Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.42 KB, 65 trang )

1

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải hàng không là một trong những ngành kinh tế then chốt của đất
nước góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phục vụ yêu cầu an ninh quốc
phòng, là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện đường lối đối
ngoại mở cửa “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” và
chính sách hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới.
Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của
đảng và nhà nước với chính sách chủ động hội nhập kinh tế thế giới đã tạo
ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành vận tải hàng không nhưng
đồng thời những rủi ro, thách thức trong mơi trường cạnh tranh có tính quốc
tế năng động cũng rất phức tạp.
Điều này địi hỏi Tổng cơng ty hàng không Việt Nam phải biết phát huy,
tận dụng triệt để các điểm mạnh và hạn chế được những yếu kém của mình
để có thể tạo ra một bước thay đổi về chất, cho phép Tổng công ty tiếp tục
phát triển nhanh, vững chắc trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, đồng thời trở thành một hãng hàng không quốc tế hoạt động có hiệu quả
và có sức cạnh tranh cao trong khu vực, đóng góp vào sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .
Nhận thức được vấn đề trên, sau quá trình thực tập tại Ban Kế hoạch đầu
tư - Tổng công ty hàng không Việt Nam, cùng với sự giúp đỡ rất nhiệt tình
của các anh, chị trong Tổng công ty và với sự hướng dẫn tận tâm của các
thầy, cô giáo khoa Quản Trị Kinh Doanh đặc biệt là thầy giáo, Tiến sĩ Trần
Việt Lâm, em đã chọn đề tài “Phân tích và dự báo môi trường kinh
doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong điều kiện hội
nhập” làm chuyên đề tốt nghiệp.



Chuyên đề tốt nghiệp

2

Đề tài của em gồm có ba chương đó là:
Chương 1: Giới thiệu chung về Tổng cơng ty hàng khơng Việt Nam
Chương 2: Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh của Tổng công
ty hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Chương 3: Một số định hướng chiến lược phát triển đối với Tổng công ty
hàng không Việt Nam.


Chuyên đề tốt nghiệp

3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CƠNG TY
HÀNG KHƠNG VIỆT NAM
1.1. Q trình hình thành và phát triển của Tổng công ty hàng không
Việt Nam
1.1.1. Thông tin chung
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty hàng không Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM AIRLINES CORPORATION.
Tên viết tắt: VIETNAM AIRLINES.
Hình thức pháp lý: Tổng cơng ty hàng khơng Việt Nam là Tổng công ty
nhà nước, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, do thủ tướng chính
phủ quyết định thành lập, hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ con theo
quyết định số 372/QĐ – TTg ngày 04 tháng 4 năm 2003.
Biểu tượng: Bông sen vàng.


Địa chỉ: Trụ sở chính Tổng Cơng ty Hàng khơng Việt Nam
200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Hà Nội, VIỆT NAM.
Điện thoại: (84-4) 8732732
Fax: (84.4) 2700222
E_mail:
Wedside: />

Chuyên đề tốt nghiệp

4

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Tổng công ty hàng không Việt Nam: Vietnam Airlines đã trải qua nhiều
giai đoạn phát triển trước khi trở thành như ngày nay.
Lịch sử ngành hàng không dân dụng Việt Nam bắt đầu từ ngày 15 tháng 1
năm 1956, khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ký Nghị
định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Với một
đội máy bay nhỏ gồm 5 chiếc, hàng không Việt Nam mở đường bay quốc tế
đầu tiên tới Bắc Kinh. Tiếp đó, các đường bay quốc tế mới đến Viêng Chăn
và Băng Cốc được mở lần lượt vào các năm 1976 và 1978.
Năm 1976, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đổi tên thành Tổng cục
Hàng khơng dân dụng Việt Nam. Cũng trong năm đó Tổng cục Hàng không
dân dụng Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động thường xuyên, chuyên chở
21.000 hành khách trong đó 7.000 hành khách trên chuyến bay quốc tế và
3.000 tấn hàng hố.
Năm 1993, Tổng cục hàng Khơng dân dụng Việt Nam đổi tên thành Hãng
Hàng không Quốc gia Việt Nam và là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Ngày 27 tháng 5 năm 1995 theo quyết định số 328/TTg của thủ tướng
chính phủ, Tổng cơng ty Hàng không Việt Nam được thành lập, với tư cách

là một tập đồn kinh doanh vận tải hàng khơng có quy mơ lớn của nhà nước.
Tổng cơng ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận
tải hàng khơng đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngồi,
trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn,
thuê và mua sắm tầu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu
vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong


Chun đề tốt nghiệp

5

nước và nước ngồi. Từ đó đến nay, Tổng công ty hàng không Việt Nam đã
đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong kinh doanh vận chuyển hành khách
và các loại hình dịch vụ khác.
Tổng cơng ty Hàng không Việt Nam lấy vận tải hàng không làm lĩnh vực
kinh doanh cơ bản, chủ yếu do Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam
(Vietnam Airlines) đảm nhiệm.
Công ty bay dịch vụ (VASCO), thực hiện chức năng bay dịch vụ phục
vụ nền kinh tế quốc dân và bay thuê chuyến nên năng lực còn hạn chế và
thị trường còn hạn hẹp nên hoạt động của VASCO chưa có hiệu quả kinh
tế. Ngoài ra trong hệ thống các doanh nghiệp vận tải hàng khơng cịn có
Cơng ty hàng khơng cổ phần Pacific Airlines nhưng nay đã cổ phần hóa
và chuyển giao quyền quản lý sang Bộ Tài Chính. Ngồi vận tải hàng
khơng và các dịch vụ đồng bộ khác thì Tổng cơng ty cịn kinh doanh
nhiều nghành nghề khác nhau. Trực thuộc tổng cơng ty có các đơn vị
hạch tốn độc lập và các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự
nghiệp
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc:

1. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
2. Công ty bay dịch vụ hàng khơng (VASCO)
3. Xí nghiệp TMMĐ Nội Bài
4. Xí nghiệp TMMĐ Đà Nẵng
5. Xí nghiệp TMMĐ Tân Sơn Nhất
6. Xí nghiệp máy bay A75
7. Xí nghiệp máy bay A76.


Chuyên đề tốt nghiệp

6

Các đơn vị hạch toán độc lập:
1. Cơng ty giao nhận hàng hóa Tân Sơn Nhất
2. Cơng ty cung ứng xăng dầu hàng không
3. Công ty xuất nhập khẩu hàng không
4. Công ty nhựa cao cấp hàng không,
5. Công ty in hàng không
6. Công ty xuất nhập khẩu lao động hàng không
7. Công ty cung ứng dịch vụ hàng khơng
8. Cơng ty xây dựng cơng trình hàng không
9. Công ty vận tải ô tô hàng không
10. Công ty cổ phần xuất ăn hàng không Nội Bài
11. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa.

Đơn vị sự nghiệp: Viện khoa học hàng không.
1.2. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty hàng không Việt Nam
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của TCTHK VN

Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng khơng
đối với hành khách, hàng hóa trong nước và quốc tế theo quy hoạch, kế
hoạch, và chính sách phát triển hàng không dân dụng của Nhà nước. Trong
đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê
và mua sắm máy bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư,
thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của TCT. Ngoài ra, TCTHK VN còn thực hiện nhiệm vụ liên doanh
liên kết với các tổ chức trong nước và nước ngoài theo pháp luật và chính
sách của nhà nước và tiến hành các nhiệm vụ kinh doanh khác theo quy định
của pháp luật.


Chuyên đề tốt nghiệp

7

Nhận và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do
nhà nước giao, bao gồm cả vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Nhận và
sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai, thương quyền và các nguồn lực khác
do nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ
được giao khác.
Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cơng nhân trong TCT.
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty hàng không Việt
Nam
Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất kinh doanh.
• Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu
kiện, bưu phẩm, thư.
• Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hang không, và các
thiết bị kỹ thuật khác, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ

tùng cho các hãng hàng không trong và ngồi nước.


Xuất, nhập khẩu máy bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không
(thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác
theo quy định của pháp luật.

• Cung cấp các dịch vụ thương mại mặt đất, các dịch vụ tại nhà ga
hành khách, ga hàng hóa, dịch vụ dao nhận hàng hóa, dịch vụ
thương nghiệp, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các
tỉnh, thành phố, các dịch vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay
và các dịch vụ hàng khơng khác.
• Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các nhà sản xuất máy bay,
động cơ, thiết bị, phụ tùng máy bay, các công ty vận tải, du lịch
trong nước và nước ngoài.


Chun đề tốt nghiệp


8

Hoạt động hàng khơng chung (Bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa
chất, bay hiệu chuẩn các đài dẫn dường hàng không, sửa chữa bảo
dưỡng đường điện cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra
mơi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng).

• Sản xuất và chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm phục vụ trên máy
bay, các dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất nhập

khẩu và cung ứng xăng dầu tại các cảng hàng khơng, sân bay và các
địa điểm khác.
• Tài chính, cho th tài chính, ngân hàng.
• In, xây dựng, tư vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao động và các dịch
vụ khoa học, cơng nghệ.
• Đầu tư ra nước ngồi.
• Mua, bán doanh nghiệp.
• Góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần
theo quy định của pháp luật.


Các lĩnh vực nghành nghề khác theo quy định của pháp luật.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của TCTHK VN
1.2.3.1. Cơ cấu tổ chức :
TCTHK VN (Vietnam Airlines) là công ty mẹ, bao gồm các cơ quan đơn
vị sau (đã trình bày trên mục 1.2).
• Văn phịng và các ban chun mơn nghiệp vụ.
• Các đơn vị phụ thuộc (7).
• Các đơn vị hạch tốn độc lập (11).


Đơn vị sự nghiệp (1)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TCT :
Mơ hình quản trị của TCTHK VN là mơ hình Trực tuyến – chức năng.


9

Chuyên đề tốt nghiệp


Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietnam Airlines
Hội đồng quản trị tổng công ty
Ban kiểm sốt

Tổ chun viên
giúp việc
Tổng giám đốc TCT/VNA

Văn
phịng

Ban kế
hoạch
đầu tư

Phó TGĐ
VNA kỹ
thuật

Ban tài
chính
kế tốn

Phó TGĐ
VNA
khai thác
bay

Ban tổ

chức
cán bộ
LĐ tiền
lương

Ban
cơng
nghệ
thơng
tin

Phó TGĐ
VNA
khai thác
mặt đất

V/P
Đảng
đồn

V/P
Cơng
đồn

Phó TGĐ
VNA
thương
mại

Phó TGĐ

TCT phụ
trách các DN
ngồi VNE

Ban kĩ
thuật

Ban tiêu chuẩn
và an toàn bay

Ban dịch vụ
thị trường

Ban kế hoạch thị
trường

Ban đảm
bảo chat
lượng

Ban điều hành
và khai thác
bay

2 TT điều
hành khai
thác (OCC)
NB và TSN

Ban tiếp thị hành

khách

Ban quản
lý vật tư
2 XN sửa
chữa MB
A75, A76
Cơng ty cung
ứng và XNK
hàng khơng

Đồn bay 919

Đồn tiếp viên
Trung tâm đào
tạo

Xí nghiệp
SXCB suất
ăn Nội Bài
3 XN phục vụ
mặt đất
NB,ĐN,TSN
XN dịch vụ
hàng hóa NB

Ban hàng hóa
3 VP khu vực
(bắc, trung, nam)
Các VP đại diện

tại nước ngoài


Chuyên đề tốt nghiệp

10

1.2.3.2. Cơ chế quản lý :
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của TCTHK VN, Tổng cơng ty (cơng
ty mẹ) có “quyền chi phối tức là quyền tác động đến các công ty con, công
ty bị chi phối về điều lệ hoạt động, nhân sự chủ chốt, tổ chức bộ máy quản
lý, bí quyết cơng nghệ, thương hiệu, thị trường, chiến lược kinh doanh, định
hướng đầu tư và các quyết định quan trọng khác được quy định trong điều
lệ công ty con, công ty bị chi phối hoặc theo thỏa thuận giữa Tổng công ty
với công ty con, cơng ty bị chi phối đó.
Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại
TCT, có quyền nhân danh TCT để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc
xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của tổng công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền , trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho
các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. Hội đồng quản trị
là đại diện chủ sở hữu đối với các công ty con do TCT đầu tư toàn bộ vốn và
đại diện sở hữu phần vốn góp của TCT đầu tư ở các doanh nghiệp khác.
Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động
hàng ngày của tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết,
quyết định của hội đồng quản trị, phù hợp với điều lệ tổng công ty; chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện các
quyền và các nhiệm vụ được giao.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong giai
đoạn 2003-2007.
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh:

Tổng công ty hàng không Việt Nam lấy vận tải hàng không làm lĩnh vực
kinh doanh cơ bản, gồm có vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đây là sản
phẩm dịch vụ vận chuyển tương đối cao cấp ở Việt Nam nhưng đang dần


Chuyên đề tốt nghiệp

11

được phổ biến. Hiệu quả kinh doanh của tổng cơng ty được đánh giá qua 2
chỉ tiêu:


Hiệu quả về mặt tài chính.



Hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động đầu tư.

1.3.2. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp
Tổng công ty hàng không Việt Nam cung ứng và phát triển tất cả các dịch
vụ vận chuyển hàng khơng. Mạng đường bay của Vietnam Airlines tính đến
thời điểm này gồm có:
Mạng bay Nội địa
Bn ma thuật, Rạch Giá, Đà Nẵng, Vinh, Điện Biên, Côn Đảo, Đà Lạt,
Chu Lai, Hà Nội, Quy Nhơn, Hải Phòng, Tuy Hòa, Huế, TP Hồ Chí Minh,
Nha Trang, Plây Cu, Phú Quốc và Cà Mau.
Mạng bay quốc tế



ĐƠNG DƯƠNG: Phơm Pênh – Cam Pu Chia, Siêm Riệp – Cam Pu
Chia Luông Phờ-Ra-Băng – Lào, Viên Chăn – Lào.



ÚC: Men -Bơn, Xít-Ni.



CHÂU ÂU: Pa-Ri – Pháp, Frăng-Phuốc – Đức, Mat-Xcơ-Va – Cộng
Hòa Liên Bang Nga.



ĐƠNG BẮC Á: Hồng Kơng – Hồng Kơng, Quảng Chân – Trung
Quốc, Taichung – Đài Loan, Bắc Kinh – Trung Quốc, Đài Bắc – Đài
Loan, Công Minh – Trung Quốc, Cao Hùng – Đài loan, Pu San – Hàn
Quốc , Fu-Ku-Ô-Ka – Nhật Bản, Xê-Un – Hàn Quốc, Ô-Sa-Ka
(KanSai) – Nhật Bản, Sapporo – Nhật Bản, Haneda - Tô Ky Ơ – Nhật
Bản, Narita - Tơ Ky Ơ – Nhật Bản, Miyazaki – Nhật Bản.



ĐƠNG NAM Á: Băng Cốc – Thái Lan, Xinh Ga Po - Xinh Ga Po, Kua
La Lăm Pơ – Mã Lai, Ma-Ni-La - Phi Líp Pin, Ja-Các-Ta – In đơ nê xi
a.



BẮC MỸ: Atalanta – Mỹ, Boston – Mỹ, Denver - Mỹ, Dallas Fort

Worth – Mỹ, Washington – Mỹ, Houston – Mỹ, New York – Mỹ, Los


Chuyên đề tốt nghiệp

12

Angeles – Mỹ, Miami – Mỹ, Oklahoma – Mỹ, Chicago – Mỹ, San
Francisco – Mỹ.
Tổng công ty có 22 văn phịng đại diện ở nước ngồi (VPCN Bắc Mĩ,
Canada, Pháp, Đức, Séc, Nga, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kong, Bắc Kinh, Thượng Hải, Côn Minh, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Philipines, Singapore, Malaisia, Úc) và vẫn đang được tiếp tục mở thêm mới.
Tổng công ty đang tiếp tục phát triển các dịch vụ hàng hóa khơng đồng bộ
như khai thác mặt đất, ga hành khách, kho hàng, suất ăn nhằm khai thác
triệt để các lợi thế của mình, khơng ngừng tăng tỉ trọng bán dịch vụ cho các
hãng hàng khơng nước ngồi. Và bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cũng đang
được đầu tư mạnh.
1.3.3. Cơ sở vật chất
Tài sản chủ yếu của Vietnam airlines nói riêng và của Tổng cơng ty hàng
khơng Việt Nam nói chung là đội máy bay, trong đó gồm có đội máy bay
thuê và máy bay chủ sở hữu. Tính đến tháng 12/2007, đội máy bay của
Vietnam Airlines gồm có:
Bảng 1: Đội máy bay đang được khai thác của Vietnam Airlines
Loại máy bay
Boing 777_200

Airbus A330
Airbus A320
Airbus A321

Fokker 70
ATR72
Tổng số

Số lượng
4
4
1
1
1
3
10
13
2
10
49

Số ghế
338
307
325
395
320
266
192
184
79
65

Số ghế hạng C

32
25
35
12
36
24
0
16
0
0

Số ghế hạng Y
306
282
290
283
284
242
162
168
79
65

(Nguồn: phịng hành chính tổng hợp)


13

Chuyên đề tốt nghiệp


Ưu điểm nổi bật của đội máy bay do Vietnam Airlines khai thác là khá
trẻ. Tuy nhiên, so với mức bình quân trong khu vực, đội máy bay của
Vietnam Airlines thua rõ rệt về số lượng máy bay, ghế/tải cung ứng, tầm
bay và tỷ trọng sở hữu máy bay.
1. 3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT
Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của TCTHK VN trong 5 năm
trở lại đây được thể hiện qua bảng tính.
Bàng 2 : Kết quả tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu
Tổng doanh thu

2003
8.383,

2004
12.290,

(Đơn vị tính: tỷ đồng)
2005
2006
2007
14.635, 17.680, 19.537,12

Tổng chi phí

2
8.088,

4
11.713,


0
14.078,

Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

9
294,3
237,9

1
577,325
459,94

9
556,1
444,3

5
17.341, 19.180,12
5
339.00
317,8

357.00
316,2

(nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính)
Ta có thể thấy rằng, tổng doanh thu của Tổng công ty tăng trưởng theo

từng năm, nhưng đồng thời tổng chi phí cũng tăng theo và tăng nhanh hơn
tổng doanh thu một cách tương đối vào 3 năm gần đây nhất (2005,
2006,2007) do đó tổng lợi nhuận có chiều hướng đi xuống trong 3 năm
2005, 2006, 2007. Đây là dấu hiệu xấu và có thể lý giải như: các khó khăn
về cạnh tranh, giá nguyên vật liệu tăng cao, giá thuê máy bay, phi công cao
vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng và lợi nhuận của tổng công ty.


Chuyên đề tốt nghiệp

14

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP HIỆN NAY
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt
Nam
2.1.1. Các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi
2.1.1.1. Môi trường kinh doanh quốc tế
Hàng không là một trong những ngành kinh doanh bị ảnh hưởng và chịu
sự tác động rất lớn của môi trường kinh doanh quốc tế. Các yếu tố quốc tế
hiện nay có ảnh hưởng tới TCTHK VN là:
Ảnh hưởng của nền chính trị thế giới
Tình hình an ninh, chính trị thế giới trong những năm qua diễn biến hết
sức phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường hàng không thế giới
cũng như Việt Nam. Khi mà thế kỉ 21 mới bắt đầu được 7 năm thì thế giới
đã xuất hiện rất nhiều yếu tố tiềm ẩn sãn sàng có thể sảy ra ngồi những dự
báo của TCT. Chiến tranh và nguy cơ chiến tranh: Cuộc chiến Mỹ tiến hành
ở I-Rac, Afganistan, căng thẳng tại Triều Tiên, I-Ran, Trung Đơng…;
Khủng bố: điển hình là sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 tại M ỹ mà phương tiện

khủng bố chính là những chiếc máy bay chở khách…Các cuộc biểu tình,
bạo loạn, lật đổ, đảo chính có nguy cơ sảy ra thường xuyên hơn.
Vận tải hàng khơng là nghành có mối quan hệ cực kì nhạy cảm với những
biến động của mơi trường trính trị thế giới. Ví dụ chỉ sau sự kiện 11/9/2001
sảy ra được vài tuần, hàng loạt hãng hàng không đứng trên bờ vực phá sản,
phải dựa vào vào sự hỗ trợ của nhà nước kể cả các hãng hàng không khổng
lồ của Mỹ như United Airlines, American Airlines. Cũng do sự kiện
11/9/2001 mà trong năm 2002, các hãng hàng không trên thế giới đã thua lỗ
tới 13 tỉ USD mà hàng không Mỹ chịu thiệt hại nặng nề nhất 9 tỷ USD. Do
đó, với mỗi sự kiện sảy ra đều đặt TCT vào những thách thức không nhỏ.


Chuyên đề tốt nghiệp

15

Các quy định pháp luật của mỗi quốc gia, luật pháp và thông lệ quốc tế
Với đặc điểm là tham gia kinh doanh trên phạm vi lớn, khơng chỉ bó hẹp
trong thị trường nội địa nên khi tham gia kinh doanh vận tải hàng không,
TCTHK VN phải tuân thủ theo quy định luật pháp của mỗi quốc gia và các
thông lệ quốc tế.
Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội hàng không dân dụng quốc tế
(ICAO) vào năm 1980 và phải tuân theo những quy định tiêu chuẩn nghiêm
ngặt của tổ chức này (gồm 18 phụ ước).
Ngoài ra, khi tham gia cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ một quốc gia nào,
TCT cũng phải tuân theo các quy định về pháp luật của mỗi quốc gia kể cả
các quy định này đơi khi nằm trong chính sách bảo hộ cho vận tải hàng
không nội địa của nước chủ nhà.
Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội quốc tế
Kinh tế thế giới đã vượt qua giai đoạn thoài trào, mức độ tăng trưởng kinh tế

thế giới giai đoạn 2003-2007 là trên 4% (căn cứ theo số liệu của ngân hàng thế
giới và quỹ tiền tệ quốc tế). Nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn tăng trưởng
tốt. Tuy nhiên mức độ phát triển ở các khu vực là không đồng đều.
Giá nguyên vật liệu có những diễn biết phức tạp, liên tục tăng và tăng rất
nhanh trong thời gian vừa qua. Đặc biệt là giá xăng dầu nói chung và giá
nguyên liệu bay nói riêng (từ giữa tháng 4 đến nay giá nhiên liệu bay ZA1
trên thị trường liên tục giữ trên mức 80 USD/thùng, cao hơn rất nhiều so với
giá kế hoạch 73,5 USD/thùng)
Dịch bệnh: dịch bệnh viên đường hô hấp cấp (SARS), dịch cúm gia
cầm…có ảnh hưởng rất lớn đến lượng người đi lại.
Thị trường du lịch thế giới trong các năm vừa qua cũng có tốc độ tăng
trưởng tốt, trong năm 2007 ngành du lịch thế giới đã đạt một kỷ lục mới với
898 triệu du khách đi du lịch các nước, tăng 6,2% so với năm 2006 (theo Tổ
chức Du lịch thế giới UNWTO).


Chuyên đề tốt nghiệp

16

Ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật công nghệ
Hiện nay sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực vận tải hàng khơng là ấn
tượng và có tính đột phá nhất trong các loại hình giao thơng vận tải. Các
dòng sản phẩm mới ra đời tập chung vào độ an toàn, tiện nghi, thân thiện
với mội trường và khả năng chuyên trở (điển hình là “khách sạn bay” A380
đã có chuyến bay khai thác đầu tiên vào ngày 25/10/2007)
Ngồi sự phát triển của cơng nghệ sản xuất tàu bay thì các cơng nghệ
khác phục vụ cho ngành công nghiệp hàng không cũng rất phát triển.
Việc các sân bay hiện đại ra đời đã đáp ứng được nhu cầu cho các máy
bay mới đồng thời tạo lập được các trung tâm trung chuyển mới. Hệ

thống công nghệ thông tin, nối mạng tồn cầu internet, thanh tốn qua
mạng, thương mại điện tử...
Trong điều kiện mà các yếu tố công nghệ có sự phát triển rất lớn như vậy
đặt ra cho TCT một sự cố gắng rất nhiều để có thể theo kịp với tốc độ phát
triển của thế giới.
2.1.1.2.Môi trường kinh tế quốc dân
Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế
Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã có những bước tiến bộ khá
đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao và khá ổn định, mức tăng
trưởng kinh tế GDP luôn đạt mức 7-8% trong nhiều năm. Cùng với đó là
mức thu nhập bình qn đầu người cũng tăng lên nhanh chóng, đăc biệt là
nhóm người có thu nhập cao và đây là yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển
của thị trường vận tải hàng không.
Việt Nam đang thực hiện chủ động và có hiệu quả q trình hội nhập quốc
tế, ngày càng nâng cao và uy tín trong ASEAN, APEC và đã gia nhập WTO,
tăng cường quan hệ song phương và đa phương trong khuân khổ khu vực và
toàn cầu, phù hợp với xu thế tồn cầu hóa của kinh tế thế giới. Cùng với đó,
ngánh hàng khơng trong thời gian vừa qua cũng có những bước đi tham gia


Chuyên đề tốt nghiệp

17

vào xu thế hội nhập theo lộ trình cụ thể của chính phủ và tiến tới tự do hóa
thị trường vận tải hàng khơng tại Việt Nam.
Mơi trường đầu tư trong nước được cải thiện một cách đồng bộ, tăng sức
hấp dẫn của đầu tư trực tiếp nước ngồi, chú trọng thu hút đầu tư của các
cơng ty xuyên quốc gia. Một dấu ấn để lại sau một năm gia nhập WTO của
Việt Nam là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong năm 2007

vừa qua đạt con số kỉ lục, ước tính là 20,3 tỷ USD – tăng 69% so với năm
2006. Điều này làm tăng nhanh số lượng người có nhu cầu ra-vào Việt Nam
trong thời gian tới.
Thị trường du lịch Việt Nam cũng đang phát triển rất mạnh, trong đó có
du lịch quốc tế, chuyển từ kinh doanh du lịch khám phá sang xây dựng
ngành du lịch thật sự, bền vững, xây dựng du lịch thành nền kinh tế mũi
nhọn. Khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu
lượt người, tăng 18% so với năm 2006. Trong đó, khách đến với mục đích
du lịch nghỉ dưỡng đạt 2,61 triệu lượt người, chiếm 61,6% và tăng 26%; đến
vì cơng việc 673,8 nghìn lượt người, chiếm 15,9% và tăng 17%; thăm thân
nhân 601 nghìn lượt người, chiếm 14,2% và tăng 7,1%; riêng khách đến với
mục đích khác giảm 7,7%.Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về lượng khách
đến Việt Nam, ước tính đạt 574,6 nghìn lượt người, chiếm 13,6% trong tổng
số khách đến và tăng 11,3% so với năm trước. Một số quốc gia và vùng lãnh
thổ có lượng khách đến nước ta lớn vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định là:
Hàn Quốc 475,4 nghìn lượt người, tăng 12,7%; Hoa Kỳ 408,3 nghìn lượt
người, tăng 5,9%; Nhật Bản 418,3 nghìn lượt người, tăng 9%; Đài Loan
319,3 nghìn lượt người, tăng 16,2%, Ơx-trây-li-a 224,6 nghìn lượt người,
tăng 30,2%. Một số nước có lượng khách đến tuy khơng lớn nhưng có mức
chi tiêu cao đã đạt tốc độ tăng tương đối khá so với năm 2006 là: Liên bang
Nga tăng 50,5%, I-ta-li-a tăng 43%; Niu-di-lân tăng 39,2%; Hà Lan tăng
37,9%; Bỉ tăng 32,5%.


Chuyên đề tốt nghiệp

18

Các yếu tố kinh tế quốc dân đều đươc đánh giá là thuận lợi cho sự phát triển
của ngành vận chuyển hàng khơng nói chung và của TCTHK VN nói riêng.

Tác động của các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế
Thị trường vận tải hàng khơng xẽ có sự thay đổi cơ bản trước sức ép về
tồn cầu hóa và tự do hóa. Trước đây, nhà nước đã và đang thi hành chính
sách bảo hộ hợp lý các hãng hàng khơng trong nước bằng việc chỉ cho phép
các hãng hàng không trong nước khai thác trên thị trường nội địa, còn thị
trường quốc tế thực hiện chính sách điều tiết với nguyên tắc đảm bảo khả
năng cung ứng thực tế giữa hãng hàng khơng của Việt nam và nước ngồi
theo tỷ lệ cân bằng theo nguyên tắc trao đổi thương quyền. Nhưng với xu thế
này thì thị trường hàng khơng Việt Nam tiếp tục được mở rộng, chính phủ
từng bước nới lỏng việc quản lý đối với các hãng hàng không và có những
khuyến khích và ủng hộ bay đến các điểm du lịch ở Viêt Nam.
Môi trường pháp lý đối với sự phát triển của hàng khơng cịn ở trong giai
đoạn hình thành, chưa đồng bộ cần phải tiếp tục hồn thiện. Cơ chế quản lý
của Nhà nước đối với TCT cịn có nhiều hạn chế khả năng nâng cao hiệu
quả, tăng sức cạnh tranh. Luật hàng không dân dụng Việt Nam có hiệu lực
từ 1/1/2007. Các nội dung trong luật được đánh giá là không phản ánh xu
hướng và thực tế phát triển hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
cộng đồng hàng không khu vực và thế giới. Điểm nổi bật trong Luật Hàng
không là cho phép các thành phần kinh tế tham gia thành lập các hãng hàng
khơng, các nhà đầu tư nước ngồi cũng có thể tham gia thành lập các hãng
hàng không tại Việt Nam với số vốn góp lên đến 49%. Đây là cơ hội nhưng
cũng là thách thức lớn đối với TCTHK VN.
Tác động của nhân tố kĩ thuật công nghệ
Hàng không dân dụng là một trong những nghành kĩ thuât cao, sử dụng
nhiều công nghệ quốc tế hiện đại. Cho đến nay phần lớn những công nghệ
đang được sử dụng của TCT là tuân theo những tiêu chuẩn chung của quốc
tế theo lĩnh vực vận chuyển hàng không.


Chuyên đề tốt nghiệp


19

Trong những năm qua, TCT đã có những cố gắng vượt bậc trong việc trang bị
và sử dụng những công nghệ và trang thiết bị tiên tiến của ngành hàng khơng thế
giới. Tuy nhiên, nhìn chung yếu tố công nghệ vẫn là một điểm yếu cần phải khắc
phục của TCT.
Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa xã hội
Việt Nam là một đất nước đông dân, hiện nay đân số Việt Nam trên 80
triệu người, đứng thứ 12 trên thế giới, là một quốc gia có dân số trẻ trong
điều kiện mức sống đang ngày càng cao.
Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước có số lượng người sinh sống xa tổ
quôc lớn. Cộng đồng Việt Kiều gồm 3,5 triệu người ngày càng có nhu cầu
về thăm quê hương và người thân, bạn bè, đầu tư làm ăn trong nước là một
nguồn khách ổn định và giàu tiềm năng cho vận chuyển hàng không.
Ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên
Là một quốc gia có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho sự phát triển của
vận tải hàng khơng. Việt Nam có địa hình hẹp, trải dài trên 1200 dặm, nhiều
cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử nổi tiếng thế giới, bên cạnh đó nền
văn hóa đặc sắc, phong phú, đa dạng và lịch sử đấu tranh anh dũng, hào
hùng của dân tộc cũng tạo nên sự hấp dẫn của nước ngoài. tiềm năng du lịch
vô cùng to lớn. Tuy nhiên do chưa phát triển đồng bộ và đầu tư đúng mức
nên sức thu hút vẫn chưa cao.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc khu vực Châu Á Thái Bình
Dương – một khu vực trải dài trên một vùng địa lý mênh mông, được bao
bọc bởi đại dương và được đánh giá là khu vực phát triển kinh tế năng động
nhất thế giới. Trong khu vực thường ngăn cách với nhau bằng biển do đó đi
lại bằng đường hàng khơng là một sự lựa chọn thuận lợi nhất.
2.1.1.3. Môi trường cạnh tranh ngành
Khách hàng

Dối với vận chuyển hành khách :


Chuyên đề tốt nghiệp

20

Đặc điểm khách hàng của vận tải hàng khơng là những khách hàng có khả
nằng chi trả cao, quen được sử dụng các dịch vụ hiện đại và khó tính trong
việc u cầu phục vụ. Và khách hàng của TCT được phân thành hai đối
tượng dựa trên tiêu chí nguồn tiền chi trả thành hai đối tượng chủ yếu sau
đây:
• Khách hàng tự trả tiền: là những người đi lại vì mục đích du lịch,
thăm nhân thân, lao động...và họ phải tự trả tiền cho dịch vụ của
mình do đó yếu tố giá cước là yếu tố quan trọng quyết dịnh lựa
chọn nhà vận chuyển.
• Khách hàng được trả tiền: là khách những người đi lại vì mục đích
cơng việc do các tổ chức kinh doanh hoặc nhà nước chi trả do đó
chất lượng dịch vụ là yếu tố chính để họ quyết định nhà vận
chuyển.
Đối với vận chuyển hàng hóa:
Các hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng khơng thường có đặc
điểm chính sau:
• Các lơ hàng nhỏ
• Hàng hố địi hỏi giao ngay, an tồn và chính xác
• Hàng hố có giá trị cao
• Hàng hố có cự ly vận chuyển dài
Và khách hàng cũng được phân chia làm hai đối tượng chính đó là các đại
lý vận chuyển và các khách hàng riêng lẻ.
• Đối với các đại lý vận chuyển: giá cước và mức độ tiện lợi là 2 yếu

tố họ đặt lên hàng đầu khi xem xét nhà vận chuyển.
• Đối với khách hàng riêng lẻ: họ quan tâm đến vấn đề chất lượng và
thời gian vận chuyển.


21

Chuyên đề tốt nghiệp

Thị trường vận tải hàng không Việt Nam từ năm 1991 đến nay có sự tăng
trưởng cao và tương đối ổn định. Ta có trong năm 2007, TCT thực hiện số
lượng vận chuyển như sau:
Bảng 3: ước tính thực hiện kế hoạch hàng khơng năm 2007.
TT

Chỉ tiêu

Thực hiện

Kế hoạch

2006
I Vận chuyển HK
1 HK vận chuyển
Quốc tế
Nội địa
2 Thị phần
Quốc tế
Nội địa
3 HK luânchuyển

Quốc tế
Nội địa
4 Ghế suất
Quốc tế
Nội địa
II Vận chuyển HH
1 HH vận chuyển
Quốc tế
Nội địa
2 Thị phần
Quốc tế
Nôị địa
3 HH luânchuyển
Quốc tế
Nội địa

Đơn vị

Ước TH 2007

2007

H/Khách
%
1000K.km
%
-

6.769.444
3.068.339

3.701.105
58,9
42,8
85,6
12.045.271
9.191.366
2.853.905
71,7
69,2
80,9

7.693.626
3.379.959
4.313.667
59,5
42,9
85,5
13.617.555
10.245.324
3.372.231
71,2
69,4
77,2

7.707.882
3.306.585
4.401.297
58,4
41,6
84,1

13.607.996
10.102.885
3.505.111
74,8
71,6
85,1

Tấn
%
1000T.Km
-

106.357
42.845
63.512
42,6
29,8
84,1
253.376
185.714
67.662

119.439
48.511
70.928
43,5
25,5
83,9
284.633
208.372

76.216

114.135
40.849
73.286
39,8
20,5
83,8
255.300
176.569
78.731

(Nguồn: tờ trình kế hoạch 2008)
Tuy nhiên Vietnam Airlines hiện nay thua kém khoảng 4-5 lần về khối lượng
vận chuyển khách hàng và thua kém từ 7 đến 16 lần về khối lượng luân chuyển
khách/km đối với các đối thủ cạnh tranh lớn khác trong khu vực.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Ngành hàng không hiện nay do xu thế mở cửa bầu trời, các rào cản đang
được loại bỏ nhanh chóng, Việt Nam đã gần như cho phép mọi hãng hàng
khơng bay vào. Do đó, mặc dù hiện nay thị phần vận tải hành khách của
Tổng công ty hàng khơng Việt Nam đang duy trì ở mức cao trên cả đường


Chuyên đề tốt nghiệp

22

bay quốc tế và nội địa nhưng số lượng các đối thủ cạnh tranh đang vận động
gia nhập thị trường rất lớn.
Trên đường bay quốc tế

Hầu hết tồn bộ các hãng hàng khơng hàng đầu trên thế giới đều có mặt
và cạnh tranh trực tiếp với Tổng cơng ty hàng khơng Việt Nam. Đến nay đã
có 32 hãng hàng không quốc tế tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng
hóa và hành khách đến và đi từ Việt Nam. Vietnam Airlines có 28 đối thủ
cạnh tranh trực tiếp, trong đó phần lớn là những hãng hàng khơng danh tiếng
hàng đầu trong khu vực như:


Châu Âu: Air France (Pháp), Lufthansa (Đức), Aeroflot (Nga),
Vladivostok Air (Nga).

• Trung Á: Uzbekistan Airways (Uzbekistan).
• Đơng Á:
 Các hãng hàng khơng của Đài Loan: Uni Air, Eva Air, China
Airlines, P.E.Air Transporation.
 Các hãng hàng không Trung Quốc: China Southern Airlines,
Shanghai Airlines, China Eastern Yunnan.
 Hong Kong: Cathay Pacific.
 Nhật Bản: Japan Airlines, All Nippon Airlines.

 Hàn Quốc: Korean Air, Asiana Airlines.


Đơng Nam Á: Malaysia Airlines, Garuda (Indonesia), Philippines
Airlines, Singapore Airlines, Tiger Airlines, Thai Airways, Air Asia,
Khome Airlines (Campuchia), Nok Air (Thailand)

• Mỹ: United Airlines.
• Châu Úc: Quantas Airlines.
Ngồi ra các hãng hàng khơng hàng đầu thế giới khác khơng có đường

bay trực tiếp đến Việt Nam nhưng cũng có văn phịng đại diện như: British
Airlines (Anh), Emirates (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất), American
Airlines, Continental Airlines (Mỹ).


Chuyên đề tốt nghiệp

23

Trên đường bay nội địa
Trong giai đoạn hiện nay, chỉ có 3 doanh nghiệp khai thác trên thị trường
đường bay nội địa là Vietnam Airlines, Pacific Airlines và cơng ty bay dich
vụ Vasco. Trong đó, Vietnam Airlines điều phối một phần tải nhỏ cho Công
ty bay dịch vụ Vasco. Nhưng đặc biệt, Pacific Airlines-trước đây là công ty
con của TCTHKVN được xây dựng theo mục tiêu phối hợp hoạt động nhằm
tạo ra các rào cản không cho các đối thủ ra nhập thị trường và ngăn việc
hình thành các hãng hàng khơng khác trong nước thì nay đã chuyển chủ sở
hữu, Pacific Airlines bắt đầu hoạt động theo mơ hình “hàng khơng giá rẻ” và
cạnh tranh trực tiếp với TCT.
Đối với vận chuyển hàng hóa: Cạnh tranh gay gắt trên thị trường vận tải
hàng hóa với sự gia tăng tần suất bay của các hãng freighter đồng thời nhiều
hãng đối thủ cạnh tranh giảm giá vận chuyển để lấp đầy tải.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đây là áp lực cạnh tranh rất lớn của TCT do xu thế mở của và hội nhập của
Việt Nam, chính phủ đang chủ trương xẽ thực hiện chính sách “mở cửa bầu
trời” cho phép các hãng hàng không mới khác được tham gia khai thác trên
thị trường Việt Nam. Đo đó, TCT cần chuẩn bị những điều kiện tốt nhất,
nâng cao năng lực cạnh tranh để sẵn sàng cho các cuộc cạnh tranh xẽ diễn ra
rất gay gắt trong tương lai.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiên nay, trên thị trường nội địa sẽ là thị trường

riêng của các hãng hàng không Việt Nam (các hãng Vietnam Airlines,
Pacific Airlines, Vasco).
Sức ép từ phía nhà cung cấp
Nhà cung cấp máy bay và phụ tùng bay: Trên thế giới hiện nay chỉ có 2
nhà cung cấp máy bay chở khách phản lực thân rộng là Boeing (của Mỹ) và
Airbus (của liên minh châu Âu). Bởi vì đây là ngành sản xuất địi hỏi rất cao
về cơng nghệ, kĩ thuật, nguồn vốn…Do đó khả năng đàm phán của TCT với
các đối tác là rất khó khăn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đều có chính sách


Chuyên đề tốt nghiệp

24

hỗ trợ đào tạo chuyển giao công nghệ cho người mua. Nguồn cung cấp vật
tư phụ tùng máy bay cũng cũng được thực hiện thông qua các nhà sản xuất
và các đại lý của nhà sản xuất. Vì vậy nhìn chung áp lực của các nhà cung
cấp về phương tiện bay là không cao.
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu bay cũng trở nên khó khăn do đầu mỏ
trên thế giới ngày càng trở nên đắt đỏ. Đây cũng là yếu tố không thể thương
lượng riêng.
Các dịch vụ hỗ trợ khác như bảo hiểm, khai thác điểm đỗ, sân bay cũng có
xu hướng tăng giá do tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn hơn (đặc
biệt là sau sự kiện 11/9/2001).
Các sản phẩm thay thế
Các phương tiện vận tải khác như đường bộ, đường sắt và đường thủy có
ưu thế về khối lượng , chi phí vận chuyển thấp, thích hợp với việc vận
chuyển các hàng hóa nặng, kồng kềnh và các hành khách có thu nhập thấp,
có nhiều thời gian đi lại… Tuy nhiên vận tải hàng khơng lại có ưu thế về
thời gian vận chuyển, an tồn, tiện nghi… nên thích hợp với việc vận

chuyển ở cự ly dài, người có thu nhập cao và vận chuyển các hàng hóa gọn
nhẹ, có giá trị lớn, địi hỏi thời gian vận chuyển ngắn. Vì vậy, trong các
phân khúc thị trường của vận tải hàng không đã lựa chọn thì khả năng thay
thế của các sản phẩm này là không cao, nhất là trên các đường bay quốc tế.
2.1.2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp
2.1.2.1. Hoạt động Marketing
Hoạt động marketing của TCT được đánh giá là khá mạnh và bài bản
được các ban chuyên môn của khối thương mại phụ trách.
Ban kế hoạch thì trường, Ban tiếp thị hành khách và Ban tiếp thị hàng hóa
là nơi phụ trách chính các hoạt động tiếp thị quảng cáo, xây dựng hình ảnh
và thương hiệu. Chiến lược thực hiện là tập chung quảng bá các sản phẩm
thế mạnh, là lợi thế cạnh tranh của TCT.


Chuyên đề tốt nghiệp

25

Trong khi đó, Ban thương mại phối hợp với Ban điều hành bay và Đoàn
bay 919 phụ trách trong việc thiết kế và phát triển các sản phẩm mới (xây
dựng đường bay, kế hoạch bay).
Chiến lược xây dựng hình ảnh và thương hiệu Vietnam Airlines được thực
hiện qua 3 hoạt động chính là:
Hoạt động quảng cáo: VNE là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của Việt
Nam có các hoạt động quảng cáo và xúc tiến chuyên nghiệp ra nước ngoài.
TCT đã bỏ ra hàng triệu USD để thực hiện quảng cáo trên các phương tiện
thông tin đại chúng và các ấn phẩm hàng đầu tại các thị trường mục tiêu.
Điển hình là việc từ những năm 2003, TCT đã trở thành doanh nghiệp
Việt Nam đầu tiên chi đến 4 triệu USD để đăng quảng cáo đều đặn trong
một thời gian dài trên kênh truyền hình MỸ CNN và tuần báo Times với

thông điệp “Bringing Vietnamese culture to the world” (mang văn hóa Việt
Nam ra thế giới). Đến nay hình ảnh của VNE đã xuất hiện trên các kênh
truyền hình hàng đầu như Discovery, Nikkei CNBC (Nhật), CNN, Chanel
(Australia)… và trên các tạp chí như Fortune, Times, Newsweek…
Các hoạt động phối hợp: TCT với lợi thế là có nhiều văn phong đại diện
tại nước ngoài đã kết hợp với Tổng cục Du lịch tài trợ vả tổ chức các hoạt
động văn hóa, liên hoan du lịch, thể thao lớn…cả trong và ngồi nước. Bên
cạnh đó, TCT cịn chủ động hợp tác với các khách sạn, các nhà tổ chức xây
dựng nhiều gói sản phẩm đa dạng và đồng bộ.
Các chương trình khuyến mại lớn: TCT đang triển khai các chương trình
khuyến mại như chương trình khách hàng lớn, chương trình thương gia Việt
Nam, chương trình “Free & Easy”, chương trình bơng sen vàng (GLP) nhằm
lơi kéo khách hàng đến với dịch vụ vận tải của mình.
Ngồi việc tiến hành quảng bá thì Vietnam Airlines cũng chú trọng xây
dựng hệ thống phân phối rộng khắp, tiến hành bán vé qua mạng điện tử
internet, chất lượng đang dần được nâng cao.


×