Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Giải quyết tình huống giáo viên không soạn bài trước khi lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.79 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
A.

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................1

B. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................4
1. Nêu vấn đề.............................................................................................4
1.1. Tình huống.....................................................................................4
1.2. Tổ chức xác minh...........................................................................4
2. Phân tích ngun nhân..........................................................................6
2.1. Nguyên nhân chủ quan...................................................................6
2.2. Nguyên nhân khách quan...............................................................6
3. Hậu quả.................................................................................................7
3.1. Hậu quả trước mắt..........................................................................7
3.2. Hậu quả lâu dài...............................................................................7
4. Xác định mục tiêu giải quyết.................................................................7
4.1. Mục tiêu trước mắt.........................................................................8
4.2. Mục tiêu lâu dài..............................................................................8
5. Xây dựng các phương án xử lý sai phạm..............................................8
5.1. Buộc thôi việc.................................................................................8
5.2. Cho nghỉ học không lương.............................................................9
5.3. Cho làm cơng việc khác...............................................................10
6. Phân tích, lựa chọn phương án và tổ chức thực hiện..........................10
6.1. Lựa chọn phương án.....................................................................10
6.2. Tổ chức thực hiện.........................................................................11
C. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN..................................................................12
1.

Kiến nghị.........................................................................................12
i



2.

Kết luận............................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................15

ii


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội,
muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh
thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp
phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu” bởi khơng có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản
thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức
mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình.
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay,
giáo dục và đào tạo cịn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong
nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo,
đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở
thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động
cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng
và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới
giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành,
các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột
phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển

bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.  
Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, đổi mới cơ chế
quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục
tồn diện.
Cơng tác thanh tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn
ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí
1


Minh cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự
kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ơ, lãng phí và chỉ có
tăng cường kiểm tra, kiểm sốt thì mới chống được các tệ nạn này. Người nói
“muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có
được thi hành khơng, thi hành có đúng khơng; muốn biết ai ra sức làm, ai làm
cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm sốt”
Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra cịn
đóng vai trị như một biện pháp phịng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật.
Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của
kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện
dưới bất cứ hình thức nào, cũng ln có tác dụng hạn chế, răn đe những hành
vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được
đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà cịn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của
chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm
pháp luật.
“Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” đây là quan
điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
vị trí và vai trị đặc biệt của thanh tra trong hoạt động của nhà nước và đời
sống xã hội. Người đã ví thanh tra quan trọng như tai mắt của con người - như
bộ phận cấu thành cơ thể con người, là phương tiện cực kỳ trọng yếu giúp cho

con người nhận thức và phát triển trí tuệ. Điều đó có nghĩa là, cũng giống như
tai mắt của cơ thể con người, thanh tra được Chủ tịch Hồ Chí Minh xem như
là một bộ phận cấu thành hữu cơ của quản lý nhà nước, là phương tiện nhận
thức của quá trình quản lý nhà nước. Giữa chúng khơng có khoảng cách. Bởi
quản lý nhà nước, quản lý xã hội mà khơng có thanh tra, kiểm tra xem như
khơng có quản lý. Nếu tách rời thanh tra, kiểm tra khỏi quản lý nhà nước,
quản lý xã hội thì khác nào tách rời cái tai, cái mắt khỏi cơ thể con người;
2


tách rời phương tiện nhận thức và phát triển trí tuệ của con người ra khỏi con
người.
Do đặc điểm của nghề nghiệp, đặc biệt là quá trình dạy học, người giáo
viên tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách và tri thức của học
sinh không phải chỉ bằng vốn kiến thức của bản thân mà còn bằng cả trình độ
tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm của họ. Theo quan điểm hoạt
động: Dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động học tập của học sinh
nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học. Xuất phát từ nội dung bài học ta cần
phát hiện những hoạt động liên hệ với nội dung đó, rồi căn cứ vào mục tiêu
bài học mà chọn ra một số hoạt động cho học sinh thực hiện nhằm phát hiện
những kiến thức mới. Các hoạt động nghiên cứu này đều cần cho bài soạn
một tiết lên lớp.
Chuẩn bị bài giảng (Kế hoạch dạy học) trước khi lên lớp là một khâu
chiếm khá nhiều thời gian và là công đoạn quan trọng, một yêu cầu bắt buộc
trong hoạt động giáo dục của người thầy, vừa là để người dạy ôn lại kiến
thức, hình dung ra các bước trong tiến trình lên lớp, định hướng trước nội
dung kiến thức một cách chuẩn mực theo tính quy phạm riêng của ngành. Khi
xây dựng kế hoạch dạy học, bên cạnh kiến thức cơ bản được tích lũy qua
những năm tháng được học hành, đào tạo, đòi hỏi người thầy còn phải gửi
gắm vào đó lối tư duy, sáng tạo riêng và những trải nghiệm của bản thân, qua

đó giúp người học có thể tiếp cận một cách chính xác nhất những kiến thức
khoa học. 
Kế hoạch dạy học (Bài soạn) là kế hoạch của giáo viên để dạy từng tiết
học, nó thể hiện một cách sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội
dung, phương pháp và điều kiện học tập. Muốn nâng cao chất lượng dạy học
cho giáo viên cần đề cao yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp. Chính vì vậy,
việc một giáo viên không soạn bài trước khi lên lớp được xem như đã vi phạm
quy chế chuyên môn, cần phải có biện pháp xử lí kịp thời, thích hợp.
3


Xuất phát từ thực tế của nhà trường nơi đang cơng tác, tơi chọn đề tài
“Giải quyết tình huống giáo viên không soạn bài trước khi lên lớp” để cùng
tham gia giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, góp phần nâng cao nghiệp vụ công
tác quản lí nói chung và quản lí chun mơn nói riêng trong nhà trường.

4


B. PHẦN NỘI DUNG
1. Nêu vấn đề
1.1. Tình huống
Thực hiện kế hoạch số 857/KHKTVB-GD, ngày 10/11/2020 của phòng
Giáo dục huyện Phú Lương; Kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc cấp phát quản
lý, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ngành Giáo
dục K năm học 2020-2021 và một số thông tin của quần chúng, trường THCS
D, huyện Phú Lương tiến hành tố chức rà soát, kiểm tra lại tồn bộ hồ sơ của
cán bộ, cơng chức, viên chức trong đơn vị đã phát hiện có cô giáo Nguyễn
Hoa M, giáo viên chưa tốt nghiệp PTTH nhưng lại có bằng tốt nghiệp và các
giấy tờ có liên quan: Họ tên, ngày tháng năm sinh không trùng khóp với hồ sơ

lý lịch tại cơ quan đơn vị mình đang cơng tác.
1.2. Tổ chức xác minh
Sau khi nắm được thơng tin nhà trường cho kiếm tra lại tồn bộ hồ sơ
của cá nhân cô giáo Nguyễn Hoa M thì phát hiện:
- Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở tên là Nguyễn Hoà M, sinh ngày 25

tháng 11 năm 1988
- Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông tên là Nguyễn Hoà M, sinh

ngày 30 tháng 10 năm 1985
- Sổ bảo hiểm, Hồ sơ thanh tra, Hồ sơ công chức và các hồ sơ cá nhân

có liên quan trong trường THCS D, xã C lưu giữ tên là Nguyễn Hoa M, sinh
ngày 30 tháng 10 năm 1988.
Nhận được thông tin từ cơ sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú
Lương chỉ đạo nhà trường làm rõ vấn đề việc sử dụng các loại văn bằng
chứng chỉ của cô giáo Nguyễn Hoa M, nguyên nhân sai lệch từ đâu, để tìm ra
được biên pháp tháo gỡ hoặc có hình thức xử lý kịp thời. Tránh việc nắm bắt
thông tin một chiều, khơng chính xác, xử lý khơng đúng hoặc mắc bệnh thành
tích trong việc xử lý sử dụng văn bằng chứng chỉ giả mạo.
5


Theo bản tự kiểm điểm của cô Nguyễn Hoa M, năm 2015 cơ Nguyễn
Hoa có giấy gọi đi cơng nhân lâm nghiệp nhưng bản thân cơ khơng thích.
Cùng lúc đó bạn của cơ là cơ Nguyễn Hồ M có giấy gọi đi học Trung học sư
phạm tại trường Cao đẳng Sư phạm L. Do điều kiện hồn cảnh gia đình cơ
Nguyễn Hồ M khó khăn khơng đi học được, 2 người đã thoả thuận cơ
Nguyễn Hồ M cho cơ Nguyễn Hoa M mượn Giấy gọi, bằng tốt nghiêp THPT
đế cho cô Nguyễn Hoa M đi học trung học Sư phạm và cơ Nguyễn Hồ M tự

đổi tên thành Nguyễn Hoa M từ thời điểm đấy, cho nên không trùng với
tên khai sinh, tên trong Bằng tốt nghiệp THCS. Tại ƯBND xã V khơng có
danh sách trích ngang và đơn xin đổi tên của cơ Nguyễn Hoa M.
Trong suốt q trình công tác và mượn Bằng tốt nghiệp của bạn, cô
Nguyễn Hoa M khơng theo lớp học văn hố nào khác nữa.
Đến năm 2019 cô Nguyễn Hoa M lại sử dụng văn bàng, chứng chỉ đó
để theo lớp học chuẩn hố Cao đẳng sư phạm tại trường Cao đẳng Sư phạm L.
Tại khố học đó nếu chưa học hết chương trình THPT thì phải học 2 năm vì
cịn phải học thêm các mơn văn hố, nhưng cơ M vẫn sử dụng Bằng tốt
nghiệp THPT của cơ Nguyễn Hồ Mh cho nên chỉ phải học 1 năm mà không
phải học thêm các mơn văn hố khác.
Đến tháng 10 năm 2019 cơ Nguyễn Hoa M lại tiếp tục làm hồ sơ theo
học lớp Đại học tại chức tại trường Đại học L.
Qua quá trình học tập được gần 1 năm cơ Nguyễn Hồ M mới phát hiện
cô Nguyễn Hoa M vẫn sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của mình nên cơ đã
viết đơn trình báo với trường Đại học L về việc cơ Nguyễn Hoa M mượn
Bằng THPT của mình và viết đơn gửi phịng Giáo dục và Đào tạo huyện
trình bày lý do bị mất bằng tốt nghiệp THPT.
Cùng lúc trường Đại học L tố chức kiếm tra các loại văn bằng, chứng
chỉ gốc để làm hồ sơ chuẩn bị cho học sinh thi tốt nghiệp, nên đã thông báo
lại cho Đ/C trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và trường THCS D, xã
C kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ cá nhân và các loại văn bằng, chứng chỉ của cô
6


Nguyễn Hoa M thì mới phát hiện ra việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không
hợp lý của cô Nguyễn Hoa M.
Hậu quả là Cô Nguyễn Hoa M không thể tiếp tục hồn thành khố học
tại truờng Đại học L được nữa vì theo yêu cầu của nhà trường phải nộp đầy
đủ các văn bằng, chứng chỉ gốc khớp với hồ sơ của cá nhân trong khi Cô

Nguyễn Hoa M khơng giải trình được.
Tình huống diễn đã ra gây khó khăn, lúng túng đối với phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện. Vì vậy, lãnh đạo phịng Giáo dục và Đào tạo huyện đã làm
tờ trình báo cáo vụ việc với UBND Huyện để UBND Huyện xử lý.
2. Phân tích nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân chủ quan
Bản thân cô giáo Nguyễn Hoa M khơng ý thức được hậu quả việc mình
đang làm, nên để sự việc kéo dài suốt nhiều năm mà khơng có hướng giải
quyết.
Do cá nhân chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của quy chế
tuyển sinh hàng năm, chưa nắm chắc về chế độ chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước.
Cơ Nguyễn Hoa M chưa có ý thức học tập để nâng cao hơn nữa trình độ
văn hoá, chưa trung thực trong việc thực hiện quy chế của ngành, của các cấp,
và của Chính phủ đã quy định.
Mặc dù cô Nguyễn Hoa M mượn văn bằng, chứng chỉ của bạn để tạo
điều kiện cho mình tiến thân nhưng ý thức chủ quan là sẽ không ai phát hiện
ra nên bản thân cá nhân cô không tự phấn đấu đi học thêm văn hoá mà chỉ
phấn đấu các bằng cấp về chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Nguyên nhân khách quan
Công tác tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp trước đây chưa thực
sự chặt chẽ, làm kẽ hở để cho một số số người lợi dụng vào được trong các
trường học bằng mọi cách để được đứng vào trong hàng ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước.
7


Việc kiểm tra, thanh tra của các ngành, các cấp chưa thường xun, liên
tục, đơi khi cịn mang nặng hình thức, qua loa, đại khái, nế nang.
Việc quản lý hồ sơ trong các cơ quan nhà nước chưa thực sự chặt chẽ,

khoa học nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
3. Hậu quả
3.1. Hậu quả trước mắt
Trong trường hợp bị xử lý buộc thôi việc thì gia đình cơ giáo Nguyễn
Hoa M sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ nhất là hồn cảnh gia đình cơ giáo Nguyễn Hoa M gặp rất nhiều
khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào tiền lương hàng tháng. Cơ có chồng là
nông dân và hai con nhỏ, cháu lớn đang học lóp 8 và cháu nhỏ học lớp 4. Vì
ruộng đất ít lại khơng có cơng việc làm thêm đế tăng thu nhập cho gia đình.
Vì tự ái, anh chồng sa vào rượu chè, cờ bạc, bỏ bê vợ con. Những lúc uống
say, chồng cơ cịn chửi mắng, đánh đập, hành hạ vợ con.
Thứ hai, cô giáo Nguyễn Hoa M đã đầu tư nhiều kinh phí và thời gian
đi học các lớp đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ như Trung
học sư phạm, lớp học chuẩn hoá Cao đẳng sư phạm tại trường Cao đẳng Sư
phạm L.
3.2. Hậu quả lâu dài
Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai rầm rộ
và có hiệu quả cuộc vận động "Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong Giáo dục, nói khơng với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và
việc ngồi nhầm lớp" và phong trào cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh" thì việc sử dụng văn bằng không hợp pháp của
cô Nguyễn Hoa M làm mất uy tín của cơ đối với đồng nghiệp cũng như trong
phụ huynh và trong xã hội, đã vi phạm kỹ cương phép nước, ảnh hưởng xấu
đến uy tín, danh dự của nhà giáo và gây ra những khó khăn nhất định trong
cơng tác phối hợp với phụ huynh, công tác tuyên truyền giáo dục.
8


4. Xác định mục tiêu giải quyết
Chúng ta đang thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, tiến

tới xây dựng nền kinh tế tri thức và một xã hội hiện đại sẽ được hình thành
trong tương lai.
Vì vậy, việc đổi mới giáo dục hiện nay dù ở một lĩnh vực cụ thể nào
cũng cần quán triệt để hướng tới mục tiêu co bản, lâu dài, đó là: xây dựng một
nền giáo dục tiên tiến; phục vụ nhu cầu học tập đa dạng của mọi người. Xây
dựng nền giáo dục hiện đại là một quá trình phải đáp ứng nhiều tiêu chí và
xây dựng một đội ngũ giáo viên vững mạnh là mục tiêu được Đảng và Nhà
nước ta đặt lên hàng đầu.
Vì vậy, việc xử lý cơ Nguyễn Hoa M ở trường THCS D sử dụng văn
bằng không hợp pháp cần phải tiến hành một cách nghiêm túc, phải tìm ra
hướng giải quyết tốt nhất. Và các phương án lựa chọn phải đạt đến các mục
tiêu chính sau đây:
4.1. Mục tiêu trước mắt
Thứ nhất: cần làm rồ các sai phạm của cô giáo Nguyễn Hoa M để từ đó
có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, đảm bảo theo đúng quy định của pháp
luật.
Thứ hai: Rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động quản lý về
văn bằng chứng chỉ nói riêng cũng như các mặt hoạt động giáo dục khác của
nhà trường, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
4.2. Mục tiêu lâu dài.
Thứ nhất: Xây dựng, cũng cố đội ngũ giáo viên ở trường THCS D nói
riêng cũng như trên tồn bộ địa bàn huyện nói chung, đảm bảo về số lượng,
chất lượng theo tiêu chuẩn để thực hiện mục đích giáo dục đạt hiệu quả.
Thứ hai: Ổn định, tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ
cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh nhằm đảm bảo công tác dạy học của
nhà trường, không gây xáo trộn tư tưởng trong quần chúng nhân dân.
9


5. Xây dựng các phương án xử lý sai phạm

5.1. Buộc thôi việc
UBND huyện xử lý kỷ luật đối với cơ giáo Nguyễn Hoa M bằng hình
thức buộc thơi việc.
- Ưu điểm:

+ Hành vi sai phạm của cô giáo Nguyễn Hoa M được xử lý nghiêm
minh theo quy định của pháp luật. Điều 25, Nghị định số 35/2005/NĐ-CP
ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công
chức (điều c, khoản 2) quy định áp dụng kỷ luật buộc thôi việc đối với: “Cán
bộ, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đế được tuyến
dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước.”
+ Có thể giải quyết được ngay vấn đề giáo viên ngồi nhầm chỗ, đánh
giá thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không 4 nội dung" trong ngành Giáo dục
và Đào tạo.
+ Nhà trường cũng thanh lọc được những giáo viên khơng có tính trung
thực trong nghề nghiệp, giữ được uy tín cho ngành giáo dục.
- Hạn chế:

+ Cơ giáo Nguyễn Hoa M rơi vào tình thế bất lợi về nhiều mặt; vừa mất
công
ăn việc làm vừa khơng có thu nhập trong khi hồn cảnh gia đình lại rất
khó khăn, các con của cơ đang nhỏ.
+ Chưa phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp cơ sở.
5.2. Cho nghỉ học không lương
Chủ tịch UBND Huyện giao cho phòng Nội vụ Huyện phối hợp với
phòng GD-ĐT Huyện xem xét về việc sai phạm của cô giáo Nguyễn Hoa M
đế đề xuất các biện pháp cho M đi học lại những chương trình GD cần thiết.
- Ưu điểm:

+ Là phương thức xử lý hợp tình, hợp lý sai phạm một cách có căn cứ.

+ Hành vi vi phạm của cô giáo Nguyễn Hoa M sẽ được xử lý hợp lý,
10


hợp tình. Một mặt vừa xử lý nghiêm vi phạm, mặt khác tạo điều kiện cho cơ
có việc làm.
- Hạn chế

+ Trong thời gian học, M không được hưởng lương khiến kinh tế trong
gia đình thêm khó khăn.
+ Có thể dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên trong trường.
5.3. Cho làm cơng việc khác
ƯBND Huyện chỉ đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo và trường THCS D
tiến hành xem xét xử lý theo hướng khơng bố trí đứng lớp mà chuyến sang
làm nhiệm vụ khác đối với cô giáo Nguyễn Hoa M.
- Ưu điểm:

+ UBND Huyện đã có biện pháp kịp thời chỉ đạo các phòng, co quan
chức năng xem xét, xử lý vụ việc xảy ra.
+ Việc sai phạm của cô giáo Nguyễn Hoa M đã được xử lý, đảm bảo
làm ổn định chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và
quần chúng nhân dân.
+ Bảo đảm cho cơ Nguyễn Hoa M vẫn có cơng việc làm ni sống gia
đình.
- Hạn chế:

+ Chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ
quan chức năng trong xử lý vi phạm của cô Nguyễn Hoa M.
+ Việc sai phạm của cô giáo Nguyễn Hoa M cần được xem xét kỹ
lưỡng, có kết luận và những quyết định hình thức kỷ luật thích đáng mới đảm

bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
6. Phân tích, lựa chọn phương án và tổ chức thực hiện
6.1. Lựa chọn phương án
Rõ ràng trong ba phương án trên phương án nào cũng có những ưu
điểm và những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, phương án thứ ba theo tôi là tối
ưu hơn cả. Đây là phương án vừa đảm bảo hợp lý và hợp tình, trong đó thể
11


hiện sự nghiêm minh theo quy định của pháp luật đồng thời có tính đến điều
kiện hồn cảnh khó khăn của gia đình, sự cố gắng phấn đấu vươn lên của cô
giáo Nguyễn Hoa M và đặc biệt là xem xét đến sự cống hiến của cô cho sự
nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của huyện B.
6.2. Tổ chức thực hiện
Bước 1:
Chủ tịch ƯBND Huyện chủ trì tổ chức cuộc họp với lãnh đạo phịng
nội vụ, phòng GD-ĐT Huyện và các tố chức, đơn vị chức năng có thẩm quyền
đế giao nhiệm vụ xử lý tình huống.
Bước 2.
Chủ tịch UBND Huyện thành lập Đồn kiểm tra xem xét các sai phạm
của cô giáo Nguyễn Hoa M.
Bước 3.
Đồn kiểm tra tiến hành kiểm tra. Các cơng việc bao gồm:
-

Yêu cầu cá nhân cô Nguyễn Hoa M tường trình lại sự việc cụ thể

về việc mình đang sử dụng các loại văn bằng chứng chỉ hiện đang có.
-


Nộp tồn bộ các loại văn bằng chứng chỉ, giấy khai sinh, các loại

hồ sơ cá nhân có liên quan.
-

Yêu cầu Nhà trường triệu tập cuộc họp đầy đủ các thành phần:

Ban lãnh đạo, dại diện cơng đồn, chi đồn, các tổ trưởng tố khối, ban thanh
tra nhân dân đế cùng nhau xem xét hồ sơ và đóng góp ý kiến cho cá nhân cơ
Nguyễn Hoa M.
Bước 4. Đồn thanh tra báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất hình thức, biện
pháp xử lý.
Bước 5.
Chủ tịch UBND Huyện B kết luận và quyết định xử lý vụ việc sai phạm
của cơ giáo Nguyễn Hoa M.
Bưóc 6.
12


Thông báo kết luận và quyết định về việc xử lý vụ việc sai phạm của cô
giáo Nguyễn Hoa M.

C. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
Đe đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH,
Đảng ta chỉ đạo ngành Giáo dục phải tăng cuủng xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, mà mục tiêu co bản là: "Xây
dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo
chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản
lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông

qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo
dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi
ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước".
Qua việc xử lý tình huống cô giáo Nguyễn Hoa M ở trường THCS D
sử dụng văng bằng không hợp pháp, tôi xin đề xuất kiến nghị một số vấn đề
sau đây:
Đối với đội ngũ giáo viên:
Phải tích cực, tự giác trong rèn luyện và trong công tác. Phấn đấu mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo, tuân thủ
nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Tiến hành rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống văn bàng, chứng chỉ

của đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,

nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ giáo
viên.
13


Đối với phòng giáo dục:
- Tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý hồ sơ sổ sách bằng

nhiều hình thức, nhất là vấn đề quản lý hồ sơ qua công nghệ thông tin.
- Hàng năm thường xuyên tổ chức các đọt thanh tra, kiểm tra việc quản

lý hồ sơ số sách trong các đơn vị.
- Tham mưu cho lãnh đạo các cấp thống nhất chỉ đạo công tác quản lý


các hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị được tốt hơn.
- Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý cần hợp lý hơn cả về số lượng cũng

như trình độ chun mơn nghiệp vụ để đảm bảo đáp ứng kịp thời với sự phát
triển của xã hội hiện nay.
2. Kết luận
Là một người cán bộ quản lý nhà nước phải biết tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước (Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp)
để duy trì ổn định xã hội và điều chỉnh các hành vi của từng cá nhân trong xã
hội, đế xã hội phát triển theo mục tiêu đã định để đạt được mục tiêu nhà nước
đã đề ra trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Chúng ta phải xác định rằng công tác quản lý các loại hồ sơ, sổ sách,
quản lý các loại văn bằng, chứng chỉ trong cơ quan nhà nước là một vấn đề rất
quan trọng và cần thiết. Vì nếu trải qua quá trình đào tạo, được tiếp thu những
kiến thức cơ bản cả về văn hố cũng như trình độ chun mơn nghiệp vụ mà
được các cấp có thẩm quyền cơng nhận đó đã là một tiêu chí hàng đầu để xây
dựng nhà nước ta ngày một phát triển và bền vũng.
Bài học rút ra ở đây là cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
cơng tác quản lý hành chính nhà nước. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng mọi
chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho đông
đảo quần chúng, cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ và tụ' giác thực hiện.
Phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ cơ sở, tăng cường phối họp với
các đoàn thể trong cơ quan, nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng đầu
trong cơ quan.
14


Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các ngành, các
cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ
bằng cơng nghệ thơng tin.

Trong q trình nghiên cứu thực hiện làm đề tài, với sự hiểu biết còn
hạn chế, thời gian đầu tư cho nghiên cứu có hạn, tơi mạnh dạn nêu lên những
suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống sử dụng văn bằng, chứng
chỉ không hợp pháp tại trường THCS D xã C, huyện B, tỉnh A. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng, song khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, Cô giáo và đồng
nghiệp đế bài viết được hoàn thiện hơn./.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục 2005
2. Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998, sửa đối bố sung 2003;
3. Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính

phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức;
4. Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08 tháng 2 năm 2006 của Bộ

nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP
ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
5. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước (Phần I)
6. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước (Phần II)
7. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước (Phần III)

16




×