Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Skkn giải pháp hình thành ý tưởng nghiên cứu khoa học cho học sinh thpt tham gia cuộc thi khkt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.49 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CHO HỌC SINH THPT THAM GIA CUỘC THI
KHOA HỌC KỸ THUẬT

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

1

skkn


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CHO HỌC SINH THPT THAM GIA CUỘC THI
KHOA HỌC KỸ THUẬT

Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Hường
Chức vụ: TTCM
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

2


skkn


BÁO CÁO SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
Tên đề tài: “Giải pháp hình thành ý tưởng nghiên cứu khoa học cho học
sinh THPT tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật”.
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp
Ngày nay, ở các trường phổ thông đang tập trung vào đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho người học thì nghiên nghiên cứu
khoa học được xem là một hướng khả thi, khi học sinh nghiên cứu khoa học các em
có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều cách thức
phong phú, đa dạng. Cũng qua nghiên cứu khoa học, học sinh mở rộng vốn kiến
thức cũng như vốn kỹ năng mềm của bản thân; là cơ hội để áp dụng những kiến
thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, đa số
nhà trường, giáo viên và học sinh hiện nay chưa nhận thức được tầm quan trọng của
nghiên cứu khoa học, do đó, chưa thực sự có sự hứng thú, say mê, đầu tư đúng mức
vào hoạt động này. Mặt khác, nghiên cứu khoa học là một năng lực người học cần
có để tự học, tự giải quyết các vấn đề và học tập nâng cao.
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI nhấn mạnh việc cần thiết chuyền từ dạy
học tiếp cận nội dung kiến thức sang dạy học tiếp cận năng lực: “Phát triển giáo dục
và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Năng lực nghiên cứu
khoa học nằm trong hệ thống các năng lực cần hình thành cho học sinh trung học
phổ thông [1].

1


skkn


Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT đã được tổ chức hàng
năm từ cấp Trường, cấp Tỉnh và cấp quốc gia đã được tổ chức từ nhiều năm qua.
Cuộc thi đã hình thành được phong trào nghiên cứu khoa học trong
học sinh cấp THCS và THPT ở các địa phương từ đó khơi dậy lịng đam mê
khoa học và khả năng nghiên cứu cho học sinh. Những đề tài có phát hiện mới, giải
quyết được các vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn có giá trị của học sinh
chúng ta đã tham gia kỳ thi quốc tế và mang lại nhiều giải thưởng cao và có giá trị.
Để có một đề tài nghiên cứu có chất lượng, người nghiên cứu trước hết phải
có ý tưởng mới và độc đáo, sau đó là xác định phương thức tiếp cận phù hợp để
giải quyết vấn đề đặt ra, tiến hành các điều tra khảo sát, tiến hành thực nghiệm để
thu thập số liệu, giải thích và biện luận các kết quả thu được. Cuối cùng các vấn đề
nói trên được tổng kết bằng một báo cáo khoa học hoặc các bài báo công bố trên
các tạp chí hay hội nghị khoa học.
Tuy nhiên, một trong những bước quan trọng để có một đề tài là đi tìm ý
tưởng nghiên cứu, nêu giả thuyết nghiên cứu và xem xét tính khả thi của vấn đề
nêu ra. Có thể nói tìm ý tưởng là một trong những tiền đề quan trọng và khó khăn
đối với những người làm cơng tác nghiên cứu nói chung chứ khơng riêng gì các
học sinh THPT của chúng ta hiện nay. Hình thành một ý tưởng hay và xem xét tính
khả thi để thực hiện ý tưởng đó có thể nói đã đạt được một phần quan trọng của
một đề tài khoa học. Đây là một trong những khó khăn mà học sinh và các thầy cô
giáo hướng dẫn khoa học cho các em thường gặp ban đầu. Khơng vượt qua được
khó khăn này thì khơng có vấn đề để nghiên cứu và vì vậy khơng thể có đề tài để
tham gia các cuộc thi hay nói rộng hơn là khơng xác định hướng nghiên cứu cho sự
nghiệp khoa học của mình.
Đề tài sáng kiến, giải pháp trình bày trong báo cáo này là những kinh
nghiệm đúc rút trong những năm tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa
2


skkn


học và bước đầu đúc kết với mong muốn được trao đổi, học hỏi từ các ý kiến đóng
góp của các đồng nghiệp và những người làm công tác nghiên cứu đặc biệt là
công tác hướng dẫn nghiên cứu cho học sinh THPT. Vấn đề nêu ra ở đây đã được
nhiều người nói đến, nhưng trình bày một cách hệ thống và cơ đọng thành những
ý tưởng chính thì hầu như chưa thấy được đề cập.
1.2. Phạm ví áp dụng đề tài, sang kiến, giải pháp
Đề tài chỉ nhằm giải quyết một nội dung trong vấn đề nghiên cứu khoa học
trong học sinh là cách hình thành ý tưởng của một đề tài nghiên cứu khoa học với
mong muốn giúp học sinh trong hoạt động nghiên cứu và phần nào đó giúp cho
các thầy cơ giáo hướng dẫn cho học sinh khi phụ trách công việc này ở các trường
THPT.

3

skkn


2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
- Từ khi phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh được Bộ GD và ĐT
phát động đến nay số lượng đơn vị (cấp Sở GD và ĐT) tham gia ở cuộc thi quốc
gia ngày càng đông, số lượng đề tài tuy đã được chọn lựa nhưng cũng có đến hàng
trăm mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng có giải thường là rất ít và số đề tài độc đáo và
mang nhiều ý tưởng mới không nhiều. Riêng ở Sở GD và ĐT Quảng Bình trong
hai năm vừa qua: Năm học 2017-2018 số lượng đăng ký sơ bộ là hơn 120 sản
phẩm, số sản phẩm được chọn để trưng bày tại cuộc thi là 88 sản phẩm và số sản

phẩm đạt giải là 65, trong đó có hai giải nhất, 5 giải nhì, 22 giải ba và 36 giải
khuyến khích; năm học 2018 – 2019 số lượng đăng ký sơ bộ là 112 sản phẩm, số
được chọn để trưng bày tại cuộc thi là 75 sản phẩm và số giải là 68, trong đó có 4
giải nhất, 6 giải nhì, 28 giải ba và 30 giải khuyến khích.
Đa số các đề tài tham dự đều gặp khó khăn là khơng có ý tưởng mới hoặc
có ý tưởng nhưng khơng biết cách tiếp cận để giải quyết vấn đề hoặc giải quyết vấn
đề chưa thấu đáo. Một số trường do khơng có ý tưởng nên khơng có đề tài tham
dự hoặc có ý tưởng nhưng khơng có điều kiện để thực hiện ý tưởng.
- Việc tìm ý tưởng mới khơng xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trong
cuộc sống hàng ngày, thường nghĩ đến những vấn đề lớn hoặc quá lớn nên có thể
đã có người khác giải quyết rồi hoặc bản thân học sinh không đủ khả năng hoặc
điều kiện để thực hiện.
- Mặc dù không phổ biến nhưng đây đó vẫn cịn tư tưởng nghiên cứu để đối
phó hoặc tham gia cho có phong trào mà khơng nghĩ làm công tác khoa học là
công tác nghiêm túc và trên hết là phải mang tính trung thực và một niềm đam mê
thực sự. Để giải quyết một vấn đề nào đó có khi phải trăn trở rất nhiều và phải bỏ

4

skkn


khá nhiều trí tuệ và thời gian cũng như cơng sức và thậm chí là tốn kém mới mong
mang lại thành quả.
Khi có được ý tưởng của một đề tài tốt sẽ kích thích lịng đam mê từ đó
người nghiên cứu sẽ suy nghĩ và tìm mọi cách để giải quyết bằng được giả thuyết
mà vấn đề nêu ra. Tóm lại vấn đề đầu tiên là phải hình thành cho được ý tưởng
nghiên cứu mà chúng ta thường hay gọi là hướng nghiên cứu của một người nào đó
và người đó sẽ theo hướng đó trong nhiều năm.
2.2. Các giải pháp

2.2.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học có nghĩa là “Áp dụng các phương pháp khoa học để
điều tra các mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, hoặc để giải quyết một vấn
đề sức khỏe hay kỹ thuật.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm, “nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự
vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và
phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động
của con người. Theo tác giả Trần Thị Thanh Xn, “nghiên cứu khoa học là hoạt
động tìm tịi, triển khai cách giải quyết để đạt mục đích và mục tiêu nghiên cứu”
[2].
Theo Phạm Thị Anh Lê: Nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng các ý
tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mơ
tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan[6].
Tóm lại, người có năng lực nghiên cứu khoa học là người có khả năng xác
định được vấn đề nghiên cứu, đưa ra được dự đoán, thiết kế và thực hiện được kế
hoạch nghiên cứu và rút ra được các kết luận về vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình
phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông với kiến
5

skkn


thức còn hạn chế, dưới sự dẫn dắt và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn việc xây dựng
các kỹ năng cần có người nghiên cứu khoa học được đặt lên hàng đầu, từ đó sẽ dần
hình thành nên thái độ của nhà khoa học tương lai.
2.2.2. Các giải pháp hình thành ý tưởng nghiên cứu khoa học
- Ý tưởng phải xuất phát từ thực tiễn của địa phương: Trong cuộc
sống hàng ngày của bản thân chúng ta, của những người xung quanh và của xã hội
vẫn còn gặp những vấn đề thực tế địi hỏi phải có những nghiên cứu để giải quyết.
Ở đây chúng tôi xin nêu những kinh nghiệm của bản thân khi làm công tác nghiên

cứu và khi tham gia hướng dẫn cho học sinh việc nghiên cứu:
Một số xã, phường ở vùng hạ lưu Sông Gianh – Ba Đồn, trong đó có phường
Quảng Phúc nơi có nhiều hộ dân làm nghề khai thác cá biển, sản lượng thu được
hàng năm tương đối lớn và là nguồn thu nhập chính cho gia đình và đóng góp cho
sự phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác và cung cấp
nguồn hải sản tươi sống vẫn có một lượng lớn hải sản hư hỏng nếu khơng có cách
xử lý sẽ ảnh hưởng đến mơi trường hoặc sử dụng làm thức ăn cho gia súc gia cầm
khơng mấy hiệu quả. Từ thực tế đó chúng tôi đã suy nghĩ sử dụng một loại vi sinh
vật có khả năng phân hủy phế phẩm hải sản làm phân bón cho cây trồng. Việc làm
này giải quyết được hai mục đích là giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường đồng thời sử
dụng cho việc trồng rau sạch bằng phân bón hữu cơ từ ngun liệu nói trên.
Một ví dụ khác cũng xuất phát từ thực tiễn của địa phương là vấn đề bảo quản
các loại ngũ cốc như lúa, đậu, vừng… Trong điều kiện khí hậu của miền Trung và
trong điều kiện khơng có phương tiện bảo quản hạt giống làm hạt giống các loại
ngũ cốc nói trên chóng bị hư hỏng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào bảo quản được một
thời gian lâu để có thể gieo trồng khi cần thiết. Chúng tôi đã hướng dẫn cho học
sinh xử lý vỏ bọc các hạt ngũ cốc bằng chế phẩm chitosan. Kết quả là đã bảo quản
được lâu hơn và tỷ lệ hạt nảy mầm cao hơn hạt không bảo quản.
6

skkn


Hạ lưu Sơng Gianh là một vùng đất có nhiều rừng ngập mặn ven sơng nơi có
nhiều lồi sinh vật sinh sống trong đó có lồi Sá sùng là một lồi động vật có giá trị
về mặt dược liệu và thực phẩm. Nhưng hàng năm đã bị khai thác với số lượng lớn.
Điều này đã làm giảm đáng kể nguồn tài nguyên này và đã ảnh hưởng đến hệ sinh
thái rừng ngập mặn. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, mật độ
và sự biến động mật độ và số lượng các loài Sá sùng ở vùng rừng ngập mặn hạ lưu
Sơng Gianh góp phần đánh giá nguyên nhân suy giảm nguồn lợi và đề xuất các giải

pháp bảo tồn nhóm động vật này.
Các đề tài nói trên đều xuất phát từ thực trạng địa phương để hình thành ý
tưởng và tiến hành nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu tuy chưa mang lại hiệu
quả mong muốn nhưng vấn đề chúng tôi muốn nêu ở đây là nguồn gốc để có các ý
tưởng nghiên cứu cho các đề tài. Một trong những nội dung quan trọng trong các
nghiên cứu khoa học.
- Điểm mới của ý tưởng nghiên cứu: Để có một số nội dung mới trong vấn
đề nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải tra cứu các tài liệu có liên quan để
xem người ta đã thực hiện đến đâu. Nếu khơng mới hồn tồn thì ít nhất cũng mới
đối với địa phương, mới trong cách tiếp cận, mới trong đối tượng nghiên cứu thậm
chí chỉ một vài điểm mà người đi trước chưa giải quyết được.
- Tiếp xúc với các chuyên gia và các nhóm nghiên cứu: Trong thời đại ngày
nay khi lượng thông tin là vô cùng phong phú, một người làm nghiên cứu sẽ không
thể tiếp cận được một cách đầy đủ. Điều đó địi hỏi phải có những trao đổi học hỏi
ở các chuyên gia, thảo luận với các nhóm nghiên cứu để hình thành các ý tưởng
nghiên cứu.
- Tận dụng cơ sở nghiên cứu để tiến nhành các thí nghiệm và phân tích kết
quả: Các cơ sở nghiên cứu hiện nay tuy nhiều nhưng khơng phải cơ sở nào cũng
có đầy đủ các thiết bị và điều kiện nghiên cứu. Mặt khác có thể có những đề tài
nghiên cứu mang tính chất liên ngành cần có các thiết bị chuyên dụng hoặc các
7

skkn


chuyên gia chuyên đi sâu một vấn đề nào đó mới giải quyết được. Vì vậy khi có ý
tưởng nghiên cứu cần có sự tư vấn hỗ trợ để đánh giá tính khả thi của vấn đề
nghiên cứu.

8


skkn


3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến giải pháp
Khi nêu những vấn đề nói trên người viết chỉ có mong muốn duy nhất là
trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và chỉ dừng lại ở mức xác lập các
ý tưởng nghiên cứu nhằm giải quyết thực trạng khó khăn trong việc tìm đề tài
nghiên cứu cho học sinh hiện nay. Nhiều thầy cô giáo của chúng ta có thể có nhiều
cách riêng của mình và học sinh chúng ta qua các kỳ thi cũng cho thấy một tiềm
năng nghiên cứu đáng chú ý. Nếu chúng ta biết cách khơi dậy khả năng và lòng
đam mê khoa của học sinh thì chúng ta sẽ có được những đề tài tốt. Đối với học
sinh, chúng ta khơng địi hỏi các em phải có những đề tài hay những kết quả
nghiên cứu mang lại hiệu quả ngay mà theo tôi trước hết cần hun đúc ở các em tính
trung thực, lịng say mê và biết cách giải quyết vấn đề và có được một số kỹ năng
nghiên cứu cơ bản làm hành trang cho việc khởi nghiệp sau này. Chúng ta mong
các em sẽ là các nhà khoa học trong tương lai hơn là những kết quả và những giải
thưởng đạt được trong hiện tại.
3.2. Kiến nghị đề xuất
Hàng năm nên tổ chức các kỳ thi về ý tưởng nghiên cứu ở các trường phổ
thông để phát huy sự sáng tạo của học sinh thông qua tổ chức hoạt động ngoại
khóa. Nên có các hội đồng đánh giá các ý tưởng dựa trên tiêu chí: tính mới, tính
thực tiễn và tính khả thi. Sau đó dưới sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hướng dẫn,
các trường có đầu tư trọng điểm và chỉ chọn lựa dự thi cấp Tỉnh một số đề tài có
kết quả sau quá trình nghiên cứu. Điều này sẽ giảm số lượng các đề tài khơng có
chất lượng, tiết kiệm thời gian cơng sức cho các kỳ thi và tránh được tính đối phó
với các kỳ thi mà đây đó cịn gặp trong các cuộc thi vừa qua.

9


skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện hội nghị Trung ương 8 khóa XI, NXB
chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Vũ Cao Đàm (2012). Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Giáo dục Việt Nam
3. Lê Huy Bá (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB giáo dục.
4. Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung
Ninh, Trần Thị Thanh Thúy và cộng sự (2016). Dạy học tích hợp phát triển
năng lực học sinh, Quyển 1 Khoa học tự nhiên. NXB Đại học Sư phạm.
5. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình
thành và phát triển năng lực người học. NXB Đại học Sư phạm.
6. Phạm Thị Anh Lê (2013), Bài giảng nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và
công nghệ, Hà Nội.

10

skkn


MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài. ..............................................................................................1
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài.......................................................................................3
2. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................4
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu...........................................................4
2.2. Các giải pháp…………………....................................................................5

2.2.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học……….……………………………………5
2.2.2. Các giải pháp hình thành ý tưởng nghiên cứu khoa học...........................6
3. PHẦN KẾT LUẬN…….......................................................................................9
3.1. Ý nghĩa của đề tài……………………………………………….…..............9
3.2. Kiến nghị đề xuất...............................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................10

Quảng Bình, ngày 20 tháng 1 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.

skkn



×