Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Đóng góp ý kiến cho việc xây dựng chương trình đào tạo ngành luật, chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 161 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO VIỆC XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT,
CHUN NGÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2022


DANH MỤC BÀI VIẾT HỘI THẢO CẤP TRƯỜNG
ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH LUẬT, CHUYÊN NGÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Ngày 31 tháng 08 năm 2022
STT

NỘI DUNG

TRANG

1

Sự cần thiết xây dựng Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên
ngành Luật Sở hữu trí tuệ

1

PGS. TS. Vũ Thị Hải Yến
2


Đề xuất xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo
ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

16

TS. Vương Thanh Thúy
3

Đề xuất xây dựng các mơn học kỹ năng trong Chương trình đào tạo
ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

24

LS. Trần Mạnh Hùng
4

Đề xuất xây dựng các học phần trong Chương trình đào tạo trình độ
đại học ngành Luật - chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

33

ThS. Phạm Minh Huyền

5

Đề xuất các hoạt động hợp tác với các đối tác, đơn vị trong nước để
thực hiện Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở
hữu trí tuệ

64


TS. Nguyễn Thị Hoàng Hạnh
6

Đề xuất các hoạt động nghiên cứu khoa học để thực hiện Chương
trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

71

ThS. Nguyễn Phan Diệu Linh
7

8

Kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ tại hoa kỳ
TS. Nguyễn Bích Thảo
Những kiến thức, kỹ năng cần thiết của sinh viên chuyên nghành Luật
Sở hữu trí tuệ - Góc nhìn thực tiễn
LS. Lê Xn Lộc, LS. Nguyễn Thị Mai Linh, Hoàng Thái Sơn

80

88


9

Kinh nghiệm của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong
tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và các cuộc thi về sở hữu
trí tuệ nhằm thúc đẩy sự yêu thích và năng lực của sinh viên trong

lĩnh vực này

108

TS. Hoàng Thị Hải Yến
10

Đào tạo sinh viên chuyên ngành Sở hữu trí tuệ - Kinh nghiệm từ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân, Đại học Quốc gia Hà Nội

115

ThS. Hoàng Lan Phương
11

Cách thức giảng dạy Luật Sở hữu trí tuệ tại một số trường đại học trên
thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

130

ThS. Bùi Thị Minh Trang
12

Định hướng, chính sách, cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Chương
trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ
TS. Lê Đình Nghị

137



SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT,
CHUN NGÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
PGS.TS.

Vũ Thị Hải Yến



Tóm tắt: Để làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng chương trình đào tạo ngành
Luật - chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ, bài viết nhấn mạnh vai trị của việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập và bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0;
Chính sách của Nhà nước đối với việc đào tạo Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam; Phân
tích nhu cầu của xã hội và thực trạng đào tạo về Sở hữu trí tuệ trong các cơ sở đào tạo
đại học tại Việt Nam nói chung và tại Trường Đại học Luật nói riêng.
Từ khóa: Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
1. Vai trị của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập và bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0
Từ lâu, trên thế giới, các tài sản trí tuệ (TSTT) đang ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội,
quyết định sự phát triển và thịnh vượng của mỗi doanh nghiệp, quốc gia, khu vực cũng
như toàn xã hội, trở thành “động lực nội sinh cho sự phát triển kinh tế”, “trở thành một
nguồn của cải tạo ra sự thịnh vượng”.1 Sở hữu trí tuệ (SHTT) được ghi nhận như là
như một tài sản vơ hình quan trọng do nó đại diện 80% tổng giá trị của một công ty và
là giải pháp để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong các dây chuyền giá trị đang được
tồn cầu hóa2. Các đối tượng sở hữu trí tuệ thường mang yếu tố sáng tạo và đổi mới,
đặc biệt nó có sự gắn bó mật thiết với khoa học, cơng nghệ cũng như hoạt động sản
xuất, kinh doanh, do đó, pháp luật sở hữu trí tuệ cũng phải thay đổi khơng ngừng để
bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ. Lịch sử nhân loại đã trải
qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay

đổi về bản chất của nền sản xuất được tạo ra bởi các đột phá của khoa học công nghệ.
Hiện nay, thế giới đang chuyển sang một cuộc cách mạng công nghiệp mới - Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư hay Công nghiệp 4.0, với những đột phá về khoa học, kỹ
thuật đã và đang làm thay đổi bộ mặt của thế giới và có tác động trực tiếp đến lĩnh vực
sở hữu trí tuệ.



Khoa Pháp luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội
Kamil Idris, “Sở hữu trí tuệ - một công cụ để phát triển kinh tế”, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tr 55 (bản dịch
của Cục Sở hữu trí tuệ)
2
Marcos Eduardo Kauffman, “Intellectual Property Law in the Fourth Industrial Revolution: Trade Secrets Risks
and
Opportunities”,
Revista
Jurídica
vol.
03,
n°.
52,
Curitiba,
2018.
tr
208
(Truy cập ngày 26/06/2022)
1

1



SHTT có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0. Những sáng tạo trí tuệ đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh
vực khoa học, công nghệ, kinh doanh, là chìa khóa thành cơng tạo nên sự thịnh vượng
cho các doanh nghiệp, các quốc gia cũng như toàn xã hội. Bảo hộ quyền SHTT ngày
càng trở thành yếu tố then chốt trong quá trình xây dựng chiến lược quốc gia nhằm đạt
được sự phát triển kinh tế xã hội bền vững thơng qua việc nâng cao tính cạnh tranh của
nền kinh tế. Nếu như trước đây, mối quan tâm của các nhà làm luật sở hữu trí tuệ chỉ tập
trung vào việc sử dụng quyền SHTT như một vũ khí để bảo vệ các vật thể hữu hình như
thiết bị, đồ vật, cấu trúc hay sự liên kết hữu hình. Tuy nhiên, với việc ứng dụng cơng
nghiệp 4.0, thách thức đặt ra là phải tập trung mở rộng phạm vi bảo vệ cả những sản
phẩm vô hình như cấu trúc, phương pháp của hệ thống ảo; quyền sở hữu, xử lý và lưu
trữ đối với dữ liệu, các thuật toán, sự nhận diện thương hiệu…3 Với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với sự sáng tạo của con người và kết quả của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đã có nhiều tác động đến các vấn đề pháp lý về luật sở hữu trí
tuệ. Những đột phá về cơng nghệ trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lại đang
đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: tạo ra cơ chế bảo
hộ phù hợp cho các đối tượng SHTT trong bối cảnh phát triển như vũ bão của khoa học
kỹ thuật; bảo vệ được quyền và lợi ích cho các chủ thể sáng tạo và đầu tư để khuyến
khích hoạt động sáng tạo mà không gây rào cản đối với sự tiếp cận của công chúng đối
với các kết quả sáng tạo; bảo đảm sự phát triển khoa học – kỹ thuật, văn hoá xã hội.
Bảo hộ quyền SHTT đóng vai trị quan trọng đối với sự tiến bộ về khoa học công
nghệ, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Kể từ khi SHTT trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nước đang phát triển như Việt Nam chỉ
có thể tiếp cận và khai thác nguồn tri thức nhân loại để phục vụ cho sự nghiệp phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước khi làm chủ được các vấn đề SHTT, nắm bắt và khai
thác được lợi thế của hệ thống SHTT quốc tế và quốc gia với một hệ thống các luật lệ,
quy tắc và thể chế…
Để có thể khai thác tối đa những lợi ích mà quyền SHTT có thể mang lại, tận

dụng SHTT như một công cụ hữu hiệu cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống chính sách, pháp luật tạo cơ sở pháp lý
cần thiết cho việc bảo hộ quyền SHTT, một yêu cầu rất quan trọng là phải xây dựng
và đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về SHTT để đáp ứng nhu cầu của
xã hội, đặc biệt trước xu thế hội nhập khu vực và thế giới hiện nay.
3

Marcos Eduardo Kauffman, “Intellectual Property Law in the Fourth Industrial Revolution: Trade Secrets Risks
and Opportunities”, Revista Jurídica vol. 03, n°. 52, Curitiba, 2018. tr 208
(Truy cập ngày 26/06/2022)

2


2. Chính sách của nhà nước đối với việc đào tạo về sở hữu trí tuệ trong các
trường đại học của Việt Nam hiện nay
Cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước cùng với việc Việt Nam ngày càng hội nhập
sâu, rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới đặt ra yêu
cầu về nguồn nhân lực pháp lý có chất lượng cao. “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính
sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Tiếp tục
đổi mới đồng bộ mục tiêu và nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo
dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện,
đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và cơng nghệ,
thích ứng với cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư”4.
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đào tạo về SHTT để đáp ứng nhu cầu
của xã hội và nền kinh tế đã được thể hiện rõ tại khoản 4 Điều 8 Luật SHTT: “Ưu tiên
đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức, các đối tượng
có liên quan làm công tác bảo hộ quyền SHTT và nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ
thuật về bảo hộ quyền SHTT”. Cụ thể hoá quy định này, Điều 3 Nghị định số

103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp quy định: Bộ Khoa học
và Cơng nghệ có nhiệm vụ “Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp
xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về sở
hữu công nghiệp”. Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 Quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên
quan khẳng định một trong những chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên
quan là: “Ưu tiên đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác
quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa
phương”. Bên cạnh đó, các văn bản kể trên cũng quy định trách nhiệm phối hợp giữa
Bộ KH&CN, Bộ GD&ĐT, Bộ VH-TT-DL trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê
duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một
chiến lược mang tầm quốc gia về SHTT, đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh
vực SHTT, khẳng định SHTT là một công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động
đổi mới sáng tạo cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Chiến lược
đã đặt ra chín nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện, trong đó nhiệm vụ thứ
4

Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - tập 1, Nxb Chính trị Quốc
gia Sự thật, Hà Nội, tr. 136

3


7 là “Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động sở hữu trí tuệ”, nhấn mạnh yêu cầu
xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực về SHTT, chú trọng đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ cao về SHTT, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

cho các cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ quyền SHTT, xây dựng một số cơ sở đào tạo
chuyên sâu về SHTT với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm
đối tượng; hình thành văn hoá SHTT trong xã hội thông qua xây dựng chương trình
đào tạo, bồi dưỡng về SHTT trong các cơ sở giáo dục đào tạo đại học.
Trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước về đào tạo, nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và thực thi quyền SHTT, xuất phát từ nhu cầu
thực tế về đào tạo SHTT, Quyết định số 2205/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
24/12/2020 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 với
mục tiêu chung “Đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, tạo mơi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội”, trong đó có đặt ra những nội dung về: “tăng cường các hoạt
động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và SHTT”; “xây
dựng và triển khai các chương trình tập huấn, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về
SHTT phù hợp với từng nhóm đối tượng”; “thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và
chống xâm phạm quyền SHTT”. Chiến lược SHTT đến năm 2030 với quan điểm hoạt
động SHTT có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội, trong đó viện
nghiên cứu, trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh
nghiệp đóng vai trị chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác TSTT, đồng thời, thúc đẩy
các hoạt động tạo ra TSTT và khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ
là một trong các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải thực
hiện để triển khai Chiến lược.
3. Nhu cầu xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức
về sở hữu trí tuệ
3.1. Nhu cầu về nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về SHTT đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế và bối cảnh phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến
nay, tiến trình tồn cầu hố hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng và
mạnh mẽ. Đặc biệt thời gian gần đây, Việt Nam đã kí kết nhiều Hiệp định thương mại
tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình
Dương (gọi tắt là Hiệp định CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và

Liên minh Châu Âu (EVFTA)… Điều này đã tạo cơ hội thuận lợi cho các sản phẩm,
hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường các nước và ngược lại,
sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp nước ngoài cũng xuất hiện phổ biến trên thị
trường Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là khơng ít thách thức, một trong
những thách thức
4


là khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Để có thể đứng vững trong thị trường
quốc tế với sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam phải ln chủ động tìm
ra lợi thế cạnh tranh, nắm bắt cơ hội và những phương thức bảo vệ chỗ đứng của mình.
Một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, đó là việc
doanh nghiệp tạo dựng, phát triển và bảo vệ hiệu quả TSTT của mình.
Sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ, thông tin trong cuộc cách mạng 4.0, đã trở
thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới, cũng
như tại Việt Nam. Thương mại điện tử đã từng bước xóa bỏ rào cản địa lý đối với hoạt
động kinh doanh của các chủ thể, khách hàng từ mọi miền đất nước, thậm chí trên tồn
thế giới đều có thể truy cập, tìm hiểu và tiến tới giao dịch, mang đến sự linh hoạt cho cả
người mua và người bán. Ngoài ra, thương mại điện tử giúp các chủ thể kinh doanh
thực hiện việc quảng cáo, phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình dễ dàng
hơn, từ đó, thúc đẩy việc mở rộng kinh doanh của các chủ thể. Tuy nhiên, đi cùng với
sự phát triển và tiện lợi vượt bậc của thương mại điện tử là những thách thức trong việc
bảo hộ quyền SHTT trong môi trường này.
Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế tri thức và cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội, trong
đó, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trị quan trọng trong việc đổi mới mô hình
tăng trưởng đất nước. Các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ trong thời
kỳ hội nhập quốc tế, chịu sự tác động sâu sắc của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
đã làm nhiều ngành nghề, lĩnh vực phát triển mạnh mẽ như Logistics, Bitcoin,
Blockchange, Fintech, Startup; mơ hình kinh tế chia sẻ, mơ hình kinh tế xanh, mơ

hình kinh tế tuần hoàn; thương mại điện tử, bán hàng và thanh toán điện tử … cũng
như áp lực chuyển đổi sang nền kinh tế số, xã hội số. Quyền SHTT đóng vao trị quan
trọng trong các loại hình kinh doanh mới này. Tuy nhiên, chương trình đào tạo đại
học hiện nay chưa có những nội dung giảng dạy về những khía cạnh pháp lý của quyền
SHTT trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0, thương mại điện tử. Việc trang bị
những kiến thức cập nhật về quyền SHTT trong bối cảnh cách mạng Cơng nghiệp 4.0,
mơ hình kinh tế mới, thương mại điện tử… cho sinh viên là hết sức cần thiết để cung
cấp nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh
doanh trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ trên quy mơ tồn cầu.
Thực tế cho thấy kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của
WTO và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những quan tâm của xã hội
đối với SHTT ngày càng tăng trên nhiều lĩnh vực khác nhau: phát triển hàm lượng trí
tuệ trong tài sản doanh nghiệp; xác lập quyền đối với các kết quả đầu tư, sáng tạo của
các nhà sản xuất, kinh doanh; thương mại hóa tài sản trí tuệ qua các hoạt động chuyển
giao, góp vốn, liên doanh, liên kết, nhượng quyền thương mại…; định giá tài sản trí tuệ
5


trong cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập chia, tách… doanh nghiệp; giải quyết các tranh
chấp và xử lý xâm phạm quyền SHTT trong kinh doanh, thương mại… và rất nhiều vấn
đề khác nảy sinh trong xã hội hiện đại ngày nay. Tất thảy những vấn đề đó chỉ được
giải quyết nếu chúng ta khơng chỉ có một hệ thống SHTT vững chắc mà cịn phải có
một đội ngũ nhân lực có trình độ cao về SHTT trong các lĩnh vực chun mơn khác
nhau có liên quan đến SHTT. Trong khi nhu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực có
hiểu biết về SHTT ngày càng tăng thì thực tế chúng ta đang thiếu hụt lực lượng này cả
về số lượng, chất lượng.
3.2. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức về Sở hữu trí tuệ
cho các cơ quan quản lý nhà nước
Hiện nay, các cơ quan Nhà nước, bao gồm cả lập pháp đến hành pháp đều cần các
chuyên gia giỏi về SHTT để xây dựng, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển

tài sản trí tuệ quốc gia kết hợp với các hoạt động phát triển văn hóa, khoa học, cơng
nghệ, thương mại; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về SHTT; quản
lý nhà nước về SHTT như cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng
bảo hộ, Giấy chứng nhận về quyền SHTT, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp
luật về SHTT… Lĩnh vực SHTT liên quan đến nhiều bộ ngành như Bộ Khoa học và
Cơng nghệ, Bộ Văn hóa-thể thao và du lịch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thơng, Bộ Tài chính…
mà ở đó luôn cần có đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực còn khá mới mẻ này.
Thực tế cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang thiếu nguồn nhân sự được
đào tạo bài bản, am hiểu kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ. Trong những năm vừa
qua, hệ thống kiến thức về lĩnh vực SHTT được trang bị cho sinh viên mới “dừng lại”
ở những kiến thức lý thuyết mang tính đại cương; chưa đi sâu vào các vấn đề ở tầm
vĩ mô như như xây dựng chính sách về SHTT, quản lý TSTT, hay những vấn đề về
thương mại hố, định giá, kiểm tốn… TSTT. Vì vậy, các cử nhân luật còn thiếu hụt
kiến thức hệ thống liên quan đến hoạch định chính sách, chiến lược hay quản lý về
SHTT dẫn đến không khỏi lúng túng, bỡ ngỡ trong công tác liên quan đến lĩnh vực
này.
Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi hành chính như Quản lý thị trường, Hải quan,
Ủy ban nhân dân cũng rất cần đội ngũ cán bộ có chun mơn giỏi về SHTT để thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền SHTT của các chủ thể
trong xã hội. Thực tế cho thấy các cán bộ trong các cơ quan này hầu như chưa được đào
tạo bài bản, hệ thống các kiến thức có liên quan đến SHTT mà mới chỉ được tham gia
những khoá đào tạo ngắn ngày về SHTT nên kiến thức mang tính chắp vá, thiếu hệ
thống. Mặc dù nhu cầu về nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về SHTT là rất lớn,
thực tiễn hiện nay cho thấy những hiểu biết của những người công tác trong các lĩnh
vực có liên quan về SHTT cịn q ít ỏi và hạn chế so với yêu cầu của thực tiễn. Những
kiến


6



thức về SHTT của những người làm công tác thực tiễn có liên quan hiện nay chủ yếu
được bồi dưỡng một cách chắp vá, thiếu hệ thống hoặc tự mày mò nghiên cứu.
3.3. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức về Sở hữu trí tuệ
cho hệ thống cơ quan tư pháp
Trên thế giới, để theo kịp với sự phát triển và gia tăng không ngừng của các tài sản
trí tuệ cũng như giải quyết tranh chấp SHTT, nhiều quốc gia đã cải cách tư pháp để
thích nghi với thực tiễn thực thi các quyền SHTT để bảo đảm quyền và lợi ích cho các
chủ thể quyền một cách hiệu quả nhất. Qua tham khảo kinh nghiệm bảo vệ quyền SHTT
của một số quốc gia trong khu vực châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc… có thể nhận thấy các quốc gia này rất quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ
Thẩm phán xét xử là những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên sâu về SHTT để
bảo đảm được tính chủ động, chính xác trong xét xử các vụ án về SHTT - vốn là những
vụ án có tính đặc thù và phức tạp. Nhiều quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc
đã thành lập riêng hệ thống Toà án chuyên trách để xét xử các vụ án về SHTT, trong
đó, các Thẩm phán đều là những người được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên sâu
và kinh nghiệm thực tiễn về bảo vệ quyền SHTT.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, Tồ án có thể xét xử nhiều loại
vụ án khác nhau về SHTT như: Toà dân sự, Toà kinh tế xét xử các vụ án dân sự, kinh
doanh thương mại liên quan đến các tranh chấp, xâm phạm quyền SHTT; Tồ hình sự
xét xử các vụ án mà hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm; Tồ
hành chính có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện về các quyết định/hành vi hành
chính có liên quan đến SHTT như: Quyết định chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo
hộ đối tượng SHCN, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm
quyền SHTT… Bên cạnh Toà án là cơ quan trực tiếp xét xử, các cơ quan Kiểm sát, Thi
hành án, Giám định tư pháp, Điều tra cũng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động xét
xử cũng như thi hành bản án của Tồ án nói chung, án SHTT nói riêng.
Về nhân sự, đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam hiện nay
đang không ngừng được củng cố và phát triển. Tính đến 15/3/2021 tồn ngành Tồ án

có 13.361 cán bộ (trong đó có 6.028 thẩm phán, 5776 thẩm tra viên, thư ký và các chức
danh khác.5 Về đội ngũ cán bộ kiểm sát, tính đến ngày 30/12/2020, ngành kiểm sát
nhân dân có 14.425 cán bộ, trong đó có 5702 kiểm sát viên sơ cấp, 3612 kiểm sát viên
trung cấp, 277 kiểm sát viên cao cấp và 14 kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.6 Về đội ngũ cán bộ Thi hành án, tính đến cuối năm 2020, chúng ta có 9.088 cán
bộ, trong đó

5

Tồ án nhân dân tối cao, Tài liệu Hội nghị toàn quốc “Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ 6
tháng cuối năm 2021” ngày 14-15/03/2021
6
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo công tác năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

7


có 4.099 Chấp hành viên, 790 Thẩm tra viên, 1636 Thư ký thi hành án.7 Đây chính là
những người tham gia vào hoạt động xét xử, theo dõi, kiểm sát hoạt động xét xử và thi
hành bản án của Toà án.
Tuy nhiên, vì SHTT được coi là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam,
nên phần lớn các cán bộ tư pháp, đặc biệt là cán bộ trực tiếp tham gia xét xử như Thẩm
phán, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên… đều chưa được đào tạo bài bản về lĩnh vực này.
Do thiếu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm xét xử án về SHTT, nên khi phải
xét xử loại vụ án này, Thẩm phán, Kiểm sát viên cũng như các cán bộ của cơ quan tư
pháp thường khá lúng túng, mất nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn
bản về SHTT, thậm chí, thường phải yêu cầu các cơ quan chuyên môn như Cục SHTT,
Cục Bản quyền tác giả hỗ trợ, cung cấp ý kiến tư vấn… dẫn đến thiếu chủ động trong
việc xét xử và kéo dài thời gian giải quyết vụ việc. Sự hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm xét xử về SHTT của đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp là một trong những

nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xét xử, dẫn đến tâm lý e
ngại, dè dặt của chủ thể quyền SHTT khi muốn việc lựa chọn Toà án là cơ quan bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.
3.4. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức về Sở hữu trí tuệ
cho khối doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, TSTT có vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết
định sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng như giá trị của doanh nghiệp trong
bối cảnh cạnh tranh của thị trường. Do đó, việc quản lý tốt TSTT trước hết giúp các
doanh nghiệp giữ lợi thế cạnh tranh từ các sáng tạo trí tuệ được bảo hộ độc quyền, tạo
sự ổn định và phát triển thị phần, xây dựng và phát triển uy tín đối với người tiêu dùng,
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tế, đặc biệt trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động quản lý TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm hoặc lúng
túng, thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý TSTT của mình. Nhiều doanh
nghiệp chưa định hình được chính xác những TSTT mà mình nắm giữ và đặc tính của
nó, vì vậy mà chưa chủ động trong kế hoạch đăng ký, kiểm soát, quản lý, phát triển
TSTT. Rất ít doanh nghiệp có sự quan tâm và đầu tư kinh phí và nhân lực cho hoạt
động tạo lập, quản lý, phát triển và bảo vệ TSTT. Hoạt động thương mại hố TSTT trí
tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn khá hạn chế.

7

Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2020, phương
hướng nhiệm vụ và giải pháp năm 2021, ngày 11/12/2020

8



Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý TSTT trong doanh nghiệp,
ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến vấn đề này, trong đó có nhu cầu
đối với các cán bộ chuyên trách về quản lý TSTT cũng như chuyên gia am hiểu về vấn
đề này để hỗ trợ doanh nghiệp tư vấn, quản trị, phòng ngừa rủi ro đối với TSTT của
doanh nghiệp. Việt Nam hiện có trên 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động và số
lượng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây; trong khi theo dự báo đến năm 2021,
số lượng doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý là trên 90%. Bên cạnh đó,
xu hướng tích cực hội nhập vào thị trường quốc tế của Việt Nam thông qua việc ký
kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) với Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc
và Nhật Bản … đặt ra nhiều áp lực về nhân lực hiểu biết sâu sắc, nắm bắt kịp thời, đầy
đủ, có hệ thống pháp luật trong lĩnh vực SHTT trong nước và quốc tế. Các doanh
nghiệp cần có các cán bộ, chuyên gia am hiểu về SHTT để xây dựng, phát triển và
quản lý tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; đối mặt với các vấn đề cạnh tranh không
lành liên quan đến SHTT ở cả thị trường trong và ngoài nước; Tăng cường hoạt
động chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại, liên doanh, liên kết, hợp
nhất, sáp nhập…;
3.5. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức về Sở hữu trí tuệ
cho các tổ chức hành nghề luật sư, đại diện, tư vấn, thực hiện dịch vụ về SHTT
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cịn chưa đạt được kỳ vọng vì nhiều ngun nhân
khác nhau, trong đó, có nguyên nhân về sự thiếu hụt đội ngũ luật sư và người tư vấn
pháp lý trong lĩnh vực thương mại, sở hữu trí tuệ. Hiện nay, các tranh chấp thương mại
– sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng nhiều không chỉ trong thị trường nội địa mà cả thị
trường quốc tế, do đó, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ pháp lý của các luật sư,
chuyên gia để giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền SHTT của mình trên thị trường.
Đại diện SHTT được hiểu là chủ thể đại diện sẽ thay mặt cho doanh nghiệp/cá nhân
thực hiện các công việc liên quan đến SHTT tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ghi nhận là ngành nghề có điều kiện.
Tính đến hết năm 2020, cả nước có 219 tổ chức đại diện SHCN và 367 cá nhân
được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện SHCN. Trong số các tổ chức đại diện

SHCN đang hoạt động, 162 tổ chức có trụ sở đặt tại Hà Nội, 56 tổ chức có trụ sở đặt tại
TP. Hồ Chí Minh, 01 tổ chức đặt tại TP. Cần Thơ. Các tổ chức có trụ sở đặt tại Hà Nội
đều có văn phịng giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh và ngược lại.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trước các vụ
kiện, tranh chấp quốc tế cần phải có đội ngũ đại diện, luật sư, chuyên gia pháp lý giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật lệ thương mại quốc tế, SHTT và có trình độ sử
dụng ngoại ngữ thành thạo nhằm tranh tụng sòng phẳng với các luật sư quốc tế. Rất
nhiều các tổ chức Luật sư, trọng tài thương mại, tổ chức Đại diện SHTT, Tổ chức giám
9


định SHTT, Tổ chức định giá tài sản, các Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền
liên quan…đang cần những người có kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ để giải
quyết các vấn đề liên quan đến SHTT không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả các
tranh chấp ở khu vực và trên thế giới. Đây là một lý do lý giải sự cần thiết của việc xây
dựng chương trình đào tạo ngành Luật – chuyên ngành Luật SHTT.
Theo đánh giá của Chính phủ Việt Nam, mặc dù đạt được những thành công nhất
định nhưng đội ngũ luật sư của Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Đội ngũ luật sư nói
chung cịn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và “chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư phá
p; phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế”; theo đó: “…trong lĩnh vực tham gia tố tụng, các
luật sư còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề cũng như việc tuân thủ quy tắc đạo
đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư còn chưa cao đã làm ảnh hưởng đến
chất lượng giải quyết vụ việc nói chung cũng như chất lượng tranh tụng nói riêng.
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, số lượng luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư,
kinh doanh, thương mại (sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, hàng khơng, hàng hải, bảo
hiểm, thương mại quốc tế…) cịn rất ít, chiếm tỷ lệ 1,2%; trong đó, chỉ khoảng 20 luật
sư có trình độ ngang tầm với luật sư trong khu vực. Thời gian qua, phần lớn các vụ
tranh chấp thương mại quốc tế, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam vẫn phải thuê luật
sư nước ngoài làm đại diện, tư vấn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”8.
Thực trạng và hạn chế này cần được nhanh chóng khắc phục với việc có đủ nguồn nhân

lực cán bộ pháp lý chất lượng cao trong lĩnh vực dân sự - kinh tế, SHTT, góp phần đảm
bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong các vụ việc
tranh tụng quốc tế với đội ngũ cán bộ pháp lý, luật sư am hiểu hệ thống pháp luật kinh
tế, pháp luật quốc tế, luật lệ, quy tắc, thương mại quốc tế, sử dụng thành thạo tiếng Anh
pháp lý, tranh tụng tại các tịa án, trọng tài nước ngồi… Đây là một lý giải sự cần thiết
của việc xây dựng chuyên ngành đào tạo ngành Luật -chuyên ngành Luật SHTT tại
Trường Đại học Luật Hà Nội.
4. Thực trạng đào tạo về SHTT tại Trường đại học Luật Hà Nội và trong các
trường đại học ở Việt Nam hiện nay
4.1. Đào tạo về SHTT trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách làm cơ sở nền tảng cho việc mở rộng
mạng lưới đào tạo về SHTT trong các trường đại học Việt Nam cũng như nhu cầu của
xã hội đối với nguồn nhân lực có hiểu biết về SHTT là rất lớn, cho đến thời điểm hiện
nay, việc đào tạo về SHTT trong các trường Đại học của Việt Nam chưa được chú trọng
một cách đúng mức. “Đào tạo về SHTT tại các trường đại học hầu hết mới mang tính
tự phát, chưa bảo đảm tính kết nối, liên thơng giữa các bậc đào tạo và giữa các ngành

8

Theo “Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020” được Ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

10


đào tạo”9. Trong toàn bộ hệ thống các trường đại học, mới chỉ có một số cơ sở đào tạo
đưa nội dung SHTT vào chương trình đào tạo, chủ yếu thuộc các ngành khoa học xã hội
như Luật, Kinh tế, Thương mại, Khoa học quản lý…
Đối với chương trình đào tạo cử nhân Luật của các cơ sở đào tạo Luật hiện nay,
hầu hết đều có môn học về SHTT. Đối với chuyên ngành Luật nói chung, trước đây nội

dung SHTT ít nhiều đã được đưa vào giảng dạy qua cách thức lồng ghép vào nội dung
của môn học Luật Dân sự và Tư pháp quốc tế với thời lượng rất hạn chế. Nhưng trong
khoảng gần 15 năm trở lại đây, ngày càng nhiều cơ sở đào tạo luật đưa giảng dạy Luật
SHTT như một môn học tự chọn (hoặc bắt buộc) của học chế tín chỉ.
Ở các trường đại học thuộc khối Kinh tế, gần đây đã có sự thay đổi nhận thức về
vấn đề giảng dạy SHTT bằng việc đưa một số môn học độc lập về SHTT vào chương
trình giảng dạy, đi đầu là Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên thời lượng các môn học liên quan đến SHTT cũng khá hạn chế.
Các trường đại học thuộc khối KHXH&NV đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh
vực về khoa học xã hội và nhân văn như văn học, ngôn ngữ, triết học, báo chí, lưu trữ
học, quốc tế học, tâm lý học, thông tin, thư viện, khoa học quản lý, du lịch… Nhóm các
trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật như Đại học Văn hóa; Đại học Mỹ thuật; Đại học
Sân khấu, điện ảnh; Nhạc viên… mặc dù đặc thù có liên quan nhiều đến lĩnh vực Quyền
tác giả và Quyền liên quan nhưng hầu như chưa có sự quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực
SHTT. Các trường mới chỉ kết hợp với Cục Bản quyền tác giả mở một số khóa tập huấn
mang tính chất giới thiệu về lĩnh vực này, trong khi đó, sinh viên sau khi ra trường, các
hoạt động nghề nghiệp của họ luôn song hành với hoạt động bảo hộ quyền SHTT.
Ngoại lệ có trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có lồng ghép một số nội dung liên
quan đến SHTT trong môn học “Các văn bản pháp luật về văn hóa và quản lý văn
hóa”. Có thể thấy Chương trình đào tạo của các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật
hầu như chưa triển khai.
Trong các trường đại học ngành xã hội và nhân văn, Khoa Khoa học quản lý
thuộc Trường Đại học KHXH&NV là cơ sở duy nhất có Chương trình đào tạo về
SHTT đã được triển khai từ năm 2003, cho thấy sự nhạy bén, bắt kịp nhu cầu của xã
hội trong đào tạo SHTT. Khoa Khoa học quản lý là cơ sở đầu tiên có đào tào chuyên
ngành SHTT cho hệ cử nhân với các môn học chuyên sâu về SHTT. Đối với chuyên
ngành Khoa học quản lý nói chung, bên cạnh môn học bắt buộc Tổng quan về SHTT (3
tín chỉ) trong Chương trình đào cử nhân, người học có thể tiếp tục được đào tạo
chuyên sâu về SHTT trong Chương trình đào tạo Thạc sĩ Khoa học quản lý và Quản lý
Khoa học và Công nghệ.


9

Bộ khoa học và Công nghệ, Báo cáo tổng kết đề án nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn để đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học”, năm 2008.

11


Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về SHTT, từ năm 2004 đến nay, Trường Đại
học KH - Xã hội và Nhân văn, và sau này là Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đã phối hợp
với Cục SHTT tổ chức Khóa đào tạo 6 tháng cấp chứng chỉ C về Pháp luật và nghiệp vụ
SHTT để đào tạo những học viên có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về SHTT.
4.2. Thực trạng giảng dạy môn Luật SHTT cho hệ cử nhân ngành Luật học và
Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhận thức được nhu cầu của xã hội và tầm quan trọng của SHTT trong xu thế hội
nhập và phát triển của Việt Nam, từ năm 2006, Trường Đại học Luật Hà Nội là một
trong các cơ sở đào tạo Luật đầu tiên đưa môn Luật SHTT trở thành một môn học độc
lập trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật, sau đó là chương trình Cử nhân ngành
Luật Thương mại quốc tế và ngành Luật Kinh tế.
Nội dung giảng liên quan đến SHTT cho Hệ cử nhân Ngành Luật học tại Trường
Đại học Luật Hà Nội có 2 môn học: (i) Luật SHTT là môn tự chọn với thời lượng 3 tín
chỉ và (ii) Môn Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực SHTT với thời lượng 2 tín chỉ. Với môn
Luật SHTT, do thời lượng hạn chế nên nội dung giảng dạy tập trung vào giới thiệu
những kiến thức cơ bản về quyền SHTT và quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề
này. Cụ thể, qua môn học này, người học nắm bắt được tổng quan về tài sản trí tuệ,
quyền SHTT (các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc bảo hộ); các bộ phận cấu thành của
quyền SHTT; các đối tượng SHTT… Môn học tập trung chuyên sâu vào quy định của
Pháp luật SHTT Việt Nam với 5 nội dung chính: Điều kiện bảo hộ với từng đối tượng
SHTT; Căn cứ, trình tự thủ tục xác lập quyền SHTT; Chủ thể, nội dung, thời hạn bảo hộ

và các giới hạn quyền SHTT; Chuyển giảo quyền SHTT; Hành vi xâm phạm và các
biện pháp bảo vệ quyền SHTT. Do thời lượng môn học hạn chế nên không có điều kiện
giảng dạy chuyên sâu về các Điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc tế về SHTT, mà
giảng viên chỉ lồng ghép dưới góc độ so sánh với PL SHTT VN.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh tồn cầu hố
và hội nhập kinh tế quốc tế, nhận thức của các cá nhân, tổ chức về vai trò quan trọng
của bảo hộ quyền SHTT ngày càng được nâng cao, nhu cầu được tư vấn các vấn đề liên
quan đến bảo hộ quyền SHTT của các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp
cũng ngày càng phát triển. Tư vấn trong lĩnh vực SHTT đã trở thành mảng hoạt động
quan trọng không chỉ của các văn phịng luật, cơng ty luật, đại diện SHTT mà cịn của
các cơ quan, tổ chức có liên quan. Môn kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực SHTT là môn học
tự chọn 2 tín chỉ, điều kiện tiên quyết là sinh viên phải học môn Luật SHTT. Môn học
Kĩ năng tư vấn trong lĩnh vực SHTT cung cấp cho người học những kiến thức thực tế
và những kĩ năng cơ bản của hoạt động tư vấn trong lĩnh vực SHTT bao gồm các nội
dung chính.

12


Vấn đề 1. Tổng quan về hoạt động tư vấn trong lĩnh vực SHTT
Vấn đề 2. Kĩ năng chung trong tiến hành các thủ tục đăng kí, xác lập quyền SHTT
Vấn đề 3. Kĩ năng đặc biệt trong đăng kí sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
Vấn đề 4. Kĩ năng tư vấn trong hoạt động khai thác quyền SHTT
Vấn đề 5. Kĩ năng giải quyết tranh chấp về SHTT
Vấn đề 6. Kĩ năng quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Đối với hệ đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế, Môn học Luật SHTT
thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc với thời lượng 03 tín chỉ. Trước đây,
môn học này đang được bố trí trong thời gian học 05 tuần. Tuy nhiên, qua thực tiễn 03
năm giảng dạy, chúng tôi nhận thấy bất cập là thời gian học như vậy quá ngắn, kiến thức
bị dồn ép, dẫn đến không bảo đảm tốt chất lượng dạy và học, nên Bộ môn Luật SHTT

đã đề xuất chuyển đổi thành môn học trong 15 tuần và bắt đầu áp dụng từ tháng
08/2017. Bên cạnh môn Luật SHTT, sinh viên mã ngành Luật KT cịn có thể đăng ký
môn học tự chọn là “Quản lý TSTT trong doanh nghiệp”. Môn học cung cấp cho người
học những kiến thức chuyên sâu về quản lý TSTT trong doanh nghiệp, đồng thời cung
cấp những kỹ năng thực tế trong xây dựng chiến lược SHTT trong doanh nghiệp, xây
dựng kế hoạch quản lý TSTT trong doanh nghiệp, tiến hành các thủ tục đăng kí, xác
lập quyền SHTT, khai thác thương mại quyền SHTT, giải quyết tranh chấp và bảo vệ
TSTT của doanh nghiệp.
5. Kết luận
SHTT là một lĩnh vực rộng, mang tính đa ngành liên quan đến nhiều khía cạnh của
hoạt động thực tiễn như: nghiên cứu sáng tạo, khai thác, sử dụng, quản lý, chuyển giao,
bảo vệ tài sản trí tuệ… Luật SHTT cũng điều chỉnh nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau
liên quan đến các quan hệ kể trên như: dân sự, thương mại, hành chính, tư pháp quốc tế,
hình sự… Trên thực tế, việc đào tạo cử nhân luật hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu
và đòi hỏi của thực tiễn đối với nguồn nhân lực có hiểu biết chuyên sâu và có hệ thống
về cả lý luận và thực tiễn, các khía cạnh pháp lý, kinh tế của bảo hộ quyền SHTT.
Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cũng như nâng cao khả năng của sinh viên
chuyên ngành Luật sau khi ra trường, việc xây dựng chương trình đào tạo Ngành Luật,
chuyên ngành Luật SHTT là rất cần thiết để cung cấp những kiến thức hệ thống và
đầy đủ về lĩnh vực SHTT cũng như tăng cường thêm những kỹ năng hành nghề thực tế
liên quan đến SHTT như: kỹ năng xây dựng và quản lý tài sản trí tuệ; kỹ năng tư vấn
trong đăng ký, xác lập quyền; kỹ năng trong thương mại hóa tài sản trí tuệ; kỹ năng
tư vấn trong giải quyết tranh chấp về SHTT. Bên cạnh đó cũng nên chú trọng vào
các nội dung chuyên sâu có liên quan đến quản lý SHTT như: quản lý Nhà nước về
SHTT và chuyển giao công nghệ; chiến lược SHTT trong chiến lược phát triển khoa
học và cơng nghệ quốc gia; các chính sách thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ; nguyên
tắc cân bằng lợi ích


13



trong hoạt động SHTT./.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành
chính năm 2020, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp năm 2021, ngày 11/12/2020
2. Bộ khoa học và Công nghệ, Báo cáo tổng kết đề án nghiên cứu cấp bộ “Nghiên
cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại
các trường đại học”, năm 2008.
3. Chính phủ, “Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020” được Ban hành
kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII - tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội
5. Tồ án nhân dân tối cao, Tài liệu Hội nghị toàn quốc “Sơ kết công tác 6 tháng
đầu năm triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021” ngày 14-15/03/2021
6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo công tác năm 2020, phương hướng
nhiệm vụ năm 2021.
7. Kamil Idris, “Sở hữu trí tuệ - một công cụ để phát triển kinh tế”, Tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới, tr 55 (bản dịch của Cục Sở hữu trí tuệ);
8. Marcos Eduardo Kauffman, “Intellectual Property Law in the Fourth Industrial
Revolution: Trade Secrets Risks and Opportunities”, Revista Jurídica vol. 03, n°. 52,
Curitiba, 2018. tr 208 (Truy cập
ngày 26/06/2022);
9. Vichai Ariyanuntaka (2010), Intellectual Property And International Trade
Court:

A
New
Dimension
For IP Rights
Enforcement
In
Thailand, , Bangkok;
10. Japan (Act No.119 of June 18, 2004). Katsumi Shinohara (2005), “Outline of
the Intellectual Property High Court of Japan”, AIPPI Journal, pp. 131-147;
11. Intellectual Property Strategy for SMEs - KIPO’s Supporting Programs for
SMEs, Jong-Hyub CHOI, Chánh án Tịa Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (tài liệu Hội thảo
“WIPO Asia Regional Workshop on IP for Managers and Staffs of SMEs and SME
Support Institutions”).

15


ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT,
CHUYÊN NGÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TS. Vương Thanh Th⁎
Tóm tắt: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội lên kế
hoạch xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên
ngành Luật sở hữu trí tuệ. Chuyên đề này đưa ra những đề xuất đối với mục tiêu đào
tạo và chuẩn đầu ra (về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và khả
năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp) của Chương trình đào tạo.
Từ khóa: Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên ngành Luật sở hữu
trí tuệ; mục tiêu đào tạo; chuẩn đầu ra.
Thế giới đã bước vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật 4.0 với sự phát triển như
vũ bão của các thành tựu sáng tạo và công nghệ. Đời sống xã hội được thụ hưởng rất

nhiều giá trị đem lại từ các thành tựu này. Các kết quả sáng tạo ngày càng góp phần gia
tăng lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp và hỗ trợ sự tiện lợi cho cuộc sống của mỗi
gia đình, mỗi cá nhân. Xuất phát từ thực tế này, nhu cầu xác định, công nhận và bảo hộ
các tài sản trí tuệ ngày càng phát triển, cùng với yêu cầu được bảo hộ chặt chẽ và hợp lí
trước vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ lan rộng, đặc biệt trong một thế giới
phẳng khi mà internet đã kết nối và xố nhồ mọi ranh giới về địa lí.
Pháp luật, với ý nghĩa là công cụ hiệu quả của Nhà nước, cần thiết được xây dựng
phù hợp với chức năng quản lí xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy và khuyến khích khả năng
sáng tạo, góp phần phát triển nền khoa học, công nghệ của quốc gia nói riêng và thế giới
nói chung. Bên cạnh hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ ngày càng hồn thiện, đội ngũ
nhân sự được đào tạo và có chuyên môn sâu trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ là vô cùng cần
thiết cho một xã hội đẩy mạnh và khuyến khích các kết quả sáng tạo tinh thần, đem lại
nguồn lực mạnh mẽ đưa quốc gia vào dòng chảy vĩ đại của khoa học thế giới.
Chính vì vậy, Trường Đại học Luật Hà Nội lên kế hoạch xây dựng và triển khai
chương trình đào tạo cử nhân ngành luật chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ đối với sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội. Chuyên đề này xin được góp ý và đưa ra những đề
xuất liên quan đến mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành luật
chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ.



Trường Đại học Luật Hà Nội

16


1. Mục tiêu của Chương trình đào tạo ngành Luật, chun ngành Luật Sở
hữu trí tuệ
Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tu
được xây dựng với nền tảng về sứ mệnh và mục tiêu của Trường Đại học Luật Hà Nội,

kết hợp với mục tiêu chung của Chương trình đào tạo ngành Luật, thấm nhuần tư tưởng
Hồ Chí Minh, mang đậm phong cách hiện đại, chuyên nghiệp của thời kì khoa học cách
mạng 4.0, hướng tới hình thành và phát triển những nhân sự ngành luật vững bước vào
xã hội, tự tin về nghề, có nền tảng đạo đức vững chắc và nhuần nhuyễn các kĩ năng,
công cụ để tham gia được các cơng việc mang tính đặc thù, khơng chỉ trong môi trường
pháp luật quốc gia mà có thể tham gia vào môi trường pháp luật quốc tế.
Chính vì vậy, chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật chuyên ngành Luật
Sở hữu trí tuệ được xây dựng nhằm cung cấp cho xã hội nguồn lực con người có chất
lượng cao, có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học pháp lý nói chung và pháp luật
sở hữu trí tuệ nói riêng, có phẩm chất chính trị vững vàng; đủ năng lực đảm nhận nhiều
vị trí trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, góp phần xây dựng Nhà nước pháp
quyền và hội nhập quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0.
Với định hướng và nền tảng nêu trên, chương trình đào tạo trình độ đại học ngành
Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ trang bị cho người học về kiến thức, kĩ năng,
thái độ và phẩm chất sau:
Thứ nhất, người học có hiểu biết sâu sắc về những kiến thức nền tảng của khoa
học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng; có kiến thức lý luận chuyên sâu và kiến
thức thực tiễn vững chắc về hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc gia và quốc tế.
Hệ thống các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ mang tính chuyên ngành sâu sắc và
rất đặc trưng. Để có thể tiếp thu tối đa các kiến thức liên quan đến sở hữu trí tuệ, người
học bắt buộc phải được trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học pháp lí cơ bản.
Khơng chỉ có vậy, cái gốc của sở hữu trí tuệ chính là sáng tạo đổi mới, ứng dụng nhiều
kiến thức khoa học để có thể tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật, có khả năng áp
dụng vào đời sống, tạo ra tiện nghi và hỗ trợ sức lao động của con người. Do đó, nếu chỉ
dừng lại ở kiến thức chung về pháp lí, người học mới tiếp cận các quy định của pháp
luật sở hữu trí tuệ ở phần ngọn. Để có thể hiểu tận gốc rễ và có thể áp dụng phù hợp
cũng như góp phần xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật chính xác, người học cần
có những kiến thức nền tảng về khoa học kĩ thuật ở mức độ nhất định.
Thứ hai, người học có năng lực thích ứng và xử lý tình huống sáng tạo trong các
hoạt động thực tiễn theo chuyên ngành pháp luật sở hữu trí tuệ và trong mối liên hệ với

các lĩnh vực pháp luật khác; vận dụng thành thạo kiến thức được đào tạo, các thành tựu
khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
17


Có thể nói, pháp luật về sở hữu trí tuệ là khoa học pháp lý có tuổi đời trẻ trung
hơn so với các ngành khoa học pháp lý nền tảng. Bởi vì, sở hữu trí tuệ là sản phẩm
của xã hội hiện đại, khi mà các thành tựu khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, hỗ trợ
đắc lực cho cuộc sống con người và các sản phẩm của hoạt động tinh thần sáng tạo
ngày càng có giá trị kinh tế to lớn trên thực tế. Xuất phát từ tính trẻ và hiện đại của khoa
học pháp lý về sở hữu trí tuệ, bản thân những người làm việc trong ngành này cũng phải
rèn luyện được những đặc trưng năng động, hiện đại, sáng tạo để có thể theo kịp hơi
thở của đời sống và ứng dụng hợp lí các vấn đề quy định pháp luật.
Thứ ba, người học có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu và thực
hành nghề luật, đặc biệt là chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ với hiệu quả cao trong một
tập thể đa ngành, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn với sự tham gia của các chuyên gia đến
từ nhiều ngành khác nhau; giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành, hội
nhập tốt trong môi trường quốc tế bằng Tiếng Anh.
Kĩ năng làm việc nhóm và thành quả tập thể là đặc trưng không thể thiếu của
thành công trong thời đại mới. Tư duy phản biện, sử dụng phong cách suy nghĩ đa
chiều, ra khỏi lối mòn, kết hợp sức mạnh của các cá nhân để bổ khuyết cho những điểm
yếu từng cá thể là những yếu tố không thể thiếu của doanh nhân cũng như những người
thành đạt hiện nay. Đặc biệt, khi thế giới đã “phẳng hố” ngôn ngữ khác nhau khơng
cịn là rào cản. Do đó, nhân sự ngành luật nói chung và nhân sự chun ngành luật sở
hữu trí tuệ nói riêng cần thiết phải trang bị cho bản thân những yếu tố để có thể bắt kịp
xu thế của thời đại và thu được những thành tựu vượt bậc trong nghề nghiệp.
Thứ tư, người học có phẩm chất, thái độ của những cơng dân tồn cầu thể hiện qua
tư duy và hành động có trách nhiệm xã hội, văn hóa cao, tinh thần cộng đồng gắn với
năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân; có phẩm chất đạo đức và đạo đức
nghề nghiệp tốt.

Phụng sự cộng đồng, xây dựng xã hội là sứ mệnh chung của mỗi cá nhân khi được
sinh ra. Điều này càng đúng hơn nữa đối với những nhân sự nghề luật. Trong lĩnh vực
sở hữu trí tuệ, các sản phẩm của hoạt động tinh thần sáng tạo được bảo hộ xuất phát từ
mong muốn khuyến khích và thúc đẩy hoạt động sáng tạo của tồn xã hội lồi người nói
chung, từ đó, nâng cao đời sống cũng như tiện nghi của toàn xã hội. Tuy nhiên, sự phát
triển của khoa học kĩ thuật luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt với trình độ kĩ thuật hiện đại
như thời đại hiện nay có thể mang lại những đe doạ đối với đời sống con người tư
chính sự phát triển như vũ bão của khoa học. Do đó, nền tảng đạo đức, tinh thần trách
nhiệm với cộng đồng và bản lĩnh trí tuệ là những yếu tố vô cùng cần thiết đối với
những nhân sự được đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ.

18


Có thể nói, mục tiêu đào tạo của ngành luật, chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ là
hướng tới những người học, sau khi được đào tạo, có kiến thức chun sâu về pháp luật
sở hữu trí tuệ, có hiểu biết về khoa học kĩ thuật, có thái độ sống tích cực, có kĩ năng
hợp tác, làm việc nhóm, tinh thần tập thể, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao
tiếp và làm việc, có mục đích sống hướng tới phục vụ cộng đồng, định hướng vì con
người, thái độ sống đúng đắn, xác định thành công của cá nhân không tách rời thành
công của tập thể, là những con người đại diện cho thế hệ trẻ, nhiệt huyết, trí tuệ, giàu
lịng trắc ẩn, có thể sống hài hồ và làm việc hiệu quả trong môi trường đa sắc tộc của
một thế giới phẳng và không ngừng phát triển.
2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành luật sở
hữu trí tuệ
Trên cơ sở mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở
hữu trí tuệ, chuẩn đầu ra cũng được xây dựng dự kiến phù hợp và tương thích với mục
tiêu đào tạo. Cụ thể như sau:
2.1. Về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên ngành Luật

Sở hữu trí tuệ sẽ có các kiến thức:
- K1: Kiến thức nền tảng về văn hố, chính trị, lịch sử, kinh tế, khoa học tâm lý,
quản lý.
Đây là khối kiến thức nền tảng, được trang bị thông qua các môn học cơ sở.
Những kiến thức này phục vụ cho mục tiêu về khối kiến thức rộng bao quát trong xã hội
và khối lượng kiến thức về khoa học nói chung.
- K2: Kiến thức cơ bản cả lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật; lĩnh vực
Luật Hiến pháp; lĩnh vực pháp luật hành chính; lĩnh vực pháp luật dân sự và sở hữu trí
tuệ; lĩnh vực pháp luật hình sự; lĩnh vực pháp luật tố tụng; lĩnh vực pháp luật quốc tế và
lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế.
Đây là khối kiến thức luật nền tảng, phục vụ mục tiêu về đào tạo nhân sự chuyên
ngành luật sở hữu trí tuệ phải đáp ứng kiến thức về pháp lý nói chung. Tồn bộ những
kiến thức này vô cùng cần thiết để nhân sự chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ có thể vận
dụng khi xử lí các tình huống cụ thể trên thực tế, như khởi kiện dân sự đối với vấn đề vi
phạm quyền, xác định tội phạm khi xem xét vi phạm sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật
hình sự, thương mại hố tài sản trí tuệ để góp phần nâng cao giá trị của các chủ thể
sáng tạo…. Với nền tảng kiến thức pháp lí sâu rộng này, người học chuyên ngành luật
sở hữu trí tuệ, sau này là nhân sự chun ngành luật sở hữu trí tuệ sẽ có những kiến
thức hiệu quả, phục vụ cho công việc, hỗ trợ q trình trợ giúp pháp lí đối với khách
hàng, doanh nghiệp với những sản phẩm đạt chất lượng cao.
19


- K3: Kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật
sở hữu trí tuệ như các vấn đề về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, các vấn đề xâm phạm và xử
lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ…
Sinh viên chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ sẽ có thời gian được đào tạo chuyên sâu
về các kiến thức lí luận, pháp lý và thực tiễn về các khía cạnh khác nhau của sở hữu trí
tuệ. Khối lượng kiến thức này được trải dài qua ba mảng kiến thức bao gồm: quyền tác

giả và quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Trong đó, nội dung kiến thức bao gồm các vấn đề về đối tượng, chủ thể, nội dung, giới
hạn quyền, thủ tục xác lập, thủ tục chấm dứt, vấn đề xâm phạm và xử lí xâm phạm, vấn
đề bảo vệ quyền. Các kiến thức sẽ được trang bị dưới góc độ lí thuyết, phân tích các quy
định của pháp luật. Bên cạnh đó, chuyên ngành sẽ mời sự tham gia của các chuyên gia
thực tiễn đến từ các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức tư vấn, cũng như những cá
nhân chuyên làm thực tiễn để trao đổi, trang bị màu sắc thực tế cho hoạt động đào tạo,
cũng như phối kết hợp các hoạt động thực tế để đào tạo mang tính hiệu quả, gắn liền với
hơi thở của nghề nghiệp trên thực tế.
- K4: Kiến thức từ vựng chuyên môn tiếng Anh pháp lý chuyên ngành, đặc biệt là
chuyên ngành pháp luật sở hữu trí tuệ để giúp cho người học có thể nghiên cứu các tài
liệu chuyên môn bằng tiếng Anh và tham gia các hoạt động chun mơn với các đối tác
nước ngồi.
Tiếng Anh là ngôn ngữ rất cần thiết hiện nay, là cơng cụ để bất kì một nhân sự nào
có thể thành cơng và trở thành cơng dân tồn cầu khi thực tế kết nối và công việc là
công bằng trên tồn thế giới. Để có thể phát triển trong lĩnh vực pháp lý nói chung và
lĩnh vực chuyên ngành sở hữu trí tuệ nói riêng, tiếng Anh lại càng đặc biệt cần thiết
và quan trọng. Vốn tiếng Anh sâu rộng và chuyên ngành sẽ giúp người học có thể dễ
dàng tiếp cận khối lượng kiến thức sở hữu trí tuệ khổng lồ mà các quốc gia phát triển
đã có thời gian tích luỹ lâu dài, cũng như có thể dễ dàng tham gia các hoạt động thực
tế, kĩ năng và hành nghề sở hữu trí tuệ tại bất kì đâu trên thế giới và phục vụ các khách
hàng khác nhau, đến từ các quốc gia khác nhau.
2.2. Về kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên ngành Luật
Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ
năng sau đây:
- S5: Kỹ năng thực hành nghề luật: kỹ năng nghe, đọc, hỏi, lập luận và tranh luận;
kỹ năng nói và kỹ năng viết; kỹ năng tra cứu, phân tích pháp luật và suy luận luật học;
kỹ năng đàm phán… trong thực hành nghề luật.
20



×