MỤC LỤC
10.TS.Phan Minh Ngọc (30/10/2006), “Đặc điểm và vai trò của vốn ODA Nhật trong phát
triển kinh tế châu Á”, Báo Người đại biểu nhân dân, số 303..............................................29
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn đầu tư nước ngoài từ lâu đã được coi là một trong các yếu tố cần thiết cho
sự tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế của một quốc gia. Tùy thuộc vào trình độ
của từng nước mà chính phủ lại xây dựng chiến lược, chính sách thu hút và sử dụng
vốn mang tính đa dạng và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của nước
mình. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, là một nước có nền kinh tế đang trong
giai đoạn hình thành và phát triển, cần có động lực cho sự đi lên và đổi mới thì vai trò
của vốn đầu tư nước ngoài lại càng trở nên quan trọng.
Bên cạnh luồng vốn đầu tư phát triển trực tiếp FDI, vốn vay hỗ trợ phát triển
chính thức ODA cũng là một kênh vốn tài trợ được ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Nước được coi là đi đầu về hỗ trợ ODA cho các quốc gia đặc biệt là ở châu Á hiện
nay chính là Nhật Bản. Đây cũng được coi là đối tác ODA số một của chúng ta.
Trong quãng thời 20 năm qua, nguồn vốn viện trợ của Nhật Bản ngày càng tăng,
chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực và giúp nâng cao cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và
cải thiện đời sống của nhân dân.
Trước thực tế trên, cũng như việc Nhật Bản mới gần đây đã tuyên bố nối lại
ODA cho Việt Nam vào tháng 02/2009 sau khi tạm dừng viện trợ vì vụ tham nhũng
PCI đã cho thấy mối quan hệ đầy triển vọng cho đôi bên cũng như hướng đi mới đầy
hứa hẹn cho nước nhà khi có sự trợ giúp của một cường quốc về kinh tế. Chính vì
thế, nhóm chúng em, quyết định chọn đề tài “Vai trò của vốn ODA Nhật Bản đối
với sự phát triển kinh tế của Việt Nam”. Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm, vai
trò của vốn ODA đối với các vấn đề mang tính thời sự tại Việt Nam cũng như giải
pháp để quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn.
Bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp của cô
cũng như của các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm
a. Định nghĩa
ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín
dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ,
các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các
nước đang và chậm phát triển. Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu đáp ứng đầy
đủ ba điều kiện sau:
Một là: Được các tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính thức
cung cấp. Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ
chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không
vì mục tiêu lợi nhuận.
Hai là: Mục tiêu chính là giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, nâng cao
phúc lợi xã hội. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói,
giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như
giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục,
y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh,
phòng chống các tệ nan xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực
của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế…
Ba là: Thành tố hỗ trợ (Grant element) phải đạt ít nhất 25% tổng vốn ODA đối
với khoản cho vay không ràng buộc và ít nhất 35% đối với khoản cho vay có ràng
buộc. Thành tố hỗ trợ còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện
tính ưu đãi của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường.
Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác
định dựa trên tổ hợp các yếu tố: lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, số lần trả
nợ trong năm và tỷ lệ chiết khấu.
b. Nguồn gốc
Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho một cuộc
chiến mới kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là chiến tranh lạnh giữa phe Xã hội chủ nghĩa
và Tư bản chủ nghĩa, mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ. Hai cường quốc này thực
thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống đồng minh của mình.
Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng
giàu có nhờ chiến tranh. Ở thái cực khác, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu
tác động nặng nề của cuộc chiến tranh. Sự yếu kém về kinh tế của các nước này
khiến Hoa Kỳ lo ngại trước sự mở rộng nhanh chóng của phe Xã hội chủ nghĩa. Giải
pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục kinh tế. Năm
1947, Hoa Kỳ triển khai kế hoạch Marshall, thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát
triển quốc tế (IBRD) để viện trợ cho các nước Tây Âu. Từ năm 1947 đến 1951, Hoa
Kỳ viện trợ cho các nước Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD (tương đương 2,2% GNP của
thế giới và 5,6% GNP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ).
Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố và
gia tăng số lượng các nước gia nhập phe Xã hội chủ nghĩa. Với tinh thần quốc tế vô
sản, Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu, châu
Á, đến các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, tổng số
tiền các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa còn nợ Liên Xô lên đến con số khổng lồ,
quy đổi thành khoảng 120 tỷ USD.
Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước xã
hội chủ nghĩa được xem như là các khoản ODA đầu tiên. Mặc dù, mục tiêu chính của
các khoản viện trợ này là chính trị nhưng chúng cũng đã có tác dụng quan trọng giúp
các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, xã hội. Trong những năm 1960, trước sự đấu
tranh mạnh mẽ của các nước đang phát triển, cộng với nhận thức thay đổi của các
nước giàu đối với sự phát triển của các nước đang phát triển, Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC). Uỷ ban này có
nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD cho các
nước đang và kém phát triển. Trong bản báo cáo đầu tiên của mình, DAC đã sử dụng
thuật ngữ “Offical Development Assistance”, với nghĩa là sự trợ giúp tài chính có ưu
đãi của các nước phát triển cho các nước đang phát triển.
c. Phân loại
Phân loại theo tính chất:
- Viện trợ không hoàn lại, thường chiếm 25% tổng vốn ODA.
- Viện trợ hỗn hợp bao gồm phần cấp không và phần còn lại thực hiện theo hình
thức vay tín dụng (có thể ưu đãi hoặc bình thường).
- Viện trợ có hoàn lại, thực chất là vay tín dụng ưu đãi với điều kiện “mềm”.
Phân loại theo mục đích và cách tiếp nhận viện trợ:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường có nghĩa là hỗ trợ tài chính trực tiếp, nhưng
đôi khi lại là hỗ trợ hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hóa chuyển
vào trong nước thông qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán có thể được chuyển
thành hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra khi hàng hóa nhập vào nhờ hình thức này
được bán ra trên thị trường trong nước, và số thu nhập bằng bản tệ được đưa vào
ngân sách của chính phủ. Tín dụng thương mại với các điều khoản “mềm” (lãi suất
thấp, hạn trả dài…). Trên thực tế là một dạng hỗ trợ có ràng buộc.
- Viện trợ chương trình, là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện
trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất
định, mà không phải xác định chính xác nó sẽ phải được sử dụng như thế nào.
- Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của viện trợ chính thức. Hỗ trợ dự án
thường liên quan đến hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật hay cả hai. Hỗ trợ cơ bản thường
chủ yếu về xây dựng. Thông thường, các dự án này có kèm theo một bộ phận của
viện trợ kỹ thuật, dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động
nhất định, soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho các đối tác nhận viện trợ; hỗ trợ kỹ
thuật thường chỉ chủ yếu tập trung vào chuyển giao trí thức hoặc tăng cường lập cơ
sở kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu trước khi đầu tư.