Ai đã từng đến Thuận Thành – miền quê bên kia sông Đuống – một vùng đất vốn có lịch sử lâu đời và hội
đủ những truyền thống, bản sắc văn hóa của nền văn hiến Kinh Bắc. Đến Thuận Thành du khách sẽ được
thưởng thức những làn điệu quan họ mượt mà, đằm thắm, những điệu chèo êm ả trên sông, đắm say cùng
với nghệ thuật múa rối nước ở Đồng Ngư. Dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng còn mãi với thời
gian… Trong muôn vàn di tích lịch sử chúng ta không thể nhắc đến một nghệ thuật kiến trúc đồ sộ, có giá
trị tinh thần về đời sống tâm linh của con người. Chùa Bút Tháp là một đại diện tiêu biểu cho ý nghĩa ấy.
Cách Hà Nội khoảng 30km chúng ta đang đi trên lộ trình đến xã Đình Tổ. Kìa ngã tư Dâu kia rồi, phía
trước là chùa Dâu, nhưng theo ý kiến đông của du khách chúng ta sẽ đi thăm chùa Bút Tháp trước. Xe đã
đỗ trước cổng chùa, xin mời tất cả du khách xuống xe rồi chúng ta cùng vào vãn cảnh. Ồ, một cổng chùa
được trổ khắc rất tinh xảo hiện ra trước mắt du khách và tôi – một hướng dẫn viên du lịch. Với nhiệm vụ
của mình, tôi tự hào giới thiệu cho du khách biết: “Chúng ta đang đứng tại làng Bút Tháp, xã Đình Tổ,
huyện Thuận Thành và trước mặt quý khách đây chính là ngôi chùa có tên trùng với tên làng tức “Chùa
Bút Tháp”. Nó còn có tên chữ Hán là “Ninh Phúc tự” được khắc trên cổng chùa”. Vào sâu trong khuôn
viên chùa du khách ai nấy đều nhạc nhiên bởi cảnh sắc đẹp lạ thường như chốn “bồng lai tiên cảnh”. Phía
trước tiền đường là một ao sen tỏa hương thơm, dịu mát, thanh thoát của nhà Phật. Cây cối xung quanh
chùa uy nghiêm lạ thường. “Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa cổ nằm ven bờ nam sông Đuống, tương
truyền, chùa được khởi dựng vào đời Trần Nhân Tông (1258 – 1278). Lúc đầu, chỉ là một ngôi chùa nhỏ,
đến thế kỷ XVII chùa đã trở nên nổi tiếng do nhà sự Hòa thượng Chuyết Chuyết trụ trì”. Như quý khách
đã biết tôi vừa giới thiệu về nguồn gốc của chùa. “Tại sao Hòa thượng Chuyết Chuyết trụ trì mà chùa lại
trở nên nổi tiếng; cô có thể giải thích cho tôi được không?”. Đó là câu hỏi của một vị khách nước ngoài
nói tiếng Việt vẫn còn sõi. “Thưa ông, câu hỏi của ông thật là thú vị, có thể mọi người ở đây cũng chưa
biết hết, tôi xin nói để mọi người cùng nghe: Trước đây, đời sống nhân dân rất khổ cực, cơm ăn không no,
áo mặc không đủ, chính Hòa thượng Chuyết Chuyết đã thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, ông đã quyên
góp, giúp đỡ những người dân nghèo. Vì vậy đức hạnh của Hòa thượng đã được nhiều người biết đến. Và
tất cả nhân dân đều rất kính trọng Hòa thượng. Bởi vậy năm 1644, Hòa thượng mất đi – đó là một sự mất
mát lớn đối với nhân dân, tuy nhiên ông là người có đức hạnh cao nên được vua Lê phong là: “Minh Việt
Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư”. Tiếp đấy người trụ trì chùa này là thiền sư Minh Hạnh, một học
trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết”. Mời quý khách vào tiếp trong này chúng ta cùng thăm
quan. “Năm 1646, Hoàng thái hậu Diệu Viên (Trịnh Thị Ngọc Chúc) đã rời bỏ cung thất về đây tu hành.
Thấy chùa bị hư nát nhiều bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên xin phép chúa Trịnh Tráng,
rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức, cùng với nhà sư trụ trì là Minh Hạnh trùng tu lại. Đến năm 1647
chùa mới được trùng tu xong với quy mô to lớn như ngày nay”. Bước vào gian chính, tất cả quý khách ai
nấy đều ngạc nhiên bởi kiến trúc chạm khắc tinh xảo từ những cái nhỏ nhất đến những bức tượng Phật to
lớn. “Chùa Bút Tháp được kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc, bao gồm 10 ngôi nhà với 162 gian,
nằm trên một trục dài hơn 100 mét. Cụm kiến trúc chính lần lượt từ phía ngoài vào là các công trình: Tam
Quan Gác Chuông, nhà Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng Điện, Cầu Đá, Tích Thiện Am (tòa cửu phẩm
Liên Hoa), Nhà Trung, Phủ Thờ và Hậu Dường. Nơi chúng ta đang đứng đây là nhà Tiền Đường phía
trước – nơi du khách vừa đi qua là Tam Quan và Gác Chuông. Ngoài ra còn có hai dãy hành lang, mỗi
dãy 26 gian chạy dọc từ hồi nhà Tiền Đường ra phía sau như ôm gọn lấy cụm kiến trúc trên. Bên phải
chùa, phía sau là nhà Tổ có ngọn tháp đã nổi tiếng. Đó là Tháp Báo Nghiêm, cao trên 13m hình cây bút
(Tháp Bút). Đằng sau chùa (phía Bắc) là ngọn tháp đá Tôn Đức cao trên 10 mét. Cạnh chùa phía Đông,
trước nhà Tổ là giếng Tiên, miệng giếng bằng đá chạm hình các cánh hoa sen. Dừng lại bên cạnh giếng
Tiên, nhìn xuống giếng ai cũng thấy rõ khuôn mặt mình phản lại. Tôi không giải thích gì mà hình như
mọi người cũng hiểu được ý nghĩa của tên gọi giếng này nên không ai múc nước giếng cả. Phía bên kia
du khách chụp ảnh kỷ niệm, quay lại toàn bộ cảnh mình vừa đi qua… Thấy mọi người bớt mệt, chúng tôi
lại tiếp tục đi. Ra khỏi Tiền Đường, đi dọc dãy hành lang, du khách có thể nhìn bao quát cảnh chùa.
“Chùa Bút Tháp là một công trình kiến trúc cổ còn khá hoàn chỉnh, ngôi chùa là cả một công trình điêu
khắc đồ sộ trên hai chất liệu đá và gỗ”. Quý khách hãy để ý mà xem đa số những pho tượng ở đây đều là
những bức chạm gỗ tinh xảo, đặc biệt là trước cửa Tam Bảo và tòa Đại Hùng Bảo Điện ở ngay trước mắt
quý khách. Các khảm thờ ở nhà Thiên Hương, Thượng Điện, những bức chạm khắc đá trên các cây tháp
đá, cầu đá và lan can đá chạy xung quanh nhà Thượng Điện… Tất cả những công trình đó đều phản ánh
thế giới tự nhiên như chim muông, hoa lá rất độc đáo và sinh động, là những tác phẩm tiêu biểu của nghệ
thuật điêu khắc Việt Nam thế kỷ XVII.
Đặc biệt hơn, chùa Bút Tháp càng nổi tiếng gần xa bởi hệ thống các tác phẩm điêu khắc tượng phật cổ
tiêu biểu như tượng Thuyết Sơn, hai tòa Tam Thanh – Tam Thế, tượng Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát…
Các vị thấy thế nào? Quả là những kiệt tác đúng không? Tuyệt vời – một du khách nói. Cô có thể dẫn
chúng tôi đi xem nốt pho tượng nổi tiếng nhất ở chùa được không?”. Xin quý khách đừng vội, chỉ lát nữa
thôi chúng ta sẽ trông thấy. Nhưng trước hết mời quý khách hãy chiêm ngưỡng thêm vẻ đẹp của các pho
tượng chân dung về những người có công xây dựng chùa Bút Tháp được đẹp như ngày nay, bao gồm
tượng Tổ chùa và tượng hậu Phật như tượng: Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc
Cơ, tượng Minh Hạnh thiền sư… cũng là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất của loại hình tượng hậu
Phật ở thế kỷ XVII.
Mời quý khách sang bên này, đây chính là pho tượng mà các vị muốn xem. Nó có tên là Phật Bà Quan
Âm nghìn mắt nghìn tay hay tên chữ Hán là “Thiên thủ thiên nhỡn”. Pho tượng chính là hiện thân của thế
giới nhà Phật, đồng thời thể hiện thế giới tâm linh của con người chúng ta thời xưa cũng như ngày nay
phải không các bạn? “Vậy, cô ơi cho tôi hỏi pho tượng này do ai khắc mà khéo léo tài tình thế, trước đây
tôi đã từng được xem rất nhiều pho tượng nhưng chưa cái nào độc đáo giống cái này”. “Quý khách thật có
con mắt thẩm mĩ biết nhìn nhận nghệ thuật đấy. Pho tượng này do nghệ nhân Trương Tiên Sinh Phụng –
một người có tay nghề cao trong làng nghề trạm khắc thời bấy giờ tức năm Bính Thân (1656), là một kiệt
tác vào loại độc nhất vô nhị trong các di sản văn hóa điêu khắc cổ xưa ở đất nước Việt Nam chúng tôi.
Tôi cũng giới thiệu thêm để quý khách cùng biết về đời sống tâm linh của người dân đất nước tôi thời ấy:
Nhân dân Việt Nam rất coi trọng đôi bàn tay và đôi con mắt và có quan niệm rằng: “Giàu hai con mắt,
quý hai bàn tay”. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là cánh cửa quan trọng nhất để đón nhận tri thức, còn
đôi bàn tay là công cụ lao động giúp con người sống tốt hơn. Vì vậy nghệ nhân Trương Tiên Sinh đã rất
khéo léo và sáng tạo khi khắc pho tượng này. Chỗ độc đáo, sáng tạo ở đây chính là nghìn mắt kết hợp với
nghìn tay. “Xin hỏi có quý khách nào ở đây biết nghìn mắt ở đâu không ạ?”. “Tôi mạn phép xin nói –
Một bà nước ngoài trông có vẻ rất quý phái – Tôi đã từng được nhìn thấy pho tượng này trên tivi, nếu tôi
nhớ không nhầm thì trên mỗi đầu ngón tay là một con mắt có phải không cô?”. Xin cảm ơn bà, rất chính
xác đấy ạ! Các vị hãy để ý mà xem, vừa nói tôi vừa chỉ vào đầu ngón tay của pho tượng. “Đây chính là
con mắt, vì nó rất nhỏ nên quý khách không nhìn thấy, và tất cả các ngón tay của Phật đều có một con
mắt”. Theo quan niệm của nhà Phật trí tuệ và công cụ kết hợp với nhau sẽ làm nên tất cả. Điều đó là một
triết lý đúng đắn và xác thực của nhà Phật về cuộc sống thời bấy giờ.
Ngoài ra, trong chùa còn nhiều đồ thờ tự khác được chạm khắc trang trí hoa văn sơn son, thếp vàng lộng
lẫy đã thể hiện tư tưởng tình cảm và óc thẩm mĩ, bàn tay tài khéo sáng tạo của những người thợ nghệ sĩ
dân gian xưa.
Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, lần gần đây nhất vào năm 1993 với
sự giúp đỡ tài trợ của Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, toàn bộ chùa Bút Tháp đã được trùng tu đẹp đẽ
và hoàn thành vào năm 1995. Di tích chùa Bút Tháp được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch
sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật năm 1962.
Như vậy, tôi vừa giới thiệu và cùng du khách thăm quan vãn cảnh chùa Bút Tháp, bây giờ xin mọi người
cho biết cảm xúc của mình về cảnh chùa Bút Tháp. Xin mời bà: “Tôi rất thích phong cảnh ở chùa Bút
Tháp, nó rất đẹp và làm cho tôi cảm thấy thoải mái hơn”. Rất cám ơn bà, thế còn ông thì sao, ngài Jack:
“Ồ vâng, tôi cũng rất thích phong cảnh ở đây, tôi rất ấn tượng về nghệ tạc tượng, điêu khắc ở đây, đặc
biệt là pho tượng “Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay”. Tôi nghĩ sau chuyến đi này tôi sẽ ở lại Việt
Nam một thời gian dài”… Cám ơn tất cả mọi người, còn đối với tôi – một người con của đất Thuận
Thành, tôi rất tự hào về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh đẹp, có truyền thống, tinh thần ham học sản sinh ra bao vị trạng nguyên, tiến sĩ. Chính vì vậy, chùa
Bút Tháp đã làm tăng thêm vẻ đẹp của quê hương, đời sống tinh thần của người dân, đồng thời nhắc nhở
con cháu chúng tôi đời sau phải biết tự hào truyền thống quý báu của cha ông mình, về sự sáng tạo nghệ
thuật độc đáo, tạc tượng, đúc chuông, trạm khắc… tất cả đều bắt nguồn từ đời sống của nhân dân.
Hội chùa Bút Tháp mở hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, thu hút hàng trăm phật tử, khách thập
phương gần xa về trẩy hội tham quan du lịch. Với những giá trị đặc sắc và nổi bật của mình, chùa Bút
Tháp không những là một di tích Phật giáo độc đáo nhất của vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn xứng đáng
là một điểm du lịch văn hóa đầy hấp dẫn bổ ích, một địa chỉ hành hương của đồng bào cả nước và du
khách nước ngoài.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• Anh chi hay gioi thieu mot danh lam thang camh hoac mot di tich lich su ma anh chi biet
• hay thuyet minh ve mot canh dep cua que huong em ma em thich nkat
• Hay viet bai van gioi thieu 1 khu di tich lich su hoac mot danh lam thang canh o dat nuoc ma em
biet
• Hay viet mot bai van thuyet minh gioi thieu que huong em
• Hay viet mot van ban gioi thieu ve mot danh lam o que minh
• tả một di tích lịch sử mà em biết
• Van mau gioi thieu ve 1 canh dep
• viet bai van gioi thieu ve chua to
• viet mot bai van gioi thieu ve 1 ngoi chua
• Viet mot bai van gioi thieu ve chua huong,