Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đi tìm bản thể và nhận thức về ý nghĩa của văn học mạng Phần 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.18 KB, 8 trang )

Đi tìm bản thể và nhận thức về ý
nghĩa của văn học mạng
Phần 1









Sự vươn xa của mạng Internet và sự ảnh hưởng ngày càng rõ nét của
truyền thông kĩ thuật số đã khiến mạng Internet điều chỉnh lại mối quan hệ thẩm
mĩ giữa con người và thế giới mạng trong lĩnh vực thẩm mĩ nghệ thuật, bằng
các văn bản điện tử không giấy viết, xây dựng lại phương thức tồn tại nghệ
thuật mới, xây dựng chất thơ kĩ thuật cho không gian hư ảo. Với tư cách là
nguồn tài nguyên thẩm mĩ bị Internet kích hoạt đầu tiên, văn học đã xâm nhập
một cách toàn diện vào phương tiện truyền thông đại chúng thứ tư (Ba phương
tiện truyền thông truyền thống là truyền hình, phát thanh, báo in - ND). Văn học
mạng đã xuất hiện trong quá trình này như một mốc lịch sử.

1. Đi tìm bản thể luận của văn học mạng

Trước tiên sẽ phải đối mặt với vấn đề “có văn học mạng hay không”, “thế
nào là văn học mạng”. Có người cho rằng, cái gọi là “văn học mạng” là một khái
niệm giả, văn học xuất phát từ tâm hồn chứ không phải sinh ra từ mạng, mạng
chẳng qua được coi là nội dung và hình thức của tâm hồn trong ảo giác tự say
sưa với chính mình mà thôi, thế nên mới có “văn học mạng” đó (Lí Kính Trạch -
nhà phê bình văn học); chỉ là sự khác biệt về phương tiện truyền bá, sẽ không
thể tạo nên sự khác biệt trong bản chất văn học (Dư Hoa – nhà văn); văn học


được quyết định bởi quá trình trần thuật và thể hiện của bản thân nó, giữa nó
với phương tiện truyền bá nó – dù là sách báo hay máy vi tính, mạng đều không
có mối liên hệ tất yếu (Ngô Tuấn - giáo sư trường Đại học Sư phạm Hoa Đông);
chính vì vậy, cái gọi là “văn học mạng” phải gọi là “viết qua mạng” (Lí Khiết Phi
– nhà nghiên cứu văn học), hoặc gọi là một “thể văn mạng” (Văn Thụ Quốc –
chủ biên báo Câu chuyện văn học). Bên giữ ý kiến khẳng định cho rằng, mạng
Internet xuất hiện đã đem đến cho văn học một lối vào mới, việc cho rằng các
tác phẩm trên mạng chẳng có gì để đọc là sự tự hạ thấp mình, văn học mạng
có một tiền đồ sáng ngời (Trần Thôn – nhà văn); mạng Internet đã khiến tất cả
mọi nhân tài đều không bị vùi dập, từ giờ trở đi, các tác gia vĩ đại sẽ xuất hiện
trên đó (Vương Sóc – nhà văn); văn học mạng bắt nguồn từ lối viết bản chân
trong dân gian sẽ vươn tới tâm hồn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự hướng về
bản thể, hướng về phương Đông của lí luận văn nghệ (Vương Nhạc Xuyên –
giáo sư trường Đại học Bắc Kinh); nghệ thuật mạng sẽ thay thế địa vị hiện có
của nghệ thuật truyền thống và trở thành hình thái chủ đạo (Hoàng Hưởng
Phấn – giáo sư trường Đại học Hạ Môn); sự tự do cao độ, tính phi công lợi, siêu
văn bản của văn học mạng đã trở thành hình thức mới trong hoạt động viết
lách của nhân loại (Triệu Hiến Chương – giáo sư trường Đại học Nam Kinh).

Trên thực tế, văn học mạng tồn tại là một thực tế không cần phải bàn cãi,
trang mạng lấn chỗ trang sách, đọc qua màn hình vi tính nhiều hơn đọc sách,
giấy và bút nhường chỗ cho con chuột và điện, tất cả đã trở thành xu thế văn
hóa lớn không thể đảo ngược. Đứng trước văn học mạng mang một diện mạo
hoàn toàn mới, chúng ta chỉ có thể nhìn nhận bằng thái độ mở cửa, khoan
dung, điềm tĩnh. Căn cứ vào tình hình phát triển của văn học mạng hiện nay, có
thể đứng trên ba cấp độ để lí giải hình thái tồn tại của nó: 1) Xét về nghĩa rộng,
văn học mạng là chỉ tất cả các tác phẩm được đưa lên mạng sau khi đã qua các
xử lí điện tử, tức phàm là văn học được truyền trên mạng Internet đều là văn
học mạng, so với văn học truyền thống, loại hình văn học này chỉ có sự khác
biệt về phương tiện và phương thức truyền bá; 2) Văn học mạng là chỉ các

sáng tác original (nguyên bản) được công bố trên Internet, tức các tác phẩm
văn học sáng tác bằng máy vi tính lần đầu đăng tải trên mạng, văn học mạng ở
cấp độ này không những có sự khác biệt về phương tiện truyền bá, mà còn có
nhiều thay đổi như phương thức sáng tác, thân phận tác giả và thể chế văn
học; 3) Cái có thể thể hiện được nhất bản tính của văn học mạng là các siêu
văn bản, các tác phẩm đa phương tiện (như tiểu thuyết viết chung, kịch bản đa
phương tiện ) lợi dụng kĩ thuật số đa phương tiện và sự tác động qua lại của
mạng Internet, và các “sáng tác bằng máy” được viết tự động nhờ các phần
mềm sáng tác đặc biệt, các tác phẩm này mang các đặc tính phụ thuộc, vươn
xa của mạng và đặc điểm tác động qua lại lẫn nhau của người lên mạng, không
thể tải xuống để thay đổi công cụ truyền bá, nếu tách khỏi mạng chúng sẽ
không thể tồn tại, các tác phẩm này hoàn toàn khác với văn học in ấn truyền
thống, thế nên là văn học mạng theo đúng ý nghĩa của nó.

Một vấn đề khác là vấn đề bản thể luận “gốc cha” và “cơ thể mẹ” trong di
truyền học, tức mọi người đặt dấu hỏi liệu văn học mạng có phải là sự kết hợp
giữa “mạng” và “văn học”. Có tác giả chuyên sáng tác trên mạng nói rằng, văn
học mạng ra đời trước hết phải có sự giúp đỡ của kĩ thuật máy vi tính và mạng
Internet, nó là “văn học được người sáng tác đăng tải trên mạng để người lên
mạng đọc”, chính vì vậy “cha của văn học mạng là mạng Internet, mẹ là văn
học” (Lí Tầm Hoan). Nhưng lại có người phản đối việc coi mạng Internet là “gốc
cha” của văn học mạng, họ chủ trương “cơ thể mẹ” (văn học) mới là bản
nguyên thực sự của nó. Có người lấy ví dụ nói: Sở từ là các tác phẩm do người
nước Sở ghi chép trên thẻ tre để người nước Sở đọc, nhưng người đời Tống,
Đường sống sau đó hàng nghìn năm đọc Sở từ ghi chép trên giấy viết, nó còn
được coi là văn học hay không? Ngày nay chúng ta đọc Sở từ trên máy vi tính,
nó có được coi là văn học hay không
(1)
? Lại có người khác nói, văn học mạng
“là con gái của Mousae và Cupido, Mousae phú cho nó linh hồn, Cupido tạo cho

nó ngũ quan, cơ thể”
(2)
. Không còn nghi ngờ gì nữa, văn học mạng đã cưỡi lên
cỗ xe lớn là kĩ thuật máy vi tính và mạng Internet lặng lẽ xuất hiện, “gốc rễ” kỹ
thuật của “phương tiện truyền thông thứ tư” đã ăn sâu vào sân di truyền học
của nó; chỉ cần người sáng tác trên mạng không tách rời những quy định cơ
bản mà văn nhân đã định trước cho loại hình văn học này, các gen văn học đã
trở thành sợi dây gắn kết mà nó không thể dứt ra được. Chính vì vậy, mối quan
hệ thông gia giữa “mạng” và văn học sẽ phải là sự ngẫu hợp giữa “gốc cha” (kĩ
thuật) và “cơ thể mẹ” (nghệ thuật). Mạng là đại diện cho thành tựu khoa học kĩ
thuật cao đương đại, văn học lại là sự thể hiện tinh thần nhân văn, dưới sự
thống nhất của ngọn cờ “văn học mạng”, khoa học kỹ thuật và nhân văn đã thể
hiện sự vươn xa tất yếu của văn học tới lĩnh vực khoa học kỹ thuật cao, đồng
thời cũng thai nghén sự biến đổi mới của văn học trong thời đại kĩ thuật cao.
Giống như các nhà nghiên cứu đã nói, văn học mạng đã đem đến rất nhiều hiện
tượng đáng để đi sâu nghiên cứu: tác giả của văn học mạng phần lớn đều học
ngành khoa học tự nhiên hoặc nắm vững các kĩ thuật lên mạng; hoạt động viết
trên mạng phải sử dụng hai công cụ là ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ máy
tính; hoạt động văn học trên mạng vừa là hoạt động viết và đọc theo đúng ý
nghĩa văn học, đồng thời lại là việc ứng dụng các chương trình mang ý nghĩa
khoa học kĩ thuật; người lên mạng không những cảm nhận được sự thú vị của
văn học qua tác phẩm, mà còn cảm nhận được ý vị của khoa học kĩ thuật; việc
đánh giá các tác phẩm văn học mạng vừa phải có các tiêu chuẩn thẩm mĩ, đồng
thời phải có các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, “bất luận chúng ta
coi bên nào - mạng hay văn học là gốc cha (và bên còn lại sẽ là gốc mẹ), văn
học mạng đều không phải kế thừa gen của cha mẹ một cách đơn giản, mà là
kết hợp sự ảnh hưởng của hai bên, sáng tạo nên đặc sắc cho bản thân mình”
(3)
.
Điều này cũng gần giống với những lời Mark Poster (giáo sư trường Đại học

California) nói khi bàn đến ranh giới chủ khách trong hoạt động viết bằng máy vi
tính: “viết lách bằng máy vi tính tương tự như một sự kiện ranh giới (borderline
event), giới hạn hai bên của nó đều bị mất đi tính hoàn chỉnh và tính ổn định”
(4)
.
Tuy nhiên, một khi hai yếu tố này đi tới sự ăn khớp và đồng nhất, khoa học kĩ
thuật và nhân văn sẽ sáng tạo ra thi học mạng và mĩ học kĩ thuật hoàn toàn
mới.

Tiếp theo, vấn đề cần đặt dấu hỏi là “tính văn chương” của văn học mạng,
tức quan hệ thông gia giữa mạng (kỹ thuật) và văn học (nhân văn) rốt cục chỉ là
sự tăng thêm các trang bị kĩ thuật cho sự tồn tại của văn học hay dựa vào các
kĩ thuật truyền thông mới để tăng thêm hàm lượng giá trị thẩm mĩ nghệ thuật
cho sự tiến bộ của văn học? Việc làm sáng tỏ và giải đáp vấn đề này liên quan
đến việc loại hình văn học này có thể thực sự trở thành một điểm mốc lịch sử
và được kiểm chứng chính xác về mặt ý nghĩa văn học hay không. R. Jakobson
(nhà ngôn ngữ học người Mỹ) từng nói: “đối tượng của khoa học văn học không
phải là văn học mà là “tính văn chương”, tức những cái khiến một tác phẩm trở
thành tác phẩm văn học”
(5)
. Văn học mạng có cần tính văn chương hay không,
có tính văn chương hay không, có tính văn chương như thế nào, tất cả các vấn
đề này không phải được quyết định bởi “sự cho phép về mặt kỹ thuật” của các
phương tiện truyền thông kĩ thuật số, mà được quyết định bởi sự cho phép về
mặt giá trị theo đúng ý nghĩa của mĩ học nghệ thuật hoặc gọi là sự cho phép về
tính văn chương, nắm bắt được sự chứng thực về tư chất và lập trường giá trị
của cái sau mới là cái cốt lõi của vấn đề. Đó là do “sự xuất hiện” mang tính lịch
sử của văn học mạng không đồng nghĩa với sự “có mặt” tất yếu của tính văn
chương của nó, hay nói cách khác, văn học mạng không phải vì có “mạng” mà
tự động có được tính văn chương, kĩ thuật số truyền thông cũng sẽ không tự

động đem đến sự gia tăng chất thơ thẩm mĩ cho văn học; ngược lại, việc đơn
thuần dựa vào các phương tiện truyền thông kĩ thuật cao để thay thế sự sáng
tạo văn học, hoặc lấy sự nâng cấp về mặt kĩ thuật để thay thế sự theo đuổi
nghệ thuật lại có thể gây ra hiện tượng giải thể tính chất huyền bí
(Disenchantment) đối với các giá trị văn học và che lấp tính văn chương. Hoạt
động truyền thông tin trên mạng sử dụng ngôn ngữ đường truyền mềm bit, tính
tự do, mở cửa, đặc trưng đồng bộ và tác động qua lại lẫn nhau của không gian
mạng, dường như đã xóa bỏ tất cả các hàng rào truyền thông, chỉ cần nhấn
chuột là có thể vươn tới tất cả mọi ngóc ngách, “nhìn thấy là lấy được”, từ đó
giao công cụ “giải thể tính chất huyền bí” đại chúng nhất cho mỗi người dân.
Điều này đã giúp cho những người yêu thích văn học bị thiếu quyền diễn ngôn
văn học do sự phân công xã hội và các ý thức thẩm mĩ dân gian tìm được một
sân chơi để thỏa sức thể hiện mình, nhưng đồng thời cũng cung cấp cho sự trút
bày các ngôn ngữ rác rưởi và phi văn học một mảnh đất– tinh thần chán nản, lối
viết ngẫu hứng, dễ làm mất đi những cái tinh tế, sâu sắc của văn học, cũng dễ
làm phai mờ trách nhiệm nghệ thuật của tác giả, đồng thời gây ra sự lãng phí về
sức lực, thời gian, tài nguyên mạng và sự chú ý. Dưới góc nhìn của văn hóa lí
tính truyền thống, “từ ngữ là sự xuất hiện hoàn toàn đối với tinh thần, tinh thần
là sự xuất hiện hoàn toàn đối với thế giới hiện thực, ba yếu tố này là sự có mặt
hoàn toàn đối với chân lí”
(6)
. Hoạt động viết trên mạng có sự xuất hiện của tinh
thần đối với hiện thực, nhưng ở đây không có sự xuất hiện hoàn toàn của “chân
lí” (tính văn chương), đây là vấn đề cần xem xét lại. Nếu phương thức “giải thể
các tính chất huyền bí” của kĩ thuật số trở thành rào cản gây cản trở cho sự
xuất hiện của tính văn chương, thì tính tự túc về giá trị và tính hợp lí về mặt lịch
sử của loại hình văn học này sẽ khiến người ta phải nghi ngờ. Khi ý nghĩa thời
thượng của việc viết qua mạng nhiều hơn ý nghĩa văn học, cuộc cách mạng
truyền thông mạnh hơn sự nâng cao về mặt nghệ thuật, phương thức truyền bá
quan trọng hơn nội dung truyền bá, lúc này cái nó cần không phải là sự tôn

trọng của nghệ thuật, mà là sự định hướng lịch sử đối với căn cứ tồn tại. Có rất
nhiều lời phê bình liên quan đến văn học mạng, thực ra đều bắt nguồn từ việc
“chỉ trích” sự thiếu tính văn chương của nó.

Bình thường mà nói, liệu mạng kĩ thuật số có thể khiến đứa con văn học
mà nó sinh ra thực sự vươn xa thành một điểm mốc lịch sử, liệu hình thái giá trị
của văn học mạng có thể trở thành “một phương thức thể hiện không phải che
giấu chân lí” mà Heidegger từng nói, một thuyết ngôn có hiệu quả và lắng nghe
tâm hồn có thể khiến nhân loại “an cư trên trái đất với vẻ đầy chất thơ” được
quyết định bởi sự lĩnh ngộ và mệnh danh đối với ba phương thức thể hiện thi,
tư, ngôn: ở cấp độ “thi”, cần phải xem nó có đủ để nói rõ cội nguồn thẩm mĩ mà
từ xưa đến nay nhân loại đã đặt ra và được văn học nối tiếp kế thừa hay không;
ở cấp độ “tư” xem nó có thể lợi dụng truyền thông số hóa để xây dựng lại chiều
sâu tinh thần cho văn học được hay không, làm rạng rỡ nội hàm văn hóa mà
nhân loại phú cho văn học; còn ở cấp độ “ngôn” thì phải xem nó có dùng các
phương tiện truyền thông kĩ thuật để đưa cho người khác, đồng thời dùng cái
biểu đạt của kí hiệu để nói về mình, giúp phương thức diễn ngôn nghệ thuật từ
sự rọi sáng lí tính quay về với mảnh đất văn học. Sự sắp đặt từ trước các triết
học nghệ thuật này đều cần có được sự thai nghén về giá trị và làm sáng tỏ về
mặt ý nghĩa trong hình thái thẩm mỹ của văn học mạng.

×