Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH ĐÓNG CỬA CỦA NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ MẠC PHỦ TOKUGAWA (SO SÁNH VỚI CHÍNH SÁCH ĐÓNG CỬA CỦA NHÀ NGUYỄN VIỆT NAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.9 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


MÔN: LỊCH SỬ NHẬT BẢN
GVHD: TS. Huỳnh Phương Anh

TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH ĐĨNG CỬA CỦA NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ MẠC
PHỦ TOKUGAWA (SO SÁNH VỚI CHÍNH SÁCH ĐĨNG CỬA CỦA NHÀ
NGUYỄN VIỆT NAM)
Khoa

: Nhật Bản học

Lớp

: N1– K21

Nhóm thực hiện

: Nhóm 7

Thành viên nhóm

:

STT

Tên thành viên


MSSV

1

Nguyễn Ngọc Anh Chi

2156190013

2

Đinh Mỹ Duyên

2156190016

3

Lâm Thị Mỹ Duyên

2156190177

4

Trần Tấn Đạt

2156190018

5

Ngơ Khánh Linh


2156190034

6

Huỳnh Thị Thùy Mỹ

2156190038

7

Đặng Hồng Phúc

2156190181

8

Đồn Hữu Như Quỳnh

2156190062

9

Phan Bích Tuyền

2156190066

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. CHÍNH SÁCH ĐĨNG CỬA CỦA NHẬT BẢN THỜI KỲ MẠC
PHỦ TOKUGAWA (1633 – 1854)...............................................................................2
1.1.

Nguyên nhân dẫn đến chính sách đóng cửa.................................................2

1.1.1. Ngun nhân sâu xa.......................................................................................2
1.1.2. Ngun nhân cốt lõi.......................................................................................3
1.2.

Nội dung của chính sách đóng cửa................................................................6

1.3.

Thành cơng của chính sách đóng cửa..........................................................11

1.4.

Hạn chế của chính sách đóng cửa................................................................13

CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH ĐĨNG CỬA CỦA VIỆT NAM THỜI NHÀ
NGUYỄN (1802 – 1858)..............................................................................................15
1.1.

Nguyên nhân dẫn đến chính sách đóng cửa...............................................15

1.2.


Nội dung của chính sách đóng cửa..............................................................17

1.3.

Thành cơng của chính sách đóng cửa..........................................................18

1.4.

Hạn chế của chính sách đóng cửa................................................................19

CHƯƠNG 3. SO SÁNH CHÍNH SÁCH ĐĨNG CỬA CỦA NHẬT BẢN THỜI
KỲ MẠC PHỦ TOKUGAWA VỚI CHÍNH SÁCH ĐĨNG CỬA CỦA VIỆT
NAM THỜI NHÀ NGUYỄN......................................................................................21
1.1.

Điểm tương đồng...........................................................................................21

1.2.

Điểm khác biệt...............................................................................................21

KẾT LUẬN..................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................25


MỞ ĐẦU
Mỗi quốc gia trên thế giới tuy khác nhau về nguồn gốc ra đời, lịch sử hình
thành và phát triển nhưng đều phải trải qua thời kỳ thịnh - suy, thăng trầm phụ thuộc
vào những biến động lịch sử, trong đó có Nhật Bản và Việt Nam. Từ thế kỷ XVII XIV, Nhật Bản đã áp dụng chính sách “bế quan tỏa cảng” sakoku khiến cả nước tách
biệt với thế giới, trở thành “quốc gia bị xiềng xích”. Tokugawa Iemitsu - Shogun thứ 3

của Mạc phủ Tokugawa (1603 - 1868) quyết định thực thi chính sách này để chủ
trương ra sức bảo vệ đất nước khi phải đối ứng với nguy cơ bị xâm lược bởi các nước
phương Tây thơng qua truyền đạo Kitơ giáo. Theo đó, Nhật Bản ngừng hoạt động giao
thương với hải ngoại cũng như người nước ngồi vào Nhật Bản sẽ bị xử tử. Cịn đối
với Việt Nam, sau khi nhận thấy ý đồ lăm le xâm chiếm của phương Tây nhất là thực
dân Pháp, vua Minh Mạng dưới thời vương triều Nguyễn (1802 - 1945) cũng đã ban
hành chính sách “đóng cửa”, khơng chấp nhận đặt quan hệ với phương Tây. Mặc dù
đều có nguồn gốc từ ý thức bảo vệ an ninh quốc gia nhưng mỗi chính sách đều mang
nét riêng, những thành công và hạn chế khác nhau.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CHÍNH SÁCH ĐĨNG CỬA CỦA NHẬT BẢN THỜI KỲ MẠC
PHỦ TOKUGAWA (1633 – 1854)
1.1.

Nguyên nhân của chính sách đóng cửa

1.1.1. Nguyên nhân sâu xa
Vào thế kỷ XVI, các nước phương Tây bắt đầu thực hiện các chính sách thuộc
địa tại châu Á. Để thực hiện được chính sách đó, con đường đầu tiên là phải nhờ vào
con đường truyền đạo của các nhà sư để tìm hiểu về đất nước và con người ở tại các
quốc gia đó. Về sự phát triển về kinh tế xã hội của các nước châu Á trong đó có Nhật
Bản đã bị ảnh hưởng do quá trình thực hiện kế hoạch xâm chiếm thuộc địa của
phương Tây. Năm 1543, trên đường từ Siam đến Macau, ba người Bồ Đào Nha bị
bão thổi dạt vào đảo Tanegashima ở miền Nam Kyushu. Khi đó các daimyo đã cứu
giúp họ nhờ vậy người Bồ Đào Nha biết đến vùng đất Nhật Bản. Đến năm 1545,
quan hệ Nhật Bản – Bồ Đào Nha nhanh chóng được thiết lập trên lĩnh vực kinh tế và

tôn giáo ở Kyushu1. Các tàu buôn bắt đầu đến Nhật và rất được người dân nơi đây
hoan nghênh. Họ đặc biệt quan tâm tới hàng hóa mà người phương Tây mang tới, họ
thấy có cơ hội phát triển việc bn bán với nước ngồi để làm giàu và nhờ đó có
được sức mạnh quân sự.
Sau 57 năm kể từ khi Bồ Đào Nha đặt chân tới Nhật Bản, khoảng năm 1600,
các loại thuyền buôn De Liefde (Bác Ái) của Hà Lan mới đến Nhật, họ đã bị một trận
bão biển lớn thổi dạt vào bờ biển Bungo phía Đơng Kyushu. Tại đây người Hà Lan
đã gặp Tokugawa Ieyasu của chính quyền Edo và từ đó mở ra thời kỳ lịch sử tốt đẹp
giữa Nhật Bản và Hà Lan2. Tiếp đó, vào những năm cuối cùng của thế kỷ XVI, người
Tây Ban Nha và người Anh cũng đã phá vỡ thế độc tôn trọng trong mối quan hệ
buôn bán của người Bồ Đào Nha tại Nhật Bản, làm cho đảo lộn những mối quan hệ
buôn bán và tác động không nhỏ đến chính sách ngoại thương của chính quyền Nhật
Bản lúc bấy giờ. Vấn đề thương mại và quan hệ với các nước phương Tây lúc này
được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước cũng như liên quan chặt chẽ đến
các chủ trương với chính trị, an ninh của đất nước3.
George Sansom. (1995). Lịch sử Nhật Bản tập 2. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Tr 431
Đinh Thanh Hoa. (2014). Nhật bản trong mối quan hệ với Bồ Đào Nha và Hà Lan dưới thời Tokugawa - một
vài đối sánh. Tạp chí khoa học và cơng nghệ, tập 2, số 2. Tr.67
1
2

2


Việc những thuyền bn đi nước ngồi phải được giấy phép do chính quyền
Bakufu cấp có mang con dấu đỏ Shuin-jo (Châu Ấn) được gọi là Shuinsen (Châu Ấn
Thuyền). Do sự khuyến khích của Ieyasu, có hơn 180 giấy phép cấp cho Shuinsen đi
bn bán ở nước ngồi 1604 – 16154. Các thuyền buôn của Nhật Bản thường đến các
thương cảng của Đông Nam Á để giao lưu và buôn bán. Cuối thế kỷ thứ XVI, quy mô
của việc thông thương với nước ngoài của Nhật Bản phát triển khá mạnh. Đã có nhiều

cộng đồng người Nhật sống ở nước ngồi như những phái bộ của vua Nhật đóng ở
Miến Điện, Xiêm, Campuchia từ năm 1550. Việc phương Tây xâm nhập vào trong đời
sống của Nhật Bản một mặt giúp cho việc giao thương được mở rộng, học tập được
nhiều kỹ thuật tiên tiến nhưng một mặt khác thì ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền và
địa vị thống trị của tầng lớp quý tộc. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc
thực thi chính sách đóng cửa của Nhật Bản.
1.1.2. Nguyên nhân cốt lõi
Thời kỳ 1600 – 1639, Nhật Bản phát triển các ngành kinh tế nhưng sau khi mở
cửa ngoại giao một thời gian, Mạc Phủ Tokugawa lại ra quyết định thực hiện chính
sách bế quan tỏa cảng và hạn chế cho thuyền buôn của nước ngồi sang trao đổi bn
bán như Hà Lan, Trung Quốc... Chính sách này mở ra nhằm bảo vệ được an ninh quốc
gia và chính quyền nhà nước Mạc Phủ lúc bấy giờ.
Tầm ảnh hưởng lớn của vấn đề tôn giáo chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến
việc thực thi chính sách này. Tơn giáo là một trong những tác nhân chính trị phản
ánh chính sách đóng cửa của Nhật Bản.
Từ 1549 – 1559, Thiên Chúa giáo chủ yếu được truyền bá ở phía Nam Nhật
Bản. Năm 1549, Giám mục Francisco de Xavier người Tây Ban Nha – người đi tiên
phong trong sự nghiệp truyền bá Phúc âm và văn minh phương Tây – cùng hai giáo
sĩ khác thuộc dòng Chúa Cứu thế đặt chân đến vùng đất Kagoshima tọa lạc ở cực
Nam đảo Kyushu để giới thiệu Thiên Chúa giáo, kỹ thuật tiên tiến của phương Tây
cũng như văn hóa mới lạ của các nước Đơng Nam, Tây Nam Á 5. Đây cũng là sự kiện
đánh dấu một tôn giáo mới được du nhập và phát triển ở Nhật Bản thời kỳ này.

Vĩnh Sính. (2014). Nhật Bản cận đại. Hà Nội: NXB Lao Động. Tr 42
Đinh Thanh Hoa. (2014). Nhật bản trong mối quan hệ với Bồ Đào Nha và Hà Lan dưới thời Tokugawa - một
vài đối sánh. Tạp chí khoa học và cơng nghệ, tập 2, số 2.Tr.64
4
5

3



Giáo hội đã rất tích cực trong việc truyền bá tôn giáo, họ cho xây dựng các lớp
học giáo lý, đưa ra những cách để có thể truyền đạo vào Nhật Bản một cách hữu hiệu
và phù hợp. Một số daimyo cho phép các nhà truyền giáo hoạt động tại khu cai trị
của mình để tranh thủ học hỏi các kỹ thuật tiên tiến, giao dịch mua bán...Ngoài ra các
giáo sĩ còn xây dựng trường học, đường xá cầu cống, cứu trợ dân, thực hiện những
nghi lễ rửa tội...nên được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.
Do kinh tế, xã hội lúc bấy giờ rất phát triển nên chính quyền Mạc phủ
Tokugawa đã có thái độ khoan dung với việc truyền đạo của Thiên Chúa giáo nên đã
mở rộng mối liên hệ giữa tôn giáo và kinh tế trong thời gian dài dẫn đến tách tôn
giáo khỏi đời sống vô cùng khó khăn6. Tơn giáo tác động vào việc tăng cường địa vị
kinh tế và hơn hết, một phần nguyên nhân cũng là do công ty Đông Ấn Hà Lan – tổ
chức trá hình của bọn thực dân để xâm lược các nước khác – muốn độc chiếm quyền
buôn bán của Nhật Bản nên đã dùng đủ mọi cách để làm chính quyền Tokugawa thấy
được Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang có ý định xâm chiếm Nhật Bản. Chính
quyền Mạc Phủ Tokugawa ghét sự tham vọng mở rộng lãnh thổ của Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha nên mới lập kế hoạch loại bỏ một cách triệt để, thực hiện nhiều lệnh
cấm đạo mạnh mẽ và quyết liệt hơn để bảo vệ địa vị thống trị của mình, bảo vệ sự
nổi dậy của các lãnh chúa. Thêm vào đó, việc ảnh hưởng của tơn giáo sẽ có tác động
đến việc tăng cường địa vị kinh tế nên chính quyền Mạc phủ Tokugawa đã thực hiện
nhiều các lệnh cấm đạo ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn, để bảo vệ địa vị thống
trị của mình, bảo vệ chủ quyền tránh sự nổi dậy của các lãnh chúa.
Ngay từ lúc đầu, khi giao dịch thương mại với ngoại quốc, mặc dù Tokugawa
Ieyasu luôn giữ thái độ thân thiện với các nhà truyền đạo, ông vẫn nghi ngờ Thiên
Chúa giáo sẽ gây ảnh hưởng đến chính quyền của mình. Số lượng tín đồ theo đạo
Kitơ giáo ngày càng tăng: năm 1600 có khoảng 30.000 người theo đạo này và sau 10
năm, con số này nhảy vọt lên đến 70.000 người7. Hơn nữa, số lượng các daimyo theo
đạo Thiên Chúa giáo cũng ngày càng nhiều Tokugawa Ieyasu cho rằng lực lượng
theo tín đồ này sẽ càng đông đảo hơn và chống lại Mạc Phủ. Chính quyền Tokugawa

càng chắc chắn sự nghi ngờ của mình rằng các lãnh chúa ở các han phía Tây Nam sẽ
lớn mạnh dần nhờ mậu dịch, buôn bán với phương Tây đe dọa nền thống trị. Năm
1614, chính quyền Edo đã ban hành Sắc lệnh đàn áp và xóa bỏ Thiên Chúa giáo. Khi
6

Nguyễn Văn Kim. (1999). Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa: Nguyên nhân và hệ quả.
Luận án Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội Và Nhân văn.

4


Sắc lệnh này được ban hành, hầu như các nhà thờ của Thiên Chúa giáo bị đóng cửa
và phá hủy. Sau khi Tokugawa Ieyasu mất vào năm 1616, con trai ông là Tokugawa
Hidetada (Shogun thứ 2) đã kế nghiệp cha mình thực thi chính sách đàn áp Thiên
Chúa giáo mạnh mẽ và kiên quyết hơn. Hidetada đã thêm một đạo luật mới về việc
chống Thiên Chúa giáo, ngồi ra ơng còn ra lệnh mọi giao thương với ngoại quốc chỉ
giới hạn tại hải cảng Nagasaki và Hirado để kiểm soát hồn tồn người ngoại quốc
tại Nhật Bản7.
Cơng cuộc đàn áp tôn giáo này đã vượt qua sức chịu đựng của những người
theo đạo. Người dân phải trả 3 loại thuế: Denso (Thuế đất) chiếm 50% tổng thu nhập;
Komononara (Thuế phụ thu) và Koyaku (Thuế cơng ích) 8. Do đó, cuộc khởi nghĩa
Shimabara (1637 – 1638) trỗi dậy với phần lớn lực lượng tham gia là nông dân theo
đạo Thiên chúa và các ronin (những samurai khơng có chủ tướng trong thời kỳ
phong kiến) ở Shimahara thuộc miền Tây Kyushu. Tuy nhiên, trước lực lượng quân
sự hùng hậu của chính quyền, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị thất bại và chính sách
sakoku từ đó được thi hành triệt để hơn nhiều. Nghi ngờ những tín đồ Thiên Chúa
giáo tham gia vào cuộc khởi nghĩa này, sau cuộc bạo loạn, Mạc Phủ đã buộc tội các
nhà truyền đạo Thiên chúa và trục xuất họ cùng với các thương nhân Bồ Đào Nha ra
khỏi Nhật Bản. Các lệnh cấm về ly khai khỏi Nhật cũng nghiêm ngặt hơn vào năm
1639. Vì vậy, Thiên Chúa giáo chỉ có thể hoạt động ngầm ở Nhật Bản trong thời kỳ

Edo.
Từ những nguyên nhân sâu xa và cốt lõi đó mà Mạc phủ Tokugawa ban bố chỉ
dụ về việc đóng của đất nước 1633 – 1639, sau đó được duy trì cho đến năm 1853,
do bị ép buộc phải ký hiệp ước Kanagawa (31/03/1854) với Mỹ, với nước Anh
(Tháng 10/1854), với nước Nga (Tháng 02/1855), với Hà Lan (Tháng 11/1855) mà
triều đình Nhật Bản phải mở cửa buôn bán, ngoại thương trước áp lực quân sự. Thế
nhưng điều lệ cấm người dân Nhật Bản ra nước ngoài vẫn còn hiệu lực cho đến
thời Minh Trị Duy tân (1868) mới bắt đầu được nới lỏng và cuối cùng là bãi bỏ.

Đinh Thanh Hoa. (2014). Nhật bản trong mối quan hệ với Bồ Đào Nha và Hà Lan dưới thời Tokugawa - một
vài đối sánh. Tạp chí khoa học và công nghệ, tập 2, số 2. Tr 66
8
Nguyễn Văn Kim. (1996). Thời kỳ Tokugawa và những tiền đề cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản hiện đại.
Nghiên cứu lịch sử, số 288/1996, tr 66.
7

5


Thành cổ Shimabara - Nagasaki

Tượng Địa Tạng vương Bồ tát bị chặt
đầu bởi các Kitơ hữu nổi loạn

Mơ hình Châu Ấn Thuyền được phục chế tại Viện Bảo Tàng Lịch sử Quốc gia Nhật
Bản
1.2.

Nội dung chính sách chính sách đóng cửa
Chính sách sakoku được Mạc Phủ Tokugawa ban hành vào năm 1633 dưới đời


Tokugawa Iemitsu (1603 – 1651) – Shogun thứ 3. Nhật Bản khơng hồn tồn biệt lập
trong ngoại thương: quan hệ giao lưu ít ỏi với các nước lân cận nhưng nghiêm cấm đối

6


ngoại thương với các nước đế quốc. Trong 6 năm thi hành chính sách sakoku, Nhật
Bản ban hành các sắc lệnh:
Sắc lệnh sakoku I (1633): chính phủ quy định những thuyền nước ngồi khơng
có phụng thư sẽ bị cấm chỉ tại Nhật Bản 9. Nhật kiều đã sống ở hải ngoại không được
phép hồi hương nếu không sẽ phải chịu án tử hình 10. Chính quyền Edo thi hành lệnh ẩn
dật, khi chính sách bế quan tỏa cảng được thực hiện chính quyền Mạc phủ Tokugawa
quy định bất cứ người Nhật nào cũng bị cấm không được đi ra khỏi nước, và ai đã đi ra
nước ngồi thì khơng được trở về. Chính điều luật này đã làm cho rất nhiều người
Nhật Bản bị mắc kẹt lại ở Nhật Bản. Ngồi ra các thuyền nước ngồi cũng bị Nhật Bản
khơng cho phép vào nước để bn bán nếu khơng có phụng thư.
Sắc lệnh sakoku II (1634): Nhật Bản chỉ tiếp nhận giao thương với nước ngoài
tại cảng Nagasaki và dân cư không được phép qua lại với Đông Nam Á, đồng thời
tiếp tục người Nhật trở về từ nước ngoài11. Trong thời kỳ tỏa quốc, Nhật Bản khơng
hồn tồn biệt lập với bên ngoài mà vẫn mở “4 cửa khẩu” là Nagasaki, đảo Tsushima,
han Satsuma và han Matsumae. Thông qua “4 cửa khẩu”, các hoạt động giao thương,
buôn bán với Hà Lan và các nước lân cận vẫn diễn ra và việc buôn bán này chỉ diễn
ra tại đảo Deshima, Nagasaki.12 Nhật Bản vẫn thực hiện giao thương với nhà Lý –
Triều Tiên trong khi thực hiện chính sách sakoku nhưng phải thông qua đảo
Tsushima làm trung gian. Đây là một hòn đảo trong quần đảo Nhật Bản nằm giữa eo
biển Triều Tiên. Tại han Matsumae, chính quyền Edo thực hiện trao đổi buôn bán
với các bộ tộc người Ainu - một tộc người thiểu số ở Nhật Bản, người bản xứ ở khu
vực nhưng phải thơng qua Chính quyền Matsumae ở Hokkaido. Còn đối với han
Satsuma, nơi đây thực hiện buôn bán với Vương quốc Lưu Cầu nhưng phải qua han

Satsuma đảm trách và quản lý.
Sắc lệnh sakoku III (1635): giống với sắc lệnh năm 1633 nhưng bổ sung thêm
điều luật rằng: giao thương buôn bán tơ lụa của Trung Quốc từ nay về sau sẽ trở
thành độc quyền của chính phủ; tất cả những người châu Âu cư trú ở Nhật Bản sẽ di
cư đến hòn đảo nhân tạo Deshima, và hoạt động của họ từ đó sẽ bị kiểm soát và hạn
chế nghiêm ngặt.
日本 史年 表 IV. 江 戸 時 代 . Truy xuất từ 10
Madalena Ribeiro. (2001). The Japanese diaspora in the Seventeenth Century. Truy xuất từ
/>11
日本史年表 IV. 江戸時代. Truy xuất từ />12
兼 光 秀 郎 . 徳 川 幕 府 の 対 外 政 策 ( 鎖 国 ) と 現 代 の 国 境 問 題 に 占 め る 意 義 . 上 智 大 学 名 誉 教 授 . Truy xuất từ
/>9

7


Sắc lệnh sakoku IV (1636): người Bồ Đào Nha được chỉ định tập trung tại
Deshima và thi hành lệnh trục xuất người Bồ Đào Nha và những đứa con lại khơng
mang lại lợi ích thương mại13. Chính sách sakoku cịn chủ yếu cấm buôn bán với một
số nước nhất định phương Tây, chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha do ảnh
hưởng từ việc truyền đạo mà chính quyền Mạc phủ Tokugawa đã trục xuất người Bồ
Đào Nha ra khỏi nước. Vì sự nghi ngờ những người theo đạo Thiên Chúa sẽ đoàn kết
lại dưới quyền của chúa và nổi dậy chống lại chính quyền Mạc phủ Tokugawa.
Sắc lệnh sakoku V (1639): là sắc lệnh chính thức và quan trọng nhất, có chữ ký
của thành viên Hội đồng Nguyên lão, cho thấy Nhật Bản cắt đứt liên hệ với Bồ Đào
Nha nên cấm thuyền từ Bồ Đào Nha cập bến. Năm 1640, Mạc phủ ra lệnh xử tử gần
như toàn bộ thủy thủ trên tàu cũng như các sứ giả mà Macau gửi đến Nhật. Từ sau
năm 1639, Mạc phủ Tokugawa vẫn cho phép hoạt động thương mại với Trung Quốc,
Hà Lan và đây là những nước ngoại thương duy nhất với Nhật Bản. Đối với người
Trung, họ có thể tiếp tục bn bán với Nhật Bản những chỉ được hoạt động ở đảo

Deshima, Nagasaki. Các sắc lệnh sakoku này được chính quyền Mạc phủ duy trì cho
đến khi đưa ra quyết định mở cửa đất nước trở lại vào năm 1854.
Việc phân chia các han quản lý giúp cho chính quyền trung ương được kiểm
sốt được việc bn bán một cách chặt chẽ. Ngồi việc bn bán, quan hệ ngoại
giao, giao lưu văn hóa vẫn diễn ra với nước ngồi thơng qua “Bốn cửa khẩu” là
Nagasaki, đảo Tsushima, Satsuma và Matsumae. Nhờ đó Nhật Bản cũng nắm bắt
được tình hình thế giới, đặc biệt là tình hình các nước phương Tây. Bế quan tỏa cảng
là quyết định thể hiện chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, sự thống nhất đất nước
trước các thế lực Đế quốc tạo điều kiện phát triển nội lực tại Nhật Bản.
Mặt khác, trong khung cảnh đất nước đóng cửa, chính sách này còn giúp cho
kinh tế nội thương của Nhật Bản phát triển mạnh, nhiều ngành sản xuất và kinh
doanh mới được ra đời và phát triển. Trong đó, Mạc phủ Tokugawa đã bãi bỏ những
thuế quan nội địa, xây dựng cơ sở hạ tầng để cho mọi người dân trong nước có thể
phát triển kinh tế. Các hệ thống giao thông giữa các vùng, các hải đảo với thủ phủ
được xây dựng tạo nên sợi dây liên kết kinh tế trên tồn quốc14. Đối với nơng nghiệp,
tại thời kỳ này tất cả các yếu tố phát triển nông nghiệp như phương thức canh tác,
gieo trồng, chăm bón,...và nhất là chính sách ruộng đất trước năm 1600 như “chính
13
14

日本史年表 IV. 江戸時代. Truy xuất từ />Nguyễn Quốc Hùng. (2012). Lịch sử Nhật Bản. Nhà xuất bản Thế giới.

8


sách kiểm địa (Kenchi)”, “Kiểm địa điều mục” (1591), là tiền đề để Mạc phủ
Tokugawa kế thừa, phát triển nền nông nghiệp thời kỳ này. Việc khai hoang mở rộng
diện tích đất canh tác ln được đẩy mạnh, các vùng đất khô cằn, đầm lầy cũng được
tái tạo để canh tác, đây được coi là một thành công rất lớn đối với một quốc gia có
địa hình đặc biệt như Nhật Bản. Đất trồng trọt được mở rộng từ 1.600.000 chobu15

lên 2.900.000 chobu. Sản lượng lương thực của Nhật Bản đã tăng lên rõ rệt: đến cuối
thời Tokugawa đã vượt lên 48,6 triệu koku16. Diện tích đất tăng góp phần làm sản
lượng lương thực cho người dân, lãnh chúa và chính quyền Mạc phủ. Ngồi ra, việc
xây dựng hồn thiện hệ thống tưới tiêu mới cũng được chú trọng có những con
mương dài đến 800 dặm được đào để lấy nước từ Shinshu. Nhờ đó, cánh đồng lúa ở
han Musashi tăng từ 667.000 koku lên tới 1.167.000 koku trong thế kỷ XVII. Không
chỉ sản lượng lúa tăng cao mà các sản phẩm của cây công nghiệp cũng được đẩy
mạnh như trồng bông, gai, chè...Việc trồng cây công nghiệp này dựa trên sự phân
tích kỹ lưỡng điều kiện khí hậu, đất đai, vận chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu của giới
quý tộc. Đây được coi là bước đầu để hiện đại hóa nơng nghiệp ở Nhật Bản. Lấy
nơng nghiệp là chính đã làm cho cuộc sống của người dân trong giai đoạn đầu của
thời kỳ Tokugawa không phải lo đối với các loại thuế mà chỉ lo làm ăn, sinh lời.
Đối với thủ công nghiệp, công trường thủ công ra đời và dần thay thế cho hệ
thống phường hội ở Nhật Bản, nhiều khu chạm khắc, sơn mài, dệt lụa...xuất hiện, cho
thấy thủ công nghiệp được xác lập và phát triển mạnh mẽ. Vào đầu thế kỷ XVIII, chỉ
riêng Osaka đã có khoảng 4 vạn thợ thủ cơng sinh sống và thu hút rất nhiều lao động
trên cả nước, Osaka thực sự là một công xưởng lớn. Số lượng người dân làm thủ
công chiếm tới 40% dân số thành thị. Đến cuối thời Tokugawa, các ngành thủ công
nghiệp thu hút 20% lực lượng lao động trong toàn quốc, sản phẩm thủ công nghiệp
đã được đưa về Edo và nhiều vùng xa xôi trên cả nước. Nếu thế kỷ XVII Nhật Bản
phải nhập từ Trung Quốc các loại tơ lụa để sử dụng, nhưng chính sách tỏa quốc làm
cho nhu cầu của nội thương tăng cao, từ đó ngành tơ lụa tại Nhật Bản được khai thác
mạnh mẽ thì đến giữa thế kỷ XVIII, Nhật Bản đã tự sản xuất được các loại tơ lụa, vải
vóc phục vụ nhu cầu của người dân. Ngoài đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp thì thủ
cơng nghiệp cũng sản xuất ra các loại mặt hàng để xuất khẩu như gốm sứ, lụa,..rất có
giá trị về kinh tế. Tuy thực hiện đóng cửa đất nước nhưng Nhật bản vẫn tạo ra rất
15
16

Đơn vị đo diện tích ruộng, 1 chobu tương đương với một hectare.

1 koku tương đương với 180,4 lít

9


nhiều sản phẩm thủ công nghiệp phục vụ cho mọi người dân trong thời kỳ này, góp
phần tạo nên thương hiệu và diện mạo mới cho kinh tế Nhật Bản.
Ngoài ra đối với thương nghiệp, trong giai đoạn đầu của thời kỳ Tokugawa
thương nghiệp Nhật Bản rất phát triển nhờ việc hình thành các Châu Ấn thuyền giúp
cho việc ngoại thương rất phát triển và thu nhiều lợi nhuận. Nhật Bản đã khẳng định
được vị thế của mình đối với các nước trong khu vực. Năm 1600, tiền tệ trở thành
phương thức thanh toán của nhiều hoạt động kinh tế, nhiều bộ phận dân cư, tuy còn
nhiều phức tạp trong việc sử dụng nhưng đó lại là sự chuẩn bị cho việc thống nhất
tiền tệ vào thời Cận đại. Thế nhưng tiền tệ làm ảnh hưởng đến đẳng cấp của các
samurai, lãnh chúa, võ sĩ do họ cần tiền để chi tiêu cho việc đi lại giữa các han và
Edo và ngược lại. Thời kỳ đóng của này Nhật Bản cũng giao thương với nước ngoài
nhưng vẫn lấy nội thương làm nền tảng căn bản cho sự phát triển kinh tế. Thế nhưng
cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Nhật Bản đã bị tiêu hao một khối lượng lớn bạc do
bị Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh mang ra khỏi Nhật Bản. Trong năm
1615 – 1625 đã có khoảng 130.000 – 160.000 kg bạc được xuất ra khỏi Nhật Bản,
điều này là căn cứ thực tế dẫn đến quyết định “tỏa quốc” của chính quyền Tokugawa
để bảo vệ tài chính của đất nước trước các thế lực của phương Tây. Nhìn chung, tuy
khả năng kiểm sốt và phát triển ngoại thương của Nhật Bản còn kém, nhưng nó là
mầm mống cho việc hình thành nhà nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.17
Mặt khác, tuy Nhật Bản đã cấm gần như hồn tồn các loại thuyền bn của
phương Tây để tránh bị xâm chiếm và bảo vệ đất nước, nhưng chính quyền Mạc phủ
Tokugawa vẫn cho người Hà Lan là người Châu Âu duy nhất được giao thương với
Nhật Bản. Chính vì vậy mà Nhật Bản vẫn có thể bắt kịp được các kỹ thuật của
phương Tây, nghiên cứu y học từ các tài liệu của người Hà Lan. Từ đó phong trào Hà
Lan học (1641 – 1853) ở Nhật Bản trở nên rất phát triển và trở thành phương tiện chủ

yếu để Nhật Bản tiếp thu các kiến thức về khoa học và kỹ thuật phương Tây nhằm
mục đích trung hịa các mối quan hệ với các nước phương Tây lúc bấy giờ, khắc
phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế. Không chỉ phát triển được
nền kinh tế nội tại, Nhật Bản cịn từng bước hồn thiện một nền kinh tế tự chủ18.
Trần Thị Tâm (2018). Chuyển biến kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600 - 1868). Đại học Huế. Trường
Đại học Khoa học. Tr 101-112
18
Đinh Thanh Hoa. (2014). Nhật bản trong mối quan hệ với Bồ Đào Nha và Hà Lan dưới thời Tokugawa - một
vài đối sánh. Tạp chí khoa học và công nghệ, tập 2, số 2. Tr 69
17

1


Quang cảnh đảo Deshima và

Bản đồ đảo nhân tạo Deshima thuộc cảng

cảng Nagasaki

Nagasaki

Khu cư ngụ của người Hà Lan trên đảo Deshima (Nagasaki)
(Tranh của Kawahara Keiga)
1.3.

Thành cơng của chính sách chính sách đóng cửa
Thời kỳ sakoku kéo dài trên 200 năm (1639 - 1854) đã đem đến cho Nhật Bản

một thời kỳ hịa bình lâu dài mà chưa một dân tộc nào có được, tập trung vào sự

nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, mở ra một thời kỳ thuận lợi cho nền văn hóa
1


dân tộc phát triển, làm đậm đà bản sắc dân tộc Nhật Bản. Chính nhờ vậy mà sau này,
khi tiếp xúc, tiếp thu văn hóa phương Tây, người Nhật có nền tảng vững chắc để giữ
được bản sắc riêng của mình khi hội nhập vào văn minh thế giới. Thêm vào đó, kể từ
khi cuộc nổi loạn Shimabara chấm dứt (1638) cho đến khi chiến thuyền của Matthew
C. Perry đến Nhật (1853), trên khắp nước Nhật hầu như khơng có chiến tranh và thay
đổi chính trị nào đáng kể. Trong khoảng thời gian lâu này, người Nhật đã tạo nên một
nền văn hóa cố hữu, độc đáo. Những khía cạnh văn hóa truyền thống của Nhật Bản
mà chúng ta nói đến ngày nay thực chất đã được phát huy toàn diện và bắt rễ trong
thời kỳ này.19
Chính sách sakoku cũng là một cách kiểm soát thương mại với các quốc gia
khác, đồng thời khẳng định vị thế của mình trong khu vực: đưa Nhật Bản thoát khỏi
hệ thống sách phong - triều cống của Trung Quốc, từ một thị trường tiêu thụ hàng hóa
ngoại quốc thành một nước tự chủ về sản xuất.
Chính sách sakoku là chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Nhật Bản
khỏi nạn “chảy máu” ra bên ngồi, điển hình là bạc và đồng 20. Tuy số lượng bạc
“chảy” qua Triều Tiên ngày càng lớn nhưng xuất khẩu bạc qua Nagasaki bị Mạc phủ
kiểm sốt rất chặt chẽ. Chính sách sakoku cịn giải quyết được vấn đề về tôn giáo và
an ninh đất nước bị đe dọa bởi những người truyền giáo và các nước có ý định lăm le
xâm lược Nhật Bản.
Chính sách sakoku khơng có nghĩa là đóng cửa hồn tồn, chính quyền Mạc phủ
vẫn mở 4 cửa giao lưu buôn bán với bên ngồi. Tuy nhiên, chỉ có Nagasaki là cánh
cửa do Bakufu trực tiếp quản lý (quan Nagasaki Bugyo) và cho phép thương nhân Hà
Lan - thương nhân phương Tây duy nhất vào buôn bán. Người Hà Lan mở các trường
Rangaku (Hà Lan học) dạy tiếng Hà Lan, y học và kỹ thuật hàng hải phương Tây.
Chính sách sakoku cho phép Nhật Bản vẫn nắm bắt được kỹ thuật phương Tây thông
qua nghiên cứu y học và các tài liệu khác bằng tiếng Hà Lan có được từ Dejima.

Những kiến thức này góp phần giúp cho người Nhật nhận thức được tình hình thế giới
và tìm ra đối sách thích hợp trước áp lực của các nước phương Tây, giúp Nhật Bản
siết chặt sợi dây đoàn kết dân tộc khi làn sóng văn minh Âu hóa ập đến.

Trần Thế Nhựt. (2011). Vai trò của Fukuzawa Yukichi đối với lịch sử Nhật Bản cận đại.
Tashiro, Kazui. (1982). Foreign Relations During the Edo Period: Sakoku Reexamined. Journal of Japanese
Studies.
19
20

1


Khơng những vậy, những kết quả mà chính sách sakoku đạt được còn tác động
đến thời kỳ sau: mang đến cho Nhật Bản sự ổn định, tạo tiền đề cho sự thay đổi và mở
rộng Nhật Bản sau này; đặt nền móng cho Nhật Bản trở thành một cộng đồng duy
nhất, toàn bộ nền kinh tế thời kỳ này từng bước được kết nối với nhau bằng một mạng
lưới chung thống nhất. Dưới tác động của chính sách sakoku, Nhật Bản đều mang nét
riêng biệt về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa...Những bản sắc này được lưu giữ vơ
cùng cẩn trọng giúp Nhật Bản khơng bị đồng hóa sau khi mở cửa giao thương lại với
các nước phương Tây.
Về ý nghĩa của chính sách tỏa quốc, Arnold Toynbee – học giả người Anh –
chuyên gia lịch sử văn hóa nổi tiếng thế giới - viết: “Chế độ Tokugawa đã tách Nhật
Bản khỏi phần còn lại của thế giới và đã giữ được “điều phi thường” chính trị này
trong gần hai thế kỷ. Nhưng chế độ này đã bất lực trong việc ngăn chặn tiến trình thay
đổi xã hội trong một đế chế Nhật Bản bị cô lập, mặc dù nó đã cố gắng làm cho hệ
thống phong kiến được thừa hưởng từ thời biến loạn trước đó, thành một tổ chức vĩnh
viễn”21. Có thể nhận định rằng, chính sách sakoku là kiểu đóng cửa nhưng khơng khép
kín, phản ánh chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo và có hiệu quả của Nhật Bản.
1.4.


Hạn chế của chính sách đóng cửa
Trong khi các nước phương Tây đang dần tiến đến cuộc Cách mạng Công

nghiệp cùng với các phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế dồn dập 22. Chính quyền
Tokugawa Bakufu tự mình quyết định đóng cửa ngăn chặn giao thơng với thế giới bên
ngồi. Vào đầu thế kỷ 17, trước khi lệnh sakoku được thi hành, nước Nhật đã bắt kịp
các nước phương Tây trên nhiều mặt và có một số mặt đã đi vượt qua. 23 Tuy nhiên,
trong khoảng thời gian hơn 2 thế kỷ thực thi chính sách này đã khiến Nhật Bản lạc
hậu về mặt khoa học, kỹ thuật so với phương Tây, dẫn đến khoảng cách giữa Nhật
Bản và phương Tây ngày càng xa, cùng với đó là hệ quả suy giảm quốc lực.
Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện chế độ sankin kotai đã đem đến những hệ
quả nằm ngoài suy tính của chính quyền Tokugawa, cụ thể là:
Về kinh tế, khi bước sang thế kỷ XVIII, việc duy trì một thiết chế chính trị
phong kiến dựa trên cơ sở nền kinh tế nơng nghiệp đã khơng thể thích ứng với sự
chuyển biến chung của đời sống xã hội (sức phát triển của nông nghiệp ngày càng
Arnold Toynbee. (2002). Nghiên cứu về lịch sử – Một cách thức diễn giải. NXB Thế Giới, Hà Nội.
Trần Thế Nhựt. (2011). Vai trò của Fukuzawa Yukichi đối với lịch sử Nhật Bản cận đại.
23
Vĩnh Sính. (2014). Nhật Bản cận đại. Hà Nội: NXB Lao Động.
21
22

1


giảm; thuế khóa ngày một nặng nề đè lên đơi vai của người nơng dân; tình trạng mua
bán, bao chiếm, tước đoạt ruộng đất ngày càng trầm trọng...), dẫn đến nhiều cuộc nổi
dậy của nông dân24. Để giải quyết vấn đề đó, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách
cải cách nhưng khơng có chính sách nào khả quan. Hệ quả là, đến cuối thời Edo, Mạc

phủ đã phải bãi bỏ chế độ sankin kotai nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho các lãnh
chúa và tăng cường khả năng phịng thủ tại địa phương. Đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ vào giữa thế kỷ
XX.25
Về ngoại thương, sau khi thực hiện chính sách sakoku, nhiều thủy thủ và thương
nhân Nhật Bản đã không trở về nước mà sống hịa nhập với cư dân bản địa. Vì sự
“chảy máu” bạc ngày càng nhiều, chính quyền Edo đã đề ra quy định kiểm soát chặt
chẽ đối với thuyền buôn của Trung Quốc, Hà Lan, Triều Tiên và Ryukyu. Điều này đã
ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Nhật Bản với các nước và kéo dài mãi cho đến khi
Nhật Bản phải mở cửa đất nước vào giữa thế kỷ XIX.
Về văn hóa - xã hội, từ cuối thế kỷ XVI, xã hội Nhật Bản chia thành 4 đẳng: sĩ,
công, nông, thương; đến thời Edo, địa vị của các đẳng cấp được xác định: hai đẳng
cấp dưới được gọi chung là chonin, có địa vị xã hội khác biệt so với võ sĩ - người
được coi là có nguồn gốc cao quý, nắm giữ vai trò thống trị xã hội. Tuy nhiên, do tác
động của điều kiện kinh tế - xã hội, các đẳng cấp võ sĩ ngày càng bị quan liêu hóa, vì
hầu như các samurai đều sống ở nơi đơ thị phồn hoa, chính vì lẽ đó quan niệm cũng
như lối sống vốn có của họ đã dần bị thay thế, dẫn đến đẳng cấp samurai bị bần cùng
hóa. Để ngăn chặn việc này xảy ra, chính quyền Mạc phủ đã có những giải pháp như
tiết kiệm, trợ cấp, cho vay nợ,... nhưng các chủ trương đó lại khiến cho tình hình ngày
càng nghiêm trọng hơn, điển hình là có đến hơn 50% đại lý cho vay nợ phải đóng cửa
kinh doanh hoặc bị phá sản. Hệ quả lớn nhất là thúc đẩy toàn bộ các đẳng cấp xã hội
tham gia vào trào lưu cải cách, lật đổ chế độ Mạc phủ ở Châu Á với lực lượng lãnh
đạo là samurai dựa trên ý thức dân tộc và “tinh thần hiệp sĩ Nhật Bản”26.

Nguyễn Quốc Hùng. (2012). Lịch sử Nhật Bản. Nhà xuất bản Thế giới.
Nguyễn Quốc Hùng. (2012). Lịch sử Nhật Bản. Nhà xuất bản Thế giới.
26
Michio Morishima. (1991). Tại sao Nhật Bản lại thành công? Cơng nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản.
NXB Khoa học Xã hội.
24

25

1


CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH ĐĨNG CỬA CỦA VIỆT NAM THỜI NHÀ
NGUYỄN (1802 – 1858)
1.1.

Nguyên nhân dẫn đến chính sách chính sách đóng cửa
Năm 1533, một người phương Tây đã lén lút truyền đạo ở Việt Nam tại các xã

như là xã Ninh Cường, xã Trà Lũ, và xã Quần Anh. Đến năm 1596, có một giáo sĩ Tây
Ban Nha tên là Diego Adverte đã tới giảng đạo Thiên Chúa. Vì sự lui tới của các
thuyền Tây Ban Nha ngày càng nhiều nên chúa Nguyễn đã trục xuất họ ra khỏi hải
phận. Đến thế kỷ XVII, các giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam truyền đạo nhiều hơn,
lúc này các chính quyền Lê - Trịnh và Nguyễn đã bắt đầu cho lệnh cấm các giáo sĩ
hoạt động. Tuy các lệnh cấm đưa ra rất ráo riết nhưng các giáo sĩ vẫn lén lút hoạt động
để truyền đạo. Họ dựa vào sự suy thoái của Nho giáo và cuộc sống cực khổ của nhân
dân mà truyền các giáo lý về Chúa cứu thế nên rất được nhân dân hưởng ứng. Khi các
giáo sĩ thừa sai được cho rằng không chỉ truyền một “đạo rối làm bại hoại nhân tâm”
mà cịn có những ý đồ chính trị nhằm chia rẽ quốc gia và mở đường cho các cuộc
chiến tranh xâm lược, giống như việc xảy ra ở Macao với thực dân Bồ Đào Nha hay
Formosa (Đài Loan), Indo với thực dân Hà Lan. Vì lý do đó mà việc thi hành chính
sách “bế quan tỏa cảng” ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn.
Cuối thế kỷ XVIII, các nước phương Tây càng đẩy mạnh các chính sách xâm
lược thuộc địa của mình và thực hiện bành trướng ở phương Đơng. Q trình bành
trướng của phương Tây luôn gắn liền với sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo. Nó là
cơng cụ hữu hiệu cho chính sách xâm lược thuộc địa. Các nhà nước phương Đông
trong đó có Việt Nam thấy được sự đe dọa nền an ninh của nhà nước nên luôn trong tư

thế cảnh giác. Đầu thế kỷ XIX, Việt Nam không mở rộng những mối quan hệ với các
nước phương Tây. Dưới triều Vua Gia Long Việt Nam hạn chế hết mức các cuộc
ngoại giao đối với các tư bản nước ngoài. Nhưng riêng Pháp thì Gia Long thực hiện
chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng cũng rất cứng rắn để có thể bảo vệ an ninh quốc
gia. Tuy thuyền buôn ngoại quốc vẫn đến Việt Nam để buôn bán trao đổi nhưng trước
sự bành trướng của phương Tây, triều đình nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “đóng
cửa”. Ngồi ra, dưới thời Gia Long, ơng thực hiện chủ trương dung hịa đối với Thiên
Chúa giáo nhưng không thể chống đạo một cách cơng khai, cũng khơng thể “cấm đạo”.
Thời gian trị vì ông luôn có những nhận thức sâu sắc sự nguy hiểm từ những người
truyền đạo. Tuy nhiên để đảm bảo mối quan hệ bình yên với Pháp, Gia Long cố gắng
1


đứng ngồi việc chống đạo, khơng xóa bỏ cũng khơng phát triển thêm. Đến thời Minh
Mạng, trước tình hình ngày càng bành trướng của phương Tây ông đã cho thực thi hai
chính sách “bế quan tỏa cảng” và “cấm đạo sát đạo” để bảo vệ cho sự thống trị và an
ninh quốc gia.
Nguyên nhân hàng đầu khiến nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa
cảng” là do ý đồ thăm dị, chiếm đất để đặt thương điếm, tìm kiếm thị trường ở Việt
Nam của các nước tư bản phương Tây, trước hết là thực dân Pháp. Những mưu đồ và
hành động cụ thể ấy đã làm dấy lên sự nghi ngờ, nỗi lo sợ về tương lai của đất nước
dưới triều nhà Nguyễn. Sau khi Gia Long lên ngôi một thời gian thì đến tháng 6 năm
Đinh Sửu (1817), một chiến tàu binh của Pháp do thuyền trưởng là Bá tước Kergarien
chỉ huy được vua Pháp Louis XVIII cử sang xin thi hành những điều ước của ông Bá
Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cảng Đà Nẵng và đảo Cơn Lơn. Chính phủ Pháp
đã khơng thi hành bất cứ điều khoản nào trong hòa ước Versailles mà họ lại đến Việt
Nam để yêu cầu Việt Nam giao nộp cả đảo Cơn Lơn và cảng Đà Nẵng. Chính điều đó
đã làm cho vua Gia Long phải xem xét và suy nghĩ đến mưu đồ đen tối của Pháp.
Không phải ngẫu nhiên mà trước lúc từ trần, ông đã căn dặn vua Minh Mạng phải hết
sức đề cao cảnh giác với phương Tây nói chung và thực dân Pháp nói riêng.


Thương gia Anh đến cảng Đà Nẵng thơng thương
Các triều đại phong kiến nước ta vốn chỉ muốn duy trì một nền tảng nơng
nghiệp vừa đủ, để nơng dân vừa đủ ăn. Chủ trương “trọng nông ức thương” nhằm
không để hình thành một tầng lớp phú thương quá giàu có khiến họ sẽ hình thành
những u sách gây bất lợi. Thứ hai là việc giữ nền tảng nông nghiệp quận bình sẽ dễ
quản lý hơn trong một hệ thống xã hội vốn dĩ đã ln có sự cạnh tranh gay gắt. Trong
khi đó, các thuyền bn Châu Âu du hành khắp các đại dương để tìm những con
1


đường giao thương mới để phát triển tư bản. Sự va chạm này dẫn tới suy nghĩ của giới
quan lại và vương tộc rằng một nền thương mại mở sẽ bóp nghẹt nền sản xuất nơng
nghiệp và nền tảng xã hội nơng nghiệp vốn có, từ đó đe dọa đến khả năng quản lý
vương triều thống nhất về kinh tế và các mặt khác. Do đó, “Bế quan tỏa cảng” đã trở
thành một lựa chọn về kinh tế.
Song song với đó là yếu tố về tơn giáo. Đạo Cơng giáo chỉ thờ Chúa, không thờ
Tổ tiên, không sùng bái thần thánh, khơng có khái niệm về các lễ nghi kiểu Á Đơng.
Trong khi đó, tín ngưỡng quan trọng nhất của người Việt lại là thờ cúng tổ tiên, sùng
bái thần thánh, tham gia các lễ hội đình làng... Sự khác biệt về tín ngưỡng tơn giáo là
một trong những ngun nhân chủ chốt dẫn tới sự “đóng cửa”, “miễn giao lưu” của
nhà Nguyễn từ thời Minh Mạng trở về sau.
Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa khiến các vị vua triều Nguyễn ban hành
chính sách đóng cửa cịn là vì lúc bấy giờ xã hội Việt Nam cịn có tầm nhìn bị hạn chế
bởi những tư tưởng Nho giáo lạc hậu, và vì chưa có những tiền đề, những nhân tố bên
trong tạo điều kiện cho sự “mở cửa” để đón nhận khoa học kỹ thuật và sự ảnh hưởng
của văn minh Phương Tây để duy tân đất nước trở nên tiến bộ hơn.
1.2.

Nội chung của chính sách đóng cửa

Về mặt kinh tế: nhà Nguyễn đã ban hành những chính sách nhằm “ức thương”,

cụ thể là đánh thuế cao cộng thêm nhiều khoản phí khác, đồng thời đưa ra những luật
lệ phức tạp, tàu thuyền chỉ được đỗ ở một số cảng nhất định, những điều này nhằm
mục đích là gây khó dễ với các thuyền bn Châu Âu, khiến họ không thể giao thương
với nước ta. Song song với đó thì triều đình cũng cấm xuất khẩu những mặt hàng như
lúa gạo, vàng bạc, kim loại,...
Về mặt tôn giáo: triều đình đã thực thi những chính sách cấm đạo khắt khe (cụ
thể là Thiên Chúa giáo), lệnh cho các quan lại địa phương tăng cường kiểm soát, ngăn
cản những hoạt động truyền giáo trong dân chúng, cho đuổi tất cả các giáo sĩ truyền
đạo về nước, hoặc đôi khi còn đàn áp họ cùng với các cuộc nổi loạn của những người
theo đạo Thiên Chúa. Tiêu biểu có thể kể đến cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi (18331835) đã có sự tham gia của các giáo sĩ và giáo dân. Căng thẳng nhất là khi triều đình
cho truy bắt và tử hình một số giáo sĩ người Pháp như Gagelin, Borie, Delamotte,...
Giáo dục nhân dân nên học những tín ngưỡng truyền thống.
1


Về mặt chính trị: từ thời Gia Long đã xuất hiện những mầm mống cho chính
sách “Bế quan tỏa cảng”. Khi vua Minh Mạng kế vị, ông đã luôn cự tuyệt những lời
hảo ý của viên lãnh sự Pháp, từ chối nhận lễ vật, khước từ những đề nghị ngoại giao
với phương Tây. Căng thẳng nhất là vào năm 1830, vua Minh Mạng đã thực thi biện
pháp cứng rắn bằng cách cho đóng cửa tịa Lãnh sự Pháp. Những đời vua tiếp theo
cũng lại ngày càng siết chặt chính sách đóng cửa đất nước.
Tóm lại, việc ban hành những luật lệ khắt khe trên nhiều phương diện của chính
sách đóng cửa qua nhiều đời vua Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng cho đến Thiệu Trị,
Tự Đức đã cho ta thấy sự dè chừng đối với các nước tư bản phương Tây, bên cạnh đó
cịn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng có phần bảo thủ. Nhưng cốt lõi cũng nhằm mục đích
bảo vệ quốc gia trước những mưu tính xâm lược Việt Nam bằng nhiều con đường của
các quốc gia tư bản phương Tây, đặc biệt là Pháp.
1.3.


Thành cơng của chính sách đóng cửa của nhà Nguyễn
Thành cơng đầu tiên có thể kể đến đó chính là góp phần củng cố quyền thống

trị của nhà Nguyễn, làm vững mạnh tính chuyên chế vốn có. Triều vua Minh Mạng đã
ban hành hàng loạt những chính sách để cải cách bộ máy nhà nước đến mức hoàn
chỉnh, đầy đủ từ trung ương đến địa phương, đồng thời tăng cường bóc lột các tầng lớp
bên dưới.Trong chính trị, triều đình nhà Nguyễn vẫn giữ nguyên hệ thống quan liêu
như thời Lê, lập lại chế độ phong kiến tập quyền, đồng thời đề ra bộ luật Gia Long
nhằm bảo vệ quyền hành của quan quan triều đình. Trong kinh tế - xã hội, nhà Nguyễn
đặt lại chế độ quân điền, nông dân bị bắt nộp tô thuế, đi phu dịch nặng nề, bị các địa
chủ chiếm đoạt phần lớn ruộng đất trắng trợn…
Nhìn vào những đặc điểm chính sách đóng cửa của nhà Nguyễn, chủ yếu là vua
Minh Mạng đặt ra, có thể thấy rõ chính sách mang nặng tư tưởng “Trọng nghĩa hơn
trọng lợi” và “Chủ nghĩa dân tộc” của Đại Hán, không quan hệ với các quốc gia khác
và chỉ có dân tộc mình mới xứng đáng có được vị trí trung tâm cũng như tinh hoa nhân
loại. Suy nghĩ này không phải vô căn cứ khi trong khoảng từ 1831 - 1832, Việt Nam là
một quốc gia mạnh trong khu vực. Cùng với đó, chính quyền nhà Nguyễn ra sức bảo
vệ hệ tư tưởng Nho giáo, bài xích các hệ tư tưởng đến từ phương Tây, điển hình là
Kito giáo vì cho rằng đây là cách mà Pháp và các nước phương Tây mượn cớ để xâm
lược Việt Nam.

1



×