Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THẢO LUẬN MÔI TRƯỜNG BUỔI 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.86 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
BUỔI 1.......................................................................................................................1
A. Câu lý thuyết......................................................................................................1
1. Phân biệt Luật Môi trường và Luật BVMT? Nêu ý nghĩa của việc phân biệt
giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và môi trường theo Luật BVMT..1
2. Chứng minh biện pháp pháp lí là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp
bảo vệ mơi trường khác......................................................................................1
3. Phân tích ngun tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể
hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam................2
4. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc mơi trường là thể thống nhất và bình luận
về sự thể hiện của nó trong phân cơng trách nhiệm quản lý nhà nước về môi
trường ở Việt Nam..............................................................................................2
5. Hiện nay, người dân có thể thực hiện quyền được sống trong một môi
trường trong lành thông qua những quyền cụ thể nào? Hãy đánh giá việc thực
hiện các quyền này trên thực tế?.........................................................................2
6. Hãy phân biệt nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng? Cho ví dụ
để làm rõ sự khác nhau này.................................................................................3
7. Phân biệt hành vi trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
với tiền phải trả do xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường?....4
8. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được xem và trường hợp nào
không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc
Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)? Giải thích tại sao?...............................6


2

BUỔI 1
A. Câu lý thuyết
1. Phân biệt Luật Môi trường và Luật BVMT? Nêu ý nghĩa của việc phân biệt
giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và môi trường theo Luật BVMT.
Tiêu chí



Luật Mơi trường

Luật Bảo vệ mơi trường

Khái niệm

Luật môi trường (LMT) là
một lĩnh vực pháp luật gồm tổng
hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trực tiếp trong họat động khai
thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố
môi trường.


một
đạo
luật
(VBQPPL) do QH ban hành
theo trình tự, thủ tục luật
định nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.

Trong hoạt động nghiên cứu
khoa học, luật môi trường được
coi là một lĩnh vực của khoa học
pháp lí có đối tượng nghiên cứu

là các quy định của pháp luật môi
trường và thực tế áp dụng chúng
trên cơ sở phương pháp nghiên
cứu phù hợp.
Trong hoạt động đào tạo, luật
môi trường được coi là một môn
học trong chương trình đào tạo
của cơ sở đào tạo có đối tượng
giảng dạy, học tập là luật môi
trường theo các hướng tiếp cận
trên.
Đối tượng
điều chỉnh

Các quan hệ xã hội phát sinh
Đối tượng điều chỉnh là
trong hoạt động khai thác, quản lý cơ quan, tổ chức, hộ gia đình
và bảo vệ các yếu tố mơi trường.
và cá nhân trên lãnh thổ nước


3

CHXHCN Việt Nam, bao
gồm đất liền, hải đảo, vùng
biển và vùng trời. (Điều 2)
Nguyên tắc

- Nguyên tắc ghi nhận và bảo vệ
Nguyên tắc bảo vệ môi

quyền được sống trong môi trường được quy định tại
trường trong lành của con người.
Điều 4 LBVMT 2020.
- Nguyên tắc phát triển bền vững.
- Nguyên tắc phịng ngừa.
- Ngun tắc người gây ơ nhiễm
phải trả tiền.
- Nguyên tắc môi trường là một
thể thống nhất.

Phạm vi

Phạm vi rộng hơn Luật BVMT
LBVMT là nguồn quan
vì quy định 2 nhóm quan hệ xã trọng và cơ bản của Luật Môi
hội (bao gồm cả hoạt động bảo vệ trường.
môi trường).

Ý nghĩa của việc phân biệt giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và
môi trường theo Luật BVMT:
Theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Có thể thấy, mơi trường theo nghĩa
rộng bao gồm toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội bao quanh con
người hay một sự vật, hiện tượng. Như vậy, mơi trường là khái niệm có nội hàm
rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm mơi trường theo
Luật BVMT 2020.
Bên cạnh đó, Luật BVMT 2020 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh



4

hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và
tự nhiên” (khoản 1 Điều 3). Do đó, định nghĩa mơi trường theo Luật Bảo vệ môi
trường không bao hàm các yếu tố phi vật chất bao quanh con người (chẳng hạn như
di sản phi vật chất, thuộc về tinh thần…); mặc dù, xét trong định nghĩa môi trường
theo nghĩa rộng vẫn bao hàm yếu tố này. Điều đó cho thấy rằng, Luật Bảo vệ môi
trường 2020 đã giới hạn phạm vi môi trường thuộc sự điều chỉnh và cấu thành môi
trường theo Luật. Việc quy định như vậy mang nhiều ý nghĩa thực tiễn, chẳng hạn
như đối với việc xác định thiệt hại môi trường, việc xác định thiệt hại dựa trên
những yếu tố vật chất hữu hình lúc nào cũng dễ dàng và có cơ sở hơn khi dựa trên
những yếu tố thuộc về tinh thần, vơ hình và khơng nhìn thấy được. Từ đó đã đảm
bảo cho việc quy định các biện pháp bảo vệ, khắc phục tình trạng mơi trường, hạn
chế suy thối mơi trường được diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
2. Chứng minh biện pháp pháp lí là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp
bảo vệ môi trường khác.
Các biện pháp BVMT khác không thể phát huy tác dụng tối đa nếu khơng có sự
trợ giúp của biện pháp pháp lý. Mơi trường bị hủy hoại chủ yếu là do sự tàn phá của
con người và đối tượng để thực hiện việc BVMT cũng chính là con người. Vì vậy,
muốn BVMT trước hết là tác động đến hành vi con người. Pháp luật thông qua các
hệ thống quy phạm để điều chỉnh hành vi xử sự của con người và được đảm bảo
thực hiện bằng quyền lực nhà nước sẽ có tác dụng rất lớn trong việc BVMT. 
Thứ nhất là biện pháp pháp lý đảm bảo thực hiện biện pháp chính trị: Đây
là một trong những biện pháp nền tảng của bảo vệ mơi trường. Biện pháp chính trị
sử dụng quyền lực chính trị để điều chỉnh các mối quan hệ để tác động tích cực đến
mơi trường sống. Tuy biện pháp này không tác động trực tiếp đến môi trường
nhưng được xem là biện pháp mang tính nền tảng, cơ sở, khởi nguồn cho các biện
pháp cụ thể khác.
Ví dụ ở Việt Nam, để sử dụng các biện pháp kinh tế, khoa học cơng nghệ hay

pháp lý về BVMT thì trước hết phải bắt nguồn từ chủ trương, chính sách của Đảng.
Từ đó các quy định của pháp luật sẽ được ban hành và thực thi trên cơ sở đảm bảo
thực hiện đúng các mục tiêu mà chủ trương, chính sách của Đảng đề ra.


5

Thứ hai là biện pháp pháp lý đảm bảo thực hiện tuyên truyền – giáo dục:
Môi trường bị hủy hoại chủ yếu là do sự tàn phá của con người và đối tượng để thực
hiện việc BVMT cũng chính là con người. Vì vậy, muốn BVMT trước hết là tác
động đến hành vi con người. Pháp luật thông qua các hệ thống quy phạm để điều
chỉnh hành vi xử sự của con người và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà
nước sẽ có tác dụng rất lớn trong việc BVMT, cụ thể thông qua chế tài. Bởi lẽ, khi
có chế tài, nếu xảy ra vi phạm về mơi trường, các chủ thể sẽ bị phạt theo quy định
của Luật. Tức lúc này sẽ tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của họ. Đây là biện
pháp kinh tế và cũng là biện pháp hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ mơi trường,
vì tác động trực tiếp vào lợi ích của chủ thể trong xã hội. Do đó, có thể nói, pháp
luật chính là cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp kinh tế. Bên cạnh đó, nếu tun
truyền giáo dục khơng đi đơi với cưỡng chế thì sẽ khơng đem lại hiệu quả. . Trên
thực tế ở TP.HCM đã tiến hành nhiều cuộc vận động “khơng xả rác” nhưng tình
trạng xả rác bừa bãi vẫn khơng giảm đi. Có thể thấy, nếu tun truyền giáo dục
khơng đi đơi với cưỡng chế thì sẽ khơng đem lại hiệu quả. Hành vi xả rác, phóng uế
nơi cơng cộng nếu chỉ nhìn nhận và đối xử như một hành vi vơ văn hóa mà khơng
nhìn nhận và xử lý như một hành vi vi phạm pháp luật thì khơng thể thay đổi thói
quen đã trở thành vơ thức. Nếu hành vi đó được xử lý bằng các chế tài nghiêm khắc
thì chắc chắn tình trạng vệ sinh nơi công cộng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, pháp
luật BVMT ở Việt Nam vẫn thiếu một cơ chế pháp lý để đảm bảo việc thi hành
pháp luật hiệu quả và công bằng.
Thứ ba là biện pháp kinh tế, khoa học – công nghệ: Con người tác động vào
môi trường trước hết là vì lợi ích kinh tế. Do đó sẽ rất hiệu quả khi dùng chính lợi

ích kinh tế để BVMT vì nó sẽ tác động trực tiếp vào các chủ thể này. Trên cơ sở các
chính sách, chủ trương, quy định của pháp luật mà các chủ thể sẽ điều chỉnh hành vi
theo hướng có lợi cho mơi trường. Ví dụ, để khuyến khích các doanh nghiệp áp
dụng cơng nghệ xử lý nước thải tiên tiến, nhà nước có thể miễn phí BVMT cho
doanh nghiệp thải nước loại A vào môi trường. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ lựa
chọn: hoặc đầu tư công nghệ xử lý chất thải hiện đại để khơng nộp phí hoặc chỉ đầu
tư cơng nghệ xử lý nước thải vừa đủ đạt tiêu chuẩn loại B để thải ra môi trường. 


6

3. Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể
hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam.
Về định nghĩa, môi trường theo khoản 1 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường
2020 được hiểu là: “..bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã
hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”. Bên cạnh đó, hoạt
động bảo vệ mơi trường theo khoản 2 Điều 3 Luật này: “…là hoạt động phịng
ngừa, hạn chế tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục
ơ nhiễm, suy thối môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Từ những
khái niệm trên, bảo vệ môi trường là việc bảo vệ chất lượng mơi trường nói chung.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật BVMT 2020 quy định: “Bảo vệ môi trường là
điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế-xã hội bền
vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài
nguyên và được xem xét, đánh giá trong q trình thực hiện các hoạt động phát
triển”. Có thể thấy, Luật BVMT 2020 không tiếp tục ghi nhận khái niệm phát triển
bền vững như Luật BVMT 2014 mà đề cập trong nội dung của nguyên tắc bảo vệ
môi trường tại Điều 4. Nguyên tắc này khẳng định bảo vệ môi trường là điều kiện,
nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Ngồi

ra, hoạt động bảo vệ mơi trường khơng chỉ phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản
lý tài nguyên mà còn được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt
động phát triển.
Bên cạnh đó, theo Báo cáo Berunđtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế
giới WCED, Liên hiệp quốc năm 1987 định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của
các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,
giải quyết các vấn đề xã hội và BVMT”. Điều này xuất phát từ việc môi trường và
phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mơi trường là địa bàn và đối tượng của
sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi mơi trường, nên có
thể nói tài ngun nói riêng và mơi trường tự nhiên nói chung có vai trị quyết định
đối với sự PTBV về kinh tế - xã hội. Chính từ đó, u cầu cơ bản được đặt ra đầu
tiên khi áp dụng nguyên tắc này là phải kết hợp hài hoà gữa tăng trưởng kinh tế,


7

đảm bảo tiến bộ XH và BVMT, đồng thời phải hoạt động trong sức chịu đựng của
trái đất.
Cơ sở xác lập:
(1) Tầm quan trọng của môi trường và phát triển
Phát triển bền vững là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa
giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm:
 Phát triển kinh tế, trong đó quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế
 Phát triển xã hội thông qua việc thực hiện các chính sách tiến bộ, cơng
bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm
 Thực hiện bảo vệ môi trường, chú trọng xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục
hồi và cải thiện chất lượng môi trường; khai thác hợp lý và sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên
Như vậy, mơi trường và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ với nhau,

theo đó mơi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là
nguyên nhân tạo nên các biến đổi mơi trường. Do đó có thể nhận định rằng mơi
trường có vai trị quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội.
(2) Mối quan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển thể hiện qua các
biện pháp bảo vệ môi trường
Về biện pháp chính trị, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi
trường, đặc biệt là hợp tác quốc tế về pháp luật. Cần tìm cơ chế thích hợp để đẩy
mạnh hơn nữa việc nội luật hóa các cam kết quốc tế về BVMT ứng phó với biến đổi
khí hậu và PTBV mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và xác định rõ hiệu lực pháp
lý của cam kết quốc tế đó. 
Về biện pháp tuyên truyền – giáo dục, cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền
những điểm mới của Luật BVMT năm 2020 để người dân chấp hành, tuân thủ và
thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động và nghiêm minh.
Về biện pháp kinh tế, tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với BVMT, ứng phó với
biến đổi khí hậu phù hợp với quy định của Luật BVMT năm 2020. Đồng thời tạo


8

lập chính sách thúc đẩy các mơ hình tăng trưởng kinh tế bền vững, kinh tế tuần
hồn; xây dựng cơng cụ kinh tế và nguồn lực cho BVMT. Bên cạnh đó, phải xử lý
nghiêm khắc và răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Về biện pháp khoa học – công nghệ, cần tăng cường hiệu quả trong việc quản lý
và sử dụng các nguồn lực tài nguyên, chú trọng bảo vệ môi trường và chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể, cần sử dụng các nguồn năng lượng mới, vật liệu
mới, công nghệ sạch... cũng như thực hiện tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Về biện pháp pháp lý, tiếp tục bổ sung, hồn thiện chính sách, pháp luật BVMT
nhằm khắc phục, điều chỉnh những yếu tố không phù hợp với định hướng PTBV.
Đồng thời cần xây dựng bộ công cụ giám sát thực hiện chỉ tiêu PTBV phù hợp với
đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Bên cạnh đó, ban hành các quy định về

xử phạt vi phạm pháp luật về BVMT theo hướng tăng tính nghiêm minh và răn đe,
nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về BVMT và PTBV.
Cho ý kiến bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định
của pháp luật Việt Nam:
Công tác BVMT và sự PTBV của đất nước luôn được chú trọng và nhấn mạnh
trên nhiều góc độ tiếp cận, thể hiện rõ trong các chủ trương, chính sách và văn bản
pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc BVMT đã bị xem nhẹ hơn so
với phát triển kinh tế, những nguyên tắc để bảo đảm PTBV khơng được tn thủ
một cách nghiêm ngặt. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp đã động tiêu
cực tới mơi trường nói chung và ngun tắc PTBV nói riêng của Việt Nam.
Trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật, công tác BVMT ở nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng song cũng bộc lộ những bất cập và hạn chế trước
yêu cầu của PTBV, thể hiện ở những điểm sau:
- Một số quy định pháp luật về BVMT bộc lộ sự bất cập, sự chồng chéo thẩm
quyền giữa các bộ, ngành có liên quan; nhiều văn bản thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết,
tính ổn định không cao,… làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi về BVMT.
- Việc lồng ghép yếu tố BVMT với PTBV chưa thực sự được coi trọng, còn coi
nhẹ PTBV về mặt mơi trường bởi những địi hỏi bức thiết về phát triển kinh tế.


9

- Các chế tài xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa đủ mạnh
để trừng trị và răn đe; biện pháp xử lý vi phạm giữa các văn bản pháp luật về mơi
trường cịn có những khoảng trống, có rất ít trường hợp gây ơ nhiễm bị xử lý hình
sự, nên hiệu quả xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cịn thấp.
- Sự phối hợp giữa các CQNN có thẩm quyền còn lỏng lẻo, nhận thức và quan
tâm đúng mức đối với công tác BVMT chưa cao dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu
trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về mơi trường. Ngồi ra, cơng tác tun
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi BVMT của cộng đồng cịn

hạn chế.
Tóm lại, biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT
khác bởi vì các lý do sau:
 Biện pháp chính trị chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống
bằng việc thể chế hóa thành các quy phạm của pháp luật.
 Biện pháp tuyên truyền - giáo dục muốn có hiệu quả tốt phải đi đơi với sự
cưỡng chế của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật.
 Biện pháp kinh tế được cụ thể hóa bằng việc ban hành các sắc thuế, khen
thưởng, xử phạt theo quy định của pháp luật.
 Biện pháp KH – CN các doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn tại phải áp
dụng các tiến bộ KH- CN để làm trong sạch môi trường sản xuất, không
được gây ô nhiễm cho môi trường, đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi
trường do pháp luật quy định.
4. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc mơi trường là thể thống nhất và bình luận
về sự thể hiện của nó trong phân cơng trách nhiệm quản lý nhà nước về mơi
trường ở Việt Nam.
Phân tích u cầu của nguyên tắc môi trường là thể thống nhất
(i) Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
Điều này thể hiện sự thống nhất về không gian và sự thống nhất nội tại giữa các
yếu tố cấu thành MT trong việc BVMT. Bởi lẽ, căn cứ theo Luật BVMT 2020 thì


10

môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại,
phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (khoản 1 Điều 3). Do đó cần có sự
thống nhất trong việc thực hiện các chính sách BVMT đối với từng yếu tố mơi
trường cụ thể, phù hợp với đặc thù của từng vùng lãnh thổ nhằm đảm bảo việc
BVMT đạt hiệu quả tối ưu và toàn diện. Bởi lẽ, giữa các yếu tố cấu thành mơi

trường ln có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi
của yếu tố khác.
(ii) Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy
phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT
phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ. Cụ thể, các chính sách và các
qui định pháp luật về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến
các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. Trong thực tế, có khơng ít các
chính sách, các quy định của pháp luật được ban hành chỉ nhằm giải quyết một hiện
tượng cụ thể trước mắt mà khơng tính đến ảnh hưởng dây chuyền của văn bản đó
đối với các hiện tượng xã hội khác.
5. Hiện nay, người dân có thể thực hiện quyền được sống trong một môi trường
trong lành thông qua những quyền cụ thể nào? Hãy đánh giá việc thực hiện các
quyền này trên thực tế?
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Tầm quan trọng của
môi trường được thể hiện qua việc môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cho con người khai thác và sử dụng, đồng thời cũng là nơi chứa đựng các chất
phế thải từ các hoạt động khai thác đó. Vì vậy, vấn đề về bảo vệ mơi trường và
quyền con người được sống trong môi trường trong lành luôn được nhà nước thực
hiện nghiêm túc, lâu dài và phù hợp . Đây là nguyên tắc trụ cột, là quyền tự nhiên
của con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, liên quan trực tiếp đến chất lượng
cuộc sống.
Theo đó, quyền được sống trong mơi trường trong lành là quyền được sống
trong một môi trường không bị ô nhiễm (theo tiêu chuẩn môi trường chứ không
phải môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên


11

(dựa trên nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về môi trường và con người

và Tuyên bố Rio De Janeiro về môi trường và phát triển).
Hiến pháp 2013 Việt Nam lần đầu tiên đề cập đến quyền con người sống trong
môi trường trong lành tại Điều 43: “Mọi người có quyền được sống trong mơi
trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Quy định này được cụ thể
hố tại Luật Bảo vệ mơi trường 2020 (Luật BVMT 2020). Luật BVMT 2020 đã quy
định những quyền để người dân có thể thực hiện như: hoạt động bảo vệ mơi trường;
chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ mơi trường; Các tiêu chuẩn, đánh giá tác
động, bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Bảo vệ
môi trường biển, nước sông và các nguồn nước; Quản lý chất thải, phịng ngừa, ứng
phó sự cố mơi trường, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường… và các quyền con
người liên quan tới tiếp cận thông tin về môi trường - như quyền khiếu nại, tố cáo,
bồi thường thiệt hại về môi trường - cũng đã được quy định trong Luật này.
(i) Hiện nay, người dân có thể thực hiện quyền được sống trong một môi
trường trong lành thông qua những quyền cụ thể, tiêu biểu như sau:
Thứ nhất, quyền con người về môi trường nước
Nội hàm của quyền được hiểu rằng mọi người đều có quyền tiếp cận với nguồn
nước đầy đủ, an toàn, được chấp nhận và có thể chi trả cho những mục đích mang
tính cá nhân và hộ gia đình1. Quyền về nước bao gồm cả các quyền tự do và sự cho
phép, bao gồm những nhân tố sau:
 Tính sẵn có: Việc cung cấp nước cho mỗi người phải đầy đủ và liên tục
cho mục đích sử dụng cá nhân và hộ gia đình;
 Chất lượng: Nước dùng cho cá nhân và hộ gia đình phải an tồn, có
màu, mùi vị chấp nhận được, khơng chứa các vi chất, hợp chất hóa học
và nguy hiểm sóng từ đe dọa đến sức khỏe con người;
 Có thể tiếp cận: Mọi người, khơng phân biệt, theo pháp luật của quốc
gia thành viên, có thể tiếp cận với nước và các điều kiện và dịch vụ về
nước.
Dương Thị Thanh Hà (2014), Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở Việt Nam, Luận
văn, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội..

1


12

Bên cạnh đó, có những văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành
như: Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý lưu vực sông; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước đã quy định cụ thể về các biện
pháp bảo vệ mơi trường nước; Phịng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước
gây ra trên lưu vực sông; Kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm và bảo vệ chất lượng
nước trên lưu vực; Kế hoạch phịng chống ơ nhiễm môi trường nước và phục hồi
các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sơng.
Ngồi ra, nhà nước ta cịn đưa ra các Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước. Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật cùng những chiến lược, chính sách về tài nguyên
nước bước đầu xây dựng được cơ sở pháp lý về bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên
nước.
Thứ hai, quyền con người về môi trường đất
Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân. Luật Đất đai 1988, 1993, 2003
đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và thúc đẩy quyền con người về
đất đai ở Việt Nam. Luật Đất đai 2013 được ban hành với những quy định tiến bộ,
ghi nhận rõ ràng sự quan tâm của Nhà nước trong quản lý nguồn tài nguyên đất đai,
coi trọng hơn việc bảo đảm phát triển bền vững mơi trường đất.
Theo đó, tại Mục 3, chương II, Luật bảo vệ mơi trường 2020 có quy định chung
về bảo vệ môi trường đất (Điều 15), phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất
(Điều 16); quản lý chất lượng môi trường đất (Điều 17), xử lý, cải tạo và phục hồi
môi trường đất (Điều 18), trách nhiệm bảo vệ mơi trường đất (Điều 19).
Nhìn chung những hạn chế của hệ thống pháp luật đất đai cũ đã phần nào được
hoàn thiện bởi Luật Đất đai năm 2013. Đặc biệt các nội dung liên quan đến quyền
của người sử dụng đất trong vấn đề tiếp cận đất đai đang ngày càng được Nhà nước

quan tâm, nâng cao và bảo đảm thực hiện.
Thứ ba, quyền con người khi tiếp cận thông tin về môi trường2
Hệ thống pháp luật về môi trường cũng có quy định các nội dung liên quan đến
quyền tiếp cận thông tin về môi trường. Cụ thể: Điều 104, Luật Bảo vệ môi trường
Ngô Ngọc Diễm (2022), Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực thi, />2


13

2003; Điều 131, Luật bảo vệ môi trường 2014; Điểm b, khoản 1, Điều 6, Điều 8,
điểm b, khoản 4, Điều 32, điểm d, khoản 1, Điều 43, Luật Tài nguyên nước năm
2010; Khoản 3, Điều 114, Điều 129, Luật Bảo vệ mơi trường năm 2020. Trên cơ sở
phân tích những quy định liên quan đến quyền tiếp cận thông tin môi trường trong
các văn bản pháp luật và dưới luật cho thấy, khung pháp lý hiện hành đã bao quát
toàn diện những thông tin phải được công khai, và những thông tin không công
khai.
(ii) Đánh giá việc thực hiện các quyền này trên thực tế:
Trên thực tế, việc thực hiện các quyền trên của người dân còn nhiều hạn chế do
khó khăn trong tiếp cận về các quy định này cũng như những vướng mắc trong vấn
đề xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Nhìn chung, cơng tác xử lý vi phạm pháp
luật bảo vệ môi trường đã được các cơ quan chức năng cố gắng thực hiện và đã có
được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn cịn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Cụ thể:
Đối với quyền con người về môi trường nước: Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật cùng những chiến lược, chính sách về tài nguyên nước bước đầu xây dựng
được cơ sở pháp lý về bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên nước. Tuy nhiên, vẫn
còn những hạn chế nhất định. Thứ nhất là các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài
nguyên nước còn chồng chéo. Thứ hai là hệ thống các văn bản dưới luật cũng chưa
đầy đủ và hoàn thiện. Thứ ba là việc áp dụng một số văn bản pháp luật trong thực tế
còn nhiều bất hợp lý dẫn tới hiệu quả thấp.

Đối với quyền con người về môi trường đất: Ở nhiều nơi, sử dụng đất cịn lãng
phí, hiệu quả thấp; tiếp cận quyền sử dụng đất vẫn là một trong những rào cản; vấn
đề tích tụ, tập trung ruộng đất chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nhu cầu sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa quy mơ lớn;... Bên cạnh đó, cơng tác quản lý nhà nước
về đất đai còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển đất nước; việc
thể chế hóa chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai chưa đồng bộ; công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều vướng mắc; vấn đề chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, giao đất, cho thuê, thu hồi, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất chưa
phù hợp với nguyên tắc thị trường…Quy định vẫn chưa làm rõ việc bảo vệ môi
trường không chỉ thuộc trách nhiệm của Nhà nước mà còn là quyền và trách nhiệm
của tồn xã hội, của mọi cá nhân và cơng dân, cộng đồng dân cư.


14

Đối với quyền con người khi tiếp cận thông tin về môi trường: Quyền yêu cầu
thông tin môi trường cũng không được quy định một cách rõ ràng trong văn bản
quy phạm pháp luật. Trên thực tế, người dân khi thực hiện quyền này cũng chưa
thực sự hiệu quả, chất lượng, chưa thu hút được sự tham gia của người dân.
Ví dụ về Hoạt động lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, sự tham gia của
người dân vào q trình tham vấn, lấy ý kiến cũng cịn nhiều vấn đề cần phải khắc
phục. Về mặt pháp luật, mặc dù các quy định hiện hành đã được thể hiện trong Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan nhưng vẫn cịn hạn chế
(về đối tượng chịu tác động của dự án, về phạm vi các đối tượng được tham vấn, về
quy trình tham vấn…) Chẳng hạn, dự án xây dựng các nhà máy thủy điện như Thủy
Điện Sông Tranh (Bắc Trà My, Quảng Nam) là ví dụ điển hình về sự tham gia cịn
nhiều hạn chế của người dân vào quá trình tiếp cận với thông tin Đánh giá tiếp cận
môi trường cũng như tham gia vào Đánh giá tiếp cận mơi trường.
Ngồi ra cịn có những đánh giá thực tế khác: Đơn cử như năng lực của các cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nên

việc kiểm tra chưa được thường xuyên, sát sao; chưa kịp thời phát hiện và xử lý
hành vi vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng.
Thực tế hiện nay, mức phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi
trường nói chung là cịn nhẹ và quy định của pháp luật bảo vệ môi trường không bắt
kịp với sự phát triển của xã hội. Ngay cả các quy định về tội phạm môi trường trong
Bộ Luật Hình sự 2015 thì hình phạt đối với cá nhân, pháp nhân phạm tội cũng còn
rất thấp,… Do đó, trong thời gian qua, vẫn cịn nhiều tổ chức và cá nhân vi phạm
các quy định này mà vẫn thường xuyên tái phạm vì tiền phạt quá nhẹ so với kinh
phí trang thiết bị đầu tư cho cơng tác xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, sự
nghiêm minh và tính răn đe của pháp luật chưa được có hiệu quả. Trong thời gian
tới, chúng ta cần nâng cao mức xử phạt nhằm bám sát với tình hình thực tế của công
tác bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong vấn đề bảo vệ
quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân Việt Nam.


15

6. Hãy phân biệt nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng? Cho ví dụ để
làm rõ sự khác nhau này.
Tiêu chí

Ngun tắc phịng ngừa

Ngun tắc thận trọng

Cơ sở xác lập

Chi phí phịng ngừa
Là ngun tắc xem
bao giờ cũng rẻ hơn chi xét, cân nhắc, phán đốn

phí khắc phục.
cần thiết để lập các ước
tính trong các điều kiện
Có những tổn hại gây
không chắc chắn.
ra cho môi trường là
không thể khắc phục được
mà chỉ có thể phịng ngừa.

Mục đích của nguyên tắc

Ngăn ngừa những rủi
ro mà con người và thiên
nhiên có thể gây ra cho
mơi trường (đã được
chứng minh về khoa học
và thực tiễn)

Yêu cầu của nguyên tắc

Lường trước những rủi
Đưa ra những phương
ro mà con người và thiên án, giải pháp để giảm
nhiên có thể gây ra cho thiểu, loại trừ rủi ro,
môi trường.

Ngăn ngừa, thận
trọng đối với những rủi
ro con người có thể
lường

trước
được.
Những rủi ro này chưa
được chứng minh về
khoa học và thực tiễn.

Đưa ra những giải
pháp, phương án, để giảm
thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro.

Cơ sở phân biệt: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã
được chứng minh về khoa học và thực tiễn. Đây chính là cơ sở để phân biệt giữa
nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng.
Ví dụ: Nguyên tắc thận trọng


16

(1) Trong dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Giáo sư Nguyễn Khắc
Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) bày tỏ lo
ngại: "Nếu một thảm họa như Chernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung
sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất nước ta sẽ bị chia đôi lâu dài, du lịch, xuất khẩu,
kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhống. Ta sẽ phung phí hàng chục rồi hàng trăm tỷ
đơ-la mà khơng đem lợi ích gì cho đất nước.". Nhân đánh dấu một năm sự cố thảm
họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima (11/3/2011), nhà thơ và nhà nghiên cứu
gốc Chăm, ơng Inrasara, nói rằng 90% người dân Ninh Thuận đang sống trong các
làng mạc chỉ nằm cách nơi định xây nhà máy điện hạt nhân chừng 20–30 km, cho
nên nếu sự cố xảy ra, chắc chắn người dân địa phương, đồng bào Kinh, cũng như
cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận sẽ bị "tác động" và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ví dụ: Ngun tắc phịng ngừa

(1) Áp dụng rộng rãi các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: Xây
dựng máy xử lí rác thái, tạo bể lắng và lọc nước thải.
(2) Sử dụng máy lọc nước thải tại các nhà máy có chi phí thấp hơn nhiều việc
đầu tư khắc phục hậu quả do ô nhiễm nguồn nước
(3) Việc phải chọn lựa một trong hai dự án cơng trình thủy điện Sơn La: Sơn La
cao hoặc Sơn La thấp. Theo đó, Quốc hội chọn Sơn La thấp vì Sơn La cao thì có thể
có nguy cơ gây vỡ đập và Thủy điện Hịa Bình vỡ theo dẫn đến Hà Nội bị dìm trong
bể nước (hiệu ứng Domino). Thơng qua việc dự đốn, Quốc hội đã đưa ra phương
án phòng ngừa cụ thể như xây đập thủy điện ở dưới thấp để tránh việc vỡ đập, xây
dựng các biện pháp xả lũ, phân lũ nhằm giảm thiểu tối đa mức thiệt hại xảy đến.
7. Phân biệt hành vi trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền với
tiền phải trả do xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường?
Tiêu chí

Cơ sở xác lập

Nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả tiền

Trả tiền do xử phạt vi
phạm hành chính trong
lĩnh vực mơi trường

Coi mơi trường là một
Khoản 2 Điều 1 Nghị
lọai hàng hóa đặc biệt.
định 45/2022/NĐ – CP
Quy định về xử phạt vi



17

Ưu điểm của cơng cụ tài phạm hành chính trong lĩnh
chính trong bảo vệ mơi vực bảo vệ mơi trường
trường
Chủ thể

Được hiểu theo nghĩa
Cá nhân, tổ chức có
rộng:
hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ
 Người khai thác, sử
môi trường được quy định
dụng tài nguyên thiên
tại Điều 2 Nghị định
nhiên
45/2022/NĐ – CP Quy
 Người có hành vi xả
định về xử phạt vi phạm
thải vào mơi trường
hành chính trong lĩnh vực
 Người có hành vi
bảo vệ mơi trường
khác gây tác động
xấu đến môi trường.

Hành vi

Trả tiền do hành vi hợp

Tiền trả cho hành vi vi
pháp gây tác động tiêu cực phạm pháp luật về mơi
đến mơi trường.
trường

Hình thức trả tiền theo
Thuế mơi trường; Thuế
ngun tắc
Tài ngun; Phí bảo vệ
mơi trường trả cho hành vi
xả thải, gây tác động xấu
cho môi trường; Tiền trả
cho việc sử dụng dịch vụ
như: dịch vụ gom rác, dịch
vụ quản lý chất thải nguy
hại,… Tiền trả cho việc sử
dụng cơ sở hạ tầng; Chi phí
phục hồi môi trường trong
khai thác tài nguyên…
Hậu quả

Điều 4 theo Nghị định
45/2022/NĐ – CP Quy
định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ mơi trường (Cảnh
cáo, phạt tiền, tước quyền
sử dụng có thời hạn đối với
giấy phép mơi trường, …)


Có hậu quả gây tác động
Khơng xét đến hậu quả.
xấu đến môi trường
Dù gây ra hậu quả hay
không, miễn có hành vi vi


18

phạm pháp về môi trường
sẽ bị xử lý.
Cơ sở pháp lý

Luật Bảo vệ mơi trường
Nghị định 45/2022/NĐ2020.
CP ngày 07/07/2022 của
Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trường.

Ví dụ về Ngun tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Người khai thác tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam phải chịu Thuế tài nguyên.
Cụ thể, đây là loại thuế đánh vào việc khai thác tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam
của các cá nhân, tổ chức. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên có thể là hành vi
trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường hoặc cũng có thể là hành vi gián tiếp gây ra ơ
nhiễm mơi trường.
Ví dụ về Trả tiền do xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường
Một hộ gia đình chăn ni heo nhưng khơng có hệ thống xử lý chất thải chăn
nuôi, để chảy tràn lan ra khấp khu vực gây ra mùi hôi thối nồng nặc làm ô nhiễm

xunh quanh. Tuy đã nhiền lần đề nghị hộ gia đình đó có biện pháp xử lý chất thải
theo đúng quy định trong chăn nuôi để hạn chế gây ơ nhiễm nhưng hộ gia đình này
vẫn không thưc hiện. Người dân xung quanh đã làm đơn khởi kiện và hộ gia đình
chăn ni heo bị xử phạt hành chính về ơ nhiễm mơi trường theo quy định của pháp
luật.
8. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được xem và trường hợp nào
không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc Người
gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)? Giải thích tại sao?
1. Thuế bảo vệ mơi trường
Trường hợp này được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên
tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP).


19

Đối với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thì người trả tiền theo nguyên
tắc này là người gây ô nhiễm, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Người khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên; Người có hành vi xả thải vào mơi trường; Người có
hành vi khác gây tác động xấu đến mơi trường. Vì vậy, trả tiền thuế bảo vệ mơi
trường chính là một trong các hình thức trả tiền theo ngun tắc người gây ơ nhiễm
phải trả tiền này.
2. Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải
Trường hợp này được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên
tắc Người gây ơ nhiễm phải trả tiền (PPP) vì khoản tiền này để hợp pháp hành vi xả
thải nước thải. Đối tượng chịu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải theo quy
định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải
theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo
quy định tại Điều 5 Nghị định 53/2020/NĐ – CP.
3. Phạt vi phạm hành chính về môi trường
Trường hợp này không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo

nguyên tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền (PPP), bởi vì:
Tiền trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là trả tiền cho hành vi
hợp pháp gây tác động tiêu cực đến mơi trường (tức hành vi cịn trong giới hạn cho
phép của pháp luật) và nó có gây hậu quả tác động xấu đến mơi trường.
Bên cạnh đó, tiền trả trong xử phạt vi phạm hành chính về môi trường là tiền trả
cho hành vi vi phạm pháp luật về mơi trường và nó khơng xét đến hậu quả dù gây ra
hậu quả hay khơng miễn có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường là phải chịu
phạt.
4. Thuế tài nguyên
Trường hợp này được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên
tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền (PPP). Bởi vì:
Theo đó, Thuế tài nguyên có thể được hiểu là một loại thuế gián thu mà cá nhân,
tổ chức phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Người khai
thác tài nguyên phải trả tiền cho hành vi hợp pháp gây tác động tiêu cực đến môi


20

trường nhưng trong giới hạn cho phép của pháp luật. Qua đó loại thuế này Góp
phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên.
5. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
Trường hợp không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo
nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP). Vì
Theo quy định tại Điều 602 BLDS 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường được xác định như sau: "Chủ thể làm ơ nhiễm mơi trường
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp
chủ thể đó khơng có lỗi". Theo quy định trên, cá nhân, tổ chức có hành vi làm ô
nhiễm môi trường mà gây thiệt hại, ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định
của pháp luật chuyên ngành thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể

đó không có lỗi. Đây là khoản tiền bồi thường mà chủ thể phải chịu nếu hành vi gây
ơ nhiễm mơi trường đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của chủ thể
khác… không phải là tiền phải trả theo quy định của nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền.
6. Tiền cấp quyền khai thác khống sản
Trường hợp này khơng được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo
nguyên tắc Người gây ơ nhiễm phải trả tiền (PPP). Vì đây là khoản tiền mà chủ thể
phải chi trả ra để mua quyền khai thác khoáng sản. Chủ thể chưa thực hiện hành vi
gây ô nhiễm môi trường nên không phải là tiền theo nguyên tắc này.
7. Lệ phí cấp giấy phép khai thác khống sản
Trường hợp này khơng được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo
nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP). Bởi vì, khoản tiền này được chi
trả để nhà nước thực hiện việc cấp giấy phép cho chủ thể có nhu cầu.



×