BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
---o0o---
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
GIÁNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
HỌ VÀ TÊN
NGÀY SINH:
LỚP:
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:
THÁI NGUYÊN, THÁNG 7, NĂM 2021
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA........................................2
1.1. Lý luận về nhà nước.........................................................................2
1.1.1.
Khái niệm.................................................................................2
1.1.2.
Bản chất....................................................................................2
1.2. Lý luận về nhà nước pháp quyền....................................................3
1.2.1. Khái niệm....................................................................................3
1.2.2. Những lí luận của một số nhà triết học trước Mác về nhà nước
pháp quyền............................................................................................3
1.2.3. Những lí luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về vấn đề nhà nước
pháp quyền............................................................................................4
1.3. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.......................5
1.3.1. Khái niệm....................................................................................5
1.3.2. Đặc trưng.....................................................................................5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN VÀ VẬN DỤNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC..............................7
2.1. Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam................7
2.1.1. Thành tựu....................................................................................7
2.1.2. Hạn chế:.......................................................................................8
2.2. Vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền trong môi trường
giáo dục.....................................................................................................9
KẾT LUẬN....................................................................................................13
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................14
ii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà nước. Liên hệ với nhà nước XHCN/ pháp quyền XHCN ở VN.
1
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Lý luận về nhà nước
1.1.1. Khái niệm
Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật thì tương đương với một quốc gia,
là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị
thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang
bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia
thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực
lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên nhằm mục
đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia do
vậy nhà nước mang vai trị xã hội, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi
của lực lượng thống trị. Nhà nước xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất và xuất hiện những giai cấp đối kháng nhau do vậy mà nó cần một tổ
chức chính trị đứng ra để điều hòa những mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội.
1.1.2. Bản chất
Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, nhà nước mang bản chất
giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì
nhà nước đó. Do trong xã hội ngun thủy khơng có phân chia giai cấp, nên
trong xã hội ngun thủy khơng có Nhà nước. Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà
nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư
sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp
thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại
diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Bản chất nhà nước
có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống
nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là
thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước ra đời trước hết
2
phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ
nhà nước là đại diện chính thức của tồn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ
khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và
cơng dân mình.
1.2. Lý luận về nhà nước pháp quyền
1.2.1. Khái niệm
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp
được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu
nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế
- xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục
tùng pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và cơng chức nhà nước.
1.2.2. Những lí luận của một số nhà triết học trước Mác về nhà nước pháp
quyền.
Trong thời kì cổ đại đã tồn tại quan niệm ấu trĩ,ngụy biện cho rằng sức
mạnh đẻ ra pháp luật, lẽ phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Những người
nắm giữ cơng quền thả sức hồnh hàn.Với vua chúa thì quyền lực của họ
dường như không bị hạn chế. Khắp nơi thịnh hành học thuyết “đặc miễn quốc
gia”, theo đó Nhà nước làm ra pháp luật thì phải đứng trên pháp luật.
Tư tưởng về nhà nước pháp quền ra đời nhằm chống lại sự chun
quyền, độc đốn,vơ chính phủ, vơ pháp luật đó, tức là gắn liền với việc xác
lập và phát triển nền dân chủ.
Salon, nhà thông thái Hy Lạp (thế kỷ XI TCN) đã nêu ra tư tưởng tổ
chức Nhà nước theo các nguyên tắc dân chủ. Ông ta cho rằng cần kết hợp sức
mạnh với pháp luật trong viềc tổ chức Nhà nước Ai Cập cổ đại.
Nhà triết học ở Hy Lạp Platon (427-347 TCN ) đã viết: Tơi nhìn thấy
sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước ở nơi nào mà pháp luật khơng có hiệu
3
lực và nằm dưới quyền cuả một ai đó.Cịn ở nơi nào mà pháp luật đứng trên
các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là các nô lệ của pháp luật thì ở
đó tơi thấy có sự cứu thốt của Nhà nước.
1.2.3. Những lí luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về vấn đề nhà nước pháp
quyền
Trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở các nước trên
thế giới, có thể thấy khá nhiều quan niệm về nhà nước pháp quyền. Chẳng
hạn, “Nhà nước pháp quyền là một nhà nước gắn chặt với pháp luật và được
hợp pháp hoả bởi pháp luật”? “Nhà nước pháp quyền là tồn thể một quổc gia
có trách nhiệm thực hiện cơng lí, phục tùng pháp luật và quan tâm đặc biệt
đến việc tôn trọng các quyền của con người và nguyên tắc tương ứng”?
Từ những quan niệm nêu trên cũng như xuất phát từ biểu hiện của
những nhà nước pháp quyền trong thực tiễn, có thể khẳng định, nhà nước
pháp quyền trước tiên phải là nhà nước theo đúng nghĩa của từ này - tổ chức
đặc biệt của quyền lực chính trị, tổ chức công quyền của xã hội. Tuy nhiên,
nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước tưong ứng với một
hình thái kinh tế - xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhà
nước pháp quyền là một nhà nước có cách thức tổ chức và hoạt động hoàn
toàn khác các nhà nước độc tài, chuyên chế, nhà nước cai trị. Nhà nước pháp
quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ thống
pháp luật dân chủ, phản ánh cơng lí, phù hợp với quyền tự nhiên của con
người. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền
nhân dân, có cơ chế phân cơng, kiểm sốt quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm,
bảo vệ quyền con người, tự do cá nhân. Nhà nước pháp quyền là công cụ để
phục vụ xã hội, phục vụ con người, mang lại lợi ích cho cơng dân, bảo vệ tự
do cá nhân và công bằng xã hội. Nhà nước cũng như các chủ thể khác trong
xã hội đều luôn tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
4
1.3. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3.1. Khái niệm
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp”.
Như vậy, Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân; Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền
con người, quyền công dân; tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và nguyên tắc tập
trung dân chủ; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hồ
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, là bạn, là đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
1.3.2. Đặc trưng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước:
Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân;
5
Được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và yêu cầu
thượng tôn pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội.
Quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt
trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và nguyên tắc tập
trung dân chủ.
Là nhà nước tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền
công dân, tất cả vì hành phúc của con người.
Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Thực hiện đường lối đối ngoại hịa bình, hữu nghị, hợp tác bình đẳng
và phát triển với nhân dân các dân tộc và các nước trên thế giới, đồng thời tôn
trọng các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia ký kết, phê chuẩn.
6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN VÀ VẬN DỤNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
2.1. Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
2.1.1. Thành tựu
Một là, chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã được thay đổi phù hợp với cơ sở kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan hệ Nhà nước - công dân, Nhà nước - thị
trường, Nhà nước -doanh nghiệp được nhận thức lại và thay đổi từ mang nặng
quản lý sang theo hướng Nhà nước kiến tạo, phát triển.
Hai là, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của
tổ chức bộ máy nhà nước được xác định rõ hơn và có những bước tiến trong
hoạt động. Cơ chế phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước được xác định rõ hơn và trong tổ chức
thực hiện đã có những bước tiến nhất định. Quốc hội, Chính phủ và cơ quan
tư pháp có nhiều đổi mới về tổ chức, nội dung, phương pháp hoạt động, vì
vậy hiệu quả hoạt động được nâng lên. Nói khác đi, tổ chức và cơ chế hoạt
động của các thiết chế trong bộ máy nhà nước có nhiều đổi mới trong thực
hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình.
Ba là, hệ thống pháp luật, các đạo luật trong quản lý nhà nước và xã hội
ngày càng được coi trọng, được đổi mới, sửa đổi, bổ sung ngày càng đầy đủ,
phù hợp hơn, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tính tối cao của Hiến pháp được bảo đảm, Hiến pháp giữ vị trí tối thượng
trong hệ thống pháp luật, nguyên tắc mọi văn bản quy phạm pháp luật phải
phù hợp và không được trái Hiến pháp được tôn trọng. Thể chế pháp luật về
kinh tế tiếp tục cải cách sâu rộng. Nhiều văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ
sung và ban hành mới.
Bốn là, Quốc hội có những đổi mới quan trọng, hoạt động ngày càng
dân chủ, thiết thực, hiệu quả. Chính phủ tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn
7
năng lực hành pháp, hoạch định chính sách, quản lý vĩ mơ, tổ chức bộ máy
của Chính phủ và chính quyền địa phương có những đổi mới tích cực và sắp
xếp lại hợp lý hơn. Cải cách hành chính được đẩy mạnh. Các cơ quan tư pháp
phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động. Tổ chức bộ
máy của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan bổ trợ tư
pháp tiếp tục được kiện tồn, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các
tổ chức, cá nhân, hạn chế tình trạng oan, sai,v.v..
2.1.2. Hạn chế:
Một là, “chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quả cơ chế phân công, phối
hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp”. Tổ chức bộ máy và cơ chế
hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước còn chưa thật sự
hợp lý. Chưa khắc phục được sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng,
nhiệm vụ giữa các thiết chế.
Hai là, “Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, cịn chồng chéo; tính cơng khai,
minh bạch, khả thi, ổn định còn hạn chế”. Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý
nhà nước cịn bất cập; cải cách hành chính chậm, thiếu đồng bộ; thủ tục hành
chính cịn phức tạp. Vẫn cịn tình trạng văn bản pháp luật chồng chéo, mâu
thuẫn. Một số luật được thông qua và ban hành nhưng chất lượng hạn chế,
chưa sát thực tiễn cuộc sống, tính khả thi hạn chế, phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ
sung nhiều lần.
Ba là, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước pháp quyền ở địa
phương còn nhiều hạn chế, vẫn cịn tình trạng nhũng nhiễu, oan sai trong hoạt
động tư pháp. Cải cách tư pháp còn chậm. Việc thực hành dân chủ có lúc, có
nơi cịn mang tính hình thức. Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền kiểm tra, giám
sát của nhân dân vẫn chưa được tạo lập đầy đủ; khả năng kiểm sốt quyền lực
nhà nước từ phía nhân dân còn hạn chế.
8
Bốn là, tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp cịn có những mặt hạn chế. Hiệu quả thực hiện chức năng giám sát tối cao
của Quốc hội chưa như mong muốn. Vẫn còn những Hội đồng nhân dân hoạt
động có tính chất hình thức. Bộ máy của Chính phủ chưa thực sự tinh gọn;
quản lý liên ngành và quản lý chuyên ngành còn có những hạn chế nhất định.
Giữa các bộ, ngành vẫn còn một số nội dung quản lý trùng lặp hoặc phân
công không rõ. Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa bộ, ngành Trung
ương và chính quyền địa phương trên nhiều vấn đề chưa được phân định cụ
thể, thiếu rõ ràng, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
2.2. Vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền trong môi trường giáo dục
Với vai trò là Hiệu trưởng trường Tiểu học………………, qua q
trình cơng tác và học bồi dưỡng tơi nhận thấy trong thời kỳ đất nước ta đang
khẩn trương đẩy mạnh phát triển kinh tế như hiện nay, việc tiếp tục xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần tập trung vào một số
việc sau đây để tạo điều kiện tốt nhất cho nền kinh tế nước nhà đồng thời
nâng cao nhận thức trong mơ hình giáo dục:
Mơ hình “Ai thi hành pháp luật thì phổ biến pháp luật”
Thông thường các bài giảng liên quan đến nhà nước pháp quyền sẽ do
các thầy, cô giáo bộ môn về pháp luật giảng dạy. Nhưng để học sinh có được
những kiến thức thực tế trong cơng tác thi hành pháp luật, cần áp dụng mơ
hình “Ai thi hành pháp luật thì phổ biến pháp luật” trên cả nước (Mơ hình có
sự phối hợp của các Bộ, ngành như: Bộ Giáo dục và Bộ Tư pháp, Bộ Công
an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân). Các địa phương sẽ tùy thuộc
điều kiện của mình để tổ chức thực hiện mơ hình này.
Tại một số địa phương, cần thành lập đội tình nguyện phổ biến pháp
luật hoặc nhóm giảng viên phổ biến về pháp quyền thường xuyên, tổ chức cho
cán bộ công an, cảnh sát trẻ đến tuyên truyền pháp luật cho các trường tiểu
học và trung học trên địa bàn; Tại một số trường đại học, cao đẳng thì định kỳ
9
mời các chuyên gia pháp luật của bộ công an, bộ tư pháp đến trường để tổ
chức các buổi thảo luận đặc biệt: truyền đạt kiến thức pháp luật, hướng dẫn và
giáo dục học sinh cách bảo vệ quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.
Thơng qua bài giảng công khai và giáo dục về Nhà nước pháp quyền,
các bạn trẻ sẽ hiểu rõ về những hành vi vi phạm pháp luật mà họ có thể gặp
phải trong cuộc sống hàng ngày, cách phòng tránh những hành vi vi phạm
pháp luật, biết cách tự bảo vệ mình. Điều này góp phần củng cố một cách hiệu
quả các kiến thức, hiểu biết pháp luật mà các học sinh đã được học trên lớp.
Đồng thời, nâng cao ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật của thanh niên
cũng như kỹ năng sử dụng kiến thức pháp luật để tự bảo vệ mình.
Hình thức này góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến pháp
luật, làm phong phú hình thức học pháp luật trên lớp và phát huy hết vai trị
của phương pháp dạy học chính thức.
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin để thực hiện các mơ hình phổ biến, giáo dục Nhà
nước Pháp quyền hiện đại cho học sinh, sinh viên:
Khuyến khích các giáo viên, giảng viên và học sinh sinh viên sử dụng
các phương tiện truyền thông hiện đại trong phổ biến, giáo dục pháp luật, tận
dụng sự tiện lợi của việc sử dụng rộng rãi Internet và các phương tiện truyền
thông mới để thúc đẩy phổ biến, giáo dục về Nhà nước pháp luật. Xây dựng
các chuyên mục về pháp luật như “Vườn phổ biến, giáo dục pháp luật” trực
tuyến, công khai tài khoản để học sinh, sinh viên có thể tham gia trao đổi,
thảo luận trên các chuyên mục này, tạo diễn đàn pháp lý sơi nổi… từ đó nâng
cao ý thức tơn trọng và chấp hành pháp luật của giáo viên và học sinh.
Mơ hình giáo dục pháp luật “ba trong một” cho học sinh, sinh viên trong nhà
trường, gia đình và xã hội:
Đây là mơ hình giáo dục trong đó tồn xã hội cùng quản lý, nghiêm túc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh, phòng ngừa và giảm thiểu tội
10
phạm ở lứa tuổi vị thành niên. Việc giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
được xác định không phải việc của riêng nhà trường mà cần sự phối hợp của
ba bên là nhà trường, gia đình và xã hội mới đạt hiệu quả tốt nhất. Việc kết
hợp giáo dục pháp luật này khơng chỉ phát huy hết vai trị của việc giảng dạy
trên lớp, mà cịn có thể phát huy được các phương pháp học tập ngoại khóa
phong phú.
Nhà trường và xã hội sẽ góp phần hướng dẫn thanh thiếu niên hình
thành thói quen chấp hành kỷ luật, nhận thức đúng đắn về nhà nước pháp
quyền ngay từ nhỏ, phấn đấu trở thành những công dân đủ tiêu chuẩn của chủ
nghĩa xã hội. Theo mơ hình này, nhà trường sẽ phối hợp với gia đình và xã
hội (ở đây là chính quyền địa phương) trong giáo dục pháp luật cho học sinh.
Việc trao đổi thông tin pháp luật với gia đình được thực hiện qua hệ thống
liên lạc trực tuyến, định kỳ nhà trường sẽ đến thăm nhà các học sinh hoặc
chính quyền nơi học sinh cư trú để trao đổi, nắm bắt thơng tin về tình hình
chấp hành pháp luật của học sinh (thường là với các học sinh đã từng vi phạm
kỷ luật) hoặc tăng cường kết nối giữa nhà trường với phụ huynh thơng qua
nhóm Zalo, họp phụ huynh, gửi thư cho phụ huynh, ... giúp phụ huynh nắm
được các kiến thức liên quan về phòng ngừa học sinh chưa thành niên phạm
tội, nâng cao ý thức của phụ huynh trong việc trách nhiệm giám hộ, và hình
thành nhận thức đúng đắn về Nhà nước Pháp Quyền
Phó hiệu trưởng kiêm nhiệm tư vấn pháp luật.
Thực hiện chế độ phó hiệu trưởng kiêm nhiệm pháp chế ở các trường
tiểu học, trung học cơ sở. Theo đó, các địa phương sẽ lựa chọn những cán bộ
chính trị - pháp luật có tư tưởng chính trị tốt, tinh thần trách nhiệm, chuyên
nghiệp, có năng lực tuyên truyền pháp luật vững vàng ở các cơ sở chính trị,
pháp luật để làm Phó hiệu trưởng pháp luật trong các trường Tiểu học và
Trung học. Phó hiệu trưởng trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ hỗ trợ nhà
trường thực hiện giáo dục pháp luật của nhà nước Pháp Quyền và an ninh
11
cơng cộng tồn diện, bên cạnh cơng tác Quản trị trật tự trong khuôn viên
trường. Mục tiêu là xây dựng các hoạt động an tồn, văn minh trong khn
viên trường nhằm đảm bảo cho giáo viên và học sinh một mơi trường sống và
học tập hiệu quả, hài hịa, an toàn và lành mạnh.
Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả, chất lượng của việc giáo dục về
Nhà nước Pháp quyền trong nhà trường.
Để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, tìm ra những hình
thức, mơ hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả có thể áp dụng tại cơ sở
giáo dục. Theo đó công tác giáo dục pháp luật cho học sinh nhà trường sẽ
được đưa vào phạm vi đánh giá của công tác quản lý toàn diện an sinh xã hội
và việc thực hiện mục tiêu trách nhiệm phổ biến về Nhà nước Pháp quyền.
Đưa ra các tiêu chí để đánh giá về trường học pháp luật cho thanh niên: Tiêu
chí để đạt được danh hiệu này là trường học khơng có học sinh vi phạm kỷ
luật, vi phạm pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của
nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng
phải bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch về giáo dục pháp luật, giờ lên lớp, giáo
trình đạt chuẩn, giáo viên có chất lượng; đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ
phổ biến kiến thức pháp luật được hoàn thành đúng quy định. Nhà trường
phải bảo đảm thời lượng giáo dục pháp luật, không ép, giảm thời lượng giáo
dục pháp luật và hoạt động giáo dục pháp luật.
12
KẾT LUẬN
Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xă
hội chủ nghĩa và lấy tư tưởng về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân của Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho chúng ta trong cơng cuộc
xây dựng đó.
Bước sang thập kỷ thứ III của thế kỷ XXI, tồn tại những khó khăn, thử
thách để hồn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy, vấn đề đổi mới và hoàn thiện nhà nước hiện
nay là cơng việc cịn khó khăn cả về lí thuyết và thực tiễn. Điều đó địi hỏi
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần có những bước đi và giải pháp vừa khẩn
trương, vừa vững chắc trong hiện thực, tiếp tục cải cách triệt để hơn nữa tổ
chức và hoạt động của Nhà nước để đáp ứng được tình hình mới của đất nước
trong quá trình chấn hưng dân tộc và hội nhập hiện nay đặc biệt cần chú trọng
vào công tác giáo dục về Nhà nước pháp quyền. Với tình hình dịch bệnh như
hiện nay, có thể là một địn giáng mạnh vào nền kinh tế nhưng đó cũng chính
là một cơ hội lớn để chúng ta nhìn lại và tìm ra giải pháp phù hợp xây dựng
Nhà nước pháp quyền vững mạnh trường tồn theo thời gian.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam ( Đại hội X- 2006).
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-lênin – NXB chính trị quốc gia-HN
2007.
3. Tơ Huy Rứa- Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân- Tạp
chí Cộng sản- Số 1/ 2007.
4. Hồ Chí Minh tồn tập- tập 4- NXB Chính trị quốc gia-HN 1995.
5. Hồ Chí Minh tồn tập- tập8- NXB Chính trị quốc gia- HN 1996.
6. Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành Triết học) – PGS.TS Đồn Quang Thọ,
NXB Lý luận chính trị, 2006.
14