Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Skkn vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần địa lí tự nhiên lớp 12 (ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.16 KB, 36 trang )

1. LỜI GIỚI THIỆU
Dạy học tích hợp liên mơn là một xu thế được các quốc gia trên thế giới
và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề
án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thơng, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo
các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo
viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học
theo hướng “tích hợp, liên mơn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Như chúng ta đã biết, mỗi môn học trong Nhà trường phổ thơng nói
chung cũng như mơn Địa lí nói riêng đều đóng vai trị quan trọng giúp hình
thành và phát triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Trong hệ thống các mơn học
đó thì Địa lí học với đặc thù vừa là khoa học tự nhiên, vừa là khoa học xã hội đã
có mối quan hệ rất chặt chẽ với các khoa học khác, môn học khác. Qua thực tế
giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên mơn
giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả môn học được
nâng cao.
Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng để bồi dưỡng cho học sinh
các thủ thuật và phương pháp tư duy lơgic sẽ góp phần thực hiện một trong
những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ
chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Cao hơn nữa, qua việc vận dụng kiến
thức liên mơn học sinh có thể giải quyết những vấn đề và tình huống thực tiễn
một cách triệt để. Góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp
cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu mơn học hơn,
khơng cảm thấy Địa lí là một mơn học khơ khan, khó học. Đồng thời làm cho
các em thấy rõ mối quan hệ giữa các khoa học, hình dung được một cách chân
thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên. Qua đây, đặt ra một
vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức
liên mơn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các


mơn học có liên quan vào học tập Địa lí để tránh sự trùng lặp, mất thời gian,
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc.
Trong quá trình sản xuất và đời sống, vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tự
nhiên bao giờ cũng được đặt ra với tất cả tính chất nghiêm trọng và hầu như
khơng thay đổi của nó. Đặc điểm thiên nhiên nước ta như thế nào? Hiện trạng sử
dụng tài nguyên, nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hạn chế của các
nguồn tài nguyên ra sao? Các em cần phải làm gì?...
1

skkn


Việc tích hợp bảo vệ mơi trường trong các mơn học, các lĩnh vực đã được
nhiều tác giả đề cập tới. Tuy nhiên, tích hợp liên mơn trong dạy học Địa lí 12
phần Địa lí tự nhiên thì chưa có tác giả nào đề cập.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và nhu cầu thực tiễn, tôi đã chọn nghiên cứu đề
tài: “Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần Địa lí Tự nhiên lớp 12
(Ban cơ bản)” là sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé
của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng Địa lí trong nhà trường phổ thơng
nói chung.
2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Vận dụng kiến thức liên mơn vào giảng dạy phần Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban
cơ bản)”
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Ngân
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Duy Thì
- Số điện thoại: 0975.600.608
Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Tác giả

5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến: Chương trình Địa lí 12 ban cơ bản
và các môn khoa học khác trong chương trình giáo dục THPT ban cơ bản. Thực
tế cơng việc bản thân và học sinh các lớp đang dạy.
- Vấn đề mà sáng kiến giải quyết:
Tìm hiểu lí luận của các nhà giáo dục về sử dụng kiến thức liên môn để
gây hứng thú học tập cho học sinh trong các tài liệu giáo dục và các tài liệu địa
lí có liên quan đến đề tài. Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học Địa lí nói chung và
việc sử dụng kiến thức liên mơn nói riêng tại trường phổ thơng hiện nay, chất
lượng giảng dạy bộ mơn, tình hình hứng thú học tập Địa lí của học sinh lớp 12.
Tìm hiểu nội dung chương trình, SGK các mơn ở THPT để lựa chọn những nội
dung cần và có thể sử dụng kiến thức liên môn nhằm gây hứng thú học tập cho
học sinh. Tiến hành thực nghiệm ở một lớp để kiểm chứng các biện pháp sư
phạm trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU
Ngày 10/9/2018

2

skkn


7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng kiến thức liên môn trong
giảng dạy phần Địa lí tự nhiên lớp 12 (Ban cơ bản)
7.1.1.1. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp
a. Khái niệm dạy học tích hợp
Tích hợp (intergration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp.
Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp

nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như
là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối
tượng, chứ khơng phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành
phần ấy.
b. Mục tiêu của dạy học tích hợp
Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về
q trình học tập và q trình dạy học.
Có thể tóm tắt 3 mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp:
- Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.
- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
- Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
c. Các mức độ tích hợp
- Tích hợp trong nội bộ mơn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung,
chủ đề.
- Tích hợp đa mơn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều mơn học khác nhau.
- Tích hợp liên mơn: phối hợp sự đóng góp của nhiều mơn học để nghiên
cứu và giải quyết một tình huống.
- Tích hợp xun mơn: tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xun
mơn có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi.
- Truyền thống (traditional): Từng môn học được giảng dạy, xem xét riêng lẻ,
độc lập khơng có bất kì sự liên hệ, kết nối nào giống như chụp ảnh cận cảnh từng
đoạn – một hướng, một cách nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một môn riêng rẽ.
- Kết hợp/ lồng ghép (fusion): Một nội dung nào đó được kết hợp vào
chương trình đã có sẵn.

3

skkn



7.1.1.2. Khái quát về hệ thống khoa học Địa lí
Theo các quan niệm hiện đại, Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự
nhiên và xã hội, nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất và
các thành phần của chúng, chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Hệ
thống khoa học Địa lí bao gồm hai nhóm khoa học lớn là nhóm khoa học Địa lí
tự nhiên và nhóm khoa học Địa lí kinh tế - xã hội. Giữa Địa lí học và các khoa
học khác có những mối quan hệ rất mật thiết như: Địa lí tự nhiên có quan hệ
chặt chẽ với Tốn học, Vật lý học, Hóa học và Sinh học; Địa lí kinh tế xã hội có
quan hệ chặt chẽ với Sử học, Kinh tế chính trị học, Văn học và với nhiều môn kĩ
thuật khác. Trong thời đại ngày nay, người ta thấy sự kết hợp nhiều mặt giữa
Địa lí học với hàng loạt các khoa học khác tạo thành nhiều khoa học mới. Như
vậy trong Địa lí có các khoa học khác cũng như trong khoa học khác có Địa lí.
7.1.1.3. Vai trị và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học
Địa lí
a. Đối với học sinh:
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động hơn, vì khơng chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham
gia vào q trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học liên mơn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở
học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem
xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận
thức vấn đề một cách thấu đáo.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp
- Làm cho q trình học tập có ý nghĩa.
Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các
tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với
thế giới cuộc sống.
- Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Thay vì

tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp
chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào
các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm cơng dân, làm người
lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học: Trong quá trình học tập,
học sinh có thể lần lượt học những mơn học khác nhau, những phần khác nhau
trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong
4

skkn


những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các
môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải
càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận
dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức,
bất ngờ, chưa từng gặp.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Cái cốt yếu là những năng
lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa
trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
b. Đối với giáo viên: Dạy học theo các chủ đề liên mơn góp phần giảm tải
cho giáo viên trong việc dạy học môn học của mình mà cịn có tác dụng bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát
triển đội ngũ giáo viên bộ mơn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực
chuyên môn và vững vàng nghiệp vụ sư phạm.
+ Trong quá trình dạy học mơn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các mơn học khác và vì vậy đã có sự
am hiểu về những kiến thức liên mơn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên
chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa
có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .

+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trị của giáo viên
khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngồi lớp học; vì vậy, giáo viên
các bộ mơn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ
nhau trong dạy học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến
thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay
nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án …
+ Môi trường "Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới
trong dạy tích hợp, liên môn.
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một
phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà
trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên mơn.
7.1.1.4. Một số u cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí
Sử dụng kiến thức liên mơn phải đáp ứng được mục tiêu môn học. Sử
dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của
bài học. Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh phải
góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh.
5

skkn


Sử dụng kiến thức liên mơn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Sử
dụng kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào yêu cầu kiến
thức của bài.
7.1.2. Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12
(Ban cơ bản)
7.1.2.1. Đặc điểm chương trình và sách giáo khoa Địa lí lớp 12 phần Địa lí tự

nhiên (Ban cơ bản)
Hệ thống khoa học Địa lí bao gồm hai nhóm khoa học lớn là nhóm khoa
học Địa lí tự nhiên và nhóm khoa học Địa lí kinh tế - xã hội. Trong chương trình
lớp 12 các em được học về Địa lí tự nhiên Việt Nam từ bài 2 đến bài 15 cụ thể
như sau:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
- Đặc điểm chung của tự nhiên bao gồm: Đất nước nhiều đồ núi; Thiên
nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển; Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa;
Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên bao gồm: Sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên; Bảo vệ môi trường và phịng chống thiên tai.
Như vậy, mỗi phần có vai trò nhất định trong việc trang bị kiến thức cho
học sinh để tạo nên chương trình tổng thể, tương đối hồn chỉnh về địa lí tự
nhiên Việt Nam trên cơ sở kế thừa, phát triển và nâng cao chương trình Địa lí ở
bậc THCS. Việc dạy học Địa lí Tự nhiên lớp 12 đòi hòi giáo viên phải nắm vững
kiến thức Địa lí và các nguồn kiến thức ở các mơn học khác nhau như Tốn, Vật
lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân... các kiến thức này
khơng chỉ có tác dụng cụ thể hố bài dạy mà còn là nguồn gây hứng thú đối với
học sinh. Kiến thức của các môn học khác nhau có tác dụng bổ sung cho mơn
Địa lí rất bổ ích. Mỗi một mơn có những tác dụng riêng và truyền đạt các kiến
thức đến người học và rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực của học sinh như
năng lực vận dụng tổng hợp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề...
7.1.2.2. Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 10
Trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 tùy vào bài cụ thể, giáo viên có thể
huy động nhiều kiến thức khác nhau của các bộ môn khác nhau vào dạy học
nhưng phải làm sao đáp ứng được u cầu, mục đích đề ra. Các kiến thức của
mơn học khác có tác dụng: Sử dụng Tốn học, Vật lí, Hóa học, sinh học để
chính xác các quy luật, đi sâu vào bản chất của vấn đề mà chúng ta trình bày.
Ngồi ra một số kiến thức về Hóa học, Sinh học giúp mô tả bài học một cách

sinh động hơn. Kiến thức văn học để tạo hứng thú học tập cũng như tạo ra sự
6

skkn


tìm tịi khám phá tri thức Địa lí cho học sinh qua thơ, văn, cao dao, tục ngữ... Sử
dụng kiến thức Lịch sử để tạo sự liên hoàn, tái hiện các hoàn cảnh Lịch sử của
một giai đoạn, một đất nước để học dễ dàng giải thích một sự vật hiên tượng nào
đó… Sử dụng kiến thức GDCD kết hợp với trao đổi đàm thoại giúp học sinh
hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng, đồng thời làm rõ các kiến thức Địa lí
qua nội dung kinh tế chính trị học, triết học. Việc sử dụng kiến thức liên môn kết
hợp với các phương tiện kĩ thuật để gây hứng thú học tập Địa lí cho học sinh,
đồng thời để củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh và khả năng vận
dụng của học sinh vào các tình huống cụ thể. Như vậy, kiến thức liên mơn vừa
có chức năng minh họa vừa có chức năng nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa
lí giáo viên cần phát huy tốt các chức năng này. Vấn đề đặt ra là khi nào sử dụng
kiến thức liên môn, sử dụng vào những mục đích gì?
Theo tơi, giáo viên có thể sử dụng theo 3 cách sau:
Thứ nhất, sử dụng kiến thức liên môn để vào bài, gây hứng thú cho học
sinh có thể qua các câu thơ, câu chuyện lịch sử:
Ví dụ: Khi dạy bài 11 (Thiên nhiên phân hóa đa dạng) trong phần 1Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc Nam. Nội dung kiến thức đề cập chủ yếu
đến yếu tố khí hậu giữa phần lãnh thổ phía bắc và phần lãnh thổ phía Nam, sự
khác nhau về yếu tố khí hậu kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên
khác giáo viên sử dụng đoạn thơ sau:
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng

Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngồi ấy
Có tình thương tha thiết của trong này
(Trích “Gửi nắng cho em” - Bùi Văn Dung)
Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau để khai thác kiến thức địa lí qua đoạn
thơ. Theo em tác giả đề cập đến mùa đông phương Nam, phương Nam giới hạn
từ đến đâu ở lãnh thổ nước ta? khí hậu có đặc điểm gì? Ngun nhân, sự khác
nhau về khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc, Nam.
Thứ hai, sử dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải nội
dung bài học: Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản
ngoài phần nội dung của sách giáo khoa Địa lí trình bày, giáo viên nên bổ sung
thêm kiến thức qua môn học khác mà học sinh đã được học.
7

skkn


Ví dụ: Khi dạy về bài 6 (Đất nước nhiều đồi núi) mục Địa hình vùng nhiệt
đới ẩm gió mùa, khi nhắc đến dạng địa hình cacxtơ, giáo viên có thể dựa vào
kiến thức hóa học mơ tả thêm q trình hình thành địa hình cacxtơ ở vùng núi đá
vơi. Cụ thể như sau: Nhũ đá được tạo thành từ CaCO3 và các khoáng chất khác
kết tụ từ dung dịch nước khống. Đá vơi là đá chứa cacbonat canxi bị hồ tan
trong nước có chứa khí cacbonic tạo thành dung dịch CaHCO3. Phương trình
phản ứng như sau : CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3) 2 Dung dịch này chảy
qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch
tiếp xúc với khơng khí, phản ứng hố học tạo thành nhũ đá như sau: Ca(HCO 3)2
→ CaCO3 + H2O + CO2 Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm. Các nhũ
đá "lớn" nhanh nhất là những nơi có dịng nước dồi dào cacbonat canxi và CO 2.
Từ đó, giáo viên có thể khẳng định khu vực nhiệt đới ẩm là khu vực có q trình
phong hóa hóa học diễn ra mạnh do có lượng nước dồi dào, nhiệt độ cao nên khả

năng hòa ta CO2 vào nước rất lớn. Giáo viên nói thêm địa hình cacxtơ ở nước ta
có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hàng động có hình thù kì lạ.
Thứ ba, Giáo viên sử dụng kiến thức liên môn như một cơ sở để học sinh
tìm tịi, khám phá kiến thức Địa lí dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bằng cách
đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập tư duy,
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ví dụ: Khi dạy bài 14 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên), GV có
thể nhắc học sinh nhớ lại nội dung kiến bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ
môi trường của môn Giáo dục cơng dân 11 về tình hình tài ngun, mục tiêu,
phương hướng cơ bản của chính sách tài ngun và mơi trường. Từ đó, giáo
viên gợi ý cho học sinh tìm tòi những kiến thức về sử dụng và bảo vệ của từng
loại tài nguyên cụ thể ở nước ta.
Thứ tư, Giáo viên sử dụng kiến thức liên môn để mở rộng, nâng cao kiến
thức cho bài dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài 10 (Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) giáo viên có thể
mở rộng kiến thức về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến đời
sống và sản xuất.
- Hoạt động của gió mùa ảnh hưởng đến kiến trúc xây dựng nhà.
“Nhà hướng Bắc
Không giặc cũng hùm
Nhà hướng nam
Không làm cũng được ăn”

8

skkn


Giáo viên có thể hỏi: Giải thích tại sao nên xây nhà hướng Nam, không
nên xây nhà hướng Bắc? Câu thơ này có đúng với mọi địa phương trong cả nước

khơng?
- Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp:
“Mùa sướng cao, chiêm ao lấp”
“Mạ chiêm thì cấy cho sâu.
Mạ mùa phải gửi cành dâu mới vừa”
Giáo viên yêu cầu các em giải thích dựa vào kiến thức đã học trong phần
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
7.1.2.3. Vận dụng kiến thức liên mơn vào giảng dạy Địa lí 12 phần Địa lí tự
nhiên (ban cơ bản)
Vận dụng kiến thức các môn học khoa học tự nhiên và xã hội nhằm chuẩn
hóa kiến thức địa lí, đi sâu vào bản chất vấn đề, bổ sung kiến thức cho môn Địa
lí. Kiến thức các mơn học rất phong phú, trong giới hạn đề tài này tôi sẽ chỉ đưa
ra một số kiến thức cơ bản của các môn học này vào dạy học Địa lí như sau:
a. Vận dụng kiến thức mơn Tốn
Tốn học là một mơn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học
khác. Hiện nay, lí thuyết tốn học đã được tích hợp vào nhiều mơn học nhằm
góp phần nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả
năng tư duy lơgic. Việc sử dụng tốn học trong dạy học hiện nay đang trở thành
xu thế phổ biến. Đối với mơn Địa lí, tốn được cụ thể hóa ra các bài tập, bài
thực hành, qua kỹ năng tính tốn, xử lý số liệu. Ví dụ:
Mơn học
liên mơn

Tốn
học

Bài học – tiết học

Nội dung kiến thức,


tiến hành liên môn

kĩ năng cụ thể

Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới - Phần câu hỏi và bài tập 2, 3, tính
ẩm gió mùa
tốn số liệu để rút ra nhận xét sự thay
đổi nhiệt độ từ Bắc vào nam.
Bài 11: Thiên nhiên phân hóa - Phần câu hỏi và bài tập 1. Tính tốn
đa dạng
số liệu để rút ra nhận xét và so sánh
chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh.

9

skkn


b. Mơn Vật lí
Vận dụng kiến thức mơn Vật lí trong dạy học Địa lí: mơn học này giúp
giáo viên địa lí tìm hiểu sâu hơn về các quy luật, bản chất của các sự vật hiện
tượng. Ví dụ:
Vật lí

Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh Giải thích sự phân bố nhiệt độ
hưởng sâu sắc của biển.
khác nhau theo qui luật.
Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa.

Bài 11. Thiên nhiên phân hóa
đa dạng.

c. Mơn hóa học
Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Hóa học

- Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió
mùa, sự thành tạo địa hình hang
động đá vơi (caxtơ).

Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài - Sử dụng chất hóa học, phân bón
nguyên thiên nhiên
trong sản xuất gây hậu quả tới tài
nguyên thiên nhiên và môi trường

d. Môn sinh học
Sự kết hợp liên mơn giữa Địa lí và Sinh học giúp học sinh giải quyết được
nội dung bài học nhanh chóng hơn. Từ đó giúp bài học bao quát hơn, đầy đủ
hơn, hình thành và phát triển năng lực của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh
chủ động, tích cực, sáng tạo, giáo dục lịng u q hương, bảo vệ tài nguyên
sinh vật Việt Nam.
Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi - Thế mạnh về rừng và đất trồng.
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh - Hệ sinh thái vùng ven biển.
hưởng sâu sắc của biển
- Tài nguyên hải sản.
Sinh học

Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới - Đất

ẩm gió mùa (tiếp)
- Sinh vật
Bài 11,12: Thiên nhiên phân - Sự phân hóa sinh vật theo Bắc –
hóa đa dạng
Nam, Đơng – Tây, độ cao.

10

skkn


e. Môn Ngữ văn
Vận dụng Văn học trong dạy học Địa lí có ý nghĩa rất quan trọng bởi Văn
học là một chất liệu rất đặc biệt, là ngôn ngữ nghệ thuật đã được chọn lọc gọt
giũa tinh tế, tác phẩm văn học có khả năng tái hiện một cách cụ thể sinh động
hiện thực khách quan. Chính vì thế văn học là một phương thức dễ đi vào lòng
người. Sử dụng văn học có tác dụng gấy hứng thú cho học sinh, tạo được sự hấp
dẫn ở học sinh, thay đổi những thứ “khơ khan” của mơn Địa lí, đồng thời tạo
được những biểu tượng, khái niệm địa lí sinh động. Trong đề tài này, tôi chủ yếu
vận dụng văn học dưới dạng thơ, ca dao.
Ví dụ: Khi dạy về đặc điểm địa hình vùng Tây Bắc
Trong bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng viết:
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi

Đặc điểm địa hình khu vực Tây Bắc hiểm trở, cao, dốc, cắt xẻ được thể
hiện qua câu “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao, ngàn
thước xuống”
Nguyên nhân do trong Tân kiến tạo Tây Bắc chịu ảnh hưởng mạnh nhất
của vận động tạo sơn Anpơ-Himalaya.
g. Môn Giáo dục công dân (GDCD)
Trong môn GDCD, thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật,
kinh tế bồi dưỡng cho học sinh (HS) các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung,
đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực
đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm
việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế. Những bài dạy GDCD có nhiều nội
dung mà giáo viên các bộ mơn nói chung và mơn Địa lí nói riêng có tác dụng hỗ
trợ kiến thức cho mơn học của mình, điều quan trọng là giáo viên biết vận dụng
chúng ra sao.
Ví dụ: Giáo viên sử dụng bài 12 – GDCD 11 (Chính sách tài ngun và
bảo vệ mơi trường) khi dạy bài 14 – Địa 12 (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên).
11

skkn


7.1.3. Những yêu cầu về giáo án và tổ chức giờ dạy khi dạy học tích hợp liên
mơn
7.1.3.1.Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  không phải là một bản đề
cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh,
mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện
trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục

đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ mơn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp
thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung
khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học
sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống
trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp
cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. 
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào
những kiến thức các bộ mơn có liên quan.
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  phải bảo đảm nội
dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gị ép vào một khn mẫu cứng nhắc mà
cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tịi sáng tạo trong các phương án tiếp
nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
 
- Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên
môn  phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua
phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa
tri thức bộ mơn mình dạy với các bộ mơn khác.
- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn  theo quan điểm tích hợp
phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động
phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân
mơn vào xử lí các tình huống  đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những
tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân mơn mà cịn chiếm lĩnh tri thức và
phát triển năng lực tích hợp.
7.1.3.2. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn.  
- Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu
cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa
học, trong đó giáo viên giữ vai trị, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng
chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung
tâm của q trình tiếp nhận, đóng vai trị chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ,
trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.


12

skkn


- Tổ chức hoạt động đọc hiểu  vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo
viên  phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi
đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy,
giáo viên  phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có
sẵn cho học sinh, cịn học sinh khơng thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép,
học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư
duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tịi, xử lí thơng tin, tổ chức các kiến thức
một cách sáng tạo.
- Tổ chức chủ đề tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết
trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề
dạy học để các em tự tìm tịi, khám phá nội dung liên quan.
- Đánh giá học sinh trong dạy học tích hợp
+ Đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra
+ Đánh giá kĩ năng qua quan sát, qua sổ theo dõi dự án.
+ Đánh giá thái độ thông qua quan sát, thông qua phiếu hỏi.
+ Đánh giá năng lực qua bảng kiểm tra, quan sát.
7.1.4. Giáo án minh họa
Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy tiết 15 – bài 14. Sử dụng và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
7.1.4.1. Ý nghĩa của vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài minh họa
a. Vai trò của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Qua việc dạy học tích hợp học sinh có tư duy logic vận dụng kiến thức
liên mơn để giải thích các hiện tượng, vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
- Từ những kiến thức học được qua dự án, học sinh có thể vận dụng giải

quyết nhiều cơng việc khác nhau.
b. Vai trị đối với thực tiễn đời sống xã hội
- Giáo dục ý thức sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp
lí và tiết kiệm, đảm bảo phát triển bền vững.
- Giáo dục giá trị sống có trách nhiệm, biết yêu thương chia sẻ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và mơi trường.
7.1.4.2. Học liệu
- Một số hình ảnh về nguồn lợi, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp bảo vệ
tài nguyên rừng, tài nguyên đất, và một số tài ngun khác như tài ngun nước,
khí hậu, khống sản… và sự da dạng của sinh vật.
13

skkn


- Một số clip về hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học.
- Một số thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
và ảnh hưởng đến môi trường.
* Suy giảm tài nguyên rừng
Suy giảm tài nguyên rừng là hiện tượng suy giảm,do con người gây ra làm
giảm trữ lượng lâm sản tại các vùng rừng trong một thời gian nhất định.
Vai trò của tài nguyên rừng
Là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới.
Rừng có vai trị to lớn về môi trường và phát triển, là nguồn cung cấp
nguyên vật liệu cần thiết cho con người.
Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, dược liệu, du lịch, giải trí…
Rừng là “lá phổi xanh” hấp thụ CO 2, tái sinh O2, điều hịa khí hậu cho khu
vực.
Về tác dụng cân bằng sinh thái, rừng có vai trị vơ cùng quan trọng:

Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, thành phần
khí quyển và có ý nghĩa điều hịa khí hậu.
Rừng là vật cản trên đường di chuyển của gió và có ảnh hưởng đến tốc độ
cũng như hướng gió
Rừng khơng chỉ chắn gió mà cịn làm sạch khơng khí và có ảnh hưởng đến
vịng tuần hồn trong tự nhiên.
Rừng có vai trị bảo vệ nguồn nước bảo vệ đất chống xói mịn.
Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước
mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này.
Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh
hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất.
Là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật và vi sinh vật, rừng được xem là
ngân hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quý.
Theo thống kê, một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một
năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo
ra trong năm. Nhiệt độ khơng khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống
khoảng 3 - 5oC. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Hệ số dịng chảy mặt trên
đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần. Lượng đất xói
14

skkn


mịn của rừng bằng 10% lượng đất vùng đất khơng có rừng. Rừng là nguồn gen
vơ tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật q hiếm. Vì vậy,
tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng
mơi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt
45% tổng diện tích.
 Tầm ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường sống, giữ vai trò to lớn đối
với con người.

Sự suy giảm tài nguyên rừng không chỉ ảnh hưởng đến quốc gia bản
địa mà còn cả thế giới.
* Ảnh hưởng của suy giảm tài nguyên rừng với môi trường tự nhiên:
Đối với tự nhiên:
- Đối với tài nguyên nước: mất rừng gây biến động thủy chế sơng ngịi,
giảm sự điều hịa của dịng chảy, dẫn đến lũ lụt khơ hạn, làm tăng quá trình bốc
hơi giảm lượng nước ngầm.
- Đối với tài ngun đất: Làm tăng qúa trình xói mịn, rửa trơi, đá ong hóa
mạnh mẽ làm tăng diện tích đất bị thối hóa.
- Đối với tài ngun sinh vật: Mất rừng làm suy giảm tính đa dạng sinh học,
số lượng lồi động thực vật bị tuyệt chủng ngày càng tăng
Đối với mơi trường:
- Đối với mơi trường khơng khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO2,
tăng nhiệt độ khơng khí, thủng tầng Ơzơn, ơ nhiểm khí quyển.
- Đối với sinh thái: nhiệt độ khơng khí tăng làm thay đổi vùng phân bố và
cấu trúc quần thể của nhiều hệ sinh thái, ranh giới các hệ sinh thái có xu hướng
chuyển dich lên cao hơn. Nhiệt độ tăng làm tăng khă năng cháy rừng.
* Ảnh hưởng của suy giảm tài nguyên rừng đến môi trường sống.

 Suy giảm tài nguyên rừng gây thiên tai ở nhiều nơi
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chịu tác động trực tiếp của ổ bão
châu Á -Thái Bình Dương - một trong 5 ổ bão lớn của thế giới, Việt Nam
thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Nước ta cịn nằm trong số
10 nước hàng đầu về tần suất bị thiên tai trên thế giới, với những loại thiên tai
phổ biến là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn cho thấy, 10 năm
gần đây, bình qn mỗi năm, có khoảng 750 người chết và mất tích do thiên tai,
giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP. Theo các chuyên
gia về môi trường, Việt Nam sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai trong
15


skkn


tương lai với tần suất nhiều hơn, cường độ mạnh hơn do chịu sự ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu toàn cầu - tác động của suy giảm tài nguyên rừng.
Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang được tranh luận trên
khắp thế giới. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi
khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá
nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh
hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung.
Cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Lượng
nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ
trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu.

 Khi rừng bị suy thối thì xảy ra nạn ô nhiễm môi sinh, nạn trái đất ấm
dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người,
phá hoại tài sản .v.v.
Người ta ước tính, nạn phá rừng khiến mỗi năm thế giới thiệt mất một số tiền
lên tới 45 tỷ USD. Tuy số tiền vừa đề cập là một số tiền vơ cùng lớn lao; thế
nhưng những chính sách hay hành động có tính thiển cận, tạo ra vơ vàn thiệt hại
khác mà thiệt hại có' tầm mức nghiêm trọng nhất lại là thiệt hại về tính đa dạng
sinh tháị.Như ta đã biết rừng nhiệt đới giữ một vai trò đặc biệt trong việc bảo tồn
tính đa dạng sinh tháị Đây là nơi ở của tới 70% chủng loại cây cối và muông thú
của trái đất; đồng thời cũng là nơi chứa tới hơn 13 triệu chủng loại khác nhaụ
Rừng nhiệt đới chứa tới 70% loại cây co 'ống mạch, 30% tất cả các lồi chim và
90% lồi động vật khơng xương sống. Đặc biệt rừng nhiệt đới còn là nơi sinh
sống của những loài động vật độc đáo nổi tiếng như các loài linh trưởng như đười
ươi, vượn; các giống thuộc họ miêu, tức mèo như sư tử, cọp, beo, … Riêng trong
lĩnh vực chủng loại thảo mộc mà thôi, rừng nhiệt đới cũng cực kỳ đa dạng và mỗi

mẫu rừng chứa tới hơn 200 chủng loại khác nhaụ Việc phá hoại rừng khiến hàng
nghìn chủng loại cây cối và thú vật bị tuyệt chủng. Số lượng chính xác bị tuyệt
chủng là bao nhiêu thì người ta quả khơng rõ; thế nhưng có người đốn mỗi năm
khoảng 50.000 chủng loại khác nhau bị tuyệt chủng.

 Rừng ảnh hưởng đến khí hậu địa phương và có lẽ khí hậu tồn địa cầu
nữa. Rừng trung hòa và làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày đồng
thời duy trì được độ ẩm.
Rừng hấp thụ lượng carbon trong khí quyển và nhả ra khí oxy, tức dưỡng
khí cho chúng ta thở. Về phương diện này, rừng có thể được coi là máy lọc, hút
thán khí và nhả dưỡng khí cho con người dùng. Một tác động trực tiếp khác của
việc tình trạng mơi sinh bị đảo lộn là chuyện khí hậu trái đất đang ấm dần
lên.nguời ta đoán tiên đoán là trong thế kỷ 21 này, cứ mỗi một thập niên, trái đất
trái đất ấm dần lên độ 0,3 độ C. Lý do là vì số lượng carbon dioxide hiện diện
16

skkn


trong bầu khí quyển gia tăng; và kể từ 150 năm qua, số này đã tăng tới 25%; và
mặc dù chỉ chiếm có 1/20 của một phần trăm khí quyển địa cầu, carbon dioxide
có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ rất cao.

 Mất rừng ngập mặn sẽ đẩy mạnh sự xâm nhập nước mặn vào đất liền,
thúc đẩy q trình xói lở, gây ơ nhiễm đất và nguồn nước
Trong vòng 50 năm qua, Việt Nam đã mất đi hoặc suy giảm chất lượng hơn
80% diện tích rừng ngập mặn. Đặc biệt giai đoạn từ 1995 trở lại đây, rừng ngập
mặn đã bị tàn phá với tốc độ nhanh khủng khiếp để phục vụ hoạt động nuôi
trồng thủy sản. Tại nhiều địa phương, nuôi tôm đã từng được coi là một nghề
siêu lợi nhuận, dẫn đến phong trào nơi nơi, nhà nhà đầu tư vào ngành này một

cách tự phát, làm chết hoặc chủ động phá đi hàng trăm ngàn ha rừng ngập mặn,
bất chấp những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng ô nhiễm môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm và những biến cố, thảm họa tự nhiên có thể xảy ra.
Phong trào này đồng thời kéo theo hàng loạt các vấn đề kinh tế xã hội phức tạp
khác. Thực trạng này đã diễn ra ở nhiều tỉnh duyên hải, đặc biệt thấy rõ ở một số
tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Điều
đó, một mặt phản ánh sự thiếu hiểu biết và thái độ bất chấp của người dân, mặt
khác cho thấy sự yếu kém trong vấn đề quản lý, quy hoạch của chính quyền địa
phương đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động kinh tế xã
hội của địa phương.
Sau hơn 10 năm thực hiện “công cuộc tàn phá rừng ngập mặn", giờ đây
không ai khác mà chính người dân địa phương ở những nơi này đang phải chứng
kiến và gánh chịu hậu quả về sinh thái và kinh tế xã hội.
Việc phá rừng ngập mặn làm đìa tơm trước mắt có thể đem lại lợi nhuận
hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, nhưng hậu quả thì khơn lường. Một thực tế là ở
những nơi rừng ngập mặn bị tàn phá, lượng mưa giảm rõ rệt, khơng khí nóng
bức hơn, bầu khơng khí bị ơ nhiễm do lượng khí CO2 tăng.
Mơi trường đất: Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các
sinh vật cạn, là nền móng cho các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp và
văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng
tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp
lương thực thực phẩm cho con người.Hiện nay đất đang bị suy thoái do các hoạt
động sống của con người đặc biệt là hoạt động khai thác rừng bừa bãi,đốt rừng
làm nương rẫy,…Chính những hoạt động này đã làm mất thảm thực vật bảo vệ
đất khỏi xói mịn,rửa trơi, ngồi ra suy giảm tài nguyên rừng còn làm giảm độ ẩm,
độ phì của đất… làm tăng diện tích đất bị thối hóa. Riêng chỉ với ở Việt Nam,
thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

17


skkn


Hiện nay, Việt Nam có khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa, trong đó có
5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thối
hóa nặng.
Hiện tượng suy thối trên thế giới
Khoảng 2/3 diện tích đất nơng nghiệp thế giới đã bị suy thối nghiêm trọng
trong 50 năm qua do xói mịn, rửa trơi, sa mac hóa, chua hóa, mặn hóa…Thối
hóa mơi trường đất có nguy cơ làm giảm 10-20% sản lượng lương thực thế giới
trong 25 năm tới.
Tir trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau; mất rừng 30%, khai
thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi…) 7%, chăn thả gia súc 35%, canh tác
nông nghiệp không hợp lí 27%,c ơng nghiệp hóa 1%.
 Qua đây ta thấy suy giảm tài nguyên rừng là nguyên nhân gây suy
thối đất.
Mơi trường nước: Rừng khơng chỉ có khả năng hấp thụ CO2 mà rừng góp
phần giữ ổn định nguồn cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán cũng như lũ lụt.
Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh thái và các trung
tâm đô thị. Bởi vậy, suy giảm rừng gây biến động thủy chế sơng ngịi, giảm sự
điều hịa của dịng chảy,làm tăng q trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm,dẫn
đến lũ lụt khơ hạn. Hiện nay, nước ta đang diễn ra tình trạng thiếu nước trong
mùa khô đặc biệt là ở các tỉnh ở Tây Nguyên và lũ lụt trong suốt mùa mưa.
 Hiện tượng này một phần do suy giảm rừng và tác động của biến đổi
khí hậu
Mơi trường khơng khí: Rừng là ‘ lá phổi xanh”, có khả năng hấp thụ CO 2
tạo khí O2 thơng qua q trình quang hợp. Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ
ẩm khơng khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hịa khí hậu.
Trong q trình sản xuất và sinh hoạt (đi lại bằng xe cơ giới,..) chúng ta
thải ra môi trường khơng khí hàng tấn bụi, khí, sol khí… những khí thải này sẽ

bay lơ lửng và nếu như khơng có những hàng cây để chúng bám vào thì ơ nhiễm
khơng khí là khơng tránh được.
Mức độ ơ nhiễm khơng khí ở nước ta do bụi là rất trầm trọng, vượt chỉ
số tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, trong đó có những khu vực gấp từ 3 – 4.
Bên cạnh đó suy giảm rừng sẽ làm tăng lượng CO 2, tăng nhiệt độ… hiệu
ứng nhà kính tăng. Bởi vậy, khơng riêng gì nước ta mà tồn thế giới đang chịu
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong thế kỷ XXI,
những ảnh hưởng này còn trầm trọng và khốc liệt hơn nữa. Theo ủy ban liên chính
18

skkn


phủ về BĐKH, nếu khơng có các biện pháp mạnh mẽ để giảm lượng khí thải tồn
cầu thì đến 2100, nhiệt độ Trái đất có thể tăng đến 4,8°C so với năm 1990.
7.1.4.3. Giáo án
Tiết 15 Bài 14:
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
1.1. Mơn Địa lí
- Biết được sự suy thối tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất và các tài
nguyên khác.
- Biết được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và
đa dạng sinh vật và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
1.2. Môn Sinh học
- Nêu được khái niệm quang hợp và vai trò của quang hợp ở thực vật.
- Nêu được vai trị của thốt hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các

nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
- Nêu được khái niệm hệ sinh thái, vai trò của hệ sinh thái rừng, hệ sinh
thái biển và các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này.
- Lớp 9: Bài 50. Hệ sinh thái; bài 58. Sử dụng hợp lí tài ngun thiên nhiên;
Bài 59. Khơi phục mơi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã; Bài 60. Bảo vệ
đa dạng các hệ sinh thái; Bài 61. Luật bảo vệ môi trường.
- Lớp 10: Bài 17. Quang hợp.
- Lớp 11: Bài 3. Thoát hơi nước; Bài 8. Quang hợp ở thực vật.
1.3. Mơn Hóa học
- Hiểu được q trình sản xuất phân bón hóa học và vai trị của phân bón
hóa học với sản xuất.
- Lớp 10: Chương 6. Oxi, lưu huỳnh
1.4. Môn Công nghệ
- Biết được ngun nhân gây xói mịn, tính chất của đất xói mịn mạnh,
biện pháp cải tạo và hướng sử dụng.

19

skkn


- Biết được ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể
sinh vật và môi trường.
- Lớp 10: Bài 9. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói
mịn mạnh trơ sỏi đá; Bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến
quần thể sinh vật và môi trường; Bài 20. Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất
chế phẩm bảo vệ thực vật.
1.5. Môn Giáo dục công dân
- Nêu được thực trạng tài nguyên cũng như phương hướng cở bản nhằm

bảo vệ tài nguyên.
- Hiểu được trách nhiệm của cơng dân trong việc thực hiện chính sách tài
nguyên.
- Lớp 11: Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ mơi trường.
2. Kĩ năng
2.1. Mơn Địa lí
- Phân tích các bảng số liệu để thấy được sự biến động tài nguyên rừng, sự
suy giảm đa dạng sinh vật và đất của nước ta.
- Vận dụng một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở địa phương.
2.2. Môn Sinh học
- Khái qt tổng hợp.
2.3. Mơn Hóa học
- Phân tích được vai trị tích cực và hạn chế của phân bón hóa học đối với
phát triển sản xuất và tài ngun, mơi trường.
2.4. Mơn Cơng nghệ
- Kĩ năng phân tích tổng hợp và có ý thức bảo vệ tài nguyên, mơi trường
khi sử dụng thuốc hóa học.
2.5. Mơn Giáo dục cơng dân
- Tham gia và tun truyền chính sách chính sách tài nguyên và môi trường
của Nhà nước.
- Phản đối và đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài ngun và mơi trường.
3. Thái độ
- Tích cực thảo luận tìm hiểu kiến thức.
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên.
20

skkn




×