Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thuyết trình về nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 45 trang )

XIN CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN
CHỦ ĐỀ : NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG


NHÀ NƯỚC


Khái niệm :
- Nhà nước, là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính
trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực
hiện các chức năng đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và
bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền.


– Thuyết thần quyền:
Cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ
trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế.
– Thuyết gia trưởng:
Cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà
nước chính là mơ hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được
nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
– Thuyết bạo lực:
Cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực
của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà
nước – để nô dịch kẻ chiến bại.
– Thuyết tâm lý:
Cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các
thủ lĩnh, giáo sĩ,…
– Thuyết khế ước xã hội:
Cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con
người sống trong trạng thái tự nhiên khơng có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong


trường hợp nhà nước không giữ được vai trị của mình , các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất
hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kế khế ước mới.


- Tại sao nhà nước lại xuất hiện ?
Công cụ lao động xuất hiện, kinh tế
phát triển mạnh

Phân hóa giai cấp

Các giai cấp đối kháng lẫn nhau

Nhà nước xuất hiện để điều hòa


NHÀ NƯỚC

NGUỒN GỐC

NGUYÊN NHÂN SÂU XA

- Nguyên nhân sâu xa của việc xuất hiện
nhà nước là do nguyên nhân kinh tế.
Chính sự phát triển của kinh tế dẫn đến sự
ra đời của giai cấp. Việc xuất hiện chế độ
tư hữu đã làm nảy sinh các giai cấp có lợi
ích đối lập nhau. Do mâu thuẫn lợi ích,
nhất là lợi ích kinh tế các giai cấp đấu
tranh với nhau. Sự đấu tranh giữa các giai
cấp có nguy cơ huỷ diệt chính xã hội lồi

người. Đề điều này khơng xảy ra cần có
một cơ quan quyền lực đặc biệt .

NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP

- Theo triết học Mác – Lênin, nguồn gốc
trực tiếp của nhà nước là mâu thuẫn giai
cấp và cuộc đấu tranh khơng thể điều hồ
được.


NHÀ NƯỚC

BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC

– Nhà nước là một tổ chức
chính trị của một giai cấp thống
trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ
trật tự hiện hành và đàn áp sự
phản kháng của các giai cấp
khác.
- Bản chất nhà nước có hai thuộc
tính:
+ Tính giai cấp
+ Tính xã hội


NHÀ NƯỚC

Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt


Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính
lãnh thổ

Nhà nước có chủ quyền quốc gia

Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt
buộc đối với mọi cơng dân
Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu hoạch
các loại thuế


THỐNG TRỊ CHÍNH TRỊ
- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp chức năng giai cấp - là chức năng nhà nước
làm cơng cụ chun chính của một giai cấp
nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối
với tồn thể xã hội. Thơng qua chức năng này
mà nhà nước thực hiện việc củng cố cơ sở
chính trị - xã hội của mình; thực hiện điều hồ
mâu thuẫn giai cấp, lơi kéo các giai cấp khác
về phía mình, v.v…


XÃ HỘI

- Chức năng xã hội của nhà nước là
chức năng nhà nước thực hiện sự
quản lý những hoạt động chung vì sự
tồn tại của xã hội, như điều hồ các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,

văn hố tinh thần, duy trì trật tự xã
hội, phong tục, tập quán, v.v.


 Trong hai chức năng trên, chức năng nào quan trọng hơn ?
- Trong hai chức năng trên, chức năng thống trị chính trị là cơ bản
nhất, chi phối chức năng xã hội.

CHỨC NĂNG

THỐNG TRỊ CHÍNH
TRỊ

XÃ HỘI


ĐỐI NỘI
+ Tăng cường và mở rộng dân chủ
+ Phát huy nhân tố con người, đẩy
mạnh phát triển kinh tế, giải quyết tốt
các vấn đề xã hội.
+ Bảo đảm sự bình đẳng giữa các
dân tộc, hồn thiện khn khổ pháp
lý về nhân quyền, quyền công dân.
+ Ngăn ngừa và trừng trị những
hành vi vi phạm nhân quyền, quyền
công dân.
+ Tăng cường hoạt động giáo dục,
phổ biến về nhân quyền, và quyền
công dân.


ĐỐI NGOẠI
+ Nhà nước thực hiện quan hệ về
mặt nhà nước với các nhà nước
khác nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ
quốc gia,
+ Thực hiện các mối quan hệ để mở
rộng quan hệ kinh tế, chính trị, văn
hố, giáo dục nhằm tăng cường sức
mạnh nhà nước về mọi mặt.
+ Mở rộng ảnh hưởng của nước
mình đối với các nước khác.



CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
 Khái niệm :
- Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu ( đặc điểm )
cơ bản, đặc thù của nhà nước thể hiện bản chất giai cấp
và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước
trong một hình thái kinh tế nhất định.


NHÀ NƯỚC CHIẾM HỮU NÔ LỆ

NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

NHÀ NƯỚC TƯ SẢN

KIỂU NHÀ NƯỚC VÔ SẢN



KIỂU NHÀ NƯỚC VÔ SẢN

- Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước vơ sản
là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử, là kiểu
nhà nước tiến bộ nhất, và cũng là kiểu nhà nước
cuối cùng trong lịch sử.
- Tính chất đặc biệt của nhà nước vơ sản còn thể
hiện ở cơ sở quyền lực của nhà nước, đó là nền
tảng liên minh cơng nơng, làm nồng cốt cho sự liên
minh với mọi tầng lớp những người lao động khác
trong xã hội.


HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC

 Khái niệm :
- Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực của Nhà
nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực của
Nhà nước trong việc quản lí xã hội.


HÌNH THỨC

CHÍNH THỂ

Nhà nước chiếm
hữu nơ lệ


Nhà nước phong
kiến

CẤU TRÚC LÃNH
THỔ

Nhà nước tư sản

Nhà nước vô sản


HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
1. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CHIẾM HỮU NƠ LỆ
- Nhà nước chiếm hữu nơ lệ hay cịn gọi là nhà nước chủ nơ là kiểu nhà nước đầu tiên trong
lịch sử, là tổ chức chính trị đặc biệt của giai cấp chủ nô.Gắn với các hình thức chính thể:
qn chủ, cộng hồ dân chủ, cộng hồ q tộc.
+ Chính thể qn chủ chun chế: phổ biến trọng các nhà nước phương đông cổ đại. Đặc
trưng của hình thức này là quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ vào trong tay người đứng đầu
nhà nước (hoàng đế, vua) với một bộ máy quân sự, quan liêu khá phức tạp (Ai Cập, Babilon,
Trung Quốc, Ấn Độ…). Người đứng đầu nhà nước có tồn quyền quyết định vận mệnh quốc
gia, cũng như vận mệnh của từng thành viên trong quốc gia đó, chức vụ này được truyền lại
theo nguyên tắc cha truyền con nối.
+ Chính thể cộng hồ dân chủ: tồn tại ở nhà nước chủ nơ Aten vào thế kỷ thứ V – IV trước
công nguyên. Ở Aten mọi nam công dân trưởng thành đều được tham gia Hội nghị nhân dân.
Hội nghị sẽ bầu ra các cơ quan nhà nước và các cá nhân thực thi quyền lực nhà nước theo
những nhiệm kỳ nhất định. Nô lệ, kiều dân, phụ nữ, nô lệ đã được giải phóng khơng được tham
gia bầu cử, thực chất của hình thức dân chủ này là dân chủ chủ nơ.


+ Chính thể cộng hồ q tộc chủ

nơ: tồn tại ở nhà nước Spác và La Mã.
Quyền lực nhà nước (chủ yếu quyền lập
pháp) nằm trong tay một hội đồng mà
thành viên được bầu ra từ các quý tộc giàu
có nhất và họ nắm giữ chức vụ suốt đời.
Bên cạnh đó có các cơ quan thực hiện
quyền hành pháp và quyền tư pháp cũng
được hình thành thơng qua con đường bầu
cử. Đại hội nhân dân vẫn tồn tại nhưng
không chiếm vị trí quan trọng. Đại hội nhân
dân chỉ tiến hành bầu những người tham
gia vào các chức vụ trong bộ máy nhà
nước, thơng qua về mặt hình thức các dự
luật do Hội đồng trưởng lão đưa ra.


HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
2. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

- Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người,
ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự
tan rã của xã hội cộng sản nguyên thuỷ, là nhà nước của giai cấp địa chủ phong
kiến. Hình thức chính thể phổ biến trong nhà nước phong kiến là quân chủ gồm :
quân chủ phân quyền, quân chủ tập quyền, quân chủ chuyên chế, quân chủ hạn
chế và cộng hoà phong kiến.
+ Chính thể quân chủ phân quyền :quyền lực nhà nước bị phân tán, vua
hoặc quốc vương khơng có tồn quyền, chỉ là “đấng thiêng liêng”, quyền lực thực
sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến.
+ Chính thể quân chủ tập quyền: quyền lực nhà nước tập trung vào tay vua
hoặc quốc vương. Vua nắm toàn quyền nhưng trong hoạt động điều hành vua

dựa vào triều đình và bộ máy quan lại giúp việc từ trung ương xuống đến địa
phương. Toàn bộ bộ máy nhà nước từ trung ương xuống đến địa phương tạo
thành một thể thống nhất.


+ Chính thể qn chủ chun chế : là hình thức tổ chức Nhà nước mà quyền lực của Nhà nước
nằm toàn bộ trong tay của Nhà Vua. Nhà vua có quyền tự ban hành luật, trực tiếp lãnh đạo bộ máy
hành chính và Nhà Vua là cấp xét xử cao nhất. Hiện nay trên thế giới có nhà nước Arâp Xêut, Ơ man
vẫn cịn tổ chức Nhà nước theo hình thức chính thể này. Ở các Nhà nước này khơng có hiến pháp,
khơng có các cơ quan đại diện, kinh Cô-ran được sử dụng như một văn bản mang tính hiến pháp.
Nhà vua được xem như là người cha tinh thần. Vua và gia tộc của Nhà Vua đóng vai trò quyết định về
các vấn đề hệ trọng của Nhà nước kể cả vấn đề quyết định xem ai sẽ là người được quyền thừa kế
ngôi vua.
Quân chủ nhị nguyên
+ Chính thể quân chủ hạn chế
Quân chủ đại nghị
- Quân chủ nhị nguyên: nguyên tắc phân chia quyền lực được áp dụng ở mức độ nhất định, tức
là ở đây có sự phân chia giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền lập pháp trên danh nghĩa
thì nó sẽ thuộc thẩm quyền của Nghị Viện, còn quyền Hành pháp thì thuộc về Nhà Vua, Nhà vua có
thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua Chính phủ do Nhà vua thành lập.
- Quân chủ đại nghị : theo nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó nguyên tắc phân chia quyền
tối cao là của Nghị Viện trước quyền hành pháp được thừa nhận. Nguyên tắc này đồi hỏi Chính phủ
do Quốc vương thành lập phải nhận được sự tín nhiệm của Nghị viện. Được thành lập ở một số nước
tư bản như: Anh, Nhật Bản,Bỉ….. Và một số nước đang phát triển như: Thái Lan, Campuchia…..


+ Hình thức cộng hồ phong kiến: tồn tại ở một số thành phố châu Âu
(Phơlôrenxơ của Italia, Nốpgôrớt và Psơcốp của Nga…) sau khi giành được
sự tự quản bằng các con đường khác nhau như: bỏ tiền ra mua sự tự trị từ
nhà nước phong kiến, đấu tranh vũ trang…Quyền lực ở các thành phố đó tập

trung trong tay giới quý tộc thành thị tập hợp trong Hội đồng thành phố được
lập trên nguyên tắc bầu ra, chịu trách nhiệm điều hành các công việc và quan
hệ của thành phố. Chính ở các thành phố này đã sớm hình thành các quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
 Ở các nước châu Âu , tồn tại cả 4 hình thức chính thể trên. Ở các nước
phương Đơng như Việt Nam, Trung Quốc chỉ tồn tại hình thức chính thể quân
chủ phân quyền và quân chủ trung ương tập quyền.
 Đặc biệt ở Việt Nam, dưới sự tác động của nhu cầu trị thuỷ và chống giặc
ngoại xâm, nhà nước trung ương tập quyền đã hình thành rất sớm.


HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
3. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
- Nhà nước tư sản là nhà nước của giai cấp tư sản, thích ứng với hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa gồm : Quân chủ lập hiến, cộng hoà đại nghị, và cộng hoà tổng thống.
Quân chủ nhị nguyên
+ Quân chủ lập hiến
Quân chủ đại nghị

- Chính thể quân chủ nhị nguyên: thể hiện tính song phương quyền lực giữa nhà vua và nghị viện.
Vua chỉ bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp mà không bị hạn chế trong lĩnh vực hành pháp. Các đạo luật
do nghị viện thơng qua phải có sự phê chuẩn của nhà vua.Chính phủ chịu trách nhiệm trước nhà vua.
Hình thức này chỉ tồn tại ở nhà nước tư sản trong giai đoan đầu (Nhà nước Phổ thời kỳ đệ nhị đế quốc,
1871 – 1918 và nhà nước Nhật theo Hiến pháp Minh Trị 1889)
- Hình thức quân chủ đại nghị: thể hiện tính hình thức của quyền lực nhà vua. Nhà vua, với tính cách
là nguyên thủ quốc gia chỉ là người đại diện tượng trưng chứ không nắm quyền hành thực tế. Trên thực
tiễn, nhà vua không nắm quyền lực trên cả lĩnh vực hành pháp và lập pháp. Các đạo luật do nghị viện
thông qua và nhà vua khơng có quyền phủ quyết. Chính phủ do nghị viện thành lập và phải chịu trách
nhiệm trước nghị viện (Anh, Nhật bản theo Hiến pháp 1946…)



+ Chính thể cộng hồ đại nghị : vai trị của nghị viện là rất lớn, nghị viện là
thiết chế quyền lực trung tâm trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước. Nghị
viện bầu ra nguyên thủ quốc gia (tổng thống) và đảng chính trị nắm đa số ghế
trong nghị viện có quyền thành lập chính phủ, chính phủ chịu trách nhiệm
trước nghị viện và có thể bị nghị viện giải tán, vai trị của tống thống khơng lớn
(Liên bang Đức, Ý, Áo)
+ Chính thể cộng hồ tổng thống : vai trò của nguyên thủ quốc gia là rất
quan trọng. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng
đầu chính phủ, do nhân dân trực tiếp bầu ra hoặc do các đại biểu cử tri bầu
ra. Các thành viên của chính phủ do tổng thống lựa chọn và bổ nhiệm, chịu
trách nhiệm trước tổng thống. Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật của
nghị viện. Nghị viện khơng có quyền giải tán chính phủ trừ trường hợp tổng
thống phạm tội nghiêm trọng bị hạ viện khởi tố và thượng viện xét xử theo thủ
tục đặc biệt (thủ tục đàn hạch)


×