Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ý nghĩa của học phần tâm lý học đại cương hình thành ý thức cho học sinh trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.98 KB, 16 trang )

ĐỀ BÀI
Câu 1: Phân tích ý nghĩa của học phần tâm lý học đại cương với bản
thân?
Câu 2: Phân tích khái niệm nhân cách theo quan điểm tâm lý học.
Anh(chị) hãy rút ra kêt luận trong việc rèn luyện nhân cách của bản thân.
Câu 3: Trình bày các con đương, điều kiện và đề xuất 1 biện pháp giúp
hình thành ý thức cho học sinh trong tương lai


BÀI LÀM
Câu 1: Ý nghĩa của học phần tâm lý học đại cương với bản thân
Sinh viên là đội ngũ tri thức tương lai của đất nước. Sự phát triển của
đất nước địi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, tay nghề
cao, có đạo đức và có sức khỏe tốt. Chính vì vậy, trong q trình học tập, bên
cạnh việc học tốt các mơn cơ sở ngành, các mơn chun ngành, sinh viên cịn
cần phải học tập tốt các môn học đại cương. Việc học tập tốt các môn học đại
cương sẽ giúp cho sinh viên có được vốn tri thức cần thiết, làm nền tảng quan
trọng cho việc đi sâu nghiên cứu và dễ dàng nắm bắt nội dung của các môn
học chuyên ngành.
Hoạt động nhận thức hay quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng
kỹ xảo của con người nói chung và của sinh viên nói riêng là một hoạt động
có tính chất đặc biệt và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó tính tích cực học
tập là yếu tố đóng vai trị quyết định. Tính tích cực khơng chỉ là điều kiện để
phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng, năng lực sáng tạo, thế giới quan và
các phẩm chất nhân cách mà còn là điều kiện cần thiết và quan trọng để nắm
vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tính tích
cực có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của người
học, tạo ra sự thống nhất giữa nội lực và ngoại lực.
Môn Tâm lý học đại cương là môn học được tổ chức giảng dạy ở nhiều
ngành học khác nhau thuộc các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước
nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về tâm lý con


người, làm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn các môn học chuyên ngành, vận dụng
và nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn, hoạt động nghề nghiệp sau khi ra
trường. Mơn Tâm lý học đại cương có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
cung cấp tri thức và nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp đối với sinh
viên tất cả các ngành học. Tuy nhiên từ thực tế hoạt động giảng dạy tôi nhận
thấy đa số sinh viên chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của môn Tâm


lý học đại cương trong chương trình học, xem nó là mơn học phụ, khơng có ý
nghĩa và khơng cần thiết đối với nghề nghiệp tương lai. Từ sự nhận thức sai
lầm cùng với những yếu tố khó khăn từ mơn học, từ giảng viên… dẫn đến
sinh viên chưa có nhu cầu, động cơ, hứng thú, thái độ và hành động học tập
đúng đắn nên dẫn đến kết quả không như chúng ta mong đợi. Từ đó cho thấy,
muốn nâng cao kết quả học tập môn Tâm lý học đại cương thì cần phải hình
thành những nhận thức đúng đắn về mơn học, khơi gợi hứng thú, tính chủ
động, tự giác và vun đắp niềm say mê trong học tập, nghiên cứu môn học của
sinh viên.
Tri thức Tâm lý học chứa đựng một hệ thống khái niệm, đặc điểm, quy
luật…hết sức trừu tượng, mới mẻ. Vì vậy, để sinh viên học tập tích cực, trước
hết các em phải có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa,
nội dung, tính chất của mơn học. Việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm
quan trọng, ý nghĩa, nội dung, tính chất của mơn học sẽ tạo ra nhu cầu và
động cơ học tập tích cực ở sinh viên.
Sinh viên là chủ thể của quá trình lĩnh hội tri thức tâm lý học nên các
em có thái độ tích cực hay khơng, tự giác hay khơng, điều đó ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng học tập, đồng thời cũng tạo ra cảm xúc tích cực. Thái độ
tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên được thể hiện:
+

Nhu cầu học tập cao: có nhu cầu nhận thức cao tức là ln ln


có niềm vui trong học tập, luôn mong muốn giáo viên giao thêm nhiệm vụ,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình hăng hái tìm đọc
thêm các tài liệu, vui vẻ tham gia các hoạt động nội, ngoại khóa, câu lạc bộ
chuyên ngành, các hội thi, hội vui…phục vụ cho việc nâng cao tri thức
chuyên ngành và nghiệp vụ mà sinh viên đang theo đuổi.
+

Có động cơ học tập đúng đắn: học để chiếm lĩnh tri thức, kỹ

năng, kỹ xảo và hoàn thiện nhân cách theo yêu cầu của xã hội.


+

Có hứng thú học tập: thích hay khơng thích học được biểu hiện ở

những hành động như: chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng
bài, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập
+

Có tâm trạng tích cực trong học tập: tâm trạng tích cực trong học

tập biểu hiện ở sự sảng khoái, vui vẻ, thoải mái khi tham gia giờ học.
*

Kết quả học tập: Tính tích cực nhận thức cao hay thấp cuối cùng

được thể hiện ở kết quả học tập của sinh viên. Kết quả học tập của sinh viên
trong các môn học không chỉ thể hiện ở việc lĩnh hội tri thức mà còn thể hiện

ở việc nắm vững các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.
Như vậy, khi sinh viên ý thức được đầy đủ mục đích, ý nghĩa của việc
học tập mơn Tâm lý học, từ đó cũng có thái độ học tập đúng đắn, tự nguyện,
tự giác tham gia hoạt động để thỏa mãn tính tị mị, ham hiểu biết của mình
đồng thời thực hiện các các hành vi tương ứng với thái độ đó, thì khi đó họ đã
có tính tích cực học tập bô môn này. Đây là cơ sở lý luận để chúng tôi xây
dựng hệ thống câu hỏi điều tra, mẫu phiếu quan sát, nội dung phỏng vấn…
trong nghiên cứu của mình về các mức độ tích cực học tập môn Tâm lý học
đại cương của sinh viên.
Tất cả các mặt của tính tích cực học tập có mối quan hệ biện chứng với
nhau, khi sinh viên ý thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của việc học tập thì người
học sẽ hình thành thái độ học tập đúng đắn, tự nguyện, tự giác tham gia vào
hoạt động học tập bộ môn để thỏa mãn nhu cầu nắm bắt tri thức của mình,
đồng thời thực hiện các hành vi, hành động học tập tích cực tương ứng với
thái độ học tập tích cực đó. Bởi vậy, khi nghiên cứu về tính tích cực học tập
mơn Tâm lý học đại cương của sinh viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở tất
cả các mặt trên.
Để nâng cao tính tích cực học tập môn Tâm lý học của sinh viên cần
phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau như: Kích thích


nhu cầu, khơi gợi hứng thú, hình thành động cơ cũng như thái độ học tập
đúng đắn cho SV, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới hình
thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, động viên và giúp đỡ sinh viên vận
dụng, ứng dụng kiến thức Tâm lý học đại cương đã học được vào cuộc sống
bản thân, tham vấn, hỗ trợ cho một số cá nhân sinh viên có khó khăn liên
quan đến tính tích cực học tập mơn Tâm lý học đại cương... theo hướng phát
huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV.
Câu 2: Khái niệm nhân cách theo quan điểm tâm lý học. Anh(chị) hãy
rút ra kết luận trong việc rèn luyện nhân cách của bản thân.

Khái niệm nhân cách theo quan điểm tâm lý học
Nhân cách là một khái niệm rộng và phức tạp của Tâm lí học. Ở mỗi
góc độ khác nhau, các tác giả có những quan điểm, quan niệm khác nhau về
nhân cách.
a. Một số quan niệm sai lầm về nhân cách
Quan niệm sinh vật hoá nhân cách: coi bản chất nhân cách nằm trong
các đặc điểm hình thể (Krcst Chmev), ờ góc mặt (C. Lombrozo), ở thể trạng
(Sheldon), ớ bản năng vô thức (S. Freud)...
Quan điểm xã hội học hoá nhân cách: lấy các quan hệ xã hội (gia đình,
họ hàng, làng xóm,...) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính
của cá nhân đó.
Trong số những quan niệm trên, có quan niệm chí chú ý đến cái chung,
bỏ qua cái riêng trong nhân cách, đồng nhất nhân cách với con người. Ngược
lại, một số quan niệm chỉ chú ý tính đơn nhất, có một khơng hai của nhân
cách.
b. Quan niệm khoa học về nhân cách
Các nhà tâm lí học cho rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã
hội, có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung


của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội được chuyển vào trong mỗi con
người. Có thể nêu lên một số định nghĩa nhân cách như sau:
“Nhân cách là tuột cả nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong
xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định. ” (A.G. Covaliov).
“Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính về
phẩm chất tâm lí, quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội."
(E.v. Sorokhova). “Nhân cách là có thể hố ý thức xã hội. ” (V.s. Mukhina).
Từ những điều trình bày ở trên, có thể nêu lên một định nghĩa về nhân
cách như sau: Nhâncách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí
của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người.

Trước hết, nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con
người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành
viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lí xã hội, giá trị và cốt cách làm người của
mỗi cá nhân.
Nhân cách khơng phải là một nét, một phẩm chất tâm lí riêng lẻ mà là
một cấu tạo tâm lí mới. Nói cách khác, nhân cách là tổng hợp thể những đặc
điểm tâm lí dặc trưng với một cơ cấu xác định. Do đó, khơng phải con người
sinh ra là đã có nhân cách. Nhân cách được hình thành dần trong quá trình
tham gia các mối quan hệ của con người.
Nhân cách quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất
biện chứng với cái chung, cái phổ biến của cộng dồng mà cá nhân đó là dại
biểu. Ví dụ: Mỗi sinh viên Việt Nam đểu là nhân cách duy nhất với tất cả
những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người
Việt Nam là tình u xóm làng, q hương, đất nước của mình.
Nhân cách biểu hiện trên ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ
liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân.


Ở cấp độ thứ nhất, nhân cách được thể hiện dưới dạng cá nhân, ở tính
khơng đồng nhất, ở sự khác biệt với mọi người, với cái chung. Chính vì vậy,
giá trị nhân cách ở cấp độ này là tính tích cực của nó trong việc khắc phục
những hạn chế của hoàn cảnh và những hạn chế của bản thân. Có thể nói,
phàn tích nhân cách ở cấp dộ bên trong cá nhân là xem xét nhân cách từ bên
trong bản thân như một đại diện của toàn xã hội.
Ở cấp (độ thứ hai, nhân cách dược thể hiện trong các mối quan hộ, liên
hệ với nhân cách khác. Nhân cách nằm trong mối quan hệ liên nhân cách, tạo
nên đặc trưng của mỗi nhàn cách. Giá trị của nhân cách ở cấp độ này dược thể
hiện trong các hành vi ứng xử xã hội của chủ thể. Như vậy, phân tích nhân
cách ở cấp độ liên cá nhân là đã tách nhân cách ra thành các mức độ trong
nhóm của nó (trong giai cấp, trong nhóm, trong tập thể).

Ớ cấp độ cao nhất, cấp độ siêu nhân cách, nhân cách dược xem xét như
là một chủ thể đang tích cực hoạt động và gây ra những biến đổi ở người
khác, ở cấp độ này, giá trị nhân cách được xác định ở những hành động và
hoạt động của nhân cách này có ảnh hưởng như thế nào tới những nhân cách
khác.
Các đặc điểm cơ bản của nhân cách:
Hiện nay, trong các tài liệu, giáo trình tâm lí học thường nêu lên bốn
đặc điểm cơ bản của nhân cách: tính ổn định, tính thống nhất, tính tích cực và
tính giao lưu của nhân cách.
Tính ổn định của nhân cách
Dưới ảnh hưởng của cuộc sống và giáo dục, từng thuộc tính tạo nên
nhân cách có thể được biến đổi, được chuyển hố, nhưng trong tổng thể thì
chúng tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách. Cấu trúc này tương đối
ổn định nói lên bộ mặt tâm lí – xã hội của cá nhân ấy trong một khoảng thời
gian nào đó của cuộc đời con người. Nhờ có tính ổn định tương đối này của


nhân cách, người ta có thể đánh giá được giá trị xã hội của một nhân cách nào
đó ở thời điểm hiện tại và có thể dự đốn trước được hành vi của nó trong
những tình huống nhất định.
Tính thống nhất của nhân cách
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất của các thuộc tính hay các phẩm
chất và năng lực của con người. Các thuộc tính đó có liên quan, kết hợp chặt
chẽ với nhau tạo thành một hệ thống nhất chứ không phải là một phép cộng
đơn giản các thuộc tính riêng lẻ. Vì vậy khi xem xét, đánh giá một nét nào đó
của nhân cách phải xét nó trong mối liên hệ với các thuộc tính khác của nhân
cách và toàn bộ nhân cách. Chẳng hạn, tinh thần dũng cảm của một chiến sĩ
cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ dân khác xa với sự dũng cảm của một kẻ trong
một băng cướp, khi đánh giá về mặt đạo đức của nhân cách. Vì vậy , khơng
được giáo dục nhân cách theo “từng phần”, từng thuộc tính riêng lẻ tách bạch

mà phải giáo dục con người như một nhân cách hồn chỉnh.
Tính tích cực của nhân cách
Nhân cách là một sản phẩm của xã hội. Nhân cách không chỉ là khách
thể chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội, mà điều quan trọng hơn là
nó chủ động tham gia vào các mối quan hệ đó, là chủ thể của các mối quan hệ
xã hội ấy , nghĩa là nó có tính tích cực của mình. Tính tích cực của nhân cách
biểu hiện ở những hoạt động mn hình mn vẻ với mục đích cải tạo thế
giới xung quanh và cải tạo chính bản thân mình. Nếu khơng hoạt động, con
người khơng thể tồn tại, nhân cách của họ khơng thể được hình thành và phát
triển. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người
của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách. Như vậy , cá nhân
được coi là nhân cách khi nó tích cực hoạt động và giao lưu trong xã hội một
cách có ý thức. Do đâu có được tính tích cực của nhân cách. Theo quan niệm
của tâm lí học thì nguồn gốc tính tích cực của nhân cách chính là nhu cầu.
Tính tích cực của nhân cách thể hiện trong q trình thoả mãn nhu cầu của nó.


Khác với động vật và bằng hoạt động lao động của mình, con người khơng
thoả mãn nhu cầu bằng các đối tượng có sẵn mà ln ln sáng tạo ra những
đối tượng mới, các phương thức mới để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần ngày càng phong phú, đa dạng và ngày càng cao của mình.
Tính giao lưu của nhân cách
Nhân cách chỉ có thể tồn tại trong sự giao lưu với những nhân cách
khác. Vì lí do nào đó mà ngay từ lúc mới sinh con người bị tách khỏi xã hội
lồi người thì khơng thể tồn tại và phát triển như một nhân cách. Chẳng hạn,
một đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi ở ngoài rừng được các con vật nuôi hay một
đứa trẻ bị nuôi ở dưới hầm từ lúc cịn rất bé khơng được tiếp xúc, giao lưu với
những nhân cách khác thì khơng thể trở thành một nhân cách. Như vậy , nhân
cách khơng thể tồn tại, khơng thể hình thành và phát triển bên ngoài sự giao
tiếp, bên ngoài xã hội loài người. Nhu cầu giao lưu hay giao tiếp được xuất

hiện rất sớm và có thể coi như một nhu cầu bẩm sinh của con người. Nhu cầu
của con người trước hết là nhu cầu về người khác. Vì sao vậy? Bởi vì chỉ có
thơng qua giao tiếp cá nhân mới có thể gia nhập các mối quan hệ với các cá
nhân khác trong các nhóm xã hội và quan hệ với toàn xã hội. Qua giao tiếp,
cá nhân lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội và
cũng nhờ có giao tiếp, mỗi cá nhân được nhìn nhận, được đánh giá theo quan
niệm về giá trị, đạo đức của thời đại cá nhân đó đang sống. Trên cơ sở đó, cá
nhân tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo các chuẩn mực xã hội và cũng
qua giao tiếp mỗi cá nhân có thể tham gia đóng góp những giá trị phẩm chất
nhân cách của mình cho sự phát triển xã hội. Đặc điểm này của nhân cách là
cơ sở tâm lí học cho nhiều phương pháp biện pháp giáo dục trẻ, đặc biệt là
nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể do nhà giáo dục Nga
A.X.Macarencô đề xướng.


Kết luận trong việc rèn luyện nhân cách của bản thân
Là một sinh viên Đại học, tôi nhận thấy cần phải tập trung phát triển
nhân cách sinh viên như sau:
Thực trạng nhân cách sinh viên
Nhân cách sinh viên Việt Nam trong điều kiện hiện nay, ngoài những
đặc điểm chung của nhân cách, thì cịn có những biểu hiện riêng về phẩm chất
đạo đức và năng lực, như sinh viên hiện nay năng động, sáng tạo và thực tế
hơn. So với các thế hệ sinh viên trước đổi mới, sinh viên hiện nay có tính thực
tế cao. Chọn ngành học là biểu hiện đầu tiên của tính thực tế. Họ tập trung
nhất vào những ngành học mà ra trường có thể xin việc được ngay vì xã hội
đang cần, những nghề có thu nhập cao, chỉ số ít sinh viên chọn nghề theo mơ
ước.
Sinh viên hiện nay rất năng động. Họ năng động trong phương thức
tiếp nhận tri thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính là học tập; năng động
trong quá trình tham gia vào hoạt động xã hội: Làm thêm dưới nhiều hình

thức thời gian (nửa ngày, vài ngày trong một tuần, buổi tối), phong phú về
nghề (làm gia sư, bán hàng, giúp việc nhà...). Một số sinh viên có tham vọng
trở thành những nhà kinh doanh giỏi đã mở cửa hàng kinh doanh thể hiện tính
chủ động, sáng tạo cao trong cơng việc của mình.
Tính sáng tạo của sinh viên được thể hiện ở việc rất nhiều sinh viên
tham gia nghiên cứu khoa học và đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế, quốc
gia, giải thưởng Tài năng trẻ Việt Nam hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo
tổ chức...
Sinh viên hiện nay đề cao vai trị cá nhân: Kinh tế thị trường có tác
động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt
Nam hiện nay. Sinh viên ln có ý thức cao việc khẳng định nhân cách bằng
cách trau dồi kiến thức chun mơn, khẳng định vị trí của mình trước xã hội.
Đồng thời, họ thể hiện rõ vai trị cá nhân, lợi ích cá nhân trong hành động. Lợi


ích chung và sự quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh dường như bị
lấn át bởi việc thực hiện những lợi ích riêng, nhu cầu cá nhân ở một bộ phận
sinh viên.
Sinh viên xác định rõ phương pháp thực hiện lý tưởng của mình: Lý
tưởng cao cả của sinh viên Việt Nam hiện nay là giữ vững nền độc lập dân tộc
và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trong đó, đạo đức cộng sản là yếu
tố cấu thành quan trọng nên lý tưởng của sinh viên. Khẳng định điều này vì
đạo đức là thành phần đặc biệt trong nhân cách của sinh viên, cái để phân biệt
sự khác nhau giữa nhân cách này với nhân cách khác xuất phát từ điểm gốc là
"đức" trong mỗi con người.
Trong thời đại hiện nay, mỗi sinh viên hiểu rằng, sống có lý tưởng
trước hết phải trân trọng và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, bởi đó là thành
quả được đổi bằng biết bao mồ hôi và xương máu của các thế hệ cha ông
trong dựng nước và giữ nước. Thứ hai, sinh viên phải dốc lòng học tập, rèn
luyện để góp sức mình thực hiện thành cơng sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước

tiến những bước vững chắc trong quá trình hội nhập, phát triển trong bối cảnh
tồn cầu hóa. Họ hiểu muốn củng cố và bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc
chỉ có một con đường duy nhất đúng là đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội.

Phát triển lý tưởng cộng sản
Lý tưởng giữ vai trị quan trọng trong q trình hình thành nhân cách
sinh viên, vì lý tưởng là mục đích cao nhất, đẹp nhất, tạo ra nghị lực giúp con
người vượt qua mọi thách thức đạt đến mục tiêu đề ra. Mục tiêu cao nhất mà
lý tưởng cộng sản hướng tới là xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp: Xã hội xã
hội chủ nghĩa và sau này là xã hội cộng sản chủ nghĩa. ở đó, con người được
tự do, bình đẳng và hạnh phúc. Sinh viên khi tiếp nhận những tri thức khoa
học Mác - Lênin sẽ tìm kiếm được sức mạnh từ chính bản thân tri thức ấy để


tự mình vươn lên, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, tin tưởng vào con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội. Có niềm tin, có hồi bão, sinh viên tất có ý chí thực hiện
lý tưởng.
Phát triển thế giới quan khoa học trong nhân cách
Thế giới quan khoa học khơng hình thành một cách tự động, tức cứ
trang bị tri thức là có thế giới quan; trái lại, đó cịn phải là quá trình chuyển tri
thức thành niềm tin khoa học trong mỗi sinh viên. Cơ sở để hình thành và
phát triển thế giới quan là những nhận thức về tự nhiên và xã hội, là kết quả
của quá trình giáo dục và những kinh nghiệm được tích lũy trong thực tiễn
của sinh viên. Đó chính là q trình hình thành và phát triển các quan điểm,
quan niệm, niềm tin về vai trò và khả năng của con người trong quá trình
nhận thức và cải tạo thế giới. Nói cách khác, tri thức, niềm tin, lý tưởng và
tình cảm là những yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên thế giới quan.
Bởi lẽ, triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy, nó cung cấp cho con người một cách nhìn khoa

học đối với hiện thực khách quan và khẳng định vai trị, vị trí của con người
trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó, giúp họ có thái độ đúng
đắn, khoa học đối với hiện thực, có phương hướng chính trị vững vàng, có
khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong
thực tiễn xã hội trên tinh thần thế giới quan Mác - Lênin.
Xây dựng nhân sinh quan Cộng sản Chủ nghĩa
Xây dựng trong họ những quan niệm đúng đắn về cuộc đời, về ý nghĩa
và mục đích của cuộc sống. Cụ thể là, triết học Mác - Lênin giúp sinh viên
hiểu được mục đích cao nhất của con người là xây dựng một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh; trong đó, mọi ng¬ười đều có một cuộc sống đầy đủ
về vật chất và tinh thần. Đó là một xã hội mà "sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".


Giáo dục triết học Mác - Lênin sẽ góp phần từng bước xây dựng và bồi
dưỡng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên thông qua việc trang
bị cho họ những kiến thức cơ bản về lý luận cách mạng xã hội, về bản chất và
chức năng của nhà nước, về con người và các quan hệ xã hội của con người,
về giai cấp, dân tộc, về xu hướng phát triển tất yếu của xã hội...
Câu 3: Con đường, điều kiện và đề xuất 1 biện pháp giúp hình thành ý
thức cho học sinh trong tương lai
Con đường và điều kiện hình thành ý thức
a. Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong
sản phẩm hoạt động của cá nhân
Như trên đã nói, trong hoạt động, cá nhân đem vốn kinh nghiệm, năng
lực tiềm tàng của thần kinh, cơ bắp, hứng thú. nguyện vọng... của mình thể
hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. Trong sản phẩm của hoạt động "tồn
đọng" chứa đựng bộ mặt tâm lý, ý thức của cá nhân. Bằng hoạt động đa dạng
và Phong phú trong cuộc sống thực tiễn, cá nhân hình thành, phát triển tâm lý,
ý thức của mình.

b. Ý thức của cá nhân được hình thành trong m ối quan hệ giao tiếp của cá
nhân với người khác, với xã hội
Trong quan hệ giao tiếp, con người đối chiếu mình với người khác, với
chuẩn mực đạo đức xã hội để có ý thức về người khác và ý thức về chính bản
thân mình. C. Mác và Ph. ăng ghen đã viết: "Sự phát triển của một cá thể phụ
thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể khác mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay
gián tiếp".
c. Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn
hoá xã hội, ý thức xã hội
Thơng qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng con đường dạy học,
giáo dục và giao tiếp trong quan hệ xã hội, cá nhân tiếp thu, lĩnh hội các
chuẩn mực xã hội, các định hưởng giá trị xã hội để hình thành ý thức cá nhân.


d. Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tư nhận thức, tư đánh
giá, tự phân tích hành vi của mình
Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý
thức về bản thân mình (ý thức bản ngã - tự ý thức) trên Cơ sở đối Chiếu mình
với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân tự giáo dục, tự hồn thiện
mình.
Đề xuất
Trong công tác tư tưởng, chúng ta cần bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm
tư, nguyện vọng và tìm ra những vướng mắc trong tư tưởng học sinh- những
mầm non tương lai đât nước để kịp thời giải đáp. Tăng cường vai trị của báo
chí, của các phương tiện thơng tin đại chúng khác trong việc tuyên truyền chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận theo chiều
hướng tích cực, đồng thời phê phán những quan điểm sai trái, luận điệu phản
động. Trong công tác giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, cần tiếp
tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức để việc tuyên truyền, giáo
dục chủ nghĩa Mác-Lênin hiệu quả hơn.

Xây dựng ý thức xã hội mới là quá trình đấu tranh gay go, phức tạp
nhằm khắc phục những tư tưởng, tập quán lạc hậu, làm thất bại cuộc tấn công
về tư tưởng của các thế lực phản động, kế thừa những giá trị tích cực trong
truyền thống và hình thành ý thức xã hội mới. Đây là quá trình lâu dài, phức
tạp, địi hỏi tính tự giác cao. Vì vậy, thơng qua chủ trương, chính sách, Đảng
cần phải khắc phục những biểu hiện của khuynh hướng coi nhẹ vai trò của
nhân tố tư tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh. Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong các cơ quan báo chí, khắc phục
những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí, xuất bản, văn hoá, văn
nghệ, nhất là những biểu hiện xa rời tơn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp
kém... Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, cần mở rộng các hình thức dân chủ để


các em học sinh có thể tham gia vào quá trình xây dựng ý thức xã hội mới
một cách chủ động và trực tiếp.
Sự nghiệp xây dựng ý thức xã hội mới phải là q trình tự giác, cần sự
đóng góp của tất cả mọi người, trong đó đội ngũ học sinh, sinh viên, các chủ
thể lãnh đạo, quản lý có vai trị đặc biệt quan trọng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Quân (2007). Giáo trình Đạo đức kinh doanh và
văn hóa cơng ty, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Dương Thị Liễu (2013), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa
thơng tin, Hà Nội.
4. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình lý luận chung về Nhà
nước và Pháp luật,
5. Nguyễn Minh Đoan (2011), Ý thức, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội.



×