Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực Trạng Tham Nhũng Ở Nước Ta Hiện Nay - Tiểu Luận Cao Học.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.95 KB, 31 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn
Sau hai mươi năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng về nhiều mặt ,đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng được lâng
lên một cách đáng kể. Để đạt được những thành tựu to lớn ấy không thể
không kể đến sự đóng góp rất lớn của của đội ngũ cán bộ Đảng viên.
Trên mọi lĩnh vực của đời sống Xã hội. Đó chính là sư hoạch đinh
đường lối chính sách rất đúng đắn mang tầm chiến lược của đất nước . Tuy
nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì “ tình trạng suy thối đạo
đức chính tri ,tư tưởng , lối sống của một bộ phạn lhông nhỏ cán bộ đảng
viên gắn liền với tệ nạn quan liêu tham nhũng , lãng phí vẫn diễn ra nghiêm
trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả “. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến
tình trạng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu thuộc về “ sức đề kháng” trong
mỗi cán bộ Đảng viên. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng về nhiêu mặt.
Nó khơng chỉ xâm phạm tài sản của nhà nước, mà cịn gây bất bình trong
nhân dân vào Đảng, vào sự quản lý của nhà nước. Nạn tham nhũng đang là
thách thức và là nguy cơ số một, là yếu tố kìm hãm rất lớn hiệu quả quản lý
của nhà nước, cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà vấn dề
phịng chống tệ nạn quan liêu tham nhung, giữ gìn bản chất nhà nước xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã và đang trở thành tiêu điểm hàng đầu
là địi hỏi chính đáng của mỗi người dân, là nhiệm vụ lớn vừa mang tính cấp
bách, vừa mang tính lâu dài, cơ bản của Đảng và của Nhà nước ra.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu
trong tiểu luận. Đồng thời góp phần vào việc tìm ra những phương pháp
trước mắt và lâu dài để phòng chống và đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng
trong giai đoạn hiện nay và giữ gìn bản chất cách mạng của nhà nước xã hội
chủ nghĩa.

1



2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích.
- Như ta đã nói ở trên, vấn đề quan liêu, tham nhũng đang trở thành
vấn đề nhức nhối trong Đảng và Nhà nước vì nó ảnh hưởng lớn tới lịng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đồng thời nó cịn là sự cản trở lớn
đối với sự đi lên của đất nước. Do đó, mục đích của tiểu luận là nâng cao vai
trị của cơng tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ Đảng viên, những người
đúng đầu trong bộ máy nhà nước nhằm đẩy lùi tệ nạn quan liêu thamg nhung
trong giai đoạn hiên nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Từ mục đích nghiên cứu, tiểu luận có nhiện vụ làm sáng tỏ vấn đề
quan liêu, tham nhung đã và đang hồnh hành, để từ đó giáo dục phẩm chất
tư tưởng cho đội ngũ cán bộ đảng viên.Bởi khi họ có phẩm chất ,có lập
trường tưởng vững vàng thì quan điểm sống và nhận thức hành động sẽ đúng
đắn , mang tính giai cấp , tính Đảng và lợi ích của đảng ,của giai cấp của dân
tộc, mà yêu nghề, có trách nhiệm với nghề . Nói cách khác ,cán bộ Đảng
viên phải kiên định với mục tiêu lí tưởng của Đảng . Đồng thời phải biết phát
hiện , giải quyết những vấn đề nảy sinh.
Về thực trạng vấn đề này, có thể nói, nước ta cũng đạt được một số
thành tựu lớn như việc đề ra những điều luật phịng chống tham nhũng ;cơng
tác giáo dục và tự giáo dục lí tưởng phẩm chất trong đội ngũ cán bộ Đảng
viên ;Cùng với đó là chúng ta cũng làm được rõ nhiều vụ việc liên quan đến
vấn đề tham nhũng . tuy nhiên những vụ như vậy vẫn chưa hề giảm sút mà
cịn có nguy cơ ngày càng tăng , với quy mô và tốc độ lớn hơn .
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này . Trong đó có những
ngun nhân chính sau:

2



- Thiếu tu dưỡng bản thân nên bị sức ép của nền kinh tế thị trường tác
động :cơ chế xin cho, nhu cầu làm giầu , đề cao gia trị kinh tế, sự phân định
giầu nghèo trong xã hội
- Mặc dù trình độ nhận thức chính trị xã hội , tri thức chuyên môn ,
hiẻu biết luật pháp và các quy định chuẩn mực đạo đức của đội ngũ cán bộ,
Đảng viên này khơng thấp, thậm chí cịn cao hơn mức mặt bằng xã hội như
thái độ hành vi của họ lại đi ngược với lợi ích chung của tồn thể xã hội, tập
thể. Đó là tư tưởng chủ nghĩa cá nhân
- Trình độ quản lí , cơ chế kiểm tra kiểm soát của nhà nước và Đảng
tại nhiều nơi có cán bộ yếu kém , thiếu nhiều biện pháp kiên quyết và mắc
bệnh thành tích
- Tinh thần phê bình và tự phê bình trong nội bộ chưa cao , làm cho
năng lực và sức chiến đấu của chi bộ đảng , cơ sơ đảng chưa được phát huy ,
mọi sinh hoat mang tính hình thức , xi chiều
Từ những ngun nhân nói trên thì việc cần thiết phải đề ra những
giải pháp là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Đó là phải tăng cường giáo dục,
phẩm chất rèn luyện phẩm chất tư tưởng cho đội ngũ cán bộ Đảng viên .Quá
trình này phải được thực hiện một cách đồng bộ trên nhiều bình diện bằng
nhiều biện pháp mang tính hệ thống và quyết liệt.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Cơ sở lý luân.
Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của đảng về vấn đề phòng chống tên
nạn quan liêu tham nhũng trong đội ngũ cán bộ Đảng viên.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Tiểu luận sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phân tích tổng
hợp các thơng tin, tư liệu để làm nổi bật vấn đề công tác tư tưởng đối với

3



việc phòng chống quan liêu, tham nhũng hiện nay của đội ngũ cán bộ Đảng
viên.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là nhằm hình thành kỹ năng nghiên cứu,
giảng dạy của cán bộ truyền giáo. Đồng thời góp phần nâng cao vai trị của
công tác tư tưởng trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức ,tư tưởng của cán
bộ đảng viên về vấn đề phịng chống tham nhũng, lãng phí.
5. Kết cấu Tiểu luận
Phần mở đầu và phàn nội dung bao gồm hai chương
Chương 1: Giải quyết những vấn đề mang tính lí luận đối với vấn đề
phòng chống quan liêu tham nhũng
Chương 2 : Nghiên cứu thực trạng và phương pháp , giải pháp cho
vấn đề phịng chống tham nhũng
Ngồi ra cịn có phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo

4


CHƯƠNG 1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI
CƠNG TÁC PHỊNG CHỐNG TỆ NẠN THAM NHŨNG HIỆN NAY

1.1.Cơng tác tư tưởng và vấn đề phòng chống tệ nạn tham
nhũng
1.1.1 Một số khái niệm chung
1.1.1.1. Khái niệm công tác tư tưởng:
Cơng tác tư tưởng: là hoạt động có mục đích của giai cấp ,Đảng nhằm
phát triển truyền bá hệ tưởng trong giai cấp , thúc đẩy giai cấp thực hiện vì
lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng , công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là

hoạt động có mục đích của Đảng cộng sản và nhà nước nhằm truyền bá hệ tư
tưởng xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng
thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, cổ vũ tích cực ,tự giác sáng tạo của
nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
1.1.1.2: Khái niệm tham nhũng.
Tham nhũng là hành vi của người lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham
ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi lmà thiệt hại đến lợi
ích của Nhà nước, của xã hội và nhân dân. Tham nhũng là hiện tượng xã hội
có tính lịch sử, biểu hiện của sự tha hóa quyền lực Nhà nước. Trong mỗi nhà
nước khác nhau, trong từng lĩnh vực và thời điểm khác nhau,tham nhũng có
những biểu hiện khác nhau. Do vậy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng
là cuộc đấu tranh được thực hiện ở mọi quốc gia, và ngày nay nó đã trở thành
vấn đề mang tính tồn cầu, địi hỏi sự phối hợp ở quy mơ quốc tế.
Mức độ tình trạng tham nhũng diễn ra ở mỗi nước tuy khác nhau,
nhưng nước nào cũng phải coi trọng cả phòng và chống; phòng để ngăn ngừa

5


tham nhũng khơng để nó xảy ra; chống là đế xử lý nghiêm minh khi phát
hiện ra tham nhũng.
1.1.2: Vai trị của cơng tác tư tưởng đối với phịng chống tệ nạn quan liêu,
tham nhũng
Hiện nay trong quá trình tiến hành đổi mới về mặt kinh tế xã hội ,
công tác tư tưởng ngày càng cần thiết hơn đối với vấn đề phịng quan liêu
tham nhũng. Đây khơng cịn là một hiện tượng trong nước mà đã trở thành
một vấn đề mang tính tồn cầu . Do đó trước hết công tác tư tưởng phải tiếp
tục làm rõ những quan điểm của Đang và nhà nước ta , đặc biệt là các chủ
trương chính sách pháp luật kinh tế vào cuộc sống. Đồng thời phải biết tổng
kết thực tiễn kinh tế xã hội để tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chủ trương ,

chính sách của Đảng và nhà nước. Từ đó quán triệt sâu sắc những quan
điểm kinh tế xã hội của Đảng trong đội ngũ cán bộ đảng viên làm cho họ vừa
nghiêm túc chấp hành vừa hoạt động sáng tạo về vấn đề này
Mặt khác công tác tư tưởng không ngừng đi sâu tổng kết khái quát
những kinh nghiệm cơ bản trong những năm đỏi mới vừa qua, nhằm luận
chứng và ngày càng sáng tở dúng đắn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở
Việt nam, đối với đội ngũ cán bộ đảng viên . Công tác tuyên truyền làm cho
cán bộ , Đảng viên tiếp thu cái mới của đảng, có cơ sở lí luận thực tiễn, xây
dựng niềm tin vào sư nghiệp đổi mới.
Công tác cổ động gắn với thực tiễn đổi mới của đất nước và tình hình
quốc tế , những hình thức biện pháp , thơng tin hóa các quan điểm của Đảng
và nhà nước , phản ánh một cách tích cực thực tiễn và phê phán uốn nắn mặt
tiêu cực của tham nhũng
Cơng tác tư tưởng góp phần vào việc giáo dục nâng cao phẩm chất
chính trị và đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ Đảng viên đối với vấn đề
tham nhũng hình thành lối sống đạo đức trong sáng.Đồng thời không ngừng

6


nâng cao phẩm chất chính trị của Đảng viên, đấu tranh khắc phục những tan
dư của quan điểm cũ lạc hậu.
Cơng tác tư tưởng góp phần đưa chủ trương chính sách pháp luật cua
Đảng và nhà nướcđến với quần chúng nhân dân, tuyên truyền vân động quần
chúng cùng tham gia đấu tranh phòng chốnh tệ nạn tham nhũng cùng với
Đảng và nhà nước ta
Cơng tác tư tưởng góp phần tổng kết lí luận và kinh nghiệm chống
tham nhũng của các nước trên thế giới và Viêt nam vào cuộc đáu tranh
chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.


1.2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin –Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tham nhũng.
1.2.1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề tham nhũng.
Với tính cách là một hiện tượng xã hội , tham nhũng chỉ xuất hiện khi
xã hội xuất hiện giai cấp nhà nước. Các nhà sáng chủ nghĩa Mác-lênin chứng
minh rằng, chính sự xuất hiện giai cấp và cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp
đối kháng chủ nô nô lệ gay gắt tới mức dẫn đến nguy cơ chẳng những các
giai cấp đó tiêu diệt lẫn nhau mà tiêu diệt luôn cả xã hôi. Để thảm họa đó
khơng diễn ra mơt cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời.Đó là nhà nước một
thiết chế có tiền thân từ tổ chức phi chính , xuất hiện ngay trong xã hội thị
tộc bộ lạc.Trong xã hội thị tộc , bộ lạc đã xuất hiện những thiết chế có chức
năng bảo vệ lợi ích chung của cơng đồng. Khi xã hôi xuất hiện giai cấp, các
thiết chế đó biến thành cơng cụ bảo vệ lợi ích chung của một giai cấp.Đến
đây những cơ quan đặc thù “đã từ chỗ là chỗ là tôi tớ của xã hồi biến thành
chủ nhân của xã hội

7


Giai cấp thơng trị khơng thể duy trì địa vị bóc lột , nếu khơng có nhà
nước một tổ chức chuyên dùng để trấn áp sự phản kháng của các giai cấp
khác .Nói cách khác để duy trì địa vị bóc lột, giai cấp thống trị phải có một
hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với
mọi thành viên, trước hết phải có bộ máy bạo lực mà bộ phận chủ yếu của
nó là những đội vũ trang đặc biệt dùng để trấn áp giai cấp bị bóc lột. Ngồi
binh lính, sĩ quan vàcác nhân viên lực lượng vũ trang khác, nhà nứớc còn
bao gồm một bộ phận chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành
viên, trước hết phải có một bộ máy bạo lực mà bơ phận chủ yếu của nó là
những đọi vũ trang đặc biệt dùng để trấn áp giai cấp bị bóc lột.

Ngồi binh lính , sĩ quan và nhân viên lực lượng vũ trang khác nhà
nước còn bao gồm một bộ máy quan liêu đông đảo các viên chức được trả
lương cao để chuyên lam công việc hành chính cai trị . Do vậy mặc dù đều
tư xã hội mà ra , nhưng các cơ quan quyền lực nhà nước ngày càng thoát
khỏi nhân dân và đứng đối lập với nhân dân.
Bộ máy cai trị của giai cấp thống trị sơ dĩ tồn tại được là do nó sống
bám vào những thần dân mà nó thống trị. Nhà nứớc không thể tồn tại nếu
không dựa vào thuế má. Ph Ăngnghen viết “Nền văn minh mà tiến tiến lên
thì bản thân thuế má là khơng đủ nữa nhà nước phat hành trước những hối
phiếu , thực hiên những khoản vay nợ, tưc là phát hành cơng trái…Nói cách
khác về cơ bản mọi nhà nước đều sống được nhờ sự chu cấp của nhân dân
bằng con đường cưỡng chế hay tự nguyện hoặc phân phối cả hai . Đó là
nguồn gốc sâu sa của quan liêu và tham nhũng.
Để giữ vững được bản chất của nhà nước kiểu mới, những người
cơng sản phải ln đề phịng tệ nạn quan liêu. V.I. lênin luôn kịp thời nhấc
nhở những người cộng sản, những cán bộ Đảng và nhà nước cần hiểu rằng,
cuộc đáu tranh chống chủ nghĩa quan liêu là tuyệt đói cần thiết và cũng phức
tạp như cuộc đấu tranh chống xu thế tư phát của tiểu tư sản

8


Đi liền với quan liêu là nạn tham nhũng, hối lộ, vì những tệ nạn đó
cũng là kẻ thù được đe dọa sự tồn vong của nhà nước xã hội chủ nghĩa V. I.
Lênin chỉ ra rằng “ Hiện giờ có 3 kẻ thủ đứng trước mọi người bất kể người
đó làm gì ở cương vị nào…ba kẻ thù ấy chính là kẻ thù thứ nhất tính kiêu
ngạo cộng sản chủ nghĩa, kẻ thù thứ hai là nạm mù chữ, kẻ thù thứ ba là nán
hối lộ”. Để nhà nước XHCN là nhà nước cách mạng V.I. Lênin đã nêu lên
những yêu cầu và chỉ ra rất nhiều biện pháp để khắc phục căn bệnh đó như;
trước hết mọi cán bộ đảng viên phải cơng minh chính trực gương mẫu, có uy

tín cao với quần chúng.
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thắng lợi, với cương vị chủ tịch
nước, Hồ Chí Minh ln chăm lo củng cố, nâng cao sức chiến đấu của chính
quyền các cấp. Trong thư gửi ủy ban nhân đan các kỳ, tỉnh, huyện, làng
( tháng 10/1945) Người chỉ rõ “ chúng ta hiểu rằng các cơ quan chính phủ từ
tồn quốc đến các làng để là” công bộc” của dân, nghĩa là để gánh việc
chung của dân chứ không phài là để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới
quyền thống trị của Pháp, Nhật.” Việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh ,
viêc gì có lợi cho dân thì hết sức làm. Chúng ta phải u dân, kính dân thì
dân mới u ta kính ta “. Vì vậy cán bộ trong bộ máy nhà nước từ trung
ương đén các làng phải biết bổn phận của mình là làm đầy tớ của dân. Coi tệ
nạn quan liêu là giặc “ nội xâm” . Người thương xuyên căn dặn cán bộ chính
quyền mới phải kiên quyết chống tệ nạn tham nhũng , hối lộ ức hiếp quần
chúng. Chủ tịch Hồ Chí minh chỉ rõ : “tham ơ là gì ? đứng về phía cán bộ
mà nói, tham ơ là ăn cắp của cơng làm tư , đục khóe của dân, ăn bớt của bộ
đội . Tiêu ít mà khai nhiều , lợi dụng của chung của chính phủ để làm quỹ
riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham nhũng. Đứng về nhân
dân mà nói , tham ơ là ăn cắp của cơng , khai giảm lậu thuế
Nạn tham ô đi liền với lãng phí . Lãng phí có nhiều cách như lãng phí
sức lao động , lãng phí thời gian , lãng phí tiền của . Chủ tịch Hồ Chí Minh

9


nhấn mạnh : tham ơ là trộm cướp lãng phí tuy không lấy của đút công đút
túi , song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân , cho chính phủ. Có khi tai
hại hơn nạn tham ơ”. Về ngun nhân của tệ nạn tham ơ, lãng phí, Người
chỉ rõ: Có nạn tham ơ lãng phí là vì bệnh quan liêu. Vì những người và
những cơ quan lãnh đạo tư cấp trên đến cấp dưới không sat công viêc thực
tế, không theo dõi, giáo dục cán bộ , không gần gũi quần chúng. Đối với

cơng việc thì trong hình thức mà không xét đế các mặt, không sâu vấn đề.
Chỉ biết khai hỏi, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy chứ khơng kiểm tra đến
nơi đến chốn. Nói tóm lại: vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc
bệnh quan liêu thành thử có mắt mà khơng thơng suốt , có tai mà khơng nghe
thấy, có chế độ mà không giữ đúng kỷ luật, không nắm vững. Kết quả là
những người xấu những cán bộ đảng viên kém tha hồ tham ơ , lãng phí .
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội , Đảng ta chỉ rõ “ Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và
chặt chẽ với nhân dân có cơ chế và biện pháp kiểm soát , ngăn ngừa và trừng
trị tệ nạn quan liêu , tham nhũng lộng quyền vô trách nhiệm , xâm phạm
quyền dân chủ của công dân .
Với bản chất và đặc trưng của mình , nhà nước xã hội chủ nghĩa có
khả năng và điều kiện để khắc phục hạn chế quan liêu , tham nhũng. Nhưng
nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện , hành động và phát triển trong điều
kiện lịch sử nhất định, trải qua các nấc thang từ chưa hoàn thiện đến hoàn
thiện. Trong thời kỳ quá độ khi chủ nghĩa xã hội chưa được xây dựng hoàn
chỉnh, các cơ quan cán bộ nhà nước cịn bất cập nên có khả năng và điều
kiện cho tham nhũng do bản thân giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp
trí thức xã hội chủ nghĩa chưa thực sự trưởng thành về tư tưởng, chính trị,
nên cịn thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm về tổ chức và quản lý nhà nước,
quản lý kinh tế xã hội . Bên cạnh đó thói quyen tập quán nếp nghĩ lối sống
lại mang nặng bản tính vị kỷ, hẹp hịi đã tồn tại hàng nghàn năm vẫn còn

10


khá phổ biến trong mọi đời sống xã hội. Bản tính của con người là khát vọng
thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, mặc, …nếu khơng có chế độ điều hành cụ thể, kiểm
tra giám sát chặt chẽ và thường xuyên tổ chức giáo dục thì một bộ phận
khơng nhỏ dân cư, trước hết là cơng chức sẽ thối hóa biến chất, thậm chí

tham nhũng . Hơn nữa trong một thời gian dài chủ nghĩa xã hội được xây
dựng theo mô hình, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp … nên tệ nạn qua
liêu, tham nhũng là hậu quả khó tránh khỏi là căn nguyên sâu xa mà quá
trình đổi mới phải từng bước xóa bỏ
Thực trạng các vụ tham nhũng ở nước ta cho thấy nguyên nhân của
nạn tham nhũng trong thời gian qua chủ yếu không phải do nghèo đói mà
phạm tội. Đa số người phạm tội có cuộc sống cao hơn mức sống trung bình
trong xã hội , thậm chí có kẻ rất giàu với tiện nghi sinh hoạt trị giá hàng tỷ
đồng. Sơ dĩ họ phạm tội là do lịng tham vơ đáy, khát vọng làm giàu bất
chính, coi thường pháp luật bất chấp mọi chuẩn mực sơ đẳng của chính sách
để vơ vét thật nhiều tài sản của tập thể của công dân về làm của riêng cho
bản thân và gia đình
Như vậy cái dẫn con người đến hành vi tội phạm không chỉ do yếu tố
bên ngoài mà chủ yếu là do yếu tố bên trong yếu tố chủ quan trong đó điều
kiện khách quan là rất quan trọng nhưng nguyên nhân xuất phát từ tâm sinh
lý , ý thức của con người với tư cách là chủ yếu của tội phạm. Bởi vậy cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí hiện nay ở nước ta “phải tiến hành
một cách kiên quyết kiên trì liên tục với những bước đi vững chắc , tích cực
và có trọng tâm trọng điểm”. Để thực hiện cuộc đấu tranh phịng chống tham
nhũng có hiệu quả thì lẽ tất yếu , cần thiết là phải tiến hành công tác giáo dục
tư tưởng cho đội ngũ cán bộ Đảng viên mà lịng cốt của cơng tác giáo dục
này đó chính là chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có như vậy thì
người cán bộ đảng viên mới thấy được đây là một nguy hại lớn cho quốc gia
dân tộc”. Là thứ giặc ngoại xâm” như bác Hồ nói Có như vậy thì nước ta

11


mới có thể giữ vưng chế độ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và chủ quyền
quốc gia, cán bộ mới thực sự xứng đáng là” đầy tớ” trung thành của nhân

dân để bảo vệ và nâng cao uy tín của Đảng và nhà nước . Người cán bộ Đảng
viên phải luôn luôn kiên định với đường lối , không cơ hội , giao động về tư
tưởng , không bị mua chuộc , đi ngược lại với lợi ích của Đảng của dân
tộc ,dũng cảm đấu tranh bảo vệ Đảng của dân tộc , kiên quyết chống lại
những âm mưu phá hoại, các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước.
1.2.2:Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
Trong văn kiện đại hội đại biểu lần thứ vii của Đảng đã chỉ rõ “số
đơng Đang viên mà lịng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt từ trung ương đến
cơ sở vẫn giư vững phẩm chất chính trị nhất trí với quan điểm , đường lối
của Đảng có tinh thần chịu đựng gian khổ khắc phục khó khăn , phấn đấu
thực hiện nghị quyết của Đảng “..Sự nhất quan đánh giá của Đảng về đội
ngũ cán bộ Đảng viên được thể hiện trong các kỳ đại hội tiếp theo . Trong
văn kiện đại hội đạu biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta khẳng định” đa số
cán bộ ,Đảng viên phat huy hết vai tròtiên phong, năng động, sáng tạo giư
gìn phẩm chất đạo đức”.
Tuy vậy vẫn cịn khơng ít cán bộ Đảng viên yếu kém chưa phát huy
được tính gương mẫu tiên phong để hồn thành nhiệm vụ của Đảng viên ,
thậm chí có biểu hiện suy thối về phẩm chất cách mạng. Ngay từ đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta đã đánh giá “ Sự suy thoái về phẩm chất
đạo đức của một bộ phận cán bộ Đang viên rất nghiêm trọng …”. Sự suy
thối này có chiều hướng gia tăng về số lượng, quy mô, tốc độ, nên đến đại
hội Đang lần thứ XIII , Đảng ta đã đánh giá ngay gắt hơn , chỉ ra sự cụ thể
hơn sự yếu kém này:” Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đang viên thiếu tu
dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng , mất cảnh giác , giảm sút ý chí kém ý
thức tổ chức kỷ luật sa ngã về đạo đức lối sống …”. Đến đại hội Đảng lần

12


thứ IX, Đảng lại đề cập mạnh mẽ hơn :” Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ

cơng chức cịn yếu kém , bất cập về trình độ chun mơn và năng lực điều
hành công việc, chưa tương xứng với cương vị và trách nhiệm được giao
một số khơng ít cán bộ thối hóa về phẩm chất chạy theo cám dỗ về vật chất
lối sống thực dụng cử quyền hối lộ , nhiễu sách tham nhũng” .
Để thoát khỏi khuyết điểm mang tính trầm trọng và kéo dài này , văn
kiện đại hội Đảng X đã chỉ ra một cách cụ thể căn bệnh để định hướng đấu
tranh khắc phục :”tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống,
bệnh cơ hội chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí trong
một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng.
Qua các nhận định nói trên có thể thấy xã hội đã và đang đứng trước
tình trạng tham nhũng trầm trọng . Đây là một trong những tệ nạn nguy
hiểm góp phần làm xã hội mất đi tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân.
1.1.3. Vai trị của đội ngũ cán bộ, Đảng viên.
Trong cơ chế xã hội chủ nghĩa vai trò của đội ngũ cán bộ Đảng viên
là vơ cùng quan trọng , vì đây là lực lượng lịng cốt , có ý nghĩa quyết định
sống còn của chế độ và sự tồn tại và phat triển đất nước. Người cán bộ Đảng
viên có nhận thức đúng và thái độ đúng, việc làm càng mẫu mực thì càng có
tác dụng làm nịng cốt cho việc giữ gìn đường lối kỉ cương , đạo đức xã hội.
Ngược lại nếu cán bộ Đảng viên từ nhận thức và việc làm không đúng với
chuẩn mực , đường lối pháp luật khơng làm trịn trách nhiệm, bổn phận
nghĩa vụ của cán bộ Đảng viên thì cịn làm chất xúc tác cho những thói hư
tật xấu trong xã hội lây nan phát triển.
Nhận thức chính trị xã hội của cán bộ Đảng viên cần được đánh giá
từ việc học tập chủ nghĩa Mác- lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm đường lối Đảng ta vào hoạt động chính trị-xã hội của mọi cá nhân.

13



Trong giai đoạn hiện nay , Đảng Nhà nước ta đang tiến hành công
cuộc đổi mới đất nước để thực hiện mục tiêu phát triển dân giàu nước mạnh
xã hội cơng bằng văn minh thì vai trị của đội ngũ cán bộ Đảng viên là vô
cùng quan trọng. Đây sẽ là lực lượng tiên phong , là những người hoạch định
những đường lối chính sách để đề ra những đường lối đúng đắn phát triển đất
nước.

14


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRỊ
CỦA CƠNG TÁC TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
PHỊNG CHỐNG TỆ NẠN THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

2.1. Thực trạng vấn đề phòng chống tham nhũng hiện nay
2.1.1. Thực trạng vấn đề tham nhũng
Hiện nay vấn đề tham nhũng ngày càng ngày càng có xu hướng tăng
lên về quy mơ và tốc độ. Có những vụ án nghiêm trọng , thậm chí đặc biệt
nghiêm trọng, gây tác hại khơng chỉ về mặt vật chất mà về giá trị tinh thần,
niềm tin con người.
Số cán bộ Đảng viên công chức liên quan tới vấn đề này ngày càng
nhiều , điển hình là vụ Năm Cam , Hai Chi ở Bình Thuận, vụ cố ý làm trái ở
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn, vụ dự án dầu khí ở Cảng Thị
Vải , đát đai ở Đồ Sơn, vụ PMU 18 …Chỉ riêng tham nhũng thiệt hại cũng
lên hàng tỷ đồng . Năm 1993, thời điểm Bộ chính trị ban hành chỉ thị 15 và
Thủ tướng chính phủ ra quyết định 114 về tăng cường các biện pháp đấu
tranh phòng chống tội phạm tham nhũng, buôn lậu đã phát hiện 1051 vụ,
thiệt hại 301 tỷ đồng, thì đến năm 2004 có 1056 vụ thiệt hại 712 tỷ đồng cá
biệt trong lĩnh vực dầu khí, xăng dầu ngân hàng, xây dựng cơ bản co những

vụ gây thiệt hại hàng triệu USD.
Sai phạm của cán bộ liên quan các vụ án hình sự thường có hành vi
có ý làm sai pháp luật hoặc sai lệch hồ sơ vụ án, lợi dụng chức vụ quyền hạn
để trục lợi... Các vụ tham nhũng sai phạm của các cán bộ thường thông qua
các ký kết hợp đồng thương mại, phê duyệt các vụ án xây dựng, đầu tư để
“gửi giá”lấy tiền chuyển vào tài sản trong nước hay nước ngồi hoặc mua
các tài sản có giá trị cao như nhà, đất đai, máy móc, dây truyền sản xuất …

15


Đơn cử như vụ án buôn lậu xăng dầu của công ty trách nhiệm hữu hạn
Thành Phát ở Tiền Giang, đối tượng nhận hối lộ của tòa biệt thự sang trọng ,
ôtô đời mới đắt tiền và tầu trở dầu loại lớn.Chủ thể của các vụ án tham
nhũng là những người có chức có quyền hạn ngày càng cao.
Trước đây thường là cán bộ liên quan hoạt động tài chính trong các cơ
quan, doanh nghiệp nhà nước, thì nay là đối tượng có chức có quyền. Theo số
liệu thống kê từ năm 1993 đến nay 1 bộ trưởng. 10 thứ trưởng, 20 chủ tịch
tỉnh huyện hàng trăm vụ trưởng, tổng giám đốc phó giám đốc bị sử lý về hình
sự không kể các cán bộ trung cao cấp khác bị sử lý hành chính. Tham nhũng
gắn liền với hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức, làm cho lối sống của một bộ
phận cán bộ Đảng viên suy thoái trầm trọng do có nhiều tiền thu nhập từ bất
chính . Có tiền họ khơng dừng lại ở vi phạm pháp luật mà cịn có lối sống
bng thả trụy lạc như trường hợp Phạm văn Ngọc và Hoàng Trường Sơn ở
tỉnh Cao Bằng.
Các vụ việc nêu trên chẳng có các tác hại nghiêm trọng về kinh tế ,
chính trị, trật tự an tồn xã hội mà cịn gây nghi ngờ trong nhân dân vào lãnh
đạo của Đảng, năng lực quản lý điều hành của cơ quan nhà nước ảnh hưởng
tới môi trường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
2.1.2. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác tuyên

truyền trong việc phòng chống tệ nạn trong giai đoạn hiện nay.
2.1.2.1. Thành tựu và nguyên nhân.
Nhìn lại 62 năm qua, kể từ khi dành được chính quyền Đảng và nhà
nước ta luôn dành sự quan tâm rất lớn của công tác tư tưởng trong việc
phòng chống tệ nạn tham nhũng, láng phí để Đảng ln là người lãnh đạo là
”đứa con nòi “ của nhân dân, cán bộ Đảng viên luôn là đầy tớ trung thành
tận tụy phụng sự nhân dân ; Nhà nước ta luôn xứng đáng là nhà nước của
dân, do dân, vì dân, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức luôn xứng đáng là”

16


cơng bộc “của nhân dân, hết lịng phụng sự tổ quốc. Đặc biệt trong 20 năm
đổi mới công tác đã dành được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử đối với
vấn đề tham nhũng. Công tác tuyên truyền đã góp phần vào việc tun
truyền các luật phịng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống
lãng phí. Trong những qua các cuộc đấu tranh này đã được tăng cường và đạt
được kết quả nhất định. Nhiều vụ tham nhũng lớn phức tạp gây hậu quả lớn
bị phát hiện, xư lý kịp thời kiên quyết, những cán bộ cấp cao đã được sử lý
nghiêm minh theo kỷ luật của Đảng, pháp luật của nhà nước, bước đầu tạo
được niềm tin trong nhân dân góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội
tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đối với việc thực thi những quy định của Đảng hầu hết được triển
khai qua các cuộc sinh hoạt thường kỳ hàng tháng các kỳ Đại hội và các buổi
sinh hoạt chính trị khác từ các cấp trở lên.
Ngồi ra thơng qua các thơng tấn báo chí, cơng tác tư tưởng đã tun
truyền, phổ biến chính sách pháp luật nhanh nhạy rộng rãi, đã góp phần tích
cực trong việc phê phán , lên án những việc vi phạm. Nhờ đó trong thời gian
qua nhiều vụ việc lớn đã bị phanh phui như vụ Mai văn Huy, Năm Cam. Đồng
thời công tác tư tưởng qua báo chí cũng có cơng lớn trong việc ủng hộ, cổ vũ

động viên bảo vệ và đồng hành với những người dám đứng lên đấu tranh với
những vụ tham nhũng như vụ Đồ Sơn (Hải Phịng). Những sự thật đó đã làm
cho người ta quan tâm tới công tác tuyên truyền như cơ quan” quyền lực thứ
tư “ làm chùn tay nhiều kẻ tha hóa biến chất hoặc kịp thời cảnh tỉnh những
người sắp mắc lỗi lầm.
Hiện hệ thông cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước
được tăng cường củng cố và có sự phối hợp chăt chẽ hơn trong việc thực
hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức nhà
nước. Ở lĩnh vực này có nhiều cơ quan, bao gồm ban tổ chức trung ương

17


Ban Văn hóa- Tư tưởng Trung ương, Bộ nội vụ Học viện chính trị quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Mính, Học viện khu vực trực thuộc, các trường chính trị
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các trung tâm giáo dục chính trị
huyện các trường trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ của các nghành đoàn
thể. Những nội dung cơ bản về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức bao gồm
các vấn đề lý luận kinh tế, đường lối chủ trương chính sách pháp luật của
Đảng và nhà nước, kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, các lĩnh vực
chun mơn.
Nhìn chung để có những thành tựu ấy là do cơng tác tư tưởng đã có
đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ đảng viên phát huy được truyền
thống cách mạng, chủ động sáng tạo và ngày càng được trẻ hóa về đội hình,
được đào tạo cơ bản, năng động tự tin, dám nghĩ dám làm trình độ nhiều mặt
được nâng lên rõ rệt, phương pháp tư duy biện chứng có tiến bộ …Sự cơng
hiến của đội ngũ cán bộ Đảng viên những năm qua đã góp phần quan trọng
trong việc thực hiện” mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển” đất nước
mà Đại Hội Đảng XI đề ra. Nhờ đó các vụ tham nhũng ngày càng được làm
sáng tỏ trước pháp luật. Cũng chính nhờ sự gương mẫu, tận tụy của đội ngũ

cán bộ Đảng viên với dân với nước mà có tác động hiệu quả đến hiệu quả
tích cực của các nguồn lực xã hội, quần chúng nhân dân tin tưởng và đường
lối quan điểm của Đảng, nhà nước giúp cho Đảng và nhà nước gần gũi, hiểu
dân, quan tâm đến đời sơng của nhân dân hơn, tạo nên dời sống chính trị,
tinh thần phong phú . Đối với quần chúng nhân dân, công tác tư tưởng cũng
đã không ngừng tuyên truyền những chủ trương chính sách cũng như pháp
luật của Đảngvà Nhà nước ban hành tới mọi người dân bằng mọi hình thức,
qua thực tiễn sinh động. Đồng thời vận động cổ vũ quần chúng cùng tham
gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Để người dân tự ý thức
được rằng đây là mối hiểm họa cho sự phát triển cũng như sự tồn tại của một

18


quốc gia, nhằm nhanh chóng tạo thế và lực thực hiện mục tiêu công cuộc đổi
mới đất nước.
2.1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu như vậy song phải thừa nhận
rằng, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phĩ vẫn chưa đạt được
mục tiêuyêu cầu đặt ra,chưa tạo được chuyển biến căn bản tình hình. Đó
chính là những hạn chế của cơng tác tư tưởng về vấn đề này.
Đối với việc thực thi những quy định của Đảng , hầu hết được triển
khai qua các buổi sinh hoạt thường kỳ hàng tháng,các kỳ Đại hội và các buổi
sinh hoạt chính trị khác từ các cấp cơ sở trở lên, song nhìn chung các buổi
sinh hoạt của Đảng hiện nay mang tính chiếu lệ qua loa, hình thức thậm chí
nhiều buổi sinh hoạt trở thành “ngày hội trà lá” bàn truyện phiếm.Việc tập
trung vào cơng tác tư tưởng đối với vấn đề phê bình và tự phê bình rất yếu,
tình trạng nể nang né tránh dữ hòa vi quý còn tồn tại khá phổ biến …Thực tế
này đã lý giải tại sao thời gian vừa qua đa số các vụ tham nhũng, quan liêu bị
phát hiện phanh phui là do công lao của báo chí, cơng luận và các lực lượng

bên ngồi. Trong khi nội bộ của Đảng vẫn không nghe, không thấy, không
biết, thậm chí vẫn là những Đảng viên chi bộ, cán bộ vững mạnh 100%( như
vụ việc ở Thái bình, vụ côta dệt may ở Bộ thương mại, vụ PMU 18).
Đối với việc thực thi pháp luật của nhà nước, tuy đã có nhiều vụ việc
được lơi ra ánh sáng, kể cả những cán bộ cao cấp ( như Trương văn Cam, Lã
thị kim Oanh..) song vẫn còn các vụ việc vẫn xử chưa đúng người đúng tội,
sự thưởng phạt thiếu nghiêm minh chưa thực sự khuyến khích người làm tốt,
chưa sử lý đúng mức những người vi phạm pháp luật; thực trạng này dẫn tới
nhờn luật, coi thường pháp luật ,bất chấp pháp luật, sẵn sàng phạm pháp để
chuộc lợi cá nhân.Như vậy là việc tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật
chưa được chú trọng, do đó mà ý thức sông và làm việc theo pháp luật chưa

19


cao, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm. Đó là những hạn chế yếu kém của
giáo dục công tác tư tưởng đối với cán bộ Đảng viên trong phòng chống tệ
nạn tham nhũng bằng pháp luật hiện nay.
Thêm vào đó ta cũng cần phải khẳng định rằng công tác tư tưởng đối
với tuyên truyền vận động quần chúng tham gia vào việc đấu tranh phòng
chống quan liêu, tham nhũng chưa cao. Không thể phủ nhận rằng sự đấu
tranh tệ quan liêu tham nhũng của quần chúng nhân dân là vô cùng quan
trọng để điều chỉnh hành vi của đội ngũ Đảng viên. Tuy nhiên, quần chúng
nhân dânchỉ có thể đấu tranh được khi họ thật sự là “người biết, người
bàn,người kiểm tra” tức là khi họ là người là chủ , họ thực sự có một mơi
trường dân chủ tại nơi làm việc, công tác sinh sống và chỉ khi đó những kẻ vi
phạm pháp luật mới khơng dễ dàng che đậy hành vi phạm của mình.
Hiện nay khi bước vào nền kinh tế thị trường đã xuất hiện xu hướng
coi nhẹ việc giáo dục tư tưởng , chỉ đề cao giáo dục đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung giáo dục tư tưởng chỉ được lồng nghép

đan xen khơng chính thức. Và tất nhiên khi khơng được xem là chính thức
cũng khơng được xem tập trung chú trọng.
Hệ quả tất yếu của công tác tư tưởng bị xem nhẹ là sự suy tôn đồng
tiền, suy tôn tài xoay xở, kiếm tiền của người đứng đầu, của cán bộ và coi
thường những chuẩn mực quy phạm đạo đức, dẫn đến xem nhẹ bỏ qua
những vụ việc tham nhũng của cán bộ nhất là đối với những cán bộ Đảng
viên có tài, có khả năng làm kinh tế và chi phối vận mệnh của tập thể. Vì vậy
mà những sai phạm về quan liêu tham nhũng cứ bị trượt dần từ những sai
phạm nhỏ đến những sai phạm lớn.
Mặt khác tư tưởng đối với vấn đề giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán
bộ, Đảng viên còn chưa triệt để . Điều này được thể hiện ở một bộ phận
khơng nhỏ cán bộ Đảng viên suy giảm ý trí rèn luyện, họ nói một đằng làm

20



×