Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

đề tài môn địa lí giao thông - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CÁC ĐIỂM DU LICH TỪ BẮC TỚI NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.54 KB, 46 trang )

ĐỀ TÀI : VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CÁC ĐIỂM DU LICH TỪ
BẮC TỚI NAM
I,GIỚI THIỆU CHUNG
Việt Nam- địa chỉ tin cậy dành cho khách du lịch
1.Vị trí địa lý
- Tại sao Việt Nam lại thu hút hàng năm gần 4 triệu lượt du khách
nước ngoài. Một trong số các nguyên nhân có thể xác nhận đó là khí hậu
nhiệt đới gió mùa, đa dạng sinh học. Không thể không không kể đến
chiều dài miên man của bờ biển Việt Nam với biết bao bãi biển được ghi
nhận là có những vẻ đẹp nằm trong các bản xếp hạng thế giới. Phía Nam
của Việt Nam các bạn có thể thoải mái tắm quanh năm. Những cồn cát
trắng xoá và những bãi biển trong đến đáy ấm quanh năm là những lợi
thể không thể bỏ qua khi nhắc đến Việt Nam.
- Việt Nam còn thu hút bởi vô vàn di tích lịch sử, những tượng đài
tưởng nhớ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc. Qua đó cỏ thể
tường thuật lại toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc qua
gần 4000 năm.
- Những món ăn đậm chất Việt cũng là điều thu hút khách du lịch.
- Nhưng quan trọng nhất chính là con người, dân tộc Việt hiếu khách
và cần cù, đó chính là đặc trưng tiêu biểu khiến nhiều khách du lịch ấn
tượng.
2 . Chính trị
- Không thể phủ nhận được việc Việt Nam có một nền chính trị ổn
định là điều thu hút đặc biệt đối với du khách. Khi khách du lịch đến
một cuốc gia không nội chiến, không đấu tranh sắc tộc, không biểu tình
giữa các đảng phái thì quả thật Việt Nam đã ghi điểm rất lớn. Việc ổn
định về chính trị cũng khiến không chỉ ngàng du lịch phát triển mà tất cả
các công tác đối nội, đối ngoại và thông thương giữa Việt Nam và các
nước trên thế giới ngày càng phát triển hơn.
II.Việt Nam trong con mắt những du khách nước
ngoài


1, Hiểu biết chung về ngành du lịch
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành,
tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng
không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một
dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
2. Các loại hình du lịch
 Du lịch làm ăn,
 Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt,
 Du lịch nội quốc, quá biên,
 Du lịch tham quan trong thành phố,
 Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái),
 Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm.
 Du lịch hội thảo, triển lãm MICE.
 Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá.
 Du lịch bui, du lịch tự túc.
3.Đặc điểm và đặc thù của ngành du lịch
Có nhiều kiểu đi du lịch, một trong số đó có thể kể đến như du lịch
với mục đích nghỉ ngơi, thữ giãn; đi du lịch với mục đích học hỏi văn
hoá; du lịch về cội nguồn, thăm người thân; hay du lịch thể thao; du lịch
với mục đích kinh doanh; du lịch với mục đích chính trị … Người ta
thường xét đặc điểm du lịch theo các tiêu chí sau:
- Từ xuất xứ của khách du lịch
- Theo dạng đi du lịch: nhóm, theo tour …
- Theo độ tuổi
- Theo lịch trình, thời gian
- Theo phương tiện sử dụng để đi thăm quan
- Theo mùa

- Theo chương trình du lịch
- Theo cách thức di chuyển: đi bộ hay đi bằng phương tiện …
4. Những cảm nhận của khách du lịch về Việt Nam.
Ở đây có tập hợp 1 số lượng ý kiến của các khách du lịch, chủ yếu từ
Nga và các nước CNG. Đa số đều có sự hài lòng cũng như chưa thật sự
hài lòng về các mặt khác nhau. Với 1 số người họ không thích thăm
miền Bắc, chẳng hạn như chị Anastasia từ Uckraina nhận xét thì miền
Bắc như một làng quê, chẳng có gì đáng xem, nhưng chị lại đánh giá cao
các điểm du lịch miền Nam. Với anh Nikolai thì đến từ Nga thì đánh giá
cao khách sạn nơi mình ở, mặc dù chỉ 3* nhưng rất tiện nghi và phù hợp.
Đa số các ý kiến nghiêng về khen các điểm du lịch ở phía nam nước ta,
đặc biệt những bãi biển, khách sạn và phong cách phục vụ.
Kết luận
Việt Nam là đất nước nhiều tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng du lịch.
Được đánh giá cao trên các trang web đánh giá về du lịch, nhiều địa
danh được đánh giá rất cao. Bên cạnh những ưu điểm về mặt tự nhiên,
chúng ta không khỏi thấy rằng vẫn còn có những điểm yếu rõ nét, trong
đó chính là sự chưa chuyên nghiệp trong tất cả các khâu, còn có những
hiện tượng xấu do ý thức công cộng của người dân còn chưa tốt, hay
chính những hướng dẫn viên thiếu năng lực, thiếu trình độ thực tế, khiến
nhiều khách du lịch đến Việt Nam chỉ 1 lần và không quay lại lần thứ 2.
Trong bài nghiên cứu của tôi không thể phản ánh đầy đủ hiện trạng của
nền du lịch Việt Nam với khách nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch
đến từ khu vực CNG, nhưng tôi nghĩ qua bài làm của tôi mọi người có
thể tìm cho mình nhiều thông tin bổ ích và cùng với công cuộc phát triển
của đất nước, sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, cũng như cùng với
nền kinh tế thị trường, tiếng Nga sẽ ngày càng được phổ biến và vẻ đẹp
của Việt Nam sẽ tiếp tục được trải dài trải dài qua nhiều nước trên thế
giới.
III Tình hình phát triển du lịch Việt Nam

− Trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có sự tăng
trưởng nhanh liên tục: đạt 5.049.855 lượt (năm 2010), 6.014.032 lượt
(năm 2011) và 6.847.678 lượt (năm 2012). Bên cạnh đó, khách du lịch
nội địa cũng tăng nhanh chóng: trên 28 triệu lượt (năm 2010), 30 triệu
lượt (năm 2011) và 32,5 triệu lượt (năm 2012); khách du lịch ra nước
ngoài đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt.
− Tổng thu du lịch ngày càng cao, đạt 96 nghìn tỷ đồng (năm 2010), 130
nghìn tỷ đồng (năm 2011) và 160 nghìn tỷ đồng (năm 2012), chiếm tỷ
trọng hơn 5% trong GDP cả nước. Tuy nhiên, kết quả này chưa tương
xứng với tiềm năng; tỷ trọng khách du lịch thuần túy có mức chi tiêu cao
và khách nghỉ dưỡng còn thấp.
− Đầu tư du lịch ngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt là đầu tư trực tiếp
nước ngoài nhưng tầm cỡ quy mô còn manh mún, dàn trải, tự phát và
thiếu liên hoàn; kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư
nhưng vẫn thiếu tính đồng bộ và hiện đại; hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng vẫn chưa
hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi
bật; chất lượng nguồn nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực
tiễn ngày càng được nâng cao, tuy vậy vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ;
sản phẩm du lịch có đổi mới, đa dạng hơn nhưng vẫn còn thiếu tính độc
đáo, đặc sắc; thị trường du lịch từng bước được lựa chọn theo mục tiêu
nhưng công tác nghiên cứu thị trường chưa sâu; công tác xúc tiến, quảng
bá được triển khai khá nhiều cả trong và ngoài nước nhưng hiệu quả
chưa cao; việc khai thác tài nguyên không ngừng được mở rộng nhưng
do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và
bền vững; nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất định
nhưng vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.
IV Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong
việc phát triển du lịch

− Ngành du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch như: tình hình chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng; chính
sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và là đối tác tin
cậy của nhiều quốc gia trên thế giới; vị thế của đất nước trên trường
quốc tế không ngừng được nâng cao; tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc; khung pháp lý và các
chuẩn mực về du lịch từng bước được hình thành; lực lượng lao động trẻ
dồi dào; cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện; đời sống, thu nhập
và điều kiện làm việc của nhân dân được nâng cao, nhu cầu giao lưu văn
hóa ngày càng tăng…
− Cùng với những thuận lợi trên, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thị trường thế giới nhiều biến
động trong khi năng lực cạnh tranh của ngành du lịch còn yếu; nhận
thức, kiến thức quản lý và phát triển du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu;
cơ chế, chính sách quản lý còn bất cập; quy hoạch phát triển du lịch bị
tác động mạnh bởi các quy hoạch chuyên ngành; tài nguyên có nguy cơ
bị tàn phá, suy thoái nhanh và môi trường du lịch bị xâm hại; kết cấu hạ
tầng yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ; sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa
đặc sắc, trùng lặp và thiếu quy chuẩn; thiếu nguồn nhân lực chuyên
nghiệp và đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lực lượng quản lý tinh thông
và lao động trình độ cao; thời tiết khắc nghiệt; mức sống dân cư phần
đông còn thấp…
V, Quan điểm phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
− Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
− Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm,
trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và
hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
− Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du

lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
− Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm
an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
− Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước
đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và
yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng,
miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.
− Mục tiêu cơ bản:
1, Mục tiêu kinh tế
+ Năm 2015 thu hút 7 – 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế,
phục vụ 36 – 37 triệu lượt khách nội địa; đạt mức tăng trưởng khách
quốc tế 7,6%/năm và nội địa 5,7%/năm; tổng thu du lịch đạt 10 – 11 tỷ
USD, tăng trung bình 13,8%/năm; đóng góp 5,5 – 6% tổng GDP cả
nước, tăng trung bình đạt 13%/năm.
+ Năm 2020 thu hút 10 – 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ
47 – 48 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7,2%/năm,
nội địa là 5,3%/năm; tổng thu du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, tăng trung
bình 12%/năm; đóng góp 6,5 – 7% tổng GDP cả nước, tăng trung bình
11 – 11,5%.
+ Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 –
60 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6,5% và 4,6%/năm;
tổng thu du lịch đạt 27 tỷ USD.
+ Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 70 – 72 triệu
lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 3,7%; phấn đấu tổng
thu du lịch đạt gấp hơn 2 lần năm 2020.
+ Giai đoạn 2011 – 2015: tăng cường năng lực bộ máy quản lý;
đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản pháp
quy; xây dựng và triển khai các chiến lược thành phần; thực hiện quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, theo các vùng, các chuyên đề

và các khu du lịch; triển khai các chương trình, đề án ưu tiên; hình thành
và áp dụng các tiêu chuẩn, nhãn du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch
có trách nhiệm.
+ Giai đoạn 2016 – 2020: tổ chức đánh giá kế hoạch hành động
giai đoạn 2011 – 2015; điều chỉnh và tiếp tục triển khai nội dung nhiệm
vụ của giai đoạn trước và khởi động thực hiện các chương trình, đề án
mới trong giai đoạn 2016 – 2020.
+ Các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện: Ban Chỉ đạo
nhà nước về du lịch; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Hiệp hội du lịch và các hội nghề nghiệp; doanh
nghiệp du lịch và tổ chức, đơn vị liên quan.
Như vậy, để đạt được những mục tiêu và kế hoạch đã đề ra trong Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
ngành du lịch Việt Nam cần có sự vào cuộc, chung tay góp sức của tất
cả các cấp, các ngành liên quan nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước
2.Mục tiêu xã hội:
Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo,
cụ thể năm 2015 có 2,2 triệu lao động trong lĩnh vực du lịch (trong đó có
620 nghìn lao động trực tiếp), năm 2020 là trên 3 triệu lao động (trong
đó có 870 nghìn lao động trực tiếp). Phát triển du lịch còn nhằm bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam; phát triển thể chất, nâng cao
dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; tăng cường đoàn kết,
hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc.
3, Mục tiêu môi trường:
Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát
huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường; khẳng định môi trường
du lịch là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ

hưởng du lịch, thương hiệu du lịch; các dự án phát triển du lịch phải tuân
thủ theo quy định của pháp luật về môi trường.
VII, Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam
1 Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch:
- Ưu tiên phát triển mạnh các sản phẩm du lịch theo ưu thế nổi trội về
tài nguyên tự nhiên và văn hóa; mở rộng các loại hình du lịch mới (du
thuyền, caravan, MICE, du lịch giáo dục, du lịch dưỡng bệnh, du lịch
làm đẹp, du lịch ẩm thực); liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng, liên kết
theo loại hình chuyên đề, liên kết khu vực gắn với các hành lang kinh tế,
liên kết ngành hàng không, đường sắt, tàu biển tạo sản phẩm đa dạng;
phát triển sản phẩm du lịch theo đặc trưng 7 vùng lãnh thổ, bao gồm:
- Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ: du lịch văn hóa, sinh thái gắn với
tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: du lịch danh
lam thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, du lịch MICE.
- Vùng Bắc Trung bộ: tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên
nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử và
du lịch đường biên.
- Vùng duyên hải Nam Trung bộ: du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, tìm
hiểu các di sản văn hóa thế giới, văn hóa biển và ẩm thực biển.
- Vùng Tây Nguyên: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa.
- Vùng Đông Nam bộ: du lịch đô thị, du lịch MICE, du lịch văn hóa –
lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: du lịch sinh thái, khai thác các giá
trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du
lịch MICE.
2. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch
- Đảm bảo mạng lưới đường không, đường bộ, đường biển, đường sông,
tiếp cận thuận lợi đến mọi địa bàn có tiềm năng du lịch; nâng cấp, cải

tạo bến xe, bến tàu, cầu cảng đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ khách
du lịch; phát triển hệ thống dịch vụ công cộng, tiện nghi, hiện đại; đảo
bảm hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới
các khu, điểm du lịch; đầu tư, nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã
hội về văn hóa, y tế, giáo dục…; phát triển hệ thống khu, điểm du lịch,
cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch,
cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, hướng dẫn, phương tiện và cơ sở dịch
vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở phục vụ tham quan, nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác…
3, Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, tăng cường
đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch, kỹ năng nghề
du lịch; rà soát mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch; xây dựng và tổ chức
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch
phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền
trong cả nước; xây dựng chuẩn trường đào tạo du lịch, hoàn thiện các
chương trình đào tạo và khung đào tạo; nâng cao tỷ lệ đào tạo, tập trung
phát triển nguồn nhân lực bậc cao; tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế
về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.
4, Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, xây
dựng thương hiệu du lịch:
Phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán
để tập trung thu hút; ưu tiên thu hút phân đoạn khách du lịch có khả
năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần túy, lưu trú dài ngày; chuyên
nghiệp hóa, tập trung quy mô lớn cho hoạt động xúc tiến, quảng bá trên
cơ sở kết quả các nghiên cứu thị trường và gắn chặt với chiến lược sản
phẩm-thị trường; xây dựng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam trên
cơ sở phát triển các thương hiệu du lịch vùng, điểm đến, thương hiệu sản
phẩm du lịch, doanh nghiệp du lịch, các địa danh nổi tiếng…
Định hướng phát triển thị trường:

+ Thị trường nội địa: phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng tới
đối tượng khách nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, mua sắm, nghỉ cuối tuần.
+ Thị trường quốc tế: thu hút các thị trường khách quốc tế gần (Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan,
Úc); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu
(Pháp, Đức, Anh, Hà Lan), Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu
(Nga, Ukraina); mở rộng các thị trường mới (Trung Đông, Ấn Độ).
5, Nhóm giải pháp về đầu tư và chính sách phát triển du lịch:
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch, thương hiệu du lịch quốc gia và các thương hiệu du lịch quan
trọng, nguồn nhân lực du lịch, cơ sở đào tạo du lịch, các khu du lịch nghỉ
dưỡng và thể thao biển; tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch, đa dạng
hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù; bảo tồn, nâng cấp các di tích, di
sản…; rà soát, điều chỉnh bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy
định của Luật Du lịch và các luật liên quan; hỗ trợ và khuyến khích
doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du
lịch; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các địa bàn trọng
điểm du lịch, xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước, khuyến khích chất
lượng và hiệu quả du lịch, kích cầu du lịch nội địa…
6, Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế:
- Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức
quốc tế, hội nghề nghiệp du lịch toàn cầu; tăng cường năng lực các tổ
chức nghiên cứu và phát triển về du lịch; chủ động, tích cực triển khai
thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương
đã ký kết; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia là thị trường du lịch trọng
điểm của Việt Nam; chủ động xây dựng và đề xuất các dự án tài trợ từ
các nguồn vốn hợp tác quốc tế, từ các tổ chức quốc tế; đẩy nhanh
chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; mở rộng và phát huy triệt
để các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương…
7, Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về du lịch:

- Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung
ương đến địa phương; xây dựng năng lực tập trung cho cơ quan xúc tiến
du lịch quốc gia; phát huy và đổi mới về thực chất vai trò của Ban chỉ
đạo Nhà nước về du lịch, hiệp hội nghề nghiệp; quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch cả nước, các vùng và địa phương; nghiên cứu hình thành
các tổ chức phát triển du lịch vùng theo nguyên tắc tự nguyện; thúc đẩy
việc hình thành các tổng công ty du lịch có khả năng vươn ra quốc tế;
tăng cường xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành trong các lĩnh vực hoạt
động du lịch; hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng trong ngành du
lịch; Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp thống nhất quản lý, bảo hộ, tôn
vinh hệ thống chứng chỉ về chất lượng du lịch; tăng cường kiểm tra,
giám sát về chất lượng hoạt động du lịch; hỗ trợ và đầu tư từ ngân sách
cho các lĩnh vực then chốt tạo tiền đề cho phát triển du lịch; huy động
các nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước;
khai thác tối ưu nguồn lực về tài nguyên du lịch; phát huy các nguồn lực
tri thức khoa học công nghệ, lao động sáng tạo của các thành phần xã
hội; phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự tôn dân tộc; tăng cường
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch; thực
hiện nghiêm túc quy định về quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền; nâng
cao nhận thức xã hội về du lịch…
VIII , Một số điểm du lịch tiêu biểu của nước ra
Đô thị cổ Hội An - Di sản văn hoá thế giới
1. Giới thiệu chung
− Đô thị cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông
Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60km về phía Đông Bắc.
Từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành
trình thương mại Đông - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của
xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương
thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan
thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá.

− Khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di
tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu
mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ những con đường phố hẹp
chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố
phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh
sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở
Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo
tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.giữ một nền tảng văn hoá phi
vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong
tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá
đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ
mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản làm cho Hội
An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.
− Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh
thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà
cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội
quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô
thị cổ có hơn 1.100 di tích
− Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An
là di sản văn hoá thế giới.
2,Một số di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An
a, Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An
Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú,
Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến do
các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào
khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu
đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản,
thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.
Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng
ở giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong

mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của
Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của
những người bạn từ xa đến) - tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong
một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719. Trên sườn cầu có một ngôi
miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị phong ba, lũ
lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai
nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn
liền với truyền thuyết về con Cù - một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn
Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa
quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây
cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ
quái, giữ cho cuộc sống yên bình.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng
của Hội An.
b, Nhà cổ Quân Thắng (77 đường Trần Phú, Hội An)
− Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An
hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách
kiến trúc vùng Hoa Hạ - Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà
vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các
bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các
thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở
thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến
trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều
do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng - Hội An thực hiện
− Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di
sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.
c, Nhà cổ Tấn Ký (10 đường Nguyễn Thái Học, Hội An)
- Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà cổ Tấn Ký có kiểu
kiến trúc hình ống - đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất
chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi

để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất,
nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại
gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long,
hoa quả, bát bửu, dải lụa thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ
nhân.
- Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà cổ Tấn Ký đã được cấp bằng di
tích lịch sử - văn hoá quốc gia.
d, Nhà cổ Phùng Hưng (04 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An)
- Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu độc đáo
với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự
phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á
Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều
thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội
An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà cổ
Phùng Hưng không trạm trỗ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một
cách cố ý.
- Nhà cổ Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc
gia vào tháng 6 năm 1993
e, Hội quán Phúc Kiến (46 đường Trần Phú, Hội An)
- Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho
tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà Chúa phù hộ cho thương nhân vượt
sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua
nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc
Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện
mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các
hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài hội quán thể hiện
sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
- Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch),
Vía Lục Tánh (16 tháng 2 Âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 Âm
lịch) tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút

rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
- Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá
quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
f, Hội quán Triều Châu (157 đường Nguyễn Duy Hiệu, Hội An)
- Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845
để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện - vị thần giỏi chế ngự sóng gió
giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc
lợi.
- Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ
trạm gỗ chạm trổ tinh xảo cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng
gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
g , Hội quán Quảng Đông (17 đường Trần Phú, Hội An)
- Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm
1885. Thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau
năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
- Với nghệ thuật sử dụng hài hào các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu
chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ,
riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch),
vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình,
thu hút nhiều người tham gia.
h, Hội quán Ngũ Bang (64 đường Trần Phú, Hội An)
- Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay
Trung Hoa hội quán. Hội quán do các thương khách người Hoa gốc
Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào
năm 1741. Đây là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng
hương để giúp nhau làm ăn buôn bán. Hội quán Ngũ Bang mang đậm
phong cách kiến trúc Trung Hoa.
i, Chùa Ông (24 đường Trần Phú, Hội An)
- Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các
năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy

nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng
về trung - tín - tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu.
Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng
thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc
vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.
k, Quan âm Phật tự Minh Hương (số 7 đường Nguyễn Huệ, Hội An)
- Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ. Quan
âm Phật Hương có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu
giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ
nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ
Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ,
ngày rằm thường có rất nhiều người đến khẩn cầu.
l, Nhà thờ tộc Trần (số 21 đường Lê Lợi, Hội An)
- Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến
Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên
tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tạo
lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m
2
, có nhiều hạng mục: nhà thờ
tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở Đây
là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những
vấn đề trong dòng tộc.
- Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan
được nhiều du khách quan tâm.
2, Dịch vụ vận chuyển
a, Đường bộ: có thể di chuyển bằng
- Taxi:có nhiều hãng
+ Taxi Mai Linh tại Hội An. Điện thoại: 0510.3929292
+ Taxi Mai Linh tại Tam Kỳ. Điện thoại: 0510.3838383
+ Taxi Hội An tại Hội An. Điện thoại: 0510.3919919

+ Taxi Faifo tại Hội An. Điện thoại: 0510.3919191
- Xe buýt công cộng: Tại Quảng Nam hiện có nhiều tuyến xe buýt công
cộng nên khá thuận tiện cho du khách trong việc di chuyển. Những
tuyến xe buýt thông dụng nhất:
+ Tuyến Hội An - Đà Nẵng và ngược lại: với chiều dài 30 km, hành
trình 40 phút, mỗi ngày có nhiều chuyến xe phục vụ từ 5g30 đến 18g00
(mỗi 30 phút có 1 chuyến).
+ Tuyến Tam Kỳ - Đà Nẵng và ngược lại: với chiều dài 70 km, hành
trình 120 phút, mỗi ngày có nhiều chuyến xe phục vụ từ 5g30 đến 17g30
(mỗi 30 phút có 1 chuyến).
+ Tuyến Nam Phước - Đà Nẵng và ngược lại: với chiều dài 40 km,
hành trình 50 phút, mỗi ngày có nhiều chuyến xe phục vụ từ 5g30 đến
18g00.
- Open Tour: Hội An là một trong những điểm dừng chân của các
chuyến xe Open tour đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha
Trang, Đà Lạt Hàng ngày có nhiều chuyến xe xuất phát tại Hội An đi
đến các nơi trên do đó rất thuận lợi cho du khách trong việc di chuyển
bằng loại phương tiện này.
+ Địa chỉ một số đại lý hãng xe Open tour tại Hội An:
An Phú:Địa chỉ: 722 Hai Bà Trưng, thành phố Hội An
Sinh Cafe Địa chỉ: 587 Hai Bà Trưng, thành phố Hội An
Hạnh Cafe: Địa chỉ: 02 Thái Phiên, thành phố Hội An
Camel:Địa chỉ: 50 Phan Chu Trinh, thành phố Hội An
- Phương tiện xe xích lô: đây là phương tiện rất thuận tiện cho du khách
khi đi tham quan phố cổ Hội An và các điểm du lịch lân cận trong phạm
vi gần
-Phương tiện xe môtô, xe đạp: du khách có thể thuê xe môtô, xe đạp
ngay tại khách sạn nơi lưu trú hoặc các điểm dịch vụ cho thuê xe trên
các đường phố tại Hội An với mức giá khá rẻ để làm cuộc hành trình
ngắn đến các điểm tham quan quanh Hội An và cả khu di tích Mỹ Sơn

cũng như một số điểm du lịch lân cận khác trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi
b, Tàu hỏa
- Du khách từ các nơi đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đi các nơi
khác bằng phương tiện tàu lửa đều qua ga Đà Nẵng hoặc ga Tam Kỳ.
Du khách có thể đặt mua vé trực tiếp tại ga Tam Kỳ
c, Hàng không
- Hầu hết du khách từ các nơi đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đi
các nơi khác bằng phương tiện hàng không đều qua sân bay quốc tế Đà
Nẵng, một số đến từ Thành phố Hồ Chí Minh thì qua sân bay Chu Lai.
Với khoảng cách 30 km từ Hội An, 70 km từ Tam Kỳ đi sân bay Đà
Nẵng và 25 km từ Tam Kỳ, 80 km từ Hội An đi sân bay Chu Lai, du
khách sẽ dễ dàng lựa chọn những chuyến bay phù hợp với hành trình của
mình.
- Tại Hội An và Tam Kỳ hiện có nhiều điểm để du khách đặt chỗ và
mua vé các chuyến bay.
Tại Hội An, du khách có thể liên hệ với một số địa chỉ sau:
- Trung tâm Lữ hành Quốc tế Hội An
Địa chỉ: 10 Trần Hưng Đạo, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3910911
- Công ty TNHH An Phú
Địa chỉ: 722 Hai Bà Trưng, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3862643
- Công ty TNHH Thương mại Du lịch Lê Nguyễn
Địa chỉ: 10 Hải Thượng Lãn Ông, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3916218
Tại Tam Kỳ, du khách có thể liên hệ với một số địa chỉ sau:
- Văn phòng đại diện hãng hàng không Việt Nam Airlines
Địa chỉ: 06 Phan Bội Châu, thành phố Tam Kỳ
Điện thoại: 0510.3859858

d. Đường thủy
- Tại Quảng Nam, mạng lưới giao thông đường thuỷ đến các điểm du
lịch khá thuận tiện.
- Từ Hội An đến đảo Cù Lao Chàm, du khách có thể đi tàu cao tốc xuất
phát tại cảng Cửa Đại với hành trình khoảng 20 phút hoặc đi thuyền gỗ
xuất phát tại bến Bạch Đằng nằm ngay trong khu phố cổ với hành trình
khoảng 2 giờ đồng hồ.
- Từ Hội An muốn đi đến làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà,
làng dệt chiếu Bàn Thạch, khu du lịch sinh thái Thuận Tình, di tích
Rừng Dừa Bảy Mẫu hoặc khu di tích Mỹ Sơn và các điểm du lịch dọc
tuyến sông Thu Bồn, sông Trường Giang bằng đường thuỷ, du khách
nên chọn thuê những chiếc thuyền nhỏ với sức chứa khoảng 20 người
trở lại vì loại phương tiện này sẽ dễ dàng hoạt động trong những tuyến
sông khô cạn vào mùa hè
 Một số công ty, xí nghiệp vận tải thủy ở hội an :
- Công ty Cổ phần Thương mại - Đầu tư Cù Lao Chàm
Địa chỉ: Đường Cửa Đại, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3927373
- HTX Vận tải Thuỷ bộ Hội An
Địa chỉ: 03 Hoàng Diệu, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3861240
- Xí nghiệp vận tải Sông Hội
Địa chỉ: Phường Cửa Đại, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3861332
- Công ty TNHH Thương mại Du lịch Lê Nguyễn
Địa chỉ: 10 Hải Thượng Lãn Ông, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3916218
- Văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An
Địa chỉ: 05 Hoàng Diệu, thành phố Hội An
Điện thoại: 0510.3861159

 Theo thống kê du lịch Hội An
 Tổng lượt khách tham quan tháng 3 năm 2013 đạt 85.232 lượt.
Trong đó:
+ Khách quốc tế đạt 59.786 lượt.
+ Khách nội địa đạt 25.446 lượt
− Khách do cơ cở lưu trú phục vụ đạt: 175.125 ngày khách.
Trong đó:
+ Khách quốc tế đạt 144.589 ngày khách.
+ Khách nội địa đạt 30.536 ngày khách.
Doanh thu: 155.961 triệu đồng.
 Tổng lượt khách tham quan tháng 6 năm 2013 đạt 101.490 lượt.
Trong đó:
+ Khách quốc tế đạt 50.589 lượt.
+ Khách nội địa đạt 49.901 lượt.
- Khách do cơ cở lưu trú phục vụ đạt: 175.407 ngày khách.
Trong đó:
+ Khách quốc tế đạt 90.776 ngày khách.
+ Khách nội địa đạt 84.631 ngày khách.
- Doanh thu: 138.230 triệu đồng.
VỊNH HẠ LONG
 Giới thiệu chung
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần bờ tây
vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm
Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo
Cát Bà, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới
hạn trong các tọa độ từ 1060 58’ - 1070 22’ kinh độ Đông và 200 45’ -
200 50’ vĩ độ bắc, với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn
nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.
Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở
hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía

tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi
kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận
động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình
Caxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc
nhất vô nhị trên thế giới. Trong một diện tích không lớn, hàng ngàn đảo
đá với muôn hình, dáng vẻ khác nhau như những viên ngọc bích long
lanh được đính lên chiếc khăn voan xanh biếc của nàng thiếu nữ. Vùng
tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang
động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long,
bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long
 .Địa hình
− Vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ,
trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo của vịnh Hạ Long
có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính
là vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam
(thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu
năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và
nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh
Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long.
− Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2
bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía
tây), hồ ba đầm (phía nam), đảo cống tây (phía đông) vùng kế bên là khu
vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp
hạng năm 1962.
3) Môi trường và khí hậu
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ
rệt: mùa hạ nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 27-29 °C và mùa đông khô
lạnh với nhiệt độ 16-18 °C, nhiệt độ trung bình năm dao động trong
khoảng 15-25 °C. Lượng mưa trên vịnh Hạ Long vào khoảng từ
2.000mm–2.200mm . Hệ thủy triều tại vịnh Hạ Long rất đặc trưng với

mức triều cường vào khoảng 3,5-4m/ngày. Độ mặn trong nước biển trên
vùng Vịnh dao động từ 31 đến 34.5MT vào mùa khô nhưng vào mùa
mưa, mức này có thể thấp hơn. Mực nước biển trong vùng Vịnh khá cạn,
có độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và các đảo đều không lưu giữ nước
bề mặt.
4) Dân số
− Trong số 1.969 đảo của Hạ Long hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là có
dân sinh sống, những đảo này có qui mô từ vài chục đến hàng
ngàn hecta tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam vịnh Hạ Long.
Mấy chục năm gần đây, nhiều vạn chài sống trôi nổi trên mặt nước, bắt
đầu lên một số đảo định cư biến những đảo hoang sơ trở thành trù phú
như đảo Sa Tô (thành phố Hạ Long), đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân
Đồn).
− Dân số trên vịnh Hạ Long hiện nay khoảng 1.540 người, tập trung chủ
yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng
Thắng,thành phố Hạ Long). Cư dân vùng Vịnh phần lớn sống
trên thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai
tạo các giống thủy sản, hải sản. Ngày nay đời sống của cư dân Vịnh Hạ
Long đã phát triển do kinh doanh dịch vụ du lịch.

5) Tiềm năng du lịch
Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia các hoạt động
nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả
dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí. Hiện nay, khách đến vịnh
Hạ Long chủ yếu tham quan ngắm cảnh, tắm biển và bơi thuyền. Các
loại hình du lịch du thuyền tại vịnh Hạ Long bao gồm tham quan Vịnh
ban ngày, đi tour buổi chiều ngắm hoàng hôn trên Vịnh, du thuyền đêm
để ngắm cảnh Vịnh về đêm kết hợp với câu cá mực, thậm chí có thể tự
chèo thuyền để khám phá Vịnh. Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ
mở thêm nhiều tuyến điểm tham quan và tăng thêm nhiều loại hình du

lịch khác. Dự kiến đến năm 2010, Quảng Ninh sẽ là một trong những
điểm du lịch lớn nhất cả nước.
Năm 1996, vịnh Hạ Long đón 236 lượt khách, thì năm 2003 vịnh Hạ
Long đón tới 1.306.919 lượt khách. Năm 2005, lượng khách đến vùng
Vịnh ước đạt 1,5 đến 1,8 triệu.
6)Tiềm năng thủy hải sản
Vùng biển Quảng Ninh nói chung và vùng biển vịnh Hạ Long nói
riêng chứa đựng nhiều hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học, trữ lượng
hải sản lớn. Vùng Vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải
sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn,
nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và
đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm,bào ngư, trai ngọc các loại.
7)Tiềm năng cảng biển và giao thông thủy
Bên đặc điểm là vịnh kín ít chịu tác động của sóng gió, vịnh Hạ
Long cũng có hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và cửa sông ít bị bồi
lắng. Điều kiện thuận lợi này cho phép xây dựng hệ thống giao thông
cảng biển lớn bên cạnh cảng nước sâu Cái Lân (Hạ Long) và Cửa
Ông (Cẩm Phả). Ngoài ra, Quảng Ninh còn có một hệ thống cảng phụ
trợ như: Mũi Chùa, Vạn Gia, Nam Cầu Trắng. Mục tiêu đến năm 2010
sẽ xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân với 7 cầu cảng, công suất hơn 14
triệu tấn cho phép tiếp nhận tàu trọng tải trên 5 vạn tấn.
8) Đa dạng sinh học
Vịnh Hạ Long là nơi tập trung đa dạng sinh học với 2 hệ sinh
thái điển hình là "hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới"
và "hệ sinh thái biển và ven bờ". Trong mỗi hệ lớn nói trên lại có nhiều
dạng sinh thái.
a) Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở vịnh Hạ Long
rất đặc trưng, phong phú với tổng số loài thực vật sống trên các đảo
khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao

gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc
trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá.
Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát
hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích
nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới
có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím (Chirieta
halongensis), cọ Hạ Long (Livisona halongensis), khổ cử đại
nhung (Chirieta hiepii), móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ
nữ hoa vàng . Một số tài liệu khác mở rộng danh sách thực vật đặc hữu
của Hạ Long lên 14 loại, bao gồm cả những loại đã được người Pháp
khám phá và đặt tên gắn với địa danh từ trước như sung Hạ Long, nhài
Hạ Long, sóng bè Hạ Long, giềng Hạ Long v.v
Theo thống kê, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở
vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long có 477 loài mộc lan, 12 loài dương
xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật người ta cũng thống kê
được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú. Ở vùng
này còn có loại khỉ thân nhỏ, hiện được nuôi theo phương pháp đặc biệt
tại đảo Khỉ.
b)Hệ sinh thái biển và ven bờ
Hệ sinh thái biển và ven bờ của vịnh Hạ Long bao gồm trong đó "hệ
sinh thái đất ướt" và "hệ sinh thái biển"
]
với những điểm đặc thù:
Hệ sinh thái đất ngập nước:
• Sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn trên Vịnh: bao gồm 20
loài thực vật ngập mặn; là nơi sống cho 169 loài giun nhiều tơ, 91
loài rong biển, 200 loàichim, 10 loài bò sát và 6 loài khác.
• Dạng sinh thái đáy cứng, rạn san hô: tập trung ở Hang Trai, Cống
Đỏ, Vạn Giò, có 232 loài san hô đã được tìm thấy. Rặng sinh thái đáy
cứng, san hô là nơi sinh cư của 81 loài chân bụng, 130 loài hai mảnh

vỏ, 55 loài giun nhiều tơ, 57 loài cua.
• Dạng sinh thái hang động và tùng, áng: dạng sinh thái này tại vịnh
Hạ Long rất tiêu biểu và hiếm nơi có được. Đặc biệt khu vực Tùng
Ngón là nơi cư trú của 65 loài san hô, 40 loài động vật đáy, 18 loài
rong biển. Tại đây cũng có 4 loài sinh vật quý hiếm được ghi
trong sách đỏ Việt Nam.
• Dạng sinh thái đáy mềm: đây là dạng sinh thái của quần xã cỏ
biển với 5 loài, là nơi sống của 140 loài rong biển, 3 loài giun nhiều
tơ, 29 loài nhuyễn thể, 9 loài giáp xác.
• Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: sinh vật sống
trên vùng triều đặc trưng là động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun
biển có giá trị dinh dưỡng cao như sá sùng, hải sâm, sò, ngao v.v
Hệ sinh thái biển:
• Thực vật phù du: ở vịnh Hạ Long có 185 loài.
• Động vật phù du: vùng Hạ Long-Cát Bà có 140 loài động vật phù
du sinh sống.

×