Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vai trò của hoạt động và giao tiếp với sự phát triển nhân cách và ứng dụng trong hoạt động dạy học và giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.9 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
2. Mục tiêu của chuyên đề.............................................................................1
3. Phương pháp hoàn thiện chuyên đề.........................................................1
II. NỘI DUNG...........................................................................................................2
2.1. Vai trò hoạt động và giao tiếp đối với sự phát triển nhân cách..........2
2.1.1. Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển nhân cách..2
2.1.2. Yếu tố giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách...........2
2.2. Thực trạng phát triển nhân cách học sinh, sinh viên Việt Nam.........3
2.3. Một số giải pháp phát triển nhân cách học sinh sinh viên thông qua
các hoạt động dạy học và giáo dục...............................................................4
2.3.1. Nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy mơn Chính trị và các mơn
Khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh...........................................4
2.3.2.

Nâng cao vai trò của các chủ thể giáo dục và đào tạo.....................4

2.3.3.

Tiếp tục xây dựng mơi trường văn hố sư phạm trong nhà trường. 5

KẾT LUẬN................................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................7

i


I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như


sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, y học. Nghiên cứu về con người là một vấn
đề không hề mới lạ nhưng lại xoay quanh nhiều khía cạnh tùy thuộc vào đặc điểm
của mỗi ngành khoa học. Con người cũng luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết
học từ cổ đại đến trung đại.
Ở Việt Nam vấn đề con người cũng luôn là một vấn đề thời đại và đang được
nhiều ngành khoa học, nhiều cá nhân đặc biệt quan tâm, nhất là vấn đề xây dựng
con người từ khi con trong ghế Nhà trường đối với học sinh, sinh viên. Trước yêu
cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Việt Nam đang cần một quyết sách
toàn diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực quan trọng hàng đầu này.
Chính vì những lí do đó về mặt lý luận và thực tiễn tác giả quyết định chọn
đề tài “Vai trò của hoạt động và giao tiếp với sự phát triển nhân cách và ứng
dụng trong hoạt động dạy học và giáo dục.”
2. Mục tiêu của chuyên đề
Đưa ra tầm quan trọng của hoạt động và giao tiếp trong quá trình phát triển
nhân cách cho học sinh, sinh viên trong nhà trường. Cùng với đó đưa ra thực trạng
phát triển nhân cách của học sinh & sinh viên, từ đó đưa ra một số giải pháp vận
dụng nhằm ứng dungnj nâng cao nhân cách trong hoạt động dạy học và giáo dục.
3. Phương pháp hoàn thiện chuyên đề
Về phương pháp luận, tiểu luận sử dụng những phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
này bao gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích
tổng hợp và đối chiếu.

1


II. NỘI DUNG
2.1. Vai trò hoạt động và giao tiếp đối với sự phát triển nhân cách
2.1.1. Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực

tiếp sự hình thành và phát triển của nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt
động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao
tác nhất định, với những cộng cụ nhất định. Thông qua hai quá trình đối tượng hóa
và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người
lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân
cách. Mặt khác cũng thơng qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất
của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục sẽ
khơng có hiệu quả, nếu như bản thân không tiếp nhân, không hưởng ứng những tác
động đó, khơng trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lí, hình
thành nhân cách.
2.1.2. Yếu tố giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Giao tiếp là hình thức hoạt động đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người
với con người, thơng qua đó thực hiện sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở 3 q
trình: trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau và tác động lẫn nhau. Giao tiếp đóng vai
trị cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi vì:
Nó ko thể có tâm lí con bên ngồi mối quan hệ giao tiếp, con người khơng
thể tồn tại bên ngồi giao tiếp. Thông qua giao tiếp để tiếp thu, lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử – xã hội mà các thế hệ trước để lại để trở thành thành viên của xã
hội.
+ Giao tiếp thúc đẩy sự hình thành ở con người những hứng thú nhận thức
khác nhau, điều này có thể làm đòn bẩy để dẫn đến sự tự đào tạo. Ví dụ như: Thơng
qua việc tham gia các hội thảo về mơi trường, học sinh A có thể thấy hứng thú với
vấn đề bảo vệ mơi trường, điều đó thúc đẩy em tự nghiên cứu tìm tịi và từ đó dẫn
đến sự tự đào tạo.
2


+ Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác mà cịn nhận
thức chính bản thân mình, bất kì người nào cũng đối chiếu mình với cái mà họ nhìn

thấy ở người khác, so sánh cái mà họ làm được với cái mà người xung quanh làm.
Do đó, qua giao tiếp, con người tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách.
2.2. Thực trạng phát triển nhân cách học sinh, sinh viên Việt Nam
Nhân cách học sinh, sinh viên Việt Nam trong điều kiện hiện nay, ngoài
những đặc điểm chung của nhân cách, thì cịn có những biểu hiện riêng về phẩm
chất đạo đức và năng lực, như năng động, sáng tạo và thực tế hơn. So với các thế hệ
trước đổi mới, học sinh & sinh viên hiện nay có tính thực tế cao. Chọn ngành học là
biểu hiện đầu tiên của tính thực tế. Họ tập trung nhất vào những ngành học mà ra
trường có thể xin việc được ngay vì xã hội đang cần, những nghề có thu nhập cao,
chỉ số ít sinh viên chọn nghề theo mơ ước.
Học sinh, sinh viên hiện nay rất năng động, họ năng động trong phương thức
tiếp nhận tri thức để hồn thành tốt nhiệm vụ chính là học tập; năng động trong quá
trình tham gia vào hoạt động xã hội: Làm thêm dưới nhiều hình thức thời gian (nửa
ngày, vài ngày trong một tuần, buổi tối), phong phú về nghề (làm gia sư, bán hàng,
giúp việc nhà...). Một số sinh viên có tham vọng trở thành những nhà kinh doanh
giỏi đã mở cửa hàng kinh doanh thể hiện tính chủ động, sáng tạo cao trong cơng
việc của mình.
Tính sáng tạo của sinh viên được thể hiện ở việc rất nhiều sinh viên tham gia
nghiên cứu khoa học và đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế, quốc gia, giải thưởng
Tài năng trẻ Việt Nam hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức...
Sinh viên xác định rõ phương pháp thực hiện lý tưởng của mình: Lý tưởng
cao cả của sinh viên Việt Nam hiện nay là giữ vững nền độc lập dân tộc và xây
dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Trong đó, đạo đức cộng sản là yếu tố cấu thành
quan trọng nên lý tưởng của sinh viên. Khẳng định điều này vì đạo đức là thành
phần đặc biệt trong nhân cách của sinh viên, cái để phân biệt sự khác nhau giữa
nhân cách này với nhân cách khác xuất phát từ điểm gốc là "đức" trong mỗi con
người.
3



2.3. Một số giải pháp phát triển nhân cách học sinh sinh viên thông qua các
hoạt động dạy học và giáo dục
2.3.1. Nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy mơn Chính trị và các mơn Khoa
học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đặc biệt cần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy mơn chính trị và các
môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một nội dung quan
trọng trong việc trực tiếp phát triển nhân cách học sinh, sinh viên. Đội ngũ giảng
viên Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh khơng những phải nhận thức sâu sắc về
vị trí vai trị của mơn học mà cịn cần phải tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy
như: Đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với môn học sao cho “hấp dẫn”
được học sinh, sinh viên, cần chú ý đến nội dung bài giảng và cách học; thực hiện
nghiêm túc việc tổ chức thảo luận và các hình thức thảo luận; cải tiến cách kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập.
2.3.2. Nâng cao vai trò của các chủ thể giáo dục và đào tạo
Đối với giảng viên
Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên. Đây là yếu tố
quyết định sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Việc nâng cao trách
nhiệm và chất lượng đội ngũ giảng viên đang là yêu cầu cấp thiết của hoạt động
giáo dục hiện nay.
Đối với Phịng Cơng tác Học sinh - Sinh viên
Nâng cao trách nhiệm của phịng Cơng tác học sinh - sinh viên, trong giáo
dục nhân cách sinh viên. Từ đó, nắm bắt được tình hình đạo đức, nhân cách và rèn
luyện lòng yêu nước, yêu truyền thống của dân tộc, về lối sống lành mạnh cho sinh
viên. Muốn giáo dục nhân cách cho sinh viên đạt hiệu quả cao, theo đó, phịng Cơng
tác học sinh - sinh viên cần thực hiện những biện pháp như: Trên cơ sở xác định rõ
nhiệm vụ, chức năng của phịng, có nhiệm vụ tham mưu với Đảng uỷ, Ban Giám
hiệu nhà trường về các mặt; nắm bắt tình hình tư tưởng đạo đức, nhân cách sinh
viên theo lớp, theo khoa để có những đề xuất phù hợp; đề xuất với nhà trường kế
hoạch hàng năm để tiến hành giáo dục toàn diện nhân cách sinh viên theo mục tiêu
đào tạo; Tổ chức phối hợp tốt và kịp thời công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; Tổ

4


chức nhiều hoạt động mang tính giáo dục của sinh viên và phối kết hợp với khoa Lý
luận Chính trị chủ trì việc tổ chức học tập đường lối Nghị quyết của Đảng và chính
sách của Nhà nước, nội quy, quy chế của Nhà trường.
2.3.3. Tiếp tục xây dựng môi trường văn hố sư phạm trong nhà trường
Nói đến mơi trường văn hố sư phạm là nói đến mơi trường nhà trường mang
tính văn hố sư phạm, mang tính giá trị đạo đức và nhân văn, đào tạo ra những con
người là sản phẩm là thước đo của chuẩn mực xã hội, những con người với trình độ
chun mơn và tay nghề đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Do vậy, cần xây dựng hệ thống các giá trị văn hoá sư phạm, trước mắt, cần tập
trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và
đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong tổ chức Đảng, trong
toàn thể cán bộ giảng viên và gia đình.
Đối với hoạt động thơng tin, tun truyền trong trường, cần làm tốt nhiệm vụ
quan trọng của nó là phổ biến rộng rãi trong sinh viên các chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của Nhà trường,
đồng thời nêu gương tốt, việc tốt, phê phán các thói hư tật xấu, góp phần tạo dựng
nếp sống văn hố trường học. Công tác thông tin, tuyên truyền của nhà trường có
nhiệm vụ sàng lọc, định hướng thơng tin giúp học sinh & sinh viên có hướng lựa
chọn và tiếp nhận thơng tin thuận lợi, nhờ đó xây dựng được mơi trường văn hố sư
phạm lành mạnh.
Về phía trung tâm thông tin thư viện: Sách báo là nguồn tri thức vơ tận góp
phần trực tiếp vào việc nâng cao hiểu biết cho học sinh & sinh viên. Vì vậy, thư
viện ln ln chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động văn hố của Nhà trường.
Do đó, Nhà trường cần cải tiến trung tâm thông tin thư viện cho phù hợp hơn nữa,
nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, đặc biệt là cần áp dụng tốt công nghệ thông
tin hiện đại trong lĩnh vực này phù hợp với xu thế thời đại và chủ trường đổi mới
của Bộ giáo dục và Đào tạo.


5


KẾT LUẬN
Dù ở đâu và bất cứ thời điểm nào, quan điểm của Mác – Lê nin cũng như tư
tưởng Hồ Chí Minh đều là kim chỉ nam cho hành động của nước ta. Con người, hơn
hết, chính là chủ thể lịch sử, là yếu tố tạo ra lịch sử. Con người luôn là yếu tố quan
trọng nhất để xây dựng một xã hội, một Nhà nước. Chính vì vậy, việc xây dựng con
người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng là điều quan trọng nhất cần phải quan tâm và
thực hiện.
Chỉ trong mơi trường văn hố sư phạm của nhà trường, học sinh & sinh viên
được đưa vào các hoạt động phong phú mang tính nhân văn mới có điều kiện tốt để
hình thành và phát triển những phẩm chất của một nhân cách văn hoá đáp ứng u
cầu của mơ hình, mục tiêu đào tạo. Để việc xây dựng con người được thành công,
công tác đầu tiên cần phải chú trọng là công tác giáo dục và đào tạo. Giáo dục và
đào tạo từ những công dân nhỏ tuổi của đất nước, của những thế hệ sẽ làm chủ đất
nước trong tương lai “ Ươm mầm từ hôm nay, để gặt quả mai này”. Thế hệ trẻ cần
nắm vững những quan điểm, quan niệm về con người về vai trò, trách nhiệm của
mỗi cá nhân trong tập thể, trong cộng đồng, trong xã hội, trong tổng thể loài người.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác Lênin, (Dùng trong các trường đại học và cao đẳng), Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.
[2]

Nguyễn Thị Thúy (2018), Vai trị của giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt nam hiện nay, Tạp chí Triết
học, số 4, tr. 79.
[3]

Hồ Chí Minh tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà

Nội, 2012.
[4]

Luật Giáo dục đại học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.

[5]

Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2014, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015.

7



×