Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Các căn cứ nhận biết từ hán việt vận dụng tổ chức dạy học luyện từ và câu lớp 5 sử dụng yếu tố hán việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.07 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
3. Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu............................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG..............................................................................................2
I. CĂN CỨ NHẬN BIẾT TỪ HÁN VIỆT..............................................................2
1.1. Sự khác biệt giữa từ Hán Việt và thuần Việt............................................2
1.1.1. Cách nhận diện từ Hán - Việt...................................................................2
1.1.2. Cách phân biệt từ thuần Việt với từ Hán - Việt........................................2
1.2. Cách dạy yếu tố Hán - Việt.........................................................................3
II. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC DẠY
HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU SỬ DỤNG YÊU TỐ HÁN VIỆT.............................4
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình dạy yếu tố Hán Việt
trong mơn Luyện từ và câu...............................................................................4
2.1.1. Thuận lợi..................................................................................................4
2.1.2. Khó khăn..................................................................................................5
2.2. Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt
vận dụng làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu:...............................6
2.2.1. Kể chuyện vui ngôn ngữ...........................................................................6
2.2.2. Rèn trực tiếp trong những giờ học Luyện từ và câu:................................7
2.2.3. Hướng dẫn học sinh lập Sổ tay tiếng Việt................................................9
2.2.4. Tổ chức các trò chơi học tập....................................................................9
KẾT LUẬN..............................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................11

i


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Như chúng ta đã biết, đất nước Việt Nam đã từng có một thời gian rất dài bị
giặc phong kiến phương Bắc đô hộ. Mặc dù như vậy, người dân Việt Nam vẫn giữ
được tiếng nói và nhiều phong tục tập quán riêng của mình. Tuy vậy, vẫn có sự ảnh
hưởng nhất định về văn hố, thể chế chính trị,... của Trung Quốc đối với người Việt kể
cả trong tư tưởng triết học và ngôn ngữ. Theo truyền thuyết cũng như các nguồn sử
liệu của cả Trung Quốc và Việt Nam ta thì ngày từ thời Hùng Vương, người Việt cổ đã
có chữ viết riêng "chữ Khoa Đẩu", nhưng đã bị người Hán huỷ bỏ, cấm đoán dẫn đến
mất hẳn. Do vậy nên trước khi chữ Quốc ngữ ra đời, người Việt ta phải dùng chữ Hán
để viết, nhưng lại đọc theo âm Việt và đã ghi được phần lớn và cơ bản các từ Hán Việt, sau người Việt ta lại mượn thứ chữ Hán ấy để sáng tạo thêm ra chữ Nơm để
mong muốn có thể ghi hết được các âm thuần Việt mà chữ Hán khơng có: sơng, núi,
nước, lửa,... Nhờ vậy mà sau này các nhà truyền đạo phương Tây ngay từ thế kỷ 18 đã
dựa vào đó mà ghi lại tiếng nói của dân tộc ta thơng qua các âm đọc Hán - Nôm của
người Việt. Đây là cơ sở cho việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ngày nay mà chúng ta
đang dùng. Vì vậy, ngay từ khi nó được sáng tạo ra, chính quyền phong kiến Việt Nam
lúc bấy giờ đã bắt người dân dùng chữ viết này và coi đó như là chữ viết phổ cập. Khi
Cách mạng tháng Tám thành cơng, vì thấy đây là loại chữ viết dễ dùng nên chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khuyến khích nhân dân dùng chữ Quốc ngữ để viết. Vậy là từ đó chữ
Quốc ngữ được phổ biến sâu rộng và phổ cập như ngày nay. Vì vậy, qua quá trình học
tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “ Các căn cứ nhận biết từ Hán Việt. Vận dụng
tổ chức dạy học Luyện từ và câu lớp 5 sử dụng yếu tố Hán Việt ” để có cái nhìn
sâu và rộng hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài luận được viết với mục đíc đề cập tới thực trạng việc hiểu và giải nghĩa từ
Hán - Việt của học sinh lớp 5 còn hạn chế. Từ đó, đưa ra một số biện pháp giảng dạy
có thể giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. Giúp giáo viên tìm hiểu
thêm Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt
và giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 5.
1



3. Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu
Bài luận sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đồng chí giáo viên trực tiếp
giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Các đồng chí
giáo viên lớp 5 sẽ có thêm những biện pháp mới nhằm giúp học sinh hiểu và giải nghĩa
đúng từ Hán - Việt. Khi áp dụng sáng kiến này, học sinh sẽ được nâng cao kiến thức
nhiều hơn trong việc hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CĂN CỨ NHẬN BIẾT TỪ HÁN VIỆT
1.1. Sự khác biệt giữa từ Hán Việt và thuần Việt
1.1.1. Cách nhận diện từ Hán - Việt
Về cách nhận diện, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 cũng đã đề cập đến một số
mặt biểu hiện của từ Hán - Việt giúp giáo viên có thể nhận biết đâu là từ Hán - Việt
trong một dòng ngữ lưu.
Cụ thể, về ý nghĩa: Từ Hán - Việt là những từ tiếng Việt thường phải được giải
nghĩa thì mới hiểu chúng một cách thấu đáo.
Về mặt cấu tạo từ, theo đặc điểm cấu tạo danh từ của tiếng Hán thì yếu tố phụ
đặt trước yếu tố chính, ngược với trật tự cấu tạo từ tiếng Việt.
Về phương diện ngữ cảm: Các từ Hán - Việt thường có sắc thái trang trọng, tao
nhã. Sách giáo khoa lớp 7 cũng đã nêu lên đặc điểm này, tuy nhiên không phải học
sinh lúc nào cũng nhận biết được dễ dàng.
Bên cạnh đó, các tiêu chí nêu trên chỉ có thể phát huy hiệu lực khi học sinh đạt
đến một trình độ học vấn nhất định. Để làm sáng tỏ điều này, cần cho học sinh phân
biệt các khái niệm sau: Cách đọc Hán - Việt, tiếng Hán - Việt, từ Hán - Việt và yếu tố
gốc Hán.
1.1.2. Cách phân biệt từ thuần Việt với từ Hán - Việt
Để giúp học sinh nhận diện và phân biệt được các tiếng Hán - Việt nói chung,
từ đơn Hán - Việt nói riêng với các tiếng và từ đơn thuần Việt, giáo viên nên hướng
dẫn học sinh dựa vào đặc điểm cấu tạo âm thanh.


2


Nếu tiến hành thống kê, chỉ ra được cụ thể từng loại cấu tạo âm, học sinh nhận
thức được một cách trực quan bằng thị giác, sẽ phân biệt ngay được tiếng (hoặc từ
đơn) Hán - Việt với tiếng (hoặc từ đơn) thuần Việt.
Bên cạnh đó, một tiếng nếu đứng riêng một mình rất khó xác định là thuần việt
hay Hán - Việt. Để xác định, thử tìm xem có từ ghép Hán - Việt nào trong thành phần
có chứa đó hay khơng. Nếu tìm được thì tiếng được chứa trong từ ghép Hán - Việt ấy
cũng chính là Hán - Việt.
Cơ sở để nhận biết một trong từ song tiết từ ghép Hán Việt có thể như sau: Trật
tự yếu tố (yếu tố chính đứng sau yếu tố phụ: Hải quân, không phận, chiến thuyền ...); ý
nghĩa của từ khái quát, trang trọng (so với từ thuần Việt nếu có).
1.2. Cách dạy yếu tố Hán - Việt
Với nội dung này, giáo viên thường gặp lúng túng; nội dung bài học khô khan,
số lượng các yếu tố đưa dạy quá nhiều, trong khi đó lại khơng có phương pháp dạy cụ
thể để hướng dẫn cho giáo viên.
Điều lưu ý đầu tiên là soạn và dạy các yếu tố Hán - Việt, giáo viên không nên
coi nội dung từng bài học là bất biến mà cứng nhắc tuân theo nguyên xi.
Trái lại, cần có sự năng động, sáng tạo, biết cách điều chỉnh, bố trí lại tiết dạy
để giờ học từ ngữ Hán - Việt sinh động và đa dạng, tránh lặp đi lặp lại một cách đơn
điệu, gây cảm giác nặng nề nhàm chán cho học sinh.
Cần bố trí lại nội dung bài dạy các yếu tố Hán - Việt được đưa ra trong sách
giáo khoa dựa trên cơ sở thực tế là những bài học này đơn thuần chỉ là một sự liệt kê
các yếu tố và nghĩa của chúng từ đầu đến cuối danh sách.
Do vậy, giáo viên có thể xáo trộn trật tự các yếu tố được sắp xếp trong từng bài
rồi cơ cấu lại, xếp lại các yếu tố Hán - Việt đó theo những mối quan hệ, hệ thống hay
quan hệ liên tưởng khác nhau.
Đó là, khi dạy lý thuyết từ ngữ, cần phải chú ý đến tính hệ thống, nếu trình bày
kiến thức về từ ngữ để dạy cho học sinh một cách có hệ thống sẽ giúp nội dung học tập

được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu và dễ ghi nhớ hơn.

3


Phương pháp dạy các yếu tố Hán - Việt có yếu tố thuần Việt đồng nghĩa được
tiến hành như sau: Dùng hai bộ quân bài có màu sắc khác nhau, một ghi yếu tố Hán Việt, một ghi yếu tố thuần Việt đồng nghĩa tương ứng.
Khi dạy, ghép cỗ bài có ghi yếu tố Hán - Việt với bài có ghi yếu tố thuần Việt
đồng nghĩa tương ứng.
Sau đó, để kiểm tra khả năng hiểu nghĩa của các yếu tố Hán - Việt nào đó, có
thể thực hiện thao tác sau:
Đưa bài có ghi yếu tố Hán - Việt và hỏi: Yếu tố này có nghĩa là gì? Để trả lời,
giáo viên yêu cầu học sinh chọn cây bài ghi yếu tố thuần Việt đồng nghĩa tương ứng
hoặc ngược lại.
Đưa từng cây bài có ghi yếu tố thuần Việt và yêu cầu học sinh chọn cây bài có
ghi yếu tố Hán - Việt đồng nghĩa tương ứng với nó.
Nếu học sinh chọn và khớp đúng hai cây bài phù hợp với nhau, điều này chứng
tỏ các em đã nắm được và hiểu được nghĩa của yếu tố Hán Việt đã học.
Ngồi ra, có thể nêu tên người, tên đất trong làng, trong tỉnh ; những sự tích lịch
sử; giai thoại về học chữ nho, làm câu đối,... như nguồn cứ liệu bổ sung, giúp việc xây
dựng những tiết học về yếu tố Hán - Việt sống động, đa dạng và có hiệu quả cao.
II. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC
DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU SỬ DỤNG YÊU TỐ HÁN VIỆT
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình dạy yếu tố Hán Việt trong mơn
Luyện từ và câu
Trong q trình triển khai và nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng gặp không ít
khó khăn, tuy nhiên cũng có nhiều thuận lợi.
2.1.1. Thuận lợi
Hằng năm, nhà trường đã rất quan tâm đến công tác giảng dạy, nghiên cứu
khoa học của anh chị em giáo viên. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo các tổ

khuyến khích tổ viên đăng ký thi đua, đăng ký tên SKKN để tìm tỏi, nghiên cứu.
Bản thân tác giả là người rất yêu thích học Hán ngữ, ln ln muốn tìm tịi,
nghiên cứu cách dạy, cách học để giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt.
4


Tác giả đã tự mua cho mình những cuốn từ điển Hán ngữ, từ điển từ Hán Việt, từ điển tiếng Việt, sách tham khảo các loại,... kết nối mạng internet để tiện tìm
tịi, tra cứu, nghiên cứu khi cần thiết.
2.1.2. Khó khăn
Những khó khăn mà tác giả gặp phải không phải là những vấn đề: thiếu tài
liệu, thiếu thời gian hay thiếu kiến thức, thiếu sự hiểu biết về từ Hán - Việt mà khó
khăn ở đây chính là phương pháp dạy học của giáo viên và cách học của học sinh
khiến học sinh không hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt khi làm bài tập.
Vì vậy, tác giả đã suy nghĩ rất nhiều về phương pháp dạy của bản thân và của
đồng nghiệp hiện đang làm là: Làm thế nào để học sinh có thể hiểu và giải nghĩa đúng
từ Hán - Việt? Liệu cứ dạy như mình và các đồng nghiệp hiện nay có được khơng?
Nêu được thì tạo sao học sinh vẫn khơng hiểu và không giải nghĩa đúng? Hơn nữa các
em lại không nhớ lâu? Phương pháp mà mình và đồng nghiệp đang thực hiện có hiệu
quả khơng? ...
Tác giả quyết định lập kế hoạch khảo sát thử để thấy khả năng ghi nhớ, nắm
kiến thức của các em để từ đó suy nghĩ tìm biện pháp khắc phục. Để có được kết quả
đánh giá ban đầu của học sinh trong phân môn Luyện từ và câu, qua các khảo sát, tác
giả phát hiện các em thường mắc những lỗi sau:
- Xếp từ theo nhóm chưa đúng, một số học sinh cịn khơng biết giải nghĩa từ,
một số em khác hiểu nghĩa của từ nhưng diễn đạt cũng không đầy đủ.
- Với các thành ngữ, tục ngữ các em còn hiểu rất mơ hồ, một số em khơng tìm
được các thành ngữ, tục ngữ theo chủ đề; đa số các em giải nghĩa về thành ngữ, tục
ngữ đều lúng túng, không biết diễn đạt ra sao.
Ví dụ: Trong bài tập 2 của bài kiểm tra, đa số các em chỉ tìm được một thành
ngữ "gan vàng dạ sắt", thành ngữ còn lại "vào sinh ra tử" rất ít em tìm được. Khi giáo

viên hỏi về ý nghĩa của các thành ngữ, các em hiểu cịn chưa chính xác.
- Khi tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ đã cho, các em thường tìm
những từ thuần Việt vì đó là những từ dễ hiểu ngay, cịn những từ Hán - Việt thì chỉ
những học sinh khá - giỏi mới tìm ra.
5


Ví dụ: Khi tìm từ cùng nghĩa với từ "dũng cảm", học sinh thường tìm được các
từ thuần Việt: khơng sợ, dám làm, gan dạ... nhưng ít thấy học sinh tìm được các từ
Hán - Việt: can đảm, can trường, quả cảm,...
- Những đoạn văn mà các em viết theo chủ đề thường không phong phú về nội
dung, các em thường không biết dùng các từ đồng nghĩa để thay thế nhằm làm cho
đoạn văn sinh động, hay hơn. Vậy là đoạn văn của các em thường sơ sài về nội dung,
thậm chí có em cịn dùng từ chưa chính xác, ngôn ngữ trong đoạn văn "thô", gây cười
cho người đọc.
- Ngoài những vướng mắc về nội dung kiến thức, tác giả cịn nhận thấy vì các
em là những học sinh cịn nhỏ tuổi, đơi khi trước những bài tập khó, các em thường
nản lịng, bỏ dở, khơng chịu suy nghĩ. Bởi vậy, người giáo viên cần có biện pháp động
viên, khích lệ sự tiến bộ của các em kịp thời.
Sau khi đã tìm ra những nguyên nhân, những vướng mắc mà các em mắc phải
trong từng dạng bài tập cũng như những điểm vướng mắc về tâm lý, tác giả đã lên kế
hoạch khắc phục từng điểm khuyết cho các em trong từng giờ dạy, cũng không quên
việc chú ý tích hợp mở rộng vốn từ Hán - Việt trong các môn học khác (nếu cần thiết).
2.2. Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt vận
dụng làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu:
2.2.1. Kể chuyện vui ngôn ngữ
Giáo viên dành thời gian 5 phút cuối mỗi giờ học để khuyến khích HS sưu tầm,
nghe đọc hoặc kể những câu chuyện vui về việc dùng sai chữ nghĩa trong cuộc sống
rất gần gũi với các em (nhất là từ Hán - Việt). Việc tận dụng thời gian 5 phút này rất
có ý nghĩa, đó là giúp các em khỏi mệt mỏi, chán nản sau mỗi tiết học để đọc hoặc kể

cho các em nghe một câu chuyện ngăn về việc dùng sai chữ nghĩa trong nhân dân.
Cần chú ý cân nhắc thật kỹ vì tuỳ tiết học mà vận dụng đọc hay kể câu chuyện
gì hay về chữ gì, tránh ngẫu hứng hay tự do kể chuyện có khi sẽ làm các em quên ngay
kiến thức vừa học trong bài trước đó. Tốt nhất là khuyến khích các em sưu tầm trong
thực tế, qua sách báo, mạng internet,... những câu chuyện này để đọc và tham khảo.
* Từ thực tế giảng dạy ở đối tượng học sinh lớp 5, tác giả nhận thấy rằng:
6


Muốn học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt, thầy cô giáo phải là
người đồng hành cùng học sinh, cùng sách giáo khoa để giúp học sinh nắm chắc được
vốn từ cơ bản. Yêu cầu học sinh phải có Sổ tay tiếng Việt để ghi lại những từ Hán Việt và nghĩa của từ qua từng bài học, ghi lại những câu thành ngữ, tục ngữ khó nhớ
về nghĩa. Vận động cha mẹ học sinh mua thêm sách tham khảo cho con em mình (nếu
có điều kiện). Những tài liệu như Từ điển tiếng Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam rất có ích cho thầy cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh trong việc giúp học sinh
và con em mình hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. Đây là điều kiện tiên quyết
giúp giáo viên thực hiện thành công đề tài này.
Sau mỗi bài tập, giáo viên đều phải rút kinh nghiệm cho từng học sinh, giúp học
sinh tự nhận ra lỗi sai và sửa ngay vào vở bài tập.
Đối với các em học sinh yếu, nếu có thời gian, giáo viên cần phụ đạo thêm kiến
thức cho các em, luôn có mặt để động viên, khen thưởng kịp thời, giúp đỡ các em
khơng có điều kiện mua sách, tài liệu tham khảo bằng cách cho các em mượn sách để
học, hoặc khuyến khích các em trong lớp có tài liệu cho mượn,..
2.2.2. Rèn trực tiếp trong những giờ học Luyện từ và câu:
Để giúp học sinh làm tốt tất cả các dạng bài tập trong các tiết học "Mở rộng vốn
từ", trước hết các em phải hiểu được nghĩa của từ. Với những từ thuần Việt, nghĩa rất
rõ ràng nhưng với những từ Hán - Việt thì khơng phải như vậy, nó chẳng khác gì việc
các em phải học thêm một mơn ngoại ngữ mới, có điều thứ ngoại ngữ ấy vẫn viết được
bằng tiếng Việt mà thôi. Thực tế trong nhiều trường hợp đặc biệt, đôi khi giáo viên
phải dùng từ Hán - Việt khác để minh hoạ, giải thích.

Ví dụ: Khi học sinh hiểu "đại lý" là "cửa hàng to", giáo viên cần tìm vài từ Hán
- Việt khác: "đại diện", "đại từ", "đại biểu",... để giải thích, minh hoạ. Giáo viên cần
chú ý khai thác vốn hiểu biết của các em để đặt những câu hỏi nhằm gợi ý, dẫn đường
cho các em hiểu được "đại" nghĩa là "thay", vì thế: "đại diện" nghĩa là "thay mặt", "đại
từ" nghĩa là "từ thay thế cho từ khác", "đại biểu" nghĩa là "thay cho người khác", "đại
lý" nghĩa là "cửa hàng bán thay",... Đồng thời, cũng cần khuyến khích học sinh Tìm
thêm các từ ngữ có chứa tiếng "đại" với nghĩa là "thay",... và như vậy nếu các em tìm
được đúng yêu cầu của câu hỏi, tức các em đã hiểu được nghĩa từ rồi đó.
7


* Với dạng bài tập xếp từ theo nhóm, tác giả yêu cầu học sinh phải nắm vững
nghĩa của từ trước khi làm bài tập. Với những em có nhận thức chậm, tác giả dành cho
các em nhiều thời gian hơn so với các em khác trong tiết học, các em cần được hướng
dẫn cụ thể từng bài tập. Còn với các học sinh khác, tác giả thường tự tạo cho các em có
cơ hội để phát huy tính tích cực của mình trong giờ học, các em có thể trình bày ý kiến
của mình, sau đó tác giả cùng học sinh cả lớp nhận xét, góp ý, chốt câu trả lời đúng.
Sau đó, tác giả cho học sinh khá-giỏi giải thích vì sao em xếp từ trong nhóm như vậy.
* Với những dạng bài tập về giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ, tác giả yêu cầu học
sinh đọc thật kỹ nội dung câu thành ngữ, tục ngữ đó, thảo luận nhóm để cùng bạn giải
nghĩa chính xác nội dung. Bài tập này thường có hai dạng bài:
- Dạng bài tập thứ nhất: Chọn câu giải nghĩa thích hợp với những thành ngữ,
tục ngữ đã cho.
- Dạng bài tập thứ hai: Yêu cầu học sinh giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ. Đây là
dạng bài tập khó, địi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết rộng và nắm vững nghĩa của
từ bởi đa phần từ ngữ trong thành ngữ, tục ngữ đều là từ Hán - Việt.
* Với dạng bài tập tìm từ đồng âm, trái nghĩa, tác giả khuyến khích các em tìm
hết các từ theo đúng u cầu bài, cho điểm tối đa đối với những học sinh tìm được
nhiều từ chính xác.
* Với dạng bài tập viết đoạn văn ngắn, tác giả cũng yêu cầu học sinh đọc kỹ

yêu cầu bài, hướng dẫn học sinh viết đúng theo chủ đề, chọn và dùng từ cho chính xác,
câu văn cần có sự sáng tạo, gắn với thực tế, cách trình bày bài văn theo đúng cấu trúc
đã được học. Với dạng bài tập này, tác giả đặc biệt lưu ý học sinh trong những văn
cảnh cụ thể. Có những trường hợp các em cần dùng từ Hán - Việt mà không nên dùng
từ thuần Việt để câu văn không những diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa mà cịn thể hiện
được sự trang trọng:
Ví dụ: Hơm này là ngày quốc tế phụ nữ (từ "đàn bà" không thể thay thế cho từ
"phụ nữ".)
Sau khi học sinh viết đoạn văn theo chủ đề, tác giả tiến hành chấm bài và nhận
xét ngay trước lớp, chỉ rõ những lỗi sai của học sinh và yêu cầu các em chữa lỗi vào
8


vở, sau đó đọc lại cho thầy giáo và các bạn cùng nghe, nhận xét, góp ý. Cuối giờ, tác
giả thường chọn những đoạn văn hay của học sinh khá-giỏi đọc cho các em nghe để
học sinh trung bình, yếu có thể học tập.
2.2.3. Hướng dẫn học sinh lập Sổ tay tiếng Việt
Muốn học sinh làm tốt các dạng bài tập liên quan đến từ Hán - Việt trong phân
môn Luyện từ và câu, học sinh phải hiểu nghĩa của từ. Với vốn kiến thức các em đã
được học từ lớp 1 đến lớp 4 chưa đủ để các em có thể hiểu và làm được các phần bài
tập nêu trên. Bởi vậy, từ ngữ được giải thích ở các phần chú thích cuối các bài tập đọc
và các phân mơn khác cũng rất quan trọng. Đó là những từ ngữ mới mà học sinh cần
ghi nhớ để vận dụng làm bài tập các phân mơn khác. Vì vậy, mỗi học sinh cần có một
sổ tay ghi lại những từ ngữ mới cần lưu ý. Cuốn sổ tay này còn được dùng ghi lại
những điều học sinh chuẩn bị bài mới ngay ở nhà trước khi đến lớp; bởi với phần "Mở
rộng vốn từ" đòi hỏi học sinh phải nắm vững nghĩa của từ. Nhiều em hiểu nghĩa của từ
còn chưa chính xác, tác giả đều yêu cầu các em đọc trước bài mới ở nhà, tập giải nghĩa
từ, tham khảo sách để nắm được nghĩa của các từ khó. Khi các em đã hiểu được nghĩa
của từ trong bài học, nắm được ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ thì hoạt động lĩnh
hội kiến thức mới diễn ra rất thuận lợi.

Khuyến khích các em đến thư viện nhà trường mượn sách tham khảo đọc để có
thể hiểu và giải nghĩa chính xác các từ Hán - Việt và các thành ngữ, tục ngữ.
2.2.4. Tổ chức các trò chơi học tập
Nhằm gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học được diễn ra thường xuyên
và được áp dụng linh hoạt. Đơi khi trị chơi chính là nội dung các bài tập, chẳng hạn
như thi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, thi xếp từ theo nhóm nhanh và đúng,...
Cần chú ý rằng, tuy các em đã học lớp 5, nhưng việc động viên, khích lệ bằng
điểm số, lời khen vẫn là rất quan trọng, cho nên thầy cô cần để ý nhiều đến việc động
viên, đánh giá, cho điểm, tặng quà (nếu có điều kiện). Tuy đã lớn, là lớp anh chị,
nhưng các anh chị này vẫn thích ganh đua, vẫn thích chơi hơn học. Vì vậy, dạy học
nhằm vào sự ganh đua, vào trò chơi của các em luôn là một việc làm hiệu quả.

9


KẾT LUẬN
Áp dụng "Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt
để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5" là vấn đề rất cần thiết cho tất cả
các khối lớp chứ khơng riêng gì khối lớp 5. Trong các phân môn của môn Tiếng Việt,
phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh bước đầu rèn kỹ năng viết văn để có thể từ đó
học tốt phân mơn Tập làm văn - phân môn đỉnh cao của việc học tập tiếng Việt ở tiểu
học. Khi viết kinh nghiệm này, tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần vào công tác
giảng dạy và giáo dục học sinh.
Tuy nhiên, sáng kiến này chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ, một vài biện pháp
nhỏ của riêng cá nhân tác giả nên chắc sẽ không tránh khỏi hạn chế. Tác giả rất mong
sẽ tiếp tục được đón nhận sự góp ý của đơng đảo các đồng chí bạn bè đồng nghiệp để
đề tài của tác giả được hoàn thiện hơn vào nhứng năm tiếp theo.

10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa Thơng tin.
2. Nguyễn Phương Châm (2001), “Từ gốc Hán, điển tích Hán trong ca dao
người Việt ở Nam Bộ”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tr. 54-57 & tr.84.
3. Bửu Kế (2009), Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hóa (tái bản
lần thứ nhất).
4. Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại,
Nxb Văn hóa, Hà Nội.
5. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1997), Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán,
Nxb Văn hóa Thơng tin.

11



×