Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.1 KB, 44 trang )

“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta ngày càng phát triển và đang trên đà hội nhập với các nước
khác trên thế giới, đòi hỏi người lao động ở mọi lĩnh vực phải không ngừng
học hỏi, trau dồi tri thức đủ rộng, đủ sâu, có tầm nhìn xa mang tính chiến lược
để đáp ứng sự đổi thay và phát triển của đất nước. Đảng ta luôn khẳng định:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, coi con người là mục tiêu và động lực của sự
phát triển. Chính vì vậy, mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo là phải
đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo và chủ
động trong các cơng việc mình đảm nhiệm. Để đạt được mục tiêu này, ngành
giáo dục quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo của nước ta đã có
những bước tiến đáng kể. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực học tập của học sinh đã được giáo viên tiểu học quan tâm và
thực hiện có hiệu.Trong chương trình giảng dạy ở tiểu học, môn Tiếng Việt
bao gồm các phân môn khác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả,
Luyện từ và câu, Kể chuyện, trong đó Tập làm văn đóng một vai trị rất quan
trọng góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng
Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Thơng qua việc dạy tiếng
Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp cho học sinh những
kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt
Nam và của nước ngồi. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình u tiếng Việt và
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã chủ nghĩa.
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng
Việt. Đó là phân mơn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các
phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hồn thiện
chúng. Phân mơn tập làm văn cịn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh
văn bản (nói và viết). Do đó, phân mơn Tập làm văn đã góp phần thực hiện


hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học
sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quả trình lĩnh hội các
tri thức khoa học.
Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng các em
khơng mấy hứng thú khi học Tập làm văn thậm chí có những em “ sợ” học.
Các em rất thụ động thường dựa dẫm, ỉ lại vào các bài văn mẫu, có khi cịn
sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ
1/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
của em không phong phú mà thường đi theo lối mòn sáo rỗng, tẻ nhạt. Với
mỗi giáo viên, khi dạy phân môn này thường cũng chỉ chú ý đến quy trình
giảng dạy, cấu tạo của từng kiểu bài văn; để giúp cho học sản sinh ra văn bản
nói và viết quả là việc làm khó. Tuy nhiên chính cái khó cũng là cái thơi thúc
người giáo viên mong mỏi đạt được.
Vì vậy tơi ln trăn trở và suy nghĩ: Làm thế nào để học sinh u thích
mơn Tập làm văn? Làm thế nào để giúp cho học sinh viết được bài văn đúng
với cách nghĩ, cách cảm của mình, có những nét mới, nét riêng? Đó cũng
chính là lí do tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn
miêu tả cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 5
viết những bài văn miêu tả hay, chân thật, giàu cảm xúc góp phần bồi dưỡng
tình yêu Tiếng Việt; phát triển tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân
cách cho học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học Tập làm văn ở tiểu học

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học
sinh lớp 5.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đưa ra được các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học
sinh lớp 5 một cách hợp lý thì chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt cho học
sinh trường tiểu học sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu Cơ sở lí luận của việc dạy học phân mơn Tập làm văn, cụ thể là
loại văn miêu tả cho học sinh tiểu học.
- Nghiên cứu thực trạng của việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh
lớp 5.
- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
- Đối tượng điều tra và thực nghiệm: giáo viên và học sinh khối 5 của
trường

2/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2014 – 2015, bắt đầu từ tháng 9 năm 2014
và kết thúc vào tháng 5 năm 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu giáo trình, các tài liệu
sách báo, phân tích- tổng hợp thơng tin để rút ra các kết luận khoa học cần
thiết.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát sư phạm
+ Phương pháp điều tra Anket
+ Phương pháp thực hành – đánh giá kết quả.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Nhóm phương pháp thử nghiệm sư phạm
Qua nghiên cứu lí luận, thực trạng và đề ra Một số biện pháp rèn kĩ
năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5, đề tài tiến hành thử nghiệm và rút
ra kết luận về hiệu quả của các phương pháp trên qua một số tiết dạy cụ thể
trong trường.

3/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG
VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
Phân môn Tập làm văn giúp học sinh mở rộng vốn sống, rèn luyện tư
duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học
sinh .
Nội dung các bài Tập làm văn gắn với chủ điểm các bài Tập đọc. Q
trình hướng dẫn học sinh phân tích đề, quan sát, tìm ý, nói – viết đoạn văn,
bài văn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo
các chủ điểm đang học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát

đối tượng, tìm lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận ….sẽ góp phần phát
triển năng lực phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng
của học sinh được rèn luyện và phát triển nhờ các biện pháp so sánh, nhân
hóa…khi miêu tả. Học sinh tiếp cận vẻ đẹp của con người và thiên nhiên qua
các bài văn, đoạn văn điển hình làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên
nhiên, với con người và sự việc xung quanh nảy nở, tâm hồn của học sinh
thêm phong phú. Từ đó hình thành và phát triển nhân cách con người Việt
Nam.
1.1.2 Cơ sở tâm lý học
Một bài văn hay, có giá trị khơng phải chỉ ở chỗ trình bày mạch lạc, dễ
hiểu, mà cái quan trọng hơn đó là sức truyền cảm. Sự truyền cảm đó có được
là do tính chân thực, tính nhân bản, cao hơn nữa là cái chất văn, hơi văn. Để
học sinh viết được một bài văn hay, cần rèn luyện cho các em có được năng
lực quan sát ( nhận biết nét đặc trưng riêng của sự vật, hiện tượng…), năng
lực cảm thụ, năng lực thu thập thông tin (tài liệu), năng lực tưởng tượng – liên
tưởng, năng lực phân tích tổng hợp, năng lực linh cảm và các khả năng biểu
đạt, bố cục, tạo lập phong cách.
Có năng lực làm văn tốt, học sinh càng hứng thú làm văn và có sự sáng
tạo; từ đó, các em thêm u q Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt
4/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
1.1.3 Định hướng đổi mới khi dạy phân môn Tập làm văn ở Tiểu học
Phân mơn Tập làm văn có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc trang
bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn. Nó góp phần cùng các mơn học
khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gic, tư duy trừu tượng; bồi dưỡng

tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn góp
phần phát triển khả năng phân tích, phân loại của học sinh. Tư duy hình
tượng của học sinh được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân
hóa… khi miêu tả. Học các tiết Tập làm văn , học sinh có điều kiện tiếp xúc
với vẻ đẹp con người, thiên nhiên qua các đoạn văn, bài văn điển hình. Khi
quan sát đối tượng miêu tả, học sinh càng thêm yêu quý những cảnh vật, con
người xung quanh từ đó có ý thức, trách nhiệm với thiên nhiên,với mơi
trường, bạn bè, người thân, … Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
1.2. Nội dung dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5
1.2.1. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 5
- Trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn.
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộngvốn sống, rèn luyện tư duy lơgích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành
nhân cách cho học sinh.

5/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
1.2.2. Cấu trúc chương trình của phân mơn Tập làm văn lớp 5
Loại văn bản

Học kì 1

Học kì 2

(số tiết)


(số tiết)

Kể chuyện (ơn tập)

Cả năm

03

03

Miêu tả:


Miêu tả đồ vật (ôn tập)

04

04



Miêu tả cây cối (ôn tập)

03

03



Miêu tả con vật (ôn tập)


03

03



Miêu tả cảnh

14

04

18



Miêu tả người

08

07

15

Các loại văn bản khác:


Báo cáo thống kê


02

02



Đơn

03

03



Thuyết trình, tranh luận

02

02



Biên bản

03

03




Chương trình hoạt động

03

03



Chuyển đoạn văn thành kịch

03

03

30

62

Tổng cộng số tiết

32

Như vậy đối với chương trình Tập làm văn lớp 5 , văn miêu tả chiếm hơn
2/3 thời lượng học tập (tổng số 42 tiết trên 62 tiết)
1.3 Vai trò của việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5
- Rèn luyện những kĩ năng cơ bản: kĩ năng quan sát, kĩ năng sử dụng các
giác quan một cách tinh tế, nhạy cảm để tiếp nhận tri thức phong phú từ cuộc
sống.
- Biết quan sát để rút ra những đặc điểm của đối tượng được miêu tả, từ đó
biết lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng miêu tả để tả với cảm

xúc tự nhiên.
- Rèn luyện kĩ năng lập dàn bài, phát triển ý thành câu văn, đoạn văn, bài
văn.
6/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
- Giáo dục tình cảm thẩm mĩ, sự phát triển ngôn ngữ cho học sinh đồng thời
giúp các em nắm chắc cấu tạo bài văn miêu tả.Từ đó, các em có điều kiện
phát triển tư duy trừu tượng và tình cảm - góp phần hình thành nhân cách tốt
đẹp cho các em.
- Tạo điều kiện cho việc học văn ở các bậc học tiếp theo.
Tiểu kết chương 1
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy
học Tiếng Việt ở Tiểu học. Tập làm văn cịn là mơn học độc lập, nó có hệ
thống lý thuyết riêng nhằm xây dựng các thể loại văn chương với từng kiểu
bài cụ thể, ở từng kiểu bài đó lại địi hỏi phải rèn luyện để có được những kỹ
năng cần thiết. Chính vì vậy, giáo viên phải là người khơi nguồn “dòng chảy
văn học” cho học sinh để các em phát triển tốt về mặt trí tuệ, tâm hồn và năng
lực sáng tạo nhằm nâng cao hứng thú viết văn, đặc biệt là những bài văn miêu
tả.

7/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG VIÊT VĂN MIÊU TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 5
2.1 Thực trạng của việc dạy kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Hiện nay, trong mơn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói
riêng, các thầy cơ giáo rất quan tâm tới việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng
viết văn cho học sinh. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thầy cô giáo
cũng được các cấp quản lý chuyên môn chỉ đạo sát sao các văn bản hướng
dẫn, tiết chuyên đề... Vì vậy kết quả bài Tập làm văn của học sinh có nhiều
tiến bộ rõ rệt.
Giáo viên dạy Tập làm văn theo quy trình đã thống nhất :
+ Đối với loại bài dạy lí thuyết : Giới thiệu bài ; hình thành khái niệm
(phân tích ngữ liệu, ghi nhớ kiến thức) ; củng cố, dăn dò.
+ Đối với loại bài thực hành : Giới thiệu bài; hướng dẫn thực hành; củng
cố, dăn dò.
Tuy nhiên, nhìn lại việc dạy – học làm văn nói chung, việc dạy – học
văn miêu tả nói riêng ở khối 5, tôi thấy một số tồn tại sau:
- Giáo viên thường sử dụng phương pháp : thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
mà ít chú trọng tới các phương pháp khác như dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề hoặc thảo luận, khám phá… Điều này làm tiết học trở nên nặng nề,
thiếu hấp dẫn với học sinh.
- Trong quá trình dạy học, có những giáo viên đã làm cho học sinh phụ
thuộc vào văn mẫu. Chính vì vậy khơng rèn được kĩ năng sử dụng ngơn ngữ
để diễn tả hình ảnh, cảm xúc đồng thời làm thui chột khả năng sáng tạo của
các em.

8/ 44

skkn



“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”

2.2 Thực trạng về viết văn miêu tả của học sinh lớp 5
Qua khảo sát thực tế, tôi thấy nhiều em chưa hiểu thế nào là văn miêu
tả nên trong khi hành văn còn nhầm lẫn sang văn kể, hay liệt kê đặc điểm của
đối tượng miêu tả một cách sơ sài; chưa biết sử dụng biện pháp nghệ thuật
nhân hoá, so sánh và chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn.
Do vốn sống, điều kiện tiếp xúc với đối tượng miêu tả hạn chế, nhiều em
thường bắt chước các câu, đoạn văn mẫu nên bài làm của nhiều học sinh có
những câu văn, đoạn văn giống nhau. Thậm chí có những bài văn sắp xếp ý
một cách lôn xộn; câu văn không chau chuốt, mà lủng củng, khơng có hình
ảnh.
Từ thực trạng trên, tơi nhận thấy cần xây dựng nội dung kiến thức và
mức độ yêu cầu về kỹ năng viết văn miêu tả phù hợp với từng đối tượng học
sinh và luôn tuân thủ nguyên tắc dạy học: từ lý thuyết đến thực hành, từ dễ
đến khó, từ cái chưa biết đến biết rồi, đến thành thạo… Đây là vấn đề cốt lõi
tôi luôn chú trọng trong từng biện pháp mà tôi đưa ra.
Tiểu kết chương 2
Với thực tế trên, tôi nhận thấy nhiều học sinh miêu tả hời hợt, chung
chung; câu văn sáo rỗng không có một sắc thái riêng biệt của đối tượng được
miêu tả. Với cách làm ấy các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, khơng
quan sát và khơng có cảm xúc gì về đối tượng được miêu tả. Một bài văn
miêu tả như vậy đọc lên thấy nhợt nhạt, mờ mờ. Ngun nhân chủ yếu vì các
em khơng biết cách quan sát hoặc không biết cách hồi tưởng lại những hình
ảnh quan sát của mình, vì vậy bài văn không hấp dẫn người đọc. Bài văn nào
cũng là sự thể hiện các trạng thái tình cảm của học sinh. Chỉ có những tình
cảm trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên mới tạo ra những đoạn văn, bài văn đáng
yêu. Muốn có bài làm văn miêu tả hay, các em cần bồi dưỡng tâm hồn giàu

cảm xúc với vốn từ, vốn kiến thức văn học phong phú.

9/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 5
3.1 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5
3.1.1 Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả để tìm ý cho bài văn
Việc đầu tiên học sinh cần làm được khi viết một bài văn miêu tả đó là
phải quan sát thực tế đối tượng miêu tả. Quan sát đối tượng miêu tả là tìm ra
đặc điểm riêng biệt của đối tượng để đưa vào bài viết của mình một cách chân
thực và sinh động; là sử dụng các giác quan để tìm ra đặc điểm riêng biệt của
từng đồ vật, con vật, cây cối,cảnh vật… và bỏ qua những đặc điểm chung của
sự vật. Quan sát để miêu tả cịn thể hiện tính sáng tạo của mỗi cá nhân học
sinh như nhà văn Phạm Hổ đã nhận định: “Miêu tả một em bé hoặc một chú
mèo, một cái cây, một dịng sơng mà ai cũng miêu tả giống nhau thì khơng ai
thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả,người viết phải tìm ra cái
mới cái riêng”.
Văn miêu tả ở lớp 5 chủ yếu là tiếp nối của chương trình lớp 4 nhưng
lại khơng có giờ quan sát riêng nên trong một số giờ Hướng dẫn học tôi đã
chủ động hướng dẫn cho học sinh phương pháp quan sát. Khi các em quan sát
được đặc điểm của các đối tượng miêu tả tức là các em đã tìm được ngun
liệu cho bài văn. Vì vậy, tơi chú trọng giúp các em:
3.1.2 Học tập cách quan sát của các nhà văn

Các nhà văn thường phải quan sát tỉ mỉ, chi tiết rất nhiều trong cuộc
sống và chủ động trong quá trình quan sát để tìm kiếm, chọn lọc từ hằng hà sa
số những sự vật, sự việc tiêu biểu điển hình mới có thể miêu tả đúng, hay về
đối tượng được quan sát. Khi quan sát, họ không chỉ dùng thị giác mà dùng cả
các giác quan cịn lại như Nancy Farmer có viết: “ Hãy nhìn xung quanh…
Cảm nhận làn gió,ngửi khí trời. Lắng nghe tiếng chim và ngắm nhìn bầu trời.
Hãy cho tơi biết những gì đang diễn ra ngồi kia.” Tơi hiểu rằng: Nếu học
sinh biết học tập cách quan sát của các nhà văn, các em sẽ trau dồi được kĩ
năng quan sát của mình. Vì vậy, qua những bài văn “ Cây gạo ngồi bến
sơng” , “ Chiếc áo của Ba”, … (Tiếng Việt 5),tôi giúp học sinh thấy được kỹ
năng quan sát tài tình và cách sử dụng từ ngữ để ghi lại những đặc điểm của
sự vật của các nhà văn. Các em nhận biết được cách quan sát sự vật, tìm ra
trình tự quan sát, lựa chọn chi tiết để miêu tả: cây gạo, hoa gạo, màu sắc của
hoa… hay những đường may trên áo, hàng khuy đơm…mà các tác giả đã sử
10/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
dụng. Từ đó, học sinh ý thức được sự cần thiết, tác dụng và tầm quan trọng
của việc quan sát trước khi viết bài văn miêu tả.
Ví dụ: Khi dạy kiểu bài tả người, tơi cho học sinh tìm hiểu kĩ cách quan
sát bà của nhà văn Mác-xim Go-rki qua bài “Bà tôi” (Tiếng Việt 5 - tập 1)
- Trọng tâm: Quan sát hình dáng, tính tình của người bà (cử chỉ, hành
động chỉ là nền)
- Nét đặc sắc nổi bật của người bà mà tác giả đã quan sát và thấy được:
+ Mái tóc: Đen, dày kỳ lạ, phủ kín cả hai vai xõa xuống ngực, xuống
đầu gối (nét riêng của bà ít thấy ở người già).
+ Khi bà chải tóc: Một tay khẽ nâng, đưa một cách khó khăn chiếc lược

thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày (cử chỉ của người bà chậm chạp,khó khăn
nhưng biểu lộ tính cẩn thận của bà).
+ Giọng nói: Đặc biệt trầm bổng, cảm thấy như tiếng chuông đồng (nét
riêng dặc biệt của bà).
+ Khi mỉm cười: Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh dịu hiền khó
tả (vừa có nét chung của, vùa có nét hiền từ riêng của bà).
+ Đôi má: Da ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn (tuổi già) nhưng vẫn gợi
nét đẹp riêng (hình như vẫn cịn tươi trẻ).
+ Tấm lưng tuy hơi còng nhưng bà đi lại vẫn nhanh nhẹn…
Tác giả đã mang cả tình yêu thương sâu sắc của mình vào trong q
trình quan sát về người bà đáng kính và miêu tả bà như một bà tiên có những
nét riêng biệt bởi: Lời nói, nụ cười dịu dàng như đóa hoa đầy nhựa sống của
bà đã khắc sâu trong trí nhớ của tác giả khó có gì so sánh nổi.
Bên cạnh đó, để quan sát tốt đối tượng miêu tả, tôi đã hướng dẫn học
sinh biết cách lựa chọn trình tự quan sát.
3.1.3 Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát đối tượng miêu tả
a) Lựa chọn trình tự và sử dụng các giác quan khi quan sát:
Muốn sắp xếp ý để miêu tả một đối tượng có logic thì việc lựa chọn
trình tự quan sát là rất quan trọng. Tùy từng đối tượng miêu tả mà chọn trình
tự quan sát cho phù hợp. Tôi hướng dẫn học sinh quan sát theo các trình tự:
- Trình tự khơng gian: Quan sát toàn bộ đến quan sát bộ phận; quan sát
từ trên xuống dưới,từ ngoài vào trong (hoặc ngược lại).
- Trình tự thời gian: Quan sát từ sang đến tối; từ lúc bắt đầu, đến khi kết
thúc…
11/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”

- Trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc
nhanh hơn thì quan sát trước (hứng thú hay khó chịu, u hay ghét…)
- Kết hợp các trình tự quan sát để phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo
trong quá trình quan sát.
Để quan sát được đối tượng miêu tả một cách toàn diện, cần hướng dẫn
học sinh sử dụng nhiều giác quan khi quan sát như:
- Quan sát bằng mắt (thị giác) để nhận ra màu sắc, hình thể sự vật.
- Quan sát bằng tai (thính giác) để nhận ra âm thanh, nhịp điệu gợi cảm
xúc.
- Quan sát bằng mũi (khứu giác) để nhận ra những mùi vị tác động đến
cảm xúc, tình cảm.
- Quan sát bằng vị giác, xúc giác; bằng cảm nhận…
Muốn học sinh trở thành người chủ động lựa chọn trình tự quan sát hay
sử dụng giác quan nào để quan sát, người giáo viên phải giúp các em xác định
được yêu cầu quan sát của bài văn, phải tìm những nét riêng tiêu biểu của đối
tượng quan sát; không cần dàn đủ sự việc mà phải tìm ra trọng tâm quan sát
thường là nét chính nêu bật nội dung của đoạn văn, bài văn. Có như vậy bài
văn mới tránh khỏi sự dàn trải, nhạt nhẽo, lan man, xa đề. Sau khi học sinh
biết lựa chọn trình tự và giác quan để quan sát, giáo viên cần:
b) Tổ chức cho học sinh quan sát
Tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là một công việc
thuộc về nguyên tắc khi dạy học văn miêu tả.Trên cơ sở sự thu nhập trực tiếp
các nhận xét, ấn tượng cảm xúc của mình, học sinh bắt tay vào làm bài. Khi
quan sát học sinh huy động vốn sống, khả năng về văn miêu tả được hình
thành một cách tự giác chủ yếu qua con đường thực hành.
Tuỳ theo đề bài, giáo viên tổ chức cho các em quan sát ngay tại địa
điểm có đối tượng cần tả. Nếu không thể tổ chức quan sát được thì giáo viên
tổ chức hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng trước khi đến lớp và ghi chép
lại những điều quan sát được. Tôi đặt ra yêu cầu :
- Học sinh phải tự làm việc, tự quan sát và ghi chép là chính.

- Giáo viên có thể nêu câu hỏi chung cho cả lớp, có những câu hỏi gợi
mở để học sinh trả lời miệng hoặc giáo viên chỉ cần gợi ý với một học sinh để
em đó thực hiện.
- Trước khi quan sát, học sinh phải xây dựng kế hoạch cho việc quan
sát, đó chính là việc trả lời các câu hỏi như:
12/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
+ Thể loại của bài văn là gì ?
+ Kiểu bài văn là gì ?
+ Trọng tâm miêu tả là cảnh (vật, con vật, con người…) nào ?
+ Quan sát cảnh (vật, con vật, con người…) đó vào lúc nào ?
+ Quan sát theo thứ tự nào ?
+ Quan sát bằng những giác quan nào ?
+ Khi quan sát nhìn thấy những hình ảnh gì, nghe thấy âm thanh gì, có
cảm xúc như thế nào ?
+ Có nhận xét gì qua những quan sát đó ?
- Giáo viên cần giành thời gian tối đa cho hoạt động quan sát của học
sinh. Để có vị trí thích hợp khi quan sát, các em có thể ngồi yên một chỗ,
hoặc dịch chuyển vị trí, các em có thể thảo luận nhóm để tìm ý. Giáo viên có
thể hướng dẫn, gợi ý các em để các em phát hiện ra những nét đặc sắc của bầu
trời, cây cối, cảnh vật…
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh quan sát để tả một cây cổ thụ
Tôi hỏi học sinh: Con định tả cây cổ thụ nào? Vì sao con lại tả cây đó?
Với đề bài này, hầu hết học sinh lớp tơi chọn tả cây đa vì cây rất gần gũi,
quen thuộc và có nhiều kỉ niệm với các em.Tơi cùng học sinh:
+ Xác định đối tượng mẫu để quan sát : Cây đa đầu làng.

+ Tôi đưa học sinh đến bên cây đa để quan sát,và yêu cầu:


Học sinh tự chọn vị trí quan sát.



Sờ tay vào lớp vỏ để cảm nhận độ xù xì của vỏ cây.



Vịng tay nhau ôm lấy thân cây để thấy độ rộng của thân cây.

Ngước nhìn để ước lượng chiều cao; ngắm nhìn tán cây, những
chiếc lá rời cành chao nghiêng theo chiều gió…




Ngửi mùi hăng của vỏ cây, nghe gió thổi trong vòm lá.

Nhớ lại những kỉ niệm lúc đi học về cùng các bạn chơi đùa dưới
bóng mát của cây…


* Quan sát đến đâu thì ghi chép lại đến đấy, sau đó báo cáo q trình
quan sát và bổ sung thêm các chi tiết để sử dụng trong phần tìm ý lập
dàn bài và hoàn chỉnh bài viết.
- Quan trọng hơn cả là giáo viên cần tạo hứng thú và cảm xúc cho học
sinh khi quan sát vì khi đó các em mới bộc lộ được cảm xúc của bản thân

13/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
trước đối tượng quan sát. Có cảm xúc, hứng thú học sinh mới dễ dàng tìm từ,
chọn ý giúp cho việc diễn tả sinh động và hấp dẫn.
Nhờ quan sát tốt, em Phương Linh đã miêu tả cảnh dịng sơng trong
đêm trăng đầy cảm xúc và thơ mộng: “….Trăng hiện lên sáng ngời, tròn vành
vạnh. Ánh trăng chiếu xuống, lơ lửng trên những ngọn cây, loang lổ trên
những ngôi nhà cao thấp mọc san sát nhau và soi bóng xuống dịng sơng u
dấu. Nhận được ánh sáng kì diệu của trăng, mặt sơng lung linh như được dát
vàng. Những anh chị gió mát lộng tinh nghịch chạy ngang qua làm mặt nước
laoxao, lấp loáng với ánh sáng dìu dịu của trăng. Tơi nhớ mãi hình ảnh thơ
mộng hữu tình ấy của dịng sơng q hương – “dịng sơng bạc” lấp lánh dịu
hiền như người mẹ đang vỗ về, ôm ấp làng tôi vào giấc ngủ êm đềm.”
3.1.4 Làm giàu vốn từ, tích lũy vốn kiến thức văn học cho học sinh
Thế giới quanh ta rất phong phú, đa dạng và không ngừng biến đổi.
Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh, một người nếu bản thân người
ấy thiếu vốn từ, vốn sống. Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho
các em có được nhiều từ gợi tả để có thể dùng trong miêu tả.
a) Hướng dẫn học sinh tìm và tích lũy từ ngữ miêu tả.
Muốn viết được một bài văn thì yếu tố quan trọng là sử dụng từ ngữ
đúng. Học sinh phải sử dụng từ sao cho sát nghĩa và mang tính gợi tả, gợi
cảm nhằm viết được những câu văn hay.Vì vậy khi dạy văn miêu tả cho học
sinh việc hướng dẫn học sinh sử dụng từ đúng và hay là mục tiêu tôi luôn coi
trọng. Tôi chú ý tăng cường rèn luyện cho các em biết cách tìm và lựa chọn từ
ngữ thơng qua các dạng bài tập được tiến hành trong các giờ Hướng dẫn học.
Tôi đưa ra yêu cầu của bài để học sinh tự suy nghĩ nhằm phát huy tính

tích cực chủ động của mỗi cá nhân. Sau đó tơi tổng hợp vốn từ của tất cả học
sinh trong lớp, bài của các em lần lượt được gắn lên bảng. Trên cơ sở bài của
mình và của bạn các em được học hỏi và phát huy tính sáng tạo trong việc tìm
từ ngữ khi miêu tả. Qua đó các em sẽ chọn lọc, tổng hợp được một lượng từ
tương đối lớn để sử dụng khi viết bài văn của mình cho phù hợp.
Ví dụ1: Hãy tìm từ ngữ để miêu tả các đặc điểm sau của một cây cổ
thụ:
- Rễ cây: ........
- Thân cây: ......
- Cành lá: ........
- Hoa, quả: ......
14/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
- Hoạt động của chim chóc, ong bướm: ....
- Hoạt động của con người: ....
- Một số từ ngữ tìm được của học sinh:
+ Rễ cây: gồ ghề, loằn ngoằn, gồ lên, như con rắn, to như bắp đùi, rễ
to, rễ nhỏ, như cái ghế ngồi, như con trăn, .....
+ Thân cây: sần sùi, bạc phếch, ôm không xuể, thân to, nhiều mấu, lồi
lõm, mốc meo, ....
+ Cành lá: sum suê, um tùm, rậm rạp, khẳng khiu, gầy guộc, xanh
mướt, xanh mát, xanh ngắt, ngả màu vàng, lá vàng, lá già, ...
+ Hoa, quả: ngọt, màu tím thẫm, chua, chát, như viên bi, hoa tím giống
hoa sim, như quả xoan, ...
+ Hoạt động của con người: nghỉ chân, vui đùa, gặp gỡ, điểm hẹn, đuổi
bắt, chia sẻ, ...

Ví dụ 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ gợi tả
- Mái tóc: vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, hoe vàng, cháy nắng, óng ả, rễ
tre, xoăn tít….
- Khn mặt: bầu bĩnh, vng chữ điền, trái xoan, khắc khổ…
-

Nước da: trắng trẻo, trắng hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm…

-

Dáng người: nhỏ nhắn, gầy gò, đẫy đà, to khỏe, cao cao…

-

Nụ cười: khanh khách, chúm chím, ha hả, toe tt…

Ngồi việc giúp học sinh tích lũy vốn từ bằng các hình thức như: quan
sát thực tế, quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách - truyện, tơi cịn giúp học
sinh tích lũy vốn từ thông qua việc học tập các phân môn Tiếng Việt hoặc
những mơn học khác mơn học khác.
Ví dụ 3: Dạy Luyện từ và câu bài “Từ đồng nghĩa”, giáo viên gợi ý cho
học sinh tìm các từ gợi tả (là từ láy) đồng nghĩa như : Bao la, mênh mông, bát
ngát, nho nhỏ, đủng đỉnh, lung linh, mượt mà, đẫy đà, cứng cáp, thướt tha,
mơn mởn, cuồn cuộn, nhanh nhẹn, nũng nịu…
Các bài tập trên phù hợp với mọi đối tượng học sinh, tháo gỡ những
lúng túng cho các em có vốn từ chưa phong phú. Song song với việc giúp học
sinh tìm từ, tơi tiếp tục hướng dẫn các em biết cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi
cảm.
b) Hướng dẫn học sinh phát hiện từ ngữ gợi tả, gợi cảm:


15/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
Muốn bài văn miêu tả được hay, sinh động và làm người đọc dễ xúc
cảm thì việc sử dựng từ ngữ sao cho gợi tả, gợi cảm là rất cần thiết và quan
trọng. Bài văn miêu tả có từ ngữ hay, gợi tả, gợi cảm chính là tạo được “hồn“
cho bài văn. Từ ngữ miêu tả sát thực giàu biểu cảm sẽ giúp các em miêu tả sự
vật chân thực, sống động và dễ gây cảm xúc cho người đọc.
Tôi thường sử dụng dạng bài tập yêu cầu học sinh phát hiện từ ngữ
gợi tả, gợi cảm trong các đoạn văn của một số nhà văn hoặc của học sinh năm
trước.
Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập về tả cây cối (Tiếng Việt 5 – tập 2). Trong
tiết Hướng dẫn học ngày hôm trước, tôi sử dụng bài tập sau:
Đọc bài văn sau ( thảo luận nhóm đơi) và ghi lại những từ ngữ trong
bài em cho là có giá trị gợi tả, gợi cảm:
Bài: Mùa bàng chín
Thu chạm vào buồng lá, rũa dần màu xanh. Nhũng chiếc lá bàng cứ đỏ
dần lên theo nhịp bước heo may. Thấp thống trong vịm lá những chùm hoa
quả chín vàng, căng mọng, mùi thơm ngịn ngọt, ngai ngái kích thích nơi đầu
lưỡi khiến ai đã một lần nếm thử không thể nào quên.
Mùa xuân, những búp bàng cựa mình chui ra khỏi nhánh cây khơ
gầy,khẳng khiu sau cả mùa đơng dài ấp ủ dịng nhựa nóng. Cái màu xanh
mượt mà, cái sức sống quyết liệt đã mở một điều gì đó cịn rất mơ hồ trong
tơi. (Tiếng Việt nâng cao, trang 166)
- Học sinh đã thảo luận rất sôi nổi và ghi lại được những từ gợi tả, gợi
cảm như: chạm, buồng lá, nhịp bước heo may, căng mọng, ngịn ngọt,
ngai ngái, cựa mình, dịng nhựa nóng, mượt mà, quyết liệt, ...

Bài: Cây gạo ngồi bến sông (Tiếng Việt 5 – Tập 2)
- Những từ ngữ gợi tả, gợi cảm học sinh đã ghi lại: đỏ ngút trời, xù xì,
gai góc, mốc meo, xanh mởn, non tươi, dập dờn, đám lửa nhỏ, hừng
hực cháy, lạ kỳ, ...
Qua các bài tập trên, các em đã phát hiện và tích lũy được một số lượng
từ tương đối lớn - làm giàu vốn kiến thức văn học - để ghi vào sổ tay Tiếng
Việt của mình. Từ đó khơi gợi ở các em óc quan sát, trí tưởng tượng và khả
năng sử dụng từ ngữ khi miêu tả; điều đó sẽ giúp các em có lịng u thích và
viết được những bài văn miêu tả hay, giàu cảm xúc.
c) Giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp trong một đoạn văn, đoạn thơ

16/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
Để tích lũy vốn kiến thức văn học cho học sinh, tơi cịn hướng dẫn các
em tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn ( tiến
hành qua nhiều tiết học). Cảm nhận được cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình
thành những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là
văn miêu tả.
Để hướng dẫn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn văn, tơi
hướng dẫn học sinh hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu hỏi
xoay quanh nội dung đoạn văn,các em thường đặt ra các câu hỏi như:
+ Đoạn văn miêu tả đặc điểm gì của cảnh vật (đồ vật, con vật, nhân
vật…)?
+ Đoạn văn có những từ láy nào gợi tả?
+ Đoạn văn có những hình ảnh so sánh nào?
+ Nêu suy nghĩ của bản thân sau khi đọc đoạn văn? …

Với thói quen suy nghĩ, tự đặt câu hỏi và ghi lại câu trả như trên, nhiều
học sinh lớp tôi đã có năng lực cảm thụ văn học rất tốt. Đây chính là tiền đề
để các em viết được bài văn miêu tả hay, giàu cảm xúc:
3.1.5 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và viết câu văn gợi tả gợi cảm
a) Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Như chúng ta đã biết, lập dàn ý là xây dựng phần sườn cho bài văn
trước khi viết thành một bài văn hoàn chỉnh với nội dung sinh động. Tuy học
sinh đã biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả ở lớp 4 nhưng việc lập dàn ý cho
bài văn miêu tả ở lớp 5 lại không thể bỏ qua. Việc làm này rất quan trọng vì
nó giúp bài văn chặt chẽ về bố cục; các câu văn, đoạn văn có sự liên kết theo
một trình tự hợp lý, khoa học.
Đối với mỗi kiểu bài của văn miêu tả, tôi luôn gợi ý cho học sinh để từ
đó các em có thể xây dựng được dàn bài chi tiết.
Ví dụ 1: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng( buổi trưa, buổi chiều)
trong vườn cây, (trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương
rẫy).
- Tôi gợi ý và hướng dẫn học sinh như sau:
Bước 1: Xác định yêu cầu của bài
Bước 2: Phân tích đề, lựa chọn đối tượng để tả.
+ Bài văn thuộc thể loại gì ?
+ Kiểu bài văn ?
17/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
+ Đối tượng của bài ?
+ Trọng tâm của bài ?
+ Muốn làm tốt bài cần quan tâm những gì ?

Bước 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý từ những điều quan sát được theo bố
cục ba phần:
-

Mở bài: Em tả cảnh gì? Ở đâu? Vào thời gian nào? Lý do em chọn
cảnh vật để tả là gì?

- Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
+ Tả theo thời gian
+ Tả theo trình tự từng bộ phận
-

Kết bài: Nêu cảm nghĩ và nhận xét của em về cảnh vật.

(Giáo viên nhắc học sinh tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật,
phong cảnh thiên nhiên. Hoạt động của con người, chim muông làm cho
cảnh vật thêm đẹp và sinh động).
Bước 4: Làm mẫu bài tập
*Buổi sáng trong công viên.
- Mở bài: Giới thiệu khái quát: Sáng chủ nhật em được mẹ cho đi chơi
công viên, cảnh tượng đây thật hấp dẫn.
- Thân bài: Tả bộ phận của cảnh vật
+ Ngay từ phía cổng vào đã tấp nập người.
+ Làn gió nhè nhẹ mơn man mái tóc em.
+ Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
+ Những hạt sương đêm cịn đọng trên cành cây, kẽ lá.
+ Chim chóc nơ đùa hót líu lo.
+ Những chiếc thuyền đạp nước lặng im như đàn thiên nga đang nằm ngủ.
+ Các cụ già đi tập thể dục đã về.
+ Tiếng nhạc vang lên từ các khu vui chơi.

+ Tiếng trẻ em nô đùa chạy theo người lớn.
- Kết bài: Em rất thích đi cơng viên vào buổi sáng, khơng khí ở đây rất mát
và trong lành.
* Buổi chiều trên cánh đồng.

18/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
- Mở bài: Con đường đi học của em uốn quanh làng, men theo đồng
lúa.Mỗi chiều đi học về em thả hồn mình trước cánh đồng lúa mênh mơng.
- Thân bài: Tả theo trình tự thời gian
+ Ông mặt trời lững thững đạp xe qua ngọn tre.
+ Những tia nắng vàng nhạt dần.
+ Cánh đồng là một màu vàng.
+Những đợt sóng lúa nhấp nhơ theo làn gió.
+ Dọc hai bên bờ sơng là hàng bạch đàn cao vút, soi bóng xuống mặt
nước trong veo.
+ Những chú chim chiền chiện lúc bay lúc xà xuống ruộng lúa.
+ Chim cu gáy bay về từng đàn.
+Trên bờ ruộng mấy bác nơng dân đang trị chuyện, tay nâng bông lúa
vàng trĩu hạt. Gương mặt ai cũng tràn trề niềm vui, chờ đợi một vụ bội thu.
+ Xa xa, mấy bạn nhỏ đang trên đường đi học về.
-

Kết bài: Trời nhá nhem tối, em về nhà trong tâm trạng vui vui. Em ước
sao khoảnh khắc hồng hơn cịn ở mãi trên cánh đồng để ai cũng nhìn
thấy một màu vàng của no ấm.


Từ những gợi ý về cách lập dàn ý đã nêu trên, đối với tất cả các bài văn
miêu tả trong chương trình, học sinh lớp tơi đã lập được dàn ý tùy thộc vào
khả năng văn học của từng em.
Ví dụ 2: Lập dàn ý tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa rất sâu sắc
đối với em (chuẩn bị trong tiết Hướng dẫn học).
Dàn ý của em Mạnh Cường (chỉ là các gạch đầu dòng ngắn gọn)
- Mở bài: Đầu năm học mẹ mua cho em một chiếc hộp bút.
- Thân bài:
+ Hộp bút có màu xanh.
+ Vỏ ngồi có hình logo siêu nhân.
+ Chiều cao 3cm, chiều dài chừng 25cm, chiều rộng 9cm.
+ Phía trên có một gọt chì.
+ Cạnh đó có một lịch xoay.
+ Phía dưới là một ngăn đựng tẩy.
+ Mặt sau có một nhãn vở.
19/ 44

skkn


“Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5”
+ Trong ngăn đựng bút có dán hình PICACHU.
+ Ngăn trên em đựng bút mực, ngăn dưới dựng bút chì.
+ Một ngăn nhỏ ở góc trái em đựng tẩy và gọt chì.
- Kết bài: Em rất u q hộp bút, ln giữ gìn cẩn thận.
Dàn ý chi tiết viết thành câu của em Khánh Linh.
- Mở bài: Để thưởng cho thành tích học tập của em, Mẹ đã thưởng cho
em một chiếc bút nét hoa rất đẹp
- Thân bài:

+ Chiếc bút dài khoảng 18cm,thân trịn như chiếc đũa.
+ Nắp bút có màu trắng bạc,phần thân bút có màu đen.
+ Ở phía dưới đáy bút được phun sơn màu vàng.
+ Phần nắp bút có một tấm ảnh hình con Kitty rất đáng u.
+ Chiếc ngịi nhỏ nhắn như mỏ con gà với nét thanh, đậm rất rõ ràng.
+ Bên trong vỏ bút là cái “Ruột gà“ dùng để bơm và đựng mực.
+ Chiếc bút giúp em viết đẹp hơn và ghi chép được nhiều kiến thức bổ
ích.
- Kết bài:
+ Chiếc bút là người bạn thân thiết, là kỉ niệm của Mẹ em.
+ Em sẽ giữ gìn chiếc bút như một vật báu.
- Nhiều em đã xây dựng được dàn ý cho bài văn miêu tả của mình rất chi
tiết ( phần phụ lục)
Để viết được bài văn miêu tả hay, các em đã tạo cho mình thói quen lập
dàn ý cho bài văn sau đó dựa vào dàn ý để phát triển ý sao cho sinh động. Vì
vậy, bài văn của học sinh khơng cịn tình trạng lộn xộn về ý, thiếu ý hay miêu
tả sơ sài, hời hợt đặc điểm của các đối tượng được tả.
Trên cơ sở dàn ý đã lập, nhiều học sinh lớp tôi đã chuyển một phần dàn
ý thành đoạn văn chân thật, sinh động và giàu cảm xúc.
- Đoạn văn của em Thu Huyền trong bài văn Tả một đồ vật mà em yêu
quý: “Mở nắp ra, hiện lên trước mắt tơi là một chiếc ngịi bút nhỏ sáng
lống hình thon như lá tre. Ngịi bút cắm chặt vào quản rỗng có cái
chèn như nụ hoa. Tơi xốy thân bút ra theo chiều kim đồng hồ để bơm
mực. À, ruột bút đây rồi!Nó làm bằng cao su mềm, bên trong có cái
ống nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Sau nhiều ngày nhịn đói, tơi
20/ 44

skkn




×