Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài 1_yếu tố bên ngoài ảnh hưởng doanh nghiệp, thời gian lưu thông hàng hóa, ví dụ tầm quan trọng thương mại điện tử.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.48 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI
Câu 1: Phân tích sự tác động của mơi trưởng bên ngoài đến hoạt động
kinh doanh thương mại. Cho ví dụ minh họa?
Câu 2; Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới thời gian lưu thơng hàng
hóa. Cho ví dụ minh họa. Theo anh (chị) doanh nghiệp thương mại cần phải
làm gì để giảm thời gian lưu thơng hàng hóa.
Câu 3: Chứng minh vai trị quan trọng của lĩnh vực thương mại điện tử
trong bối cảnh hiện nay. Dẫn chứng bằng các ví dụ minh họa cụ thể.


BÀI LÀM
Câu 1: Phân tích sự tác động của mơi trưởng bên ngoài đến hoạt động
kinh doanh thương mại. Cho ví dụ minh họa?
Phân tích mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp có 2 yếu tố mơi
trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp là môi trường vĩ mô và môi trường vi
mơ.
Trong đó các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến doanh nghiệp là:
– Mơi trường vĩ mơ gồm chính trị, kinh tế, công nghệ kỹ thuật, điều
kiện tự nhiên và văn hóa xã hội, dân số.
– Mơi trường vi mơ gồm yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đơn
vị cung ứng.
1.1. Môi trường vĩ mô của nền kinh tế
Mơi trường các yếu tố chính trị
Mơi trường các yếu tố chính trị bao gồm: luật pháp hiện hành của quốc
gia các chính sách và cơ chế của nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh.
Các nhà quản trị doanh nghiệp phải lưu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đốn
những thay đổi hay biến động về chính trị quốc gia, khu vực và chính trị thế
giới để có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh.
Việc ổn định chính trị sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động các doanh
nghiệp, các rủi ro do môi trường chính trị tạo ra thường là rất lớn dẫn đến phá
sản cho doanh nghiệp. Khi thay đổi bộ máy nhân sự trong chính phủ có thể


dẫn đến những thay đổi đáng kể về chính sách về kinh tế, như chính phủ có
thể quốc hữu hố doanh nghiệp theo chủ trương, tịch thu tài sản, ngăn cấm
dịch chuyển ngoại tệ hoặc can thiệp hay điều chỉnh các chính sách tài chính
tiền tệ quốc gia.
Mơi trường kinh tế:


Mơi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp là lãi xuất
ngân hàng, cán cân thanh tốn, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ lệ lạm phát nền
kinh tế ,chính sách thuế, tỷ giá ngoại hối và tỷ lệ thất nghiệp, giá trị tổng sản
phẩm quốc nội GDP….
Các yếu tố kinh tế nói trên sẽ trở thành cơ hội cho một số doanh nghiệp
cũng có thể là những thách thức đối với các doanh nghiệp khác.
Môi trường công nghệ kỹ thuật quốc gia:
Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đối với quản trị doanh nghiệp, doanh
nghiệp nào có điều kiện kỹ thuật cơng nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất
kinh doanh thì chiếm được lợi thế rất lớn về chất lượng, tốc độ sản xuất..từ đó
tồn tại và phát triển.
Hầu như các hàng hoá sản phẩm của thế giới hiện đại được tạo ra đều
dựa trên những thành tựu hay phát minh khoa học kỹ thuật -cơng nghệ. Có thể
nói rằng, cất cơng nghệ càng cao thì giá trị sản phẩm càng cao theo tỷ lệ.
Kỹ thuật – công nghệ như là một bộ phận của mơi trường kinh doanh
bên ngồi tác động tác động đến hoạt động doanh nghiệp qua hai mặt:
+ Thứ nhất, cơng nghệ từ bên ngồi tác động đến doanh nghiệp thông
qua công nghệ bên trong. Nếu doanh nghiệp không theo kịp bằng cách áp
dụng công nghệ mới của xã hội thì các sản phẩm mình làm ra sẽ nhanh chóng
lạc hậu, khơng thể bán được cho người tiêu dùng.
+ Thứ hai, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng,
những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm mà doanh

nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Công nghệ càng nhanh phát triển sẽ dẫn
đến vòng đời sản phẩm càng ngắn lại.
Môi trường các điều kiện tự nhiên:


Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp là các yếu tố tự
nhiên liên quan như: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết…. các
doanh nghiệp bị ảnh hưởng nếu các yếu tố tự nhiên thay đổi nên thường các
doanh nghiệp tìm cách đối phó với các biến đổi này theo cách riêng của mình,
việc đóng thuế mơi trường là góp phần tạo sự ổn định các điều kiện tự nhiên,
rất nhiều doanh nghiêp chủ động tìm cách thay thế nguyên vật liệu sử dụng
năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kĩ thuật tiên tiến để xử
lý chất thải.
Môi trường các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp qua các
mặt sau: Phát sinh ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh
nghiệp. Tác động đến quy mô và cơ cấu thị trường các ngành hàng tiêu dùng.
Tác động làm thay đổi nhu cầu việc làm và thu nhập đại bộ phận nhân dân, do
đó ảnh hưởng đến thị phần và sức tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp sản
xuất ra.
Mơi trường văn hố xã hội của doanh nghiệp.
Mơi trường văn hố xã hội của doanh nghiệp là các yếu tố văn hoá xã
hội đang diễn ra trong khu vực mà doanh nghiệp hoạt động, có ảnh hưởng tới
kết quả hoạt động doanh nghiệp.
Thực tế con người luôn sống trong mơi trường văn hố đặc thù khu
vực, tính đặc thù của mỗi nhóm người vận động trong đó, vận động theo hai
khuynh hướng là giữ lại các tinh hoa văn hoá dân tộc vùng miền, một khuynh
hướng khác là hồ nhập với các nền văn hố khác, vươn ra quốc tế.
Nhà quản trị phải biết nắm vững cả hai khuynh hướng trên để có giải
pháp thâm nhập sản phẩm của nhà sản xuất một cách thích hợp vào từng loại
thị trường có nền văn hố khác nhau, văn hóa vùng miền thường được các

doanh nghiệp nghiên cứu kỹ trước khi tung sản phẩm. Đối với sản phẩm có
tính quốc tế thì chỉ có thể thâm nhập từng bước hoặc phải điều chỉnh thị hiếu
để xâm nhập thành công vào thị trường mới.


Ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên trong của
doanh nghiệp. Văn hoá quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để
giao tiếp với bên ngồi.
Từ các phân tích trên cho thấy rằng những tác động của văn hoá đến
kết quả hoạt động doanh nghiệp là rất lớn, doanh nghiệp phải có cách để điều
chỉnh phù hợp với mơi trường văn hóa mà mình đang hoạt động.
Mơi trường dân số.
Tổng dân số và tỷ lệ bao nhiêu % dân số tiêu dùng sản phẩm sữa
thường xuyên, phân loại theo khu vực thành thị nông thôn để biết đối tượng
khách hàng của doanh nghiệp, từ đó có sự thiết kế hệ thống phân phối hồn
hảo.
1.2. Mơi trường vi mơ
 Nhà cung cấp.
 Khách hàng.
 Đối thủ cạnh tranh.
 Đối thủ tiềm ẩn: Chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh
tranh trong một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.
 Sản phẩm thay thế: Là sản phẩm có thể thay thế các loại sản
phẩm khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các
điều kiện thay đổi. Sản phẩm thay thế có thể có chất lượng tốt
hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ
hơn.
1.3. Một số ví dụ:
Ảnh hưởng của yếu tố bên ngồi đến doanh nghiệp:
Ví dụ 1: sau khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

các sản phẩm nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên hiệp hội được


giảm thuế, dẫn tới các doanh nghiệp không tử sản xuất nguyên liệu nữa mà
chuyển sang nhập khẩu để có giá thành giảm dẫn đến cạnh tranh hơn
Ví dụ 2: Lạm phát là phản ánh mức tăng trưởng kinh tế, được đo lường
thông qua chỉ số tiêu dùng CPI, lạm phát có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động
xoay đồng vốn hay định giá sản phẩm hay trả công cho nhân viên của doanh
nghiệp. Có nhiều nguyên nhân gây nên lạm phát, bao gồm nguyên nhân chủ
quan như tiền tệ, tín dụng … và những nguyên nhân khách quan như xu thế
giá cả hàng hóa thế giới ngày càng tăng cao, sự tăng lên của chi phí sản xuất,

Ví dụ 3: Các cuộc bạo động diễn ra ở các nước Trung Á làm cho các
doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường -> làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của các doanh nghiệp.
Ví dụ 4: Sự cạnh tranh của 2 hãng nước uống giải khát hàng đầu thế
giới là Pepsi và CocaCola. Trong lịch sử, Pepsi và CocaCola đã từng có
những chiến lược cạnh tranh bắt chước về sản phẩm, thậm chí là cạnh tranh
về giá, để trả đũa nhau. Khi Pepsi tung ra thị trường dịng sản phẩm nước
uống đóng chai dành cho người ăn kiêng Diet Pepsi, thì ngay lập tức
CocaCola cũng tung ra sản phẩm Diet Coke.
Ví dụ 5: Nhà cung cấp sẽ cung cấp nguồn lực và nguyên vật liệu cho
doanh nghiệp nếu doanh nghiệp là bạn hàng quan trọng, và ngược lại nhà
cung cấp sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu nhà cung ứng nắm độc
quyền về hàng hóa đầu vào.
Câu 2: Những nhân tố ảnh hưởng tới thời gian lưu thơng hàng hóa. Cho
ví dụ minh họa. Theo anh (chị) doanh nghiệp thương mại cần phải làm gì
để giảm thời gian lưu thơng hàng hóa.
Thời gian lưu thơng hàng hóa là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực
lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất,



do đó khơng sản xuất ra hàng hóa, cũng khơng sản xuất ra giá trị thặng dư.
Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. Thời
gian lưu thơng dài hay ngắn là do các nhân tố sau quy định:
 Thị trường xa hay gần
Ví dụ: Đơn hàng gửi từ Thái Nguyên tới Hà Nội sẽ có thời gian lưu
thơng hàng hóa ngắn hơn đơn hàng gửi từ Thái Nguyên tới Thành phố Hồ Chí
Minh.
 Tình hình thị trường xấu hay tốt
Ví dụ: Kho nhơm 5 tỷ $ của Trung Quốc bị giữ tại Việt Nam nhiều năm
trong quá trình xâm nhập thị trường Mỹ.
 Trình độ phát triển của ngành giao thơng vận tải, bưu chín viễn
thơng...
Ví dụ: Vận chuyển hàng bằng máy bay sẽ nhanh hơn vận chuyển
đường bộ nhưng chi phí sẽ cao hơn.
Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho
giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Để giảm thời gian lưu thông:
Theo em, để giảm thời gian lưu thơng hàng hóa thì cần phải đẩy mạnh
phát triển quy mô doanh nghiệp bằng cách mở thêm nhiều xưởng, showroom
và địa chỉ bảo dưỡng. Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm và
thời gian chuyển phát sản phẩm đến khách hàng cũng được giảm thiểu.
Ví dụ: Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2020 thì doanh nghiệp Vinfast
có 55 showroom, 30 đại lý ủy quyền, và 57 xưởng dịch vụ trong đó có 16
điểm VinFast Chevrolet. Đại lý xe máy điện: 119 điểm bán, 80 điểm bảo
hành, 559 trạm đổi và sạc pin.


Câu 3: Chứng minh vai trò quan trọng của lĩnh vực thương mại điện tử

trong bối cảnh hiện nay. Dẫn chứng bằng các ví dụ minh họa cụ thể.
Tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Đáp ứng tức thời: Thông qua các trang thương mại điện tử, người
dùng có thể đặt hàng và nhận hàng ngay trong ngày bằng cách thông qua các
chi nhánh tại địa phương và giải quyết được hai vấn đề của khách hàng là thời
gian nhận hàng và giá vận chuyển.
Cá nhân hóa: Trong tương lai, thương mại điện tử có khả năng nhận
diện được khách hàng của họ thơng qua thói quen và cung cấp cho khách
hàng tính cá nhân hố và tính tương tác cao.
Giá cả linh hoạt: Với các trang thương mại điện tử, khách hàng có thể
dễ dàng so sánh được giá cả của hai sản phẩm tương tự và khả năng tránh
được các vấn đề mua lỗi thơng qua các đánh giá, bình luận.
Đáp ứng mọi lúc mọi nơi: Khách hàng có khả năng mua sắm mọi lúc
mọi nơi trên các trang thương mại điện tử chỉ bằng vài click chuột với các
thiết bị kết nối internet.
Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp: Thương mại điện tử đã đưa thương
hiệu của doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và nâng cao khả
năng cạnh tranh với các đối thủ.
Tiếp cận và đáp ứng khách hàng: Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp
có khả năng tiếp cận và đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của khách hàng trên
thị trường trực tuyến và qua thiết bị di động.
Tạo loại hình kinh doanh mới: Các cơng việc có liên quan đến lĩnh vực
thương mại điện tử đều tăng nhanh và vượt xa được các loại hình bán lẻ khác.


Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Doanh nghiệp có thể nâng cao các
trải nghiệm trực tuyến cho khách hàng nhờ có sự hỗ trợ của hồ sơ khách hàng
phong phú và tự động hoá cao cho khách hàng thương mại điện tử.
Chi phí thấp: Các nhà bán lẻ thương mại điện tử sẽ tiết kiệm được
lượng lớn chi phí thuê mặt bằng và nhân viên trong khi vẫn có thể ra mắt các

cửa hàng với chi phí vận hành rất thấp.
Tiếp cận khách hàng tốt hơn: Các trang thương mại điện tử giúp
doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và kết nối với khách hàng tiềm năng một
cách tốt hơn nhờ các quảng cáo trên các trang mạng xã hội.
Khách hàng mua sắm nhanh hơn: Với các trang thương mại điện tử,
khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các hành động lựa chọn và mua sắm
những sản phẩm mà họ mong muốn một cách nhanh chóng và tiện lợi trong
thời điểm và địa điểm bất kỳ.
Bên cạnh việc sử dụng các sàn thương mại điện tử và phụ thuộc vào nó
thì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã tự xây dựng cho riêng mình các
website thương mại điện tử chuyên nghiệp, ấn tượng từ đó cải thiện tốt hiệu
quả kinh doanh của tổ chức.
Ví dụ:
AMAZON.COM VÀ MƠ HÌNH CỬA HIỆU TRỰC TUYẾN
Amazon.com được thành lập vào năm 1994, công ty đã phát triển
nhanh chóng để trở thành một trong những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế
giới. Amazon.com cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu người tiêu
dùng trên 160 quốc gia. Amazon.com còn cung cấp các đấu giá trực tuyến.
Trong những năm đầu của nó, Amazon.com phục vụ như là nhà bán lẻ
sách đặt hàng qua mail. Dây chuyền sản phẩm của nó đã dần mở rộng, và bao
gồm âm nhạc, video, DVD, thiệp điện tử, điện gia dụng, phần cứng, các công


cụ, đồ làm đẹp và đồ chơi. Danh mục của Amazon.com tăng dần và địa chỉ đã
cho phép duyệt qua hàng triệu sản phẩm.
Amazon.com sử dụng CSDL ở phía máy chủ (hệ thống máy tính của
người bán) cho phép khách hàng ở phía máy khách (máy tính của khách hàng,
thiết bị cầm tay…) để tìm kiếm các sả n phẩm theo nhiều cách. Hệ thống này
là một ví dụ về ứng dụng máy khách/máy chủ. CSDL Amazon.com bao gồm
các sản phẩm chuyên biệt, sẳn sàng, các thông tin vận chuyển, các m ức phí,

thơng tin đặt hàng và các dữ liệu khác. Tựa đề sách, tác giả, giá, lị ch sử bán,
nhà xuất bản, tóm tắt và mơ tả sâu hơn cũng được lưu trong CSDL. CSDL mở
rộng này giúp cho Amazon.com tham khảo chéo giữa các sản phẩm. Ch ẳng
hạn, một tác phẩm có thể được liệt kê dưới nhiều thể loại, như : tiểu thuyết,
sách bán chạy, và các sách nên đọc.
Amazon.com riêng biệt hóa trang của nó để phục vụ các khách hàng trở
lại; một CSDL theo dõi tất cả các giao dịch tr ước đó, bao gồm các món đã
mua, các vận chuyển, và thơng tin thẻ tín dụng. Khi quay trở lại địa chỉ này,
khách hàng được chào đón bằng tên và giới thiệu một danh sách các mặt hàng
nên mua. Amazon.com tìm kiếm CSDL khách hàng để tìm ra các m ẫu và
khuynh hướng của các khách hàng c ủa nó. Bằng cách theo dõi những dữ liệu
khách hàng như thế, công ty cung cấp dịch vụ được cá nhân hóa, điều này cần
phải được xử lý bởi các đại diện bán hàng. Hệ thống máy tính của Amazon
định hướng việc bán các sản phẩm thêm mà không cần tương tác của con
người.
Khi đã sẳn sàng để đặt hàng, khách hàng yêu cầu tính tiền. Là khách
hàng lần đầu, khách hàng sẽ được yêu cầu điền vào bảng thông tin cá nhân,
gồm tên, địa chỉ lập hóa đơn, địa chỉ nhận hàng, phương thức giao hàng, và
thơng tin thẻ tín dụng. Khách hàng cịn được yêu cầu nhập vào một mật khẩu
mà khách hàng dùng để truy xuất dữ liệu tài khoản của khách hàng cho t ất cả


các giao dịch trong tương lai. Sau khi đã xác nhận các thơng tin, khách hàng
đã có thể đặt hàng.
Các khách hàng trở lại trang Amazon.com có thể sử dụng hệ thống 1Click của nó, hệ thống này cho phép khách hàng sử dụng lại các thông tin
giao hàng và chi trả đã nhập trước đây để đặt hàng chỉ bằng m ột cú nhấp
chuột. Đó là một ví dụ về cách mà các ứng dụng CSDL được thiết kế m ột
cách thông minh giúp cho các giao dịch kinh doanh trên mạng nhanh hơn và
dễ dàng hơn.
Khi hoàn tất việc đặt hàng, Amazon.com gởi xác nhận đến khách hàng

bằng e-mail. Nó sẽ gởi e-mail thứ 2 khi đơn đặt hàng được giao. Một CSDL
theo dõi trạng thái của t ất cả các vận chuyển. Khách hàng có thể theo dõi
trạng thái món hàng khách hàng mua cho đến khi nó rời khỏi trung tâm vận
chuyển của Amazon.com bằng việc chọn mục Your Account ở cuối trang và
nhập vào mật khẩu. Nó sẽ dẫn đến trang quản lý tài khỏan. Khách hàng có thể
hủy đặt hàng bất cứ lúc nào, trước khi sản phẩm được vận chuyển, thường là
trong vòng 24 hoặc 48 tiếng đồng hồ từ khi mua. Amazon.com có nhà kho ở
từng khu vực, nhờ đó, nó có thể vận chuyển các gói hàng vào ban đêm mà
khơng phải sử dụng dịch vụ phân phối tốc hành.
Amazon.com họat động trên máy chủ an tồn, bảo vệ các thơng tin cá
nhân. Nếu cảm thấy không thoải mái khi dùng thẻ tín dụng trên web, khách
hàng có thể khởi động đơn đặt hàng của khách hàng qua trang web của
Amazon sử dụng 5 ký tự cuối của thẻ tín dụng, và hoàn tất đơn đặt hàng của
khách hàng bằng việc gọi điện cho phòng dịch vụ khách hàng của Amazon để
cung cấp những số còn lại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống Kê 2001,
tr 177 – 196
2. ^ Macey, Jonathan R. (ngày 27 tháng 3 năm 2014). “The Three
Justifications for Piercing the Corporate Veil”. The Three
Justifications for Piercing the Corporate Veil.
3. ^ Klein, Shaun M. (1996). “Piercing the Veil of the Limited
Liability Company, from Sure Bet to Long Shot: Gallinger v.
North Star Hospital Mutual Assurance, Ltd”. Journal of
Corporate Law. 22: 131. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2017.




×