo - 2156190154
Nguyễn Thị Cẩm Thi - 2156190155
Nguyễn Anh Thư - 2156190159
Lê Nguyễn Ngọc Sương - 2156190148

TP. Hồ Chí Minh, 2022


Mục lục
1.

Sự phát triển của Nhật Bản từ 1951 – 1973 và địa vị của Nhật Bản trên thế giới 3
1.1.


Về kinh tế

3

1.1.1.

Cơng nghiệp

4

1.1.2.

Nơng, lâm, ngư nghiệp

5

1.1.3.

Ngoại thương

5

1.2.

Về chính trị

6

1.2.1.


Đối nội

6

1.2.2.

Đối ngoại

6

1.3.

Về văn hóa

7

1.4.

Về xã hội

8

1.5.

Khoa học kỹ thuật

8

1.6.


Y tế, giáo dục

10

2. Nguyên nhân dẫn đến sự Phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh Thế
giới thứ 2 từ năm 1952 – 1973.
12
2.1.

Yếu tố nước ngoài

12

2.2.

Yếu tố trong nước

14

2.3.

Đánh giá nguyên nhân thành công

15

2.3.1.

Chiến lược con người

15


2.3.2.

Chiến lược cơ cấu

15

2.3.3.

Chiến lược khoa học kỹ thuật

16

2.3.4.

Chiến lược kinh tế đối ngoại

16

2.3.5.

Quản lý kinh tế vĩ mô

16

3. Những hậu quả kinh tế xã hội của chính sách phát triển với tốc độ cao vì lợi ích
của tư bản độc quyền
16
3.1.


Mất cân đối nghiêm trọng giữa phát triển công nghiệp và nơng nghiệp

17

3.2.

Ơ nhiễm mơi trường và vấn đề an sinh xã hội.

17

3.3.

Mâu thuẫn xã hội gay gắt

18

3.4.

Gây ra một nền kinh tế bấp bênh

18

3.5.
Xu hướng quân phiệt hóa – một mối đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển
bình thường của nền kinh tế Nhật
19

2



NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC
(1952 - 1973)
Ngày 9/8/1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên "Little boy" vào
thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Sự kiện này đã gây sức ép không hề nhỏ dẫn tới vào
ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh vô điều kiện, kết thúc chiến tranh
thế giới thứ hai.
Sau chiến tranh, Nhật không những bị quân đội nước ngồi chiếm đóng mà cịn mất
hết thuộc địa và nền kinh tế cũng bị tàn phá nặng nề. Nhiều khó khăn bao trùm quốc gia
này như thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát nặng
nề... Sản xuất cơng nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với trước chiến tranh. Nhật Bản phải
dựa vào sự “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế. Dưới
chế độ quân quản của Mỹ, một loạt các chính sách dân chủ được tiến hành như ban hành
hiến pháp mới, thực hiện cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng phạt
tội phạm chiến tranh, giải giáp các lực lượng vũ trang, ban hành các quyền tự do dân chủ.
Những chính sách này đã thổi một luồng khơng khí mới tới các tầng lớp nhân dân, thúc
đẩy sự phát triển của đất nước.
Từ năm 1945 đến năm 1950, nước Nhật bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên,
nền kinh tế phát triển chậm chạp và còn phụ thuộc vào kinh tế Mỹ. Từ những năm 70 trở
đi, kinh tế Nhật Bản mới phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn
ngủi, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Sau đây sẽ là những vấn đề mang tính đặc trưng của Nhật Bản trong thời kỳ 1952-1973.
Bao gồm thứ nhất: sự phát triển của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973, thứ hai:
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển "thần kỳ", thứ ba: những hậu quả kinh
tế xã hội của chính sách phát triển với tốc độ cao vì lợi ích của tư bản độc quyền.
1. Sự phát triển của Nhật Bản từ 1951 – 1973 và địa vị của Nhật Bản trên thế
giới Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề về mọi mặt nhưng nhờ
những chính sách của Nhà nước và lợi dụng sự “hỗ trợ” của Mỹ, Nhật Bản không những
phục hồi nhanh chóng lại mức sản xuất trước chiến tranh mà còn phát triển vượt bậc, vươn
lên thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Quá trình phát triển thần kỳ
của Nhật Bản thể hiện qua tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, các chính sách

cải cách giáo dục và cơng bằng xã hội.
1.1.

Về kinh tế

3


Nếu như nền kinh tế Nhật Bản những năm 1950 được nhận xét là chậm chạp, phục
hồi và phụ thuộc vào Mỹ thì thời kỳ 1952 – 1973, nền kinh tế khơng những đạt ngưỡng
trước chiến tranh mà cịn đạt được nhiều bước tiến "thần kỳ" về kinh tế và ổn định xã hội.
Năm 1952 – 1958, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước trung bình hằng năm là
6,9%. Từ năm 1959, tốc độ tăng trưởng đã lên 10% trong khi đó ở Anh là 2,7%, Mỹ là
4,8%, Pháp là 5,2%. Nhưng tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa gây sự chú
ý đến thế giới. Đến những năm 1960, tốc độ tăng trưởng đạt 15,4% thì thế giới bắt đầu
kinh ngạc về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Từ 1951 – 1973, mặc dù có nhiều năm
sản xuất trì trệ và khủng hoảng kinh tế nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của Nhật
vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế.
So với năm 1950, giá trị tuyệt đối của tổng sản phẩm quốc dân Nhật tính từ năm
1973 đã tăng lên gấp 15 lần, đạt khoảng 360 tỷ, vượt qua cả Anh, Pháp, Đức và trở thành
cường quốc thứ 2 sau Mỹ. Tỷ số chênh lệch với Mỹ từ 1/17 (1950) giảm xuống còn 1/3
(1973).

1.1.1. Công nghiệp
Đây là lĩnh vực phát triển mạnh nhất, đóng vai trị then chốt trong nền kinh tế Nhật
Bản. Từ 1950 – 1960, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hằng năm là 15,9%, gấp 6 lần Mỹ
(2,6%), gấp 5 lần Anh (2,9%), xấp xỉ 3 lần Pháp (5,4%) và gấp đôi Tây Đức (9,4%). Từ
1960 – 1970, con số này của Nhật Bản là 13,5%.
Nếu những năm 1950, giá trị tổng sản lượng cơng nghiệp của Nhật cịn thua cả Ý
(5,1 tỷ đơla) thì năm 1969 nó đã vượt tất cả các nước (chỉ xếp sau Mỹ), tăng từ 4,1 tỉ đô

la (1950) lên 56,4 tỷ đô la (1969).

4


Đến đầu những năm 70, Nhật Bản dẫn đầu các nước về sản lượng tàu biển, xe máy,
máy thu thanh,… Đứng thứ 2 về sản lượng thép, ô tô, xi măng, các sản phẩm hóa chất
như cao su, nhựa, sản lượng xe đạp, đồ chơi,…
1.1.2. Nông, lâm, ngư nghiệp
Do thực hiện chính sách hy sinh nơng nghiệp vì lợi ích của tư bản độc quyền công
nghiệp nên tổng giá trị sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh, chỉ bằng khoảng
1/6 của công nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ phát triển trung bình hằng năm của Nhật vẫn cao
hơn một số nước tư bản.

Nhưng nhờ thúc đẩy cơ sở vật chất – kỹ thuật trong nông nghiệp, phát triển theo
hướng thâm canh với trình độ cơ giới hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa cao mà những
năm 1967 – 1969, sản lượng lương thực đã cung cấp cho hơn 80% tiêu dùng trong nước,
giải quyết vấn đề tự túc gạo.
Lợn, bị, gà là sản phẩm chính của chăn ni, trong đó gà là ngành chăn ni phát
triển mạnh nhất (cuối những năm 60 có khoảng 138 triệu gà, 4 triệu lợn và hơn 3 triệu bị
các loại). Chăn ni phát triển mạnh hơn trồng trọt, giải quyết được tối thiểu 2/3 nhu cầu
thịt, sữa trong nước.
Ngư nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nhật. Nhờ hiện đại hóa các
phương thức đánh cá nên sản lượng cá hằng năm cuối thập kỉ 60 gấp 2,5 lần trước chiến
tranh. Đứng thứ 2 thế giới, sau Peru với sản lượng cá là 86kg.
1.1.3. Ngoại thương
Nhật từng bước đẩy mạnh xuất khẩu tư bản. Trong vòng 21 năm (1950 – 1971) tổng
ngạch ngoại thương tăng từ 1,7 tỷ USD (1950) lên 43,6 tỷ USD (1971). Từ cuối những
năm 50, nguyên liệu nhập từ nước ngoài chiếm khoảng 50% tổng lượng hàng nhập khẩu.
Năm 1955, giá trị hàng xuất khẩu là hàng công nghiệp chiếm 80%, con số này lên 95%

vào những năm 1970.
5


1.2.

Về chính trị

Chủ nghĩa Thiên Hồng bị lật đổ, quyền lực của Hoàng Đế rất hạn chế. Sau chiến
tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là nhà nước quân chủ lập hiến về hình thức nhưng bản chất
là dân chủ đại nghị (mọi quyền hạn đều tập trung vào tay của các tập đoàn tài phiệt Zaibatsu:
Mitsubishi, Sumitomo, Mitsui, Fuji, Daiichi, San wa). Lúc này, Nhà nước ở Nhật trở
thành cơng cụ quan trọng phục vụ các tập đồn tư bản tài chính, thống trị kinh tế trong
nước và bành trướng thế lực ra nước ngoài.

1.2.1. Đối nội
Tiến hành cải cách ruộng đất: trước chiến tranh, đất phát canh chiếm 46% ruộng đất
của Nhật Bản. Nông dân phải nộp tô cao tới 50% số thu hoạch. Sau chiến tranh, dưới chỉ
thị của lực lượng chiếm đóng, cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành với nội dung cơ
bản sau: chuyển quyền sở hữu ruộng đất phát canh cho những nông dân đã từng trực tiếp
trồng trọt trên mảnh đất đó. Việc này thúc đẩy tích cực nơng dân sản xuất.
Ban hành hiến pháp 1946, ngày nay trong Hiến Pháp có một số quy định bị giới
cầm quyền xâm phạm: thu hẹp quyền tự do dân chủ, không cho phép Nhật xây dựng lực
lượng vũ trang, đưa quân đi tham chiến nước ngồi. Nhật cịn xóa bỏ những tàn tích
phong kiến, xử tội phạm chiến tranh, phản động. Nhờ đó mà Nhật Bản thu được những
thành tựu to lớn để phát triển mạnh mẽ mọi mặt.
1.2.2. Đối ngoại
Sau thế chiến thứ 2, tình hình thế giới đã có sự thay đổi, phong trào đấu tranh cho
hịa bình ở Nhật ngày càng mạnh mẽ, chủ nghĩa thực dân cũ đã thất bại thảm hại. Đứng
trước tình hình đó, tư bản độc quyền Nhật khơng thể bành trướng thế lực ra nước ngồi

6


bằng con

7


đường chiến tranh xâm lược như trước đây. Vì thế, Nhật Bản đã đề ra chính sách đối
ngoại cơ bản là ưu tiên phát triển nền kinh tế trước, hợp tác cùng phát triển với các nước
xã hội chủ nghĩa.
Năm 1951, kí hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, Nhật Bản đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân
của Mỹ, trở thành đồng minh của Mỹ nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Á. Do được bảo trợ về an ninh nên Nhật Bản đã hạn chế thấp nhất các chi phí dành
cho quốc phịng, năm 1951, chi phí quốc phịng chỉ chiếm 1% tổng ngân sách hàng năm.
Do đó Nhật Bản có thể chi phần lớn ngân sách quốc gia để đầu tư phát triển kinh tế, giáo
dục và các lĩnh vực xã hội, văn hóa khác.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước như Trung Quốc, Nga và các nước Đông
Nam Á. Với Việt Nam ngày 21/9/1973, Nhật Bản và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao tính đến nay đã gần 50 năm.
1.3.

Về văn hóa

Nhằm thực hiện mục tiêu biến đổi hình ảnh một quốc gia quân sự thành một quốc
gia dân chủ, u hịa bình, chính quyền Nhật Bản đã ban hành một số chính sách ngoại
giao văn hóa để cải thiện hình ảnh dân tộc.

Năm 1951, Nhật Bản tham gia tổ chức UNESCO. Trong các hoạt động văn hóa ở
nước ngồi, Nhật Bản khơng chỉ tích cực tiếp nhận nền văn hóa tiên tiến của nhân loại

mà cịn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính phủ Nhật Bản tập trung nhấn mạnh
đến văn hóa truyền thống như trà đạo và cắm hoa, với hi vọng sẽ để lại ấn tượng trong
mắt bạn bè quốc tế về một nước Nhật hịa bình, u thiên nhiên.
Sau Thế vận hội Tokyo năm 1964, Nhật Bản dần chuyển từ việc nhấn mạnh hình
ảnh một đất nước u hịa bình sang hình ảnh một đất nước có nền kinh tế phát triển với
cơng
8


nghệ - kỹ thuật tiên tiến. Từ giai đoạn này trở đi, trong hoạt động ngoại giao văn hóa
Nhật Bản đã xuất hiện những nét mới:
- Tăng cường các hoạt động văn hóa ở nước ngồi. Cho xây dựng các trung tâm văn
hóa ở các nước, ký kết thỏa thuận trao đổi văn hóa với các nước (Nam Tư năm
1969, Trung Quốc năm 1979).
- Đẩy mạnh quảng bá nghệ thuật biểu diễn truyền thống ra thế giới: Kịch Noh và
Kabuki.
- Thành lập Quỹ Giao Lưu Văn hóa quốc tế Nhật Bản vào năm 1972.
Việc tích cực thúc đẩy ngoại giao văn hóa trong giai đoạn này thể hiện sự mong
muốn thay đổi nhận thức của Chính phủ Nhật Bản. Có thể nói, trong giai đoạn này Nhật Bản
đang hướng đến mục tiêu toàn thể dân tộc phải nhận thức sâu sắc về ngoại giao văn hóa
và sự hiện diện của Nhật Bản trong các hoạt động quốc tế.

1.4.

Về xã hội

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thần kỳ, Nhật Bản cũng đối mặt với khơng ít
thách thức gay gắt về vấn đề xã hội. Do quá tập trung hướng đến mục tiêu tăng trưởng
kinh tế, nhà nước đã không chú trọng nhiều đến vấn đề phát triển các cơ sở hạ tầng và
bảo vệ mơi trường, bên cạnh đó sự bóc lột của chế độ tư bản độc quyền cũng dấy lên lòng

căm phẫn trong người dân.
Tuy nhiên, đến thập kỷ 70, không thể lảng tránh trước những vấn đề xã hội, chính
quyền Nhật Bản đã hoạch định ra những chiến lược phát triển nền kinh tế song song với
bảo vệ môi trường và làm sạch thành phố.
Năm 1967, ban hành bộ luật chống ô nhiễm môi trường, 1970, quy định các tiêu
chuẩn về chất thải đối với từng loại ô nhiễm, đồng thời đề ra quy chế kiểm sốt chất thải,
1971, thành lập Cục mơi trường – cơ quan chuyên trách có chức năng ngang bộ.
1.5.

Khoa học kỹ thuật
9


Vừa mới thoát ra khỏi những thảm họa của chiến tranh nhưng một số nhà khoa học
Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc về khoa học, kỹ thuật. Điển hình nhất là
giáo sư Yukawa Hideki đạt giải Nobel về vật lý năm 1949. Năm 1965, giáo sư Tomonaga
Shinichiro cũng được trao giải Nobel về vật lý. Năm 1968, nhà văn Kawabata Yasunari
được trao giải Nobel về văn học. Những thành tựu lớn đó đã khích lệ mạnh mẽ lòng tự
hào dân tộc, sự tự tin và tài năng sáng tạo của con người Nhật Bản.

Nhật Bản đã nhanh chóng thốt khỏi tình trạng lạc hậu về khoa học, kỹ thuật so với
nhiều quốc gia tiên tiến ở phương Tây. Chi phí nghiên cứu ở Nhật Bản tăng nhanh. Năm
1955 đạt 40,1 tỷ yên (chiếm 0,84% thu nhập quốc dân) nhưng đã tăng một cách vững
chắc trong những năm tiếp theo, đạt gần 1200 tỷ yên tức 1,96% tổng thu nhập quốc dân.
Năm 1955, chỉ có 1445 phịng thí nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học nhưng đến năm
1970 đã có tới 12594 phịng thí nghiệm, tăng gấp 9 lần. Số các nhà khoa học và chuyên
gia nghiên cứu cũng tăng lên đáng kể, từ 133000 người năm 1955 lên đến 419000 người
năm 1970. Nhật Bản cũng đã tìm mua những phát minh nước ngồi với trị giá lên đến 5
tỷ USD.
Khoa học – kỹ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất

ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn. Đầu những năm 70, Nhật Bản sản xuất
khoảng 1/5 số máy móc cắt gọt kim loại của thế giới tư bản. Năm 1960, Nhật đứng thứ 5
trong thế giới tư bản về sản lượng máy móc, thiết bị điện, năm 1968 đã nhảy lên hàng thứ
2, chỉ kém Mỹ với tỉ số 1/4, năm 1970 khoảng cách với Mỹ rút lại chỉ còn 1/3. Về thiết bị
điện tử, năm 1967, Nhật đã vươn lên hàng thứ hai thế giới, sau Mỹ. Tuy nhiên, về một số
thiết bị điện tử, Nhật đã vượt Mỹ từ lâu như máy thu thanh bán dẫn, vơ tuyến truyền
hình…
Năm 1972, Nhật đã sản xuất được hầu như tồn bộ số máy tính điện tử dùng trong
nước. Năm 1967, Nhật vươn lên hàng thứ hai về sản xuất ô tô, sau Mỹ. Năm 1970, năng
lực sản xuất ô tô của Nhật gấp khoảng 100 lần so với trước chiến tranh.
Từ năm 1956, Nhật liên tục dẫn đầu thế giới về sản lượng tàu biển. Đến đầu những
10


năm 70 đã sản xuất trên 50% tổng số tàu biển trên thế giới. Năm 1960, Nhật đứng thứ hai
thế giới sau Mỹ về sản xuất axit sunfuric, xút ăn da sợi hóa học. Năm 1965, Nhật vượt

11


CHLB Đức và Canada về sản xuất chất dẻo và cao su tổng hợp. Năm 1967, Nhật sản xuất
được loại tên lửa nặng 8,2 tấn, tầm 2000km. Tháng 2/1960 Nhật là nước thứ tư sau Liên
Xơ, Mỹ, Pháp phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Năm 1968, Nhật là nước thứ tư sau Liên Xô, Mỹ, CHLB Đức bắt đầu sản xuất tàu
chạy bằng năng lượng nguyên tử. Năm 1970, Nhật bước vào giai đoạn mở rộng quy mô
sản xuất loại tàu này.
1.6.

Y tế, giáo dục


Sự tăng trưởng mau chóng của Nhật Bản sau chiến tranh đã mang lại những tiến bộ
thần kỳ về kinh tế và góp phần vào việc cải thiện điều kiện giáo dục, y tế và nâng cao
mức sống của nhân dân.
Về y tế, trong thời kỳ tăng trưởng nhanh dân số Nhật Bản đã không ngừng tăng lên.
Bên cạnh đó, tỉ lệ sinh cũng giảm đi. Nếu như năm 1948 cứ 10000 người thì có 33 trẻ sơ
sinh thì năm 1966 số trẻ sơ sinh giảm xuống chỉ còn 14. Tuy mức sinh giảm nhưng tỉ lệ
này tương ứng với tỉ lệ tử vong do điều kiện chăm sóc sức khỏe ở Nhật Bản đã tăng lên.
Với nguồn kinh phí năm 1955 là 220 tỷ yên. Do mức sống được nâng cao cùng với cơ
cấu bữa ăn cũng được phương Tây hóa, sự tiêu thụ bánh mì, thịt và hoa quả tăng lên góp
phần quan trọng làm tăng chiều cao và cân nặng trung bình của thanh niên ở độ tuổi 17 từ
161,8 cm và 52,6 kg năm 1950 lên 167,8cm và 58,6 kg năm 1970. Tuổi thọ trung bình
của dân

12


Nhật cũng đạt kỷ lục quốc tế. Năm 1955, tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản thấp hơn Mỹ là 4
năm. Năm 1967, tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản đã vượt Mỹ.

Giáo dục là lĩnh vực chiếm một vị trí quan trọng trong các nguyên nhân dẫn đến
bước nhảy vọt mà Nhật Bản đã đạt được trong tiến trình phát triển đất nước sau công
cuộc Minh Trị duy tân và thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản được cải cách sâu rộng. Chính phủ đã nâng hệ giáo
dục bắt buộc miễn phí từ sáu năm lên chín năm. Để đảm bảo cho mọi trường đều có
phương tiện tài chính đem lại một trình độ giáo dục bắt buộc tối thiểu, Chính phủ Nhật
Bản đã trợ cấp cho các tỉnh nghèo và những quận có trường học hẻo lánh. Một phần khá
lớn của ngân sách giáo dục là do các tỉnh đóng góp và một phần là do cộng đồng địa
phương, nhưng ngân sách quốc gia luôn chiếm khoảng 1/4 ngân sách giáo dục bắt buộc
chín năm. Hàng năm, chính phủ dành một khoảng đầu tư lớn cho công tác giáo dục.

Chẳng hạn, nếu năm 1950, chính phủ chi 5% thu nhập quốc dân cho giáo dục cơng
cộng thì đến năm 1973 con số đó đã là 5,3%. Một điều gây ấn tượng mạnh mẽ là hầu hết
học sinh Nhật Bản đều đạt được những tiêu chuẩn tối thiểu về giáo dục.
Trước yêu cầu phát triển cao của cách mạng khoa học kỹ thuật, hệ thống giáo dục
bằng vơ tuyến truyền hình ngày càng được mở rộng. Năm 1963, vô tuyến truyền hình bắt
đầu dạy chương trình trung cấp, năm 1965 dạy thêm chương trình đại học.
Kết quả của những nỗ lực trong giáo dục và đào tạo nói trên là vào thời kỳ tăng
trưởng kinh tế cao, Nhật Bản là nước có dân số có trình độ học vấn cao nhất. Đầu những
năm 70 đã có tới 98% người Nhật biết đọc và biết viết, hơn 75% giới trẻ có trình độ giáo
dục cao hơn chế độ giáo dục bắt buộc. Ở các thành phố lớn, tỉ lệ này còn cao hơn. Ví dụ
Tokyo -

13


89,6%, Osaka - 82,3%. Bên cạnh đó, số thanh niên ra trường có trình độ đại học lên tới
gần
30%.

2. Ngun nhân dẫn đến sự Phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh
Thế giới thứ 2 từ năm 1952 – 1973.
2.1.
Yếu tố nước ngoài
Thời kỳ tăng trưởng nhanh của Nhật Bản nằm trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh
và kéo dài hiếm có trong lịch sử thế giới. Trong thời gian từ 1950 – 1960, GDP của các
nước trên thế giới đều tăng với tốc độ cao hơn những năm trước chiến tranh 5% mỗi năm.
Thời gian hòa bình sau chiến tranh chính là điều kiện mơi trường thuận lợi để các nước
tập trung khôi phục nền kinh tế, trong đó có Nhật Bản.
Nhờ tham gia vào Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1952), Ngân hàng thế giới WB (1952),
Hiệp định chung về Thuế quan và mậu dịch GATT (1955) mà Nhật Bản đã tranh thủ

được sự giúp đỡ về mặt tài chính, tăng tính hiệu quả của các hoạt động thương mại, ngoại
thương với quốc tế.
Nhờ vào một môi trường quốc tế thuận lợi: sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi đã
sa lầy và bị thiệt hại nặng nề, Nhật đã chuyển mình tập trung phát triển kinh tế, ngoài mối
quan hệ ngoại giao đặc biệt thân thiết với Mỹ, Nhật Bản còn thiết lập các mối quan hệ với
Trung Quốc, Nga và các nước Đông Nam Á. Đặc biệt nhờ vào “ ngọn gió thần kì” - cuộc
chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam của Mỹ mà Nhật đã làm giàu bằng cách
bán vũ khí và phương tiện chiến tranh đã thúc đẩy kinh tế một cách mạnh mẽ, Khơng
những thế cịn lơi Nhật thốt khỏi tình trạng khủng hoảng năm 1964 – 1954.
Nhờ vào mối quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã giúp Nhật vượt qua những
năm tháng tuyệt vọng của thời kỳ đầu hậu chiến.
Như là:
14


- Giải thể Zaibatsu (tập đoàn kinh tế gia tộc, lợi ích tài phiệt), tịch thu tài sản của
những ơng lớn Mitsui, Mitsubishi, Sumimoto, Yasuda (233tr cổ phần) để phân tán
cho cá nhân, nghiệp đoàn kinh tế.
- Tháng 04/1947 ban hành “Luật chống độc quyền” (Doukusen kinshi) và tháng
12/1947 “Luật thủ tiêu tập trung quá mức sức mạnh kinh tế” để ngăn chặn sự phục
hồi của các Zaibatsu, giải tán các công ty lớn nắm quá nhiều nguồn lực kinh tế. Luật
“Luật chống độc quyền” đã “trở thành nguyên tắc căn bản của nền Kinh tế Nhật
Bản sau chiến tranh” theo Nakamura Takafusa (phát triển kinh tế của nước Nhật
hiện đại, Bộ ngoại giao Nhật Bản, 1985). Đây là những biện pháp rất kiên quyết, tạo
điều kiện cho sự cạnh tranh mạnh mẽ trong các ngành cơng nghiệp và có tác dụng
lớn đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao của Nhật Bản sau này.
- Chính phủ Hoa Kỳ đã cử Joseph Dodge sang Nhật làm cố vấn kinh tế cho SCAP,
với nguyên tắc hoạt động của thị trường tự do, khơng có sự can thiệp của nhà nước,
Joseph đã đưa ra kế hoạch đem lại nhiều thành công nhất định cho nền kinh tế Nhật
Bản: ngăn chặn nạn lạm phát, giữ sự bình ổn giá cả hàng hóa thị trường trong nước,

nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Nhật Bản trong nước và thế giới.
- SCAP khẩn trương thực hiện 2 cải cách ruộng đất (tháng 1 và 11 năm 1946). Theo
SCAP và các chuyên gia Nhật chế độ địa chủ chính là nguyên nhân tiềm tàng dẫn
đến sự phục hưng của chủ nghĩa quân phiệt nên để xóa bỏ các đặc quyền của giai
cấp địa chủ SCAP đã thực thi những biện pháp như: cắt giảm quy mô sở hữu đất đai
để loại trừ hình thức bóc lột phong kiến, trưng mua ruộng đất của địa chủ vắng mặt,
mỗi địa chủ chỉ sở hữu 1 cho,… Những biện pháp trên đã đem lại quyền tư hữu
ruộng đất cho nông dân trên quy mơ lớn ở Nhật Bản, kích thích mạnh mẽ tính tích
cực sản xuất, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên, giải quyết vấn đề lương thực cho
xã hội. Mỹ chủ trương đẩy nhanh phục hồi kinh tế và sử dụng sức mạnh quân sự của
Nhật để làm hậu thuẫn cho những mục tiêu chiến lược của Mỹ và biến Nhật thành
“bức tường chống cộng sản ở Châu Á.
- Nhờ Mỹ, Nhật ít phải tốn tiền và sức lực đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng, như vào
năm 1960 chỉ có hơn 1% trong tổng sản lượng quốc gia Nhật là được chi vào quốc
phịng. Lí do là vì sự kiên quyết phản đối của đa số quần chúng Nhật đối với việc
duy trì bất cứ cơ cấu tổ chức qn sự nào. Sự đóng góp chính của Hoa Kỳ vào việc
phục hưng nền kinh tế Nhật Bản là thông qua sự hợp tác kinh tế và kinh doanh bn
bán trên ngun tắc hai bên đều có lợi. Nhờ hàng trăm hợp đồng về bằng phát minh
và hợp đồng liên kết làm ăn, lượng tín dụng đầu tư hợp tác, khoảng tiền vay tín
dụng giữa cơng ty Mỹ và Nhật mang lại các bí quyết kỹ thuật và công nghệ vào việc
phục hồi nền kinh tế Nhật Bản.Mỹ cũng trở thành thị trường lớn nhất của Nhật,
tiêu thụ
15


khoảng ¼ số lượng xuất khẩu của Nhật.Mỹ viện trợ dầu mỏ, quặng sắt và nhiều
nguyên liệu thiết yếu khác cho ngành công nghiệp.
2.2.

Yếu tố trong nước


- Nhân tố con người và việc sử dụng triệt để lao động xã hội - nguồn tích lũy chủ yếu
của Nhật.
Nếu sự chiếm đóng của người Mỹ có vai trị như một trợ thủ trong cuộc thì người
Nhật xứng đáng được hưởng phần lớn niềm khâm phục đối với những gì họ làm được
trong những năm tháng sau chiến tranh.
Người Nhật không chỉ cần cù, sáng tạo trong lao động, họ còn biết nắm bắt cơ hội
cũng như là ham học hỏi, có tinh thần và kỹ năng làm việc tập thể, có khả năng thích ứng
cao, ý chí kiên cường, suy nghĩ và hành động của họ mang tính thực dụng cao. Không
những thế họ xem việc phục hồi đất nước là một bổn phận và nhiệm vụ của mình. Hơn
nữa họ thường đem sức lao động và tài năng của mình cống hiến hết mình cho cơng ty,
“trung thành” và “tận tâm” với công việc. Do vậy mà tư bản đã coi đây là nguồn tích lũy
chủ yếu và là phương pháp khai thác lao động một cách tinh vi. Để thu hút mọi lao động
vào guồng máy sản xuất giá trị thặng dư, tư bản đã xây dựng “cơ cấu hai tầng” bằng cách
duy trì và phát triển khu vực kinh doanh nhỏ, đồng thời tập trung vốn phát triển khu vực
hiện đại quy mô lớn. Phương thức này không những sử dụng triệt để nguồn lao động dư
thừa mà còn tăng nhanh lực lượng sản xuất cho tư bản.
- Năng lực lãnh đạo chính trị.
Bên cạnh sự nỗ lực rất lớn của mỗi người dân Nhật thì tầm nhìn sâu rộng của các
nhà lãnh đạo cũng đóng vai trị không hề nhỏ trong sự phát triển.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận thức rõ, chỉ bằng công nghệ cao Nhật Bản mới tạo
ra được sự phát triển có tính đột phá. Phát huy tinh thần học tập từ phương Tây có từ thời
Minh Trị. Vì vậy Nhật Bản đã chi một khoản tiền lớn mua lại các phát minh sáng chế
khoa học kỹ thuật của phương Tây, nhanh chóng đổi mới công nghệ; tăng cường đầu tư cho
nhập khẩu kỹ thuật; quan tâm đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D); chuẩn bị một đội
ngũ trí thức có kinh nghiệm để tiếp thu kỹ thuật khoa học hiện đại của nước ngoài; chú
trọng cải cách giáo dục quốc dân để giữ vững bản sắc, truyền thống dân tộc, đào tạo
những con người yêu nước có năng lực và ý chí vươn lên để thích nghi với sự biến đổi
của thế giới. Bên cạnh đó cịn ban hành các chính sách tiền tệ, tín dụng, lợi dụng địn bẩy
thuế khóa để điều chỉnh tốc độ phát triển kinh tế, một khi kinh tế tiêu điều, nhà nước bèn

giảm thuế đánh vào các công ty, đồng thời rút ngắn thời gian khấu hao nhằm kích thích
tư bản đầu tư.
- Tinh thần doanh nghiệp và môi trường trong nước.
Giáo sư kinh tế Trường đại học Waseda Tokyo – Trần Văn Thọ khẳng định: “Sức
16


sáng tạo, tinh thần tiên phong, tự lập, vì đất nước mà kinh doanh, mạo hiểm trong đầu tư,

17


ý thức mưu tìm lợi nhuận, đạo đức trong kinh doanh… là những thứ không thể thiếu
trong tinh thần doanh nghiệp Nhật”, đây cũng chính là vai trị của doanh nghiệp Nhật Bản
trong giai đoạn “thần kỳ”.
- Chính sách duy trì mức tích lũy và sử dụng vốn có hiệu quả.
Do sự bóc lột tàn nhẫn, sự hạn chế gắt gao phúc lợi xã hội của nhà nước, cuộc sống
cơ cực đã buộc người Nhật phải sống tằn tiện, chắt chiu, do đó tuy có mức lương thấp
nhất các trong nước tư bản nhưng “Đất nước mặt trời mọc” được coi là nước có tỷ lệ tích
lũy vốn cao nhất. Hơn nữa sự hạn chế các phương tiện duy trì bộ máy nhà nước cũng góp
phần tăng cường vốn đầu tư kinh doanh (trả lương thấp và hạn chế nhân viên trong cơ
quan Nhà nước), cộng thêm nguồn tích lũy của tư bản nước ngồi, tỷ lệ tích lũy vốn
thường xuyên của giai đoạn 1952 – 1973 khoảng 30 – 35% thu nhập quốc dân. Trong đó,
tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao. Đây là một
trong những nhân tố quyết định, đảm bảo cho nền kinh tế Nhật phát triển với tốc độ cao.
Về sử dụng vốn, Nhật cũng là một nước sử dụng vốn táo bạo và có hiệu quả. Tại Nhật
Bản, nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay đến 95% tổng số vốn. Biện pháp có
phần mạo hiểm này tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, họ còn tập trung vốn vào những bộ phận những ngành hiệu quả kinh tế cao.
Vì thế đây cũng là một trong những nguyên nhân chính mà trong một thời gian ngắn mà

Nhật có thể phát triển một cách mạnh mẽ.
2.3.

Đánh giá nguyên nhân thành công

Sự tăng trưởng với tốc độ cao của nền kinh tế Nhật trong hai thập kỷ 50 và 60
không thể tách rời bối cảnh thuận lợi chung của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới lúc
đó.
2.3.1. Chiến lược con người
Là nước đơng dân, đất hẹp, rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản đã biết khai
thác triệt để nguồn tài sản lớn nhất của quốc gia là con người. Đồng thời với chính sách
ngăn chặn nạn bộc phát dân số, Nhật đã thực hiện chính sách thu hút mọi nguồn lao động
dư thừa vào guồng máy sản xuất xã hội. Nhật Bản còn thành cơng ở chỗ nâng cao trình
độ của người lao động nhờ đó có được đội ngũ cơng nhân lành nghề, trình độ văn hóa,
khoa học kỹ thuật cao có khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện
đại.
Yếu tố quyết định cho Nhật thành công là biết dùng mọi biện pháp làm cho người
công nhân gắn bó với xí nghiệp, coi xí nghiệp quan trọng hơn cả gia đình của mình.
2.3.2. Chiến lược cơ cấu
Nhân tố con người phát huy hiệu quả sản xuất xã hội đến mức nào lại tùy thuộc vào
sự bố trí cơ cấu kinh tế.
18


Con đường của Nhật Bản là ưu tiên phát triển khu vực sản xuất lớn hiện đại trên cơ
sở khai thác triệt để mọi nguồn lao động xã hội bằng cách duy trì phát triển khu vực sản

19



xuất kinh doanh nhỏ. Điều này không những giải quyết được vấn đề việc làm thu hút mọi
lao động nhàn rỗi của xã hội vào guồng máy sản xuất mà cịn có nhiều mặt tích cực khác
như:
- Huy động triệt để nguồn vốn kể cả nhà cửa và các phương tiện khác của nhân dân
vào sản xuất.
- Năng động nhạy bén trong việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng phong phú và chi tiết
của xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp lớn phát triển linh hoạt.
Điểm đáng chú ý thứ hai trong chiến lược cơ cấu của Nhật là cơ cấu đầu tư và cơ
cấu ngành kinh tế. Đó là sự tập trung vốn đầu tư vào các bộ phận các ngành mang lại hiệu
quả kinh tế nhanh nhất, cao nhất tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Điều đáng chú ý thứ ba là sự bố trí lãnh thổ sản xuất. Tư bản Nhật tập trung cao độ
vốn đầu tư và một số trung tâm công nghiệp phía Đơng là Tokyo, Osaka và Nagoya. Nhờ
vậy, Nhật đã phát huy cao độ được hiệu quả vốn đầu tư.
2.3.3. Chiến lược khoa học kỹ thuật
Khi trình độ khoa học kỹ thuật cịn lạc hậu so với trình độ quốc tế Nhật đã có chính
sách khuyến khích nhập kỹ thuật tiên tiến để có thể chế tạo ra chính các kỹ thuật đó và
sản phẩm khác có sức cạnh tranh cao hơn. Chính sách nhập kỹ thuật hiện đại đã có ưu
tiên đối với các ngành mũi nhọn có tính chất quyết định sự phát triển nền kinh tế quốc
dân.
2.3.4. Chiến lược kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu hàng hóa là khâu then chốt của chiến lược kinh tế đối ngoại của Nhật
trong thời gian từ năm 1951 đến năm 1973. Áp dụng chính sách khuyến khích các ngành
sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành này tồn tại và phát triển
được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới. Nhật coi trọng khâu tổ
chức khai thác thị trường nước ngoài và thông tin những nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng nước ngoài cho các hãng sản xuất trong nước.
2.3.5. Quản lý kinh tế vĩ mơ
Trong chương trình phát triển kinh tế chính phủ Nhật bao giờ cũng nhấn mạnh các

ngành cần ưu tiên phát triển để huy động sự nỗ lực của cả chính phủ lẫn các xí nghiệp.
Đặc trưng quan hệ giữa Chính phủ với xí nghiệp ở Nhật là chính phủ ln ln biểu thị
sự quan tâm đến lợi nhuận của các xí nghiệp, mọi vấn đề đều thơng qua đối thoại giữa
Chính phủ và các xí nghiệp, các ý kiến bất đồng đều đi đến thỏa hiệp giải quyết.
3. Những hậu quả kinh tế xã hội của chính sách phát triển với tốc độ cao vì lợi
ích của tư bản độc quyền
20



×