Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

2 quan điểm của các ngân hàng trung ương về fintech

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.69 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ FINTECH VÀ MỐI
QUAN HỆ CỦA FINTECH VÀ NGÂN HÀNG.......................................2
1.1. Giới thiệu chung về Fintech..........................................................2
1.1.1. Khái niệm chung về fintech và công ty fintech...........................2
1.1.2. Phân loại công ty Fintech............................................................3
1.2. Tác động của Fintech đến tài chính tồn diện.............................4
1.2.1. Thanh tốn kỹ thuật số................................................................5
1.2.2. Cho vay kỹ thuật số.....................................................................6
1.3. Cơ hội và thách thức của fintech trong bối cảnh đại dịch
Covid-19.................................................................................................6
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG VỀ FINTECH.................................................................................9
2.1. Quan điểm của ngân hàng trung ương Trung Quốc về fintech.9
2.2. Quan điểm của ngân hàng trung ương Ấn Độ về fintech.........10
2.3. Chiến lược phát triển fintech của Nhật Bản..............................11
2.3.1. Xây dựng các điều kiện nền tảng cho sự phát triển của các công
ty Fintech.............................................................................................12
2.3.2. Hỗ trợ sự lưu thông tiền tệ........................................................12
2.3.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận và sử dụng dịch vụ
Fintech.................................................................................................12
2.3.4. Thiết lập hệ thống chính sách và quy định quản lý tạo điều kiện
cho sự sáng tạo....................................................................................13
i


2.4. Ngân hàng trung ương Mỹ và định hướng Fintech 2.0............13
2.5. Ngân hàng trung ương Anh đẩy mạnh phát triển fintech........15


2.6. Fintech tại Singapore phát triển kỷ lục......................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................20

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng công nghệ lần VI đã mở ra xu hướng mới trong việc
tự động hóa, là một cuộc cách mạng cơng nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh và
có tác động sâu sắc trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng diễn ra trên 3 lĩnh vực
chính: cơng nghệ sinh học, kĩ thuật số và vật lí. Đặc biệt, là ở vĩnh vực kĩ
thuật số với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (loT) và dữ
liệu lớn (Big Data). Cuộc cách mạng đã tạo ra một diện mạo mới cho thế giới
và tác động đến toàn cầu đặc biệt đã tác động đến mơ hình tổ chức và quản trị
ngành Tài chính ngân hàng.
Trong những năm gần đây thì cụm từ fintech khơng cịn xa lạ gì đối với
người dân trên toàn thế giới. Đặc biệt, tại Việt Nam fintech đã và đang phát
triển một cách mạng mẽ. Việc áp dụng cơng nghệ vào lĩnh vực Tài chính ngân
hàng đã khơng cịn là một việc xa lạ với các Ngân hàng thương mại. Khi cơ
sở hạ tầng và các phát triển về điện tử viễn thông đang ngày càng tiến bộ vượt
bậc thì việc tiếp cận là vơ cùng dễ dàng với KH. Các Ngân hàng thương mại
đang nghiên cứu triển khai để ứng dụng vào thực tế và việc các Ngân hàng
thương mại bắt tay với các công ty fintech thời gian gần đây đang dần tăng
lên. Vậy câu hỏi đặt ra fintech là gì? Fintech ảnh hưởng như thế nào đối với
ngành Tài chính ngân hàng? Cũng như các vấn đề đặt ra cho Ngân hàng
thương mại và Ngân hàng nhà nước trong thời kì hội nhập và phát triển
fintech. Do đó, qua q trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “
Quan điểm của các ngân hàng trung ương về Fintech” để có cái nhìn sâu
và rộng hơn.


1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ FINTECH VÀ
MỐI QUAN HỆ CỦA FINTECH VÀ NGÂN HÀNG
1.1. Giới thiệu chung về Fintech
1.1.1. Khái niệm chung về fintech và công ty fintech
Fintech là viết tắt của từ Financial Technology cơng nghệ tài chính,
hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về fintech. Tuy nhiên,
vào năm 2018 theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (BCBS) thì fintech
là “các sáng tạo tài chính dựa trên nền tảng công nghệ để tạo ra các mô hình
kinh doanh, ứng dụng, quy trình, sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị
trường và định chế tài chính, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ tài
chính”.
Hiện nay, trên tồn thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến
fintech, hầu hết tất cả các nghiên cứu về fintech đều nhận định rằng fintech đã
có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động Tài chính ngân hàng. Trên tồn thế
giới đã có rất nhiều đầu tư vào fintech, tại Việt Nam tuy chỉ mới xuất hiện
những năm gần đây nhưng tính đến hết năm 2017 thì thị trường fintech của
Việt Nam đã đạt được 4,4 tỉ USD và hiện có 67 cơng ty hoạt động trong các
lĩnh vực khác nhau nhưng phần lớn tập trung vào mảng thanh tốn. Theo ơng
Nghiêm Thanh Sơn – Phó Trưởng ban chỉ đạo fintech Ngân hàng nhà nước
cho biết: "phần lớn các công ty fintech của Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực thanh tốn, và đã có 26 doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước cấp phép
cung cấp dịch vụ trung gian thanh tốn. Hiện đã có 78 ngân hàng triển khai
dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán
qua điện thoại di động"
Theo Brian Boldt (2017) thì “Các cơng ty fintech là các doanh nghiệp

sử dụng công nghệ mới để tạo ra các dịch vụ tài chính mới và tốt hơn cho cả
2


người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nó bao gồm những cơng ty thuộc các loại
hình có thể hoạt động trong quản lý tài chính, bảo hiểm, thanh tốn, quản lý
tài sản ...”
1.1.2. Phân loại công ty Fintech
Các công ty fintech được chia thành 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất là các cơng ty cung cấp các sản phẩm tài chính
mới cho người dùng, bao gồm tất cả các các sản phẩm fintech tương ứng với
các mảng hoạt động hiện tại của ngành tài chính truyền thống gồm thanh
tốn; huy động vốn; cho vay; đầu tư và quản lý tài sản; bảo hiểm được gọi là
nhóm kinh doanh.
Trong thanh tốn, fintech cung cấp các phương thức thanh toán hiện
đại, giúp cho việc thanh tốn trở nên tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng ở mọi
nơi có Internet trên các thiết bị được kết nối với internet bằng phần mềm
chuyên dụng, như thanh toán di động, ví điện tử, chuyển tiền.
Trong huy động vốn, fintech tạo ra sản phẩm gọi vốn trực tuyến từ
cộng đồng cho phép người có dự án hay ý tưởng sản phẩm nhưng lại khơng
có vốn để thực hiện, có thể huy động vốn từ xã hội. Hiện nay trên thị trường
có các hình thức gọi vốn như: Gọi vốn theo hình thức ủng hộ , theo hình thức
có đãi ngộ, theo hình thức góp vốn, theo hình thức cho vay, theo hình thức
phát hành tiền ảo.
Trong cho vay, fintech cung cấp sản phẩm cho vay ngang hàng (peertopeer lending) dựa nền tảng trực tuyến để kết nối người đi vay và người cho
vay, nhằm giảm chi phí nhiều nhất cho người đi vay và tăng lợi cho người cho
vay do giảm bớt khâu trung gian.
Trong bảo hiểm, fintech cung cấp mơ hình người mơi giới và mơ hình
cơng ty bảo hiểm giúp thúc đẩy khả năng tìm kiếm các loại hình bảo hiểm
3



phù hợp và mang lại những giải pháp tốt hơn cho KH thông qua việc sử dụng
công nghệ.
Trong đầu tư và quản lý tài sản, fintech cung cấp các giải pháp tư vấn,
lựa chọn hình thức và quản lý các khoản đầu tư dựa trên công nghệ thông qua
mạng giao dịch xã hội và tư vấn tự động.
Nhóm thứ hai là nhóm cung cấp các giải pháp cơng nghệ và các
cơng cụ hỗ trợ mới, cịn gọi là nhóm hỗ trợ như: các công cụ bảo mật, nhận
diện KH, quản lý và phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro, quản lý quan hệ KH, các
phần mềm quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp.
Trên nền tảng internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mơ
hình kinh doanh trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng đã được các doanh
nghiệp fintech phát triển. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của các công
nghệ mới như dữ liệu lớn(Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, điện
thoại thông minh…, fintech đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế
giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng cơng nghệ mang lại nhiều tiện
ích, mở ra thời đại mới trong hoạt động tài chính trên tồn thế giới: thời đại
kỹ thuật số.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), nhóm đã
thấy được rằng khái niệm trên đã gây ra một làn sóng tranh luận giữa các nhà
nghiên cứu với nhau về việc các Ngân hàngTM có nên hay khơng nên hợp tác
với các cơng ty fintech.
1.2. Tác động của Fintech đến tài chính tồn diện
Về phía các tổ chức tài chính, dịch vụ tài chính được hỗ trợ bởi Fintech
đã lấp những khoảng trống mà các tổ chức tài chính truyền thống để lại. Các
tổ chức tài chính truyền thống thường cung cấp dịch vụ dựa trên các cơng
nghệ sẵn có, tuy nhiên những cơng nghệ này thường có chi phí vận hành đắt
đỏ và trong trường hợp cần nâng cấp để đáp ứng được sự thay đổi công nghệ
4



nhanh chóng trên thị trường, chi phí thậm chí cịn cao hơn (IMF, 2020). Các
cơng ty Fintech thường có lợi thế về việc sử dụng các công nghệ mới nhất và
phân tích dữ liệu để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, bao gồm cả
nhóm những người có thu nhập thấp và hướng sản phẩm của họ đến việc tối
đa hóa sự hài lịng của khách hàng.
Tiềm năng phát triển tài chính tồn diện từ Fintech đã được các nhà
lãnh đạo và điều hành toàn cầu quan tâm tới trước khi khủng hoảng Covid-19
diễn ra. Vào năm 2016, Liên minh Tài chính tồn diện (AFI) và Tổ chức Hợp
tác tồn cầu về tài chính tồn diện (GPFI) đã xác định cơng nghệ là yếu tố cốt
lõi của tài chính toàn diện. Năm 2018, tại hội nghị hàng năm ở Indonesia,
IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra các quy tắc chính để phát triển
Fintech một cách an tồn và hiệu quả, trong đó có nhắc tới việc hỗ trợ tài
chính tồn diện.
1.2.1. Thanh tốn kỹ thuật số
Tại các quốc gia đang phát triển, một trong những đổi mới đáng chú ý
nhất những năm gần đây đó là sự xuất hiện của tiền di động (Mobile money).
Đây là một dạng đơn giản của thanh toán kỹ thuật số, sử dụng các tính năng
của điện thoại di động cho phép cá nhân có thể giao dịch mà khơng cần tiền
mặt. Một số lợi ích của tiền di động đó là chi phí đầu tư thấp (điện thoại thơng
thường cũng có thể sử dụng dịch vụ này, khơng nhất thiết phải là điện thoại
thơng minh), dễ dàng sử dụng, có thể sử dụng bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào,
tiết kiệm thời gian và chi phí đi tới phịng giao dịch ngân hàng. Tại châu Phi,
tiền di động đã góp phần cắt giảm 50% chi phí chuyển tiền (GSMA, 2016).
Số lượng tài khoản tiền di động có hoạt động tại các quốc gia thu nhập thấp
và trung bình đã tăng gần gấp ba lần trong giai đoạn 2013 - 2017 (IMF,
2020). Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, những lợi ích của tiền di động
còn được thể hiện rõ ràng hơn bởi thanh toán kỹ thuật số cho phép người dân
và doanh nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ tài chính trong thời kỳ giãn cách

5


xã hội hoặc có lệnh phong tỏa. Ví dụ tại Rwanda, các giao dịch về tiền di
động đã tăng tới 450% trong khoảng tháng 01 - 4/2020 và số lượng người
dùng chuyển tiền ảo tăng gấp đôi từ 0,6 triệu 1 tuần trước khi lệnh phong tỏa
có hiệu lực lên 1,2 triệu người 1 tuần sau đó (IMF, 2020). Trong khi đó, thanh
tốn kỹ thuật số trực tuyến (Online digital payment) là giải pháp đang được
áp dụng tại các quốc gia phát triển và một số nền kinh tế mới nổi. DemigucKunt và cộng sự (2018) cũng chỉ ra tỷ lệ người trưởng thành thực hiện thanh
toán kỹ thuật số tăng 11% lên 52% trong giai đoạn 2014 - 2018.
1.2.2. Cho vay kỹ thuật số
Sự phát triển trong hoạt động thanh tốn nói trên, cùng với việc mở
rộng cơ sở dữ liệu người dùng liên quan đến hoạt động thanh toán, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay kỹ thuật số. Người cho vay kỹ thuật số
sử dụng dữ liệu thay thế (alternative data) từ các nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán và một “thuật toán cho vay” để xác định khả năng trả nợ của khách hàng
và sau đó, cung cấp các khoản vay (thường là các khoản vay không bảo đảm).
Tại Mỹ, vào năm 2013, các công ty Fintech cung cấp 5% tổng số khoản vay
không bảo đảm trên thị trường, tuy nhiên đến năm 2018, con số này đã tăng
lên 38% (TransUnion, 2019). Ngoài ra, khả năng theo dõi các giao dịch có
thể cung cấp thông tin về khu vực/ngành nào đang chịu ảnh hưởng lớn nhất từ
đại dịch Covid-19 (tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của những ngành đó giảm
mạnh) và do đó, cho phép cung cấp tín dụng đến đúng đối tượng khách hàng,
bao gồm cả những hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp và hộ gia đình.
Fintech giúp các gói hỗ trợ tài khóa hướng đến mục tiêu cụ thể được tiến hành
một cách hiệu quả và nhanh chóng. Bằng cách giảm thiểu hoặc loại bỏ nhu
cầu tiếp xúc trực tiếp và nhu cầu tiền mặt, Fintech giúp các chính phủ có thể
hỗ trợ thu nhập và thanh khoản của người dân và doanh nghiệp một cách
nhanh chóng và hiệu quả. Thông tin từ dữ liệu thu thập được từ thanh toán di


6


động kết nối với chính phủ, với các lao động nằm ngồi các chương trình hỗ
trợ chính thức.
1.3. Cơ hội và thách thức của fintech trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Trong dài hạn, đại dịch Covid-19 có khả năng đẩy nhanh q trình
chuyển đổi số của tài chính tồn diện. Trong quá khứ, theo Diễn đàn Kinh tế
thế giới, đại dịch Sars năm 2003 cũng đã từng dẫn đến việc Trung Quốc phát
triển và cho ra mắt các hình thức thanh toán kỹ thuật số và thương mại điện tử
(e-commerce). Do đó, tài chính tồn diện kỹ thuật số phát triển ở một cấp độ
cao hơn là điều hoàn toàn có thể xảy ra ở giai đoạn hậu Covid-19.
Đại dịch Covid-19 tạo ra nhiều cơ hội mới cho dịch vụ tài chính số để
thúc đẩy tài chính tồn diện trong bối cảnh giãn cách xã hội. Đại dịch đã và sẽ
dẫn tới lệnh phong tỏa, cấm nhập cảnh, hạn chế du lịch và các biện pháp
phòng ngừa khác tại nhiều quốc gia. Fintech, bao gồm tiền di động, có thể
giúp người dân và doanh nghiệp duy trì và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài
chính ngay cả khi lệnh phong tỏa được ban hành, hỗ trợ các doanh nghiệp mở
cửa trở lại trong trạng thái bình thường mới, bởi các giao dịch không dùng
tiền mặt và không tiếp xúc sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn. Hơn nữa, các
giao dịch này cũng được chính phủ của hầu hết các quốc gia ủng hộ bởi chúng
góp phần đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh. Rất nhiều chính phủ đã khuyến
khích sự phát triển của tài chính tồn diện kỹ thuật số thơng qua các biện pháp
để giảm chi phí, tăng giới hạn cho các giao dịch kỹ thuật số (ví dụ tại Ghana,
Kenya và Myanmar) hay tạo điều kiện cho việc điều hành KYC (know your
customer) đối với các giao dịch nhỏ (ví dụ tại Ghana). Ngồi ra, trong bối
cảnh đại dịch, hợp tác giữa chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính
có khả năng được tăng cường hơn để góp phần cải thiện tầm ảnh hưởng các
cơng cụ hỗ trợ của chính phủ. Những động thái như vậy có thể giúp đẩy
nhanh q trình chuyển đổi từ dịch vụ tài chính truyền thống sang dịch vụ tài

chính kỹ thuật số.
7


Dưới góc nhìn vĩ mơ, tài chính tồn diện kỹ thuật số có khả năng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hẹp bất bình đẳng thu nhập và giảm nghèo. Từ hộ
nghèo đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Fintech đã giúp tăng cường khả
năng tiếp cận các tài khoản, giao dịch và tín dụng trong những năm gần đây
và do đó, tương lai sẽ mở ra cơ hội cho những bộ phận khác của dân số tham
gia vào các hoạt động của nền kinh tế. Sự phát triển của tiết kiệm kỹ thuật số,
giải pháp chuyển tiền xuyên quốc gia và bảo hiểm cũng đem đến những cơ
hội mới. Nhìn xa hơn, việc cải thiện khả năng tiếp cận tài chính có ảnh hưởng
tích cực đến nền kinh tế (Sahay và cộng sự, 2015; Čihák và Sahay, 2020) và
miễn là khu vực tài chính được điều hành tốt, điều đó sẽ khơng ảnh hưởng
đến ổn định tài chính. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, fintech sẽ giúp cải
thiện tính hiệu quả trong các chính sách kinh tế vĩ mô và xa hơn là hỗ trợ tăng
trưởng và ổn định (Loukoianova and Yang, 2018).
Bên cạnh những cơ hội, đại dịch Covid-19 cũng đem đến những nguy
cơ nhất định đối với tài chính tồn diện kỹ thuật số. Thứ nhất, rủi ro đối với
ổn định tài chính có thể xảy ra do có sự đánh đổi giữa phát triển tài chính kỹ
thuật số và khả năng điều hành các hoạt động tài chính. Thứ hai, khả năng đổ
vỡ của các mơ hình kinh doanh truyền thống và sự kết nối của các tổ chức tài
chính truyền thống với các cơng ty Fintech được giám sát một cách lỏng lẻo
hơn cũng dẫn tới nhiều lo ngại. Thứ ba, rủi ro về cơng nghệ có thể ảnh hưởng
các tổ chức tín dụng và phi tín dụng. Ví dụ các dữ liệu cá nhân có thể bị
chiếm đoạt thơng qua các cuộc tấn công qua mạng. Rủi ro an ninh mạng và
các vụ việc cho vay sai quy định có thể dẫn tới suy giảm niềm tin của công
chúng vào hệ thống.
Các công ty Fintech cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong
giai đoạn hậu Covid-19. Thứ nhất, tại một số quốc gia, nguồn cung lao động

ngày càng bị hạn chế và cơ sở hạ tầng số chưa phát triển (IMF, 2020). Thứ
hai, dữ liệu sai lệch hoặc không đủ thơng tin có thể dẫn tới những hậu quả về
8


mặt tài chính và khiến cho những cơng nghệ mới trở nên thiếu tin cậy. Thêm
vào đó, sự thiếu hiểu biết về tài chính và kỹ thuật số sẽ lại càng làm cho vấn
đề trầm trọng hơn. Thứ ba, rất nhiều cơng ty Fintech cịn khá non trẻ và chưa
bao giờ trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế như trong giai đoạn đại dịch Covid19. Các công ty này sẽ phải đối mặt với các điều kiện về vốn chặt chẽ hơn và
yêu cầu về tấm đệm thanh khoản nhiều hơn. Thứ tư, đại dịch Covid-19 cũng
đã dẫn tới sự suy giảm đáng kể trong tiêu dùng, đặc biệt là một số ngành như
khách sạn, nhà hàng, hàng không và bán lẻ, qua đó tác động khơng nhỏ đến
lợi nhuận thanh tốn của các cơng ty Fintech và các trung gian tài chính. Thứ
năm, rất nhiều các khoản vay của cơng ty Fintech có khách hàng mục tiêu là
những người đi vay thu nhập thấp - những người có khả năng bị ảnh hưởng
nhiều nhất nếu khủng hoảng xảy ra và do đó, chất lượng các khoản vay này bị
suy giảm nghiêm trọng là điều hồn tồn có thể xảy ra.
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG VỀ FINTECH
2.1. Quan điểm của ngân hàng trung ương Trung Quốc về fintech
Người Trung Quốc đã áp dụng rộng rãi việc thanh toán bằng mã QR
của Alipay hoặc WeChat Pay do sự tiện lợi. Riêng Alipay đã có 731 triệu
người dùng hoạt động hàng tháng. Chỉ trong vài năm, hai nền tảng này đã
biến Trung Quốc từ một quốc gia nơi tiền mặt là vua sang một xã hội mà điện
thoại thơng minh là phương tiện thanh tốn được ưa chuộng.
Dù vậy, các cơng ty này khơng bằng lịng với việc chỉ cung cấp các
dịch vụ thanh tốn. Họ cịn đưa ra nhiều dịch vụ tài chính hơn, như cho vay
trực tuyến.
Chính quyền Trung Quốc tìm cách thắt chặt kiểm soát ngành fintech.
Theo South China Morning Post, việc các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc

chiếm lợi thế về dữ liệu người dùng khiến hệ thống tài chính tại quốc gia này,
điển hình là các ngân hàng, đứng trước rủi ro bị phá vỡ. Các ông lớn công
9


nghệ nghiễm nhiên tận dụng xu hướng số hoá, và coi đây như một cách để
giành giật thị phần trên thị trường tài chính nói chung.
Ant Group - tập đồn công nghệ được tỷ phú Jack Ma chống lưng là
"nạn nhân" điển hình cho làn sóng kiểm sốt mạnh mẽ từ giới chức Trung
Quốc đại lục. Theo Reuters, hoạt động kinh doanh tín dụng trực tuyến của
Ant Group chính thức bị "kìm kẹp" hơn bởi chính phủ nước này. Quy mô hoạt
động và nguồn doanh thu khổng lồ được Ant tiết lộ trong bản báo cáo trước
thềm IPO hồi cuối tháng 8 đã khiến các cơ quan quản lý "giật mình". Bắc
Kinh lo sợ rằng các nền tảng cơng nghệ của bên thứ ba như Ant sẽ khiến nguy
cơ vỡ nợ tại quốc gia này tăng cao. Hoạt động tín dụng của Ant, bao gồm dịch
vụ thẻ tín dụng ảo Huabei và nhà cung cấp các khoản vay ngắn hạn Jiebei,
đóng góp gần 40% doanh thu của tập đồn này trong 6 tháng đầu năm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc mới đây tuyên bố có thể sẽ hạn chế
số lượng ngân hàng mà một nền tảng fintech có thể liên kết trong nỗ lực ngăn
chặn khả năng thâu tóm quá nhiều thị phần của các công ty công nghệ. Bởi
thực tế, càng ôm trọn nhiều miếng bánh thị trường, các ông lớn sẽ càng khiến
nền kinh tế nước này đứng trước rủi ro về nợ xấu tăng cao.
Theo ông Lou Jiwei, cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc, "số lượng
ngân hàng liên kết fintech sẽ bị giới hạn, để các nền tảng công nghệ hoạt động
kinh doanh trong một môi trường, điều kiện như nhau. Các nền tảng không
nên trở thành "người thâu tóm tất cả".
Quyết định hạn chế mới được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đại lục
tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các tập đồn cơng nghệ do nghi ngờ một
lượng lớn dữ liệu người dùng đã bị các doanh nghiệp này bị truy cập. Giới
chức Bắc Kinh thậm chí cịn cân nhắc áp thuế kỹ thuật số đối với những công

ty công nghệ nắm giữ lượng lớn dữ liệu cá nhân.

10


Cùng với đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết, họ
đang tăng tốc phát triển cơ sở hạ tầng cho cơng nghệ tài chính của riêng mình,
bao gồm nâng cấp các trung tâm dữ liệu và mạng lưới liên kết tất cả các văn
phòng và chi nhánh của Ngân hàng Trung ương.
2.2. Quan điểm của ngân hàng trung ương Ấn Độ về fintech
Trước đại dịch, các ngân hàng Ấn Độ coi fintech là những kẻ thách
thức vì nhận thức rằng fintech sẽ làm thay đổi cách mọi thứ hoạt động trong
các dịch vụ tài chính. Trong đại dịch COVID-19, các ngân hàng nhận ra rằng
họ phải nhanh nhẹn và cung cấp các giao dịch dễ dàng như fintech, trong khi
fintech nhận ra rằng họ cần hợp tác với các ngân hàng để tiếp cận số lượng
khách hàng mà các ngân hàng đã có.
Vào tháng 6 năm nay(2021), SBI - ngân hàng lớn nhất Ấn Độ - đã đầu
tư vào Cashfree, một liên doanh giải pháp ngân hàng mở cung cấp các giải
pháp thanh tốn tồn bộ để cho phép các doanh nghiệp ở Ấn Độ thu tiền
thanh toán và thanh tốn thơng qua các phương thức có sẵn với một tích hợp
đơn giản.
Các ngân hàng có cơ sở khách hàng ổn định, ngân sách lớn để nâng cao
năng suất bằng cách sử dụng công nghệ và trải nghiệm nội bộ về mọi khía
cạnh quy định và tuân thủ của các dịch vụ tài chính. Họ cũng sở hữu giá trị tin
cậy mà một fintech có thể tạo ra giữa các khách hàng khi nó bắt đầu làm việc
với một ngân hàng.
Đại dịch COVID-19 đã cách mạng hóa cách mọi người giao dịch và
tiêu tiền. Đây cũng là một yếu tố để các liên doanh fintech và ngân hàng đổi
mới các giải pháp mới và phát triển công nghệ để thu hẹp khoảng cách giữa
các dịch vụ hiện có của họ và sự phát triển của kỳ vọng của khách hàng Ấn

Độ.

11


Fintech thường được bản địa hóa cho một thị trường nhất định, nhưng
một ngân hàng lại trải dài theo chiều dài và chiều rộng của đất nước. Vì vậy,
việc tùy chỉnh một sản phẩm để phù hợp với mọi yêu cầu trong toàn bộ ngân
hàng Ấn Độ là rất quan trọng.
Các ngân hàng cũng có một loạt các yêu cầu bảo mật lớn hơn vì chúng
được quy định bởi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. "Vì vậy, một sân chơi bình đẳng
phải đến nơi mà cả fintech và ngân hàng đều hoạt động theo cùng một bộ quy
định" – Theo Amon.
2.3. Chiến lược phát triển fintech của Nhật Bản
Năm 2017, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã xây
dựng và công bố chiến lược phát triển Fintech: Japan’s Fintech Vision, First
Comprehensive Policy Recommendations. Chiến lược hỗ trợ sự phát triển của
các công ty Fintech dựa trên 4 trụ cột chính như sau:
2.3.1. Xây dựng các điều kiện nền tảng cho sự phát triển của các công ty
Fintech
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã xây dựng môi trường thuận lợi để
chia sẻ dữ liệu: Phát triển các nguyên tắc và quy trình giúp cá nhân quản lý và
sử dụng dữ liệu cá nhân; gia tăng sự chia sẻ thơng tin giữa các nhóm doanh
nghiệp, nhóm ngành.
Hiện thực hóa nền kinh tế thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua
phát triển các phương tiện thanh toán điện tử: Đặt chỉ tiêu về tỉ lệ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt, thử nghiệm dự án hóa đơn điện tử.
Nâng cao vấn đề an tồn và bảo mật trong thanh tốn trực tuyến thơng
qua nâng cao và đồng bộ hóa chip IC trong các cổng thanh toán thẻ.
2.3.2. Hỗ trợ sự lưu thơng tiền tệ

Số hóa nhận diện cá nhân: Tạo điều kiện thuận lợi để điện tử hóa thơng
tin nhận dạng cá nhân (Know Your Customers) trong quá trình mở tài khoản
12


dịch vụ cũng như phòng chống rửa tiền; nghiên cứu thử nghiệm việc sử dụng
Thẻ thông tin cá nhân (Individual Number Card); tích hợp khả năng nhận diện
thơng tin cá nhân được điện tử hóa vào các thiết bị điện thoại thông minh.
Cuối năm 2020, Ngân hàng trung ương Nhật Bản nâng cấp hệ thống dữ
liệu quản lý và số hóa quy trình quản lý của cơ quan cơng quyền: Xây dựng
một cổng thơng tin chia sẻ tồn bộ quy trình quản lý cơng giữa các bộ ngành;
xây dựng nền tảng hỗ trợ các quỹ tài trợ khởi nghiệp; phác thảo hướng dẫn
tiếp cận truy cập mở với các quy trình quản lý nhà nước.
2.3.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận và sử dụng dịch vụ
Fintech
Ngân hàng trung ương Nhật Bản khuyến khích tăng cường tự động hóa
và nâng cao hiệu quả của việc quản lý kinh doanh và kế toán (các bộ phận hỗ
trợ trong doanh nghiệp): Tăng cường việc sử dụng các công nghệ điện toán
đám mây (cloud service) hay việc sử dụng ngân hàng điện tử trong các doanh
nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs sử dụng các công nghệ Fintech thông
qua giới thiệu về các dịch vụ Fintech và lợi ích kèm theo.
Tăng cường tự động hóa trong hoạt động gửi - rút tiền và quản lý quỹ
để rút ngắn thời gian chuyển đổi của tiền trong chuỗi cung ứng (supply chain
cash conversion cycle): Giới thiệu và khuyến khích sử dụng việc ghi chép
điện tử đối với các giao dịch liên quan đến tiền và cho vay dựa trên tài sản.
2.3.4. Thiết lập hệ thống chính sách và quy định quản lý tạo điều kiện cho sự
sáng tạo
Ngân hàng trung ương Nhật Bản cải cách hệ thống chính sách quản lý
tạo điều kiện phát triển Fintech và đổi mới sáng tạo thông qua khung quản lý
“Regulatory Sandbox”. Khung quản lý này hướng tới việc thử nghiệm quản lý

và giám sát các dịch vụ Fintech mới, sau đó để các bên có liên quan đánh giá,
xác nhận; sau quá trình thử nghiệm - đánh giá và nhận diện sai sót - cải thiện,
13


thì phương án quản lý phù hợp và hiệu quả đối với dịch vụ sẽ được nhận diện.
Các biện pháp cụ thể hơn bao gồm nghiên cứu về hệ thống pháp lý liên quan
đến thanh toán; hỗ trợ cải cách chính sách và tiêu chuẩn hóa, phát triển mơi
trường thuận lợi cho các quỹ đầu tư Fintech hay RegTech - doanh nghiệp
cung cấp các dịch vụ quản lý và giám sát có liên quan đến cơng nghệ cho các
tổ chức tài chính.
Phát triển nguồn nhân lực được trang bị cả kiến thức chuyên môn và
các kỹ năng công nghệ phục vụ cho hoạt động của các công ty Fintech, tạo
điều kiện chuyển đổi công việc và gắn kết trong nội bộ một hoặc nhiều doanh
nghiệp.
2.4. Ngân hàng trung ương Mỹ và định hướng Fintech 2.0
Các nghiên cứu về người tiêu dùng gần đây được Giám đốc Nghiên cứu
của công ty tư vấn ngân hàng Cornerstone Advisors cho thấy rằng Bank of
America đang đánh mất vị thế ngân hàng chính trong lịng người tiêu dùng —
chủ yếu là trong nhóm Millennials(26-40 tuổi).
Cho đến nay, các công ty khởi nghiệp fintech vẫn chưa xem xét sự gián
đoạn rộng rãi của tất cả các dịch vụ tài chính. Phân tích mẫu dữ liệu khởi
nghiệp của McKinsey cho thấy 62% công ty khởi nghiệp đang giải quyết
mảng ngân hàng bán lẻ, chỉ 11% tập trung vào các dịch vụ ngân hàng doanh
nghiệp lớn. Thanh tốn là lĩnh vực phổ biến nhất để lưu thơng dòng tiền và
cho vay là lĩnh vực sinh lợi nhất của ngân hàng theo doanh thu của các ngân
hàng tại Mỹ.
Phản ứng của các ngân hàng ngay bây giờ đối với sự gián đoạn fintech
1.0 là rất quan trọng do giai đoạn phát triển hiện tại của ngành cơng nghiệp
cịn non trẻ. Các công ty khởi nghiệp Fintech thường tập trung vào khái niệm

ngân hàng tách nhóm, cung cấp một loại sản phẩm / dịch vụ và tập trung làm
tốt.
14


Cho đến nay, sự đổi mới chủ yếu được thúc đẩy bởi front-end trong các
dịch vụ chuyên biệt này, chủ yếu thơng qua việc cải thiện các khía cạnh
hướng tới khách hàng của các dịch vụ tài chính.
Vì vậy, cho đến khi fintech có thể chuyển sang fintech 2.0 và tạo ra
định hướng của riêng mình, nó sẽ gặp những rủi ro chiến lược rất lớn và các
ngân hàng sẽ cần thời gian để đối phó. Để vươn lên trong ngành dịch vụ tài
chính, các cơng ty khởi nghiệp fintech sẽ cần tạo ra một phần mềm hỗ trợ
công nghệ mới cho ngành. Sự tiếp nối giữa giao diện người dùng do công
nghệ dẫn đầu và giao diện người dùng kết thúc do quy trình thuê, được thiết
kế từ nhiều thế hệ trước, cuối cùng sẽ dẫn đến rủi ro hoạt động cao.
Việc tạo ra các quy trình back-end ngân hàng mới sẽ rất khó khăn, do
các chủ đề đồng thuận áp dụng định dạng sẽ nảy sinh và sự tham gia của các
cơ quan quản lý. Nhưng đạt được điều này và có một số thành cơng nhất định
sẽ cho phép các công ty khởi nghiệp hoạt động trên một sân chơi bình đẳng
và giảm thiểu các mối đe dọa hiện hữu đeo bám họ. Cho đến thời điểm đó, họ
có thể vẫn ở bên lề, chỉ đơn thuần là đang tìm hiểu những vết nứt của một hệ
thống dịch vụ tài chính thiếu vững chắc.
Trước tình hình hiện tại của các doanh nghiệp fintech, Ngân hàng trung
ương Mỹ sẽ chuyển sự chú ý sang các ngân hàng và cách họ có thể đáp ứng
với cơng nghệ fintech theo cách tốt hơn.
2.5. Ngân hàng trung ương Anh đẩy mạnh phát triển fintech
Vào ngày 22 tháng 3 năm 2019, Ngân hàng Trung ương Anh đã xuất
bản Bản tin hàng quý mới nhất của mình, trong đó họ đưa ra cam kết áp dụng
FinTech để thực hiện sứ mệnh của mình. Cụ thể, Ngân hàng đã nâng cấp cơ
sở hạ tầng cứng (bao gồm cả kiến trúc thanh toán) để tăng cường bảo mật và

hỗ trợ đổi mới và cập nhật cơ sở hạ tầng mềm (bao gồm các quy tắc và quy

15


định) nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn. Ngân hàng cũng đang áp dụng công
nghệ mới để nâng cao năng lực của chính mình.
Ngân hàng ghi nhận sự gia tăng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ FinTech ở Vương quốc Anh trong 5 năm qua và vị trí của Vương
quốc Anh là “một trong những lĩnh vực FinTech năng động nhất” trên thế
giới. Ngân hàng thừa nhận rằng sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực
Cơng nghệ Phần Lan của Vương quốc Anh mang lại những cơ hội đáng kể
đồng thời cũng lưu ý những rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng nhắc lại cam kết
tiếp nhận FinTech (bằng cách sử dụng công nghệ tài chính để cải thiện cơ sở
hạ tầng ngân hàng và hỗ trợ các nhà đổi mới và sáng tạo) để thực hiện sứ
mệnh “thúc đẩy lợi ích của người dân Vương quốc Anh bằng cách duy trì sự
ổn định tài chính và tiền tệ”.
Động lực thúc đẩy Ngân hàng sẵn sàng tiếp nhận FinTech là mong
muốn khuyến khích sự đổi mới và thúc đẩy cạnh tranh vì lợi ích của công
chúng. Mặc dù Ngân hàng không cung cấp bất kỳ mốc thời gian nào để thực
hiện các đề xuất FinTech của mình, nhưng Bản tin hàng q này cung cấp
thơng tin chi tiết hữu ích về cách tiếp cận của Ngân hàng đối với vai trị của
mình trong việc tạo điều kiện và kiểm duyệt sự đổi mới trong lĩnh vực ngân
hàng của Vương quốc Anh. Ngân hàng rõ ràng sẵn sàng và mong muốn giải
quyết các rủi ro và cơ hội do tốc độ đổi mới nhanh chóng mang lại thông qua
việc cung cấp cả cơ sở hạ tầng cứng và mềm.
Trong thời gian tới, Ngân hàng lưu ý rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện các
chương trình thí điểm và nghiên cứu FinTech. Việc tham gia vào các chương
trình như vậy có thể tạo cơ hội cho cả các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp
hiện tại hợp tác với Ngân hàng vì Ngân hàng mong muốn hỗ trợ một hệ thống

tài chính đang phát triển, xây dựng chính sách và sử dụng các công nghệ mới.

16


2.6. Fintech tại Singapore phát triển kỷ lục
Theo trang KPMG dẫn tin, tổng vốn tài trợ fintech trên toàn thế giới
trong nửa đầu năm 2021 đạt 98 tỷ đô la từ 2.456 thương vụ, phục hồi mạnh
mẽ từ đợt giảm đầu tư khi đại dịch Covid-19 tác động vào năm 2020.
Trong nửa đầu năm 2021, hoạt động tài trợ fintech châu Á lên tới 7,5 tỷ
USD mặc dù thiếu đi một số giao dịch lớn đáng chú ý. Hãng nghiên cứu
CBInsights ước tính rằng, nguồn vốn tài trợ fintech châu Á trong quý 3 là
mạnh mẽ đạt gần 6 tỷ đơ la, chỉ sau Mỹ.
Mặc dù có quy mơ nhỏ (tổng dân số dưới 5 triệu người), nhưng
Singapore nhanh chóng đạt được mức đầu tư fintech gấp nhiều lần quy mơ
của mình. Mặc dù dữ liệu KPMG chỉ cho thấy có 614 triệu USD nguồn vốn
đầu tư fintech trong nửa năm đầu tiên, nhưng giám đốc fintech của Cơ quan
tiền tệ Singapore, Sopnendu Mohanty cho thấy đã một sự gia tăng mạnh mẽ
trong 6 tháng cuối năm, nâng tổng số tiền vốn đầu tư fintech của Singapore có
thể lên 3 tỷ đô la.
Với nguồn vốn fintech kỷ lục ở các tháng còn lại của năm 2021, cũng
như Singapore được ước tính là trụ sở của hơn 40% tổng số các công ty
Fintech ở Đông Nam Á, với hơn 750 tổ chức. Đây là ngôi nhà của một số
lượng lớn các doanh nghiệp trong phạm vi Fintech với sự tập trung đặc biệt
vào ngành dọc, phát huy thế mạnh đầu tư tài chính và ngân hàng. Thế nên, hội
tụ các yếu tố này Singapore đang dần chạm đến vị thế thủ phủ fintech của
Châu Á.
Khi so sánh tổng số vốn đầu tư fintech Singapore với các nước như
Canada và các nước lớn ở Châu Âu, có thể thấy tổng vốn đầu tư fintech của
Canada trong nửa cuối năm là 4,8 tỷ USD, trong khi Pháp và Đức lần lượt từ

2 tỷ đến 2,5 tỷ USD, dù những quốc gia này quy mô lớn gấp sáu đến mười lần

17


Singapore và GDP của họ cũng tương tự, nhưng nguồn vốn đầu tư fintech của
quốc đảo này 6 tháng cuối năm có thể đạt 3 tỷ USD.
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), ngân hàng trung ương của
Singapore có một bộ phận chuyên trách gọi là "FinTech and Innovation
Group (FTIG)" giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ trong
lĩnh vực tài chính. Khi khai trương bộ phận mới này, giám đốc điều hành của
MAS tuyên bố: "Việc thành lập FTIG là một cam kết nghiêm túc của MAS
đối với tầm nhìn của Singapore về một Trung tâm Tài chính Thơng minh, nơi
cơng nghệ được áp dụng phổ biến để tạo ra những cơ hội mới và cải thiện
cuộc sống của mọi người".
Thậm chí, sự hỗ trợ của Ngân hàng trung ướng chính phủ đối với
fintech khơng chỉ dừng lại ở việc thành lập một cơ quan đặc biệt, mà cịn có
một mơi trường pháp lý rất rõ ràng và hỗ trợ lập pháp cho sự đổi mới tài
chính. Có một hướng dẫn hữu ích trên trang chủ của MAS về cách thiết lập
một doanh nghiệp fintech ở Singapore. Quan trọng nhất đối với các công ty
khởi nghiệp, chính phủ cịn dành những khoản tiền đáng kể dưới hình thức tài
trợ và giảm giá cho các sáng kiến fintech.
Nhìn chung, là một quốc gia nhỏ bé với nguồn tài nguyên hạn chế,
Singapore đã xây dựng tầm ảnh hưởng của mình như một trung tâm tài chính
tồn cầu. Với sự ra đời của các cơng nghệ tài chính tiên tiến có tên gọi chung
là "Fintech", Singapore đang đi trước xu hướng và đang tự tái tạo thành một
trung tâm đổi mới fintech. Singapore cũng có một khởi đầu vững chắc và lợi
thế đáng kể so với các quốc gia khác. Sẽ khơng phải là một dự đốn xa vời
nếu cho rằng, Singapore sẽ đảm nhận vai trò là thủ phủ fintech của luôn cả thế
giới.


18



×