Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Làm về đề tài an toàn vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.72 KB, 19 trang )

BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 40/2005/QH11
Điều 49. Địa vị pháp lý của thuyền trưởng
1. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy
tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành
mệnh lệnh của thuyền trưởng.
2. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người
khai thác tàu.
Điều 50. Nghĩa vụ của thuyền trưởng
1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật.
2. Chăm sóc chu đáo để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải cần
thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ
tàu, dự trữ, chất lượng thuyền bộ và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn
hàng hải cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển
đang hành trình.
3. Quan tâm thích đáng để hàng hoá được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo
quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã
được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.
4. Chăm sóc chu đáo để hàng hoá trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát;
áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi
ích liên quan đến hàng hoá; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho
những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến
hàng hoá.
5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản
khác trên tàu biển.
6. Đưa tàu biển vào cảng an toàn gần nhất và thực hiện mọi biện pháp cần
thiết để bảo vệ tàu, người, tài sản trên tàu và tài liệu của tàu trong trường
hợp cảng trả hàng hoặc cảng trả khách bị phong toả, chiến tranh đe dọa hoặc
trong tình trạng khẩn cấp khác.
7. Tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và
sau đó cứu thuyền viên trong trường hợp tàu biển có nguy cơ bị chìm đắm
hoặc bị phá huỷ.


Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách
cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu quan trọng khác của tàu biển.
8. Không được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm, trừ trường hợp
việc rời tàu là hết sức cần thiết.
9. Trực tiếp điều khiển tàu biển ra, vào cảng, kênh đào, luồng hàng hải và khi
tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển hoặc khi xảy ra các tình huống đặc
biệt khó khăn, nguy hiểm.
10. Sử dụng hoa tiêu hàng hải, tàu lai trong các trường hợp do pháp luật quy
định hoặc để bảo đảm an toàn cho tàu biển.
Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không loại trừ nghĩa vụ của thuyền trưởng
quy định tại khoản 9 Điều này.
11. Thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ thuộc chức trách của mình theo đúng
lương tâm nghề nghiệp.
12. Tổ chức tìm kiếm và cứu nạn những người đang trong tình trạng nguy
hiểm trên biển, nếu việc thực hiện nghĩa vụ này không gây nguy hiểm nghiêm
trọng cho tàu biển và những người đang ở trên tàu của mình. Chủ tàu không
chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản
này.
13. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 51. Quyền của thuyền trưởng
1. Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hoá khi
giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hoá được
vận chuyển trên tàu biển.
2. Nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hoá thực hiện
các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc quy định tại khoản 1 Điều này, có
thể khởi kiện hoặc tham gia tố tụng trước Toà án hoặc Trọng tài khi tàu biển
ở ngoài cảng đăng ký, trừ trường hợp chủ tàu hoặc người có lợi ích liên quan
đến hàng hoá tuyên bố hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền đại diện đó.
3. Từ chối không cho tàu biển hành trình, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an
toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

4. Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền
viên thuộc quyền; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển
những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có
hành vi vi phạm pháp luật.
5. Nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần
thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên,
cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi.
6. Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm
vi quy định tại khoản 5 Điều này, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ
tàu không có lợi hoặc không thực hiện được.
7. Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ
các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc
bán một phần hàng hoá sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê
vận chuyển và chủ tàu mà không được. Trong trường hợp này, thuyền trưởng
phải giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại của chủ tàu, người thuê vận chuyển
và những người có lợi ích liên quan đến hàng hoá.
8. Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực
phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hoá là lương thực, thực
phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương
thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu. Việc sử dụng này phải
được lập thành biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm
đã sử dụng.
9. Trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thì có
quyền yêu cầu cứu nạn và sau khi thoả thuận với các tàu đến cứu nạn, có
quyền chỉ định tàu thực hiện việc cứu hộ.
Điều 52. Trách nhiệm của thuyền trưởng về hộ tịch trên tàu biển
1. Ghi nhật ký hàng hải và lập biên bản với sự tham gia của nhân viên y tế của
tàu biển, hai người làm chứng về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển
và các sự kiện có liên quan; bảo quản thi hài, lập bản kê và bảo quản tài sản
của người chết để lại trên tàu biển.

2. Thông báo về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và chuyển di
chúc, bản kê tài sản của người chết cho cơ quan hộ tịch có thẩm quyền ở cảng
biển Việt Nam đầu tiên mà tàu biển ghé vào hoặc cho cơ quan đại diện ngoại
giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất, nếu tàu biển đến cảng
biển nước ngoài.
3. Sau khi đã cố gắng tìm mọi cách để xin chỉ thị của chủ tàu và hỏi ý kiến của
thân nhân người chết, thuyền trưởng nhân danh chủ tàu làm thủ tục và tổ
chức mai táng. Mọi chi phí liên quan đến việc mai táng được thanh toán theo
quy định của pháp luật.
Điều 53. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi có hành vi phạm tội trên tàu
biển
1. Khi phát hiện hành vi phạm tội trên tàu biển, thuyền trưởng có trách nhiệm
sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của
pháp luật;
b) Bảo vệ chứng cứ và tuỳ theo điều kiện cụ thể, chuyển giao người có hành vi
phạm tội và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu
tiên tàu biển ghé vào hoặc cho tàu công vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam gặp ở trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện ngoại
giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất và làm theo chỉ thị của
cơ quan này, nếu tàu biển đến cảng nước ngoài.
2. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự cho tàu biển, người và
hàng hoá vận chuyển trên tàu, thuyền trưởng có quyền tạm giữ người đang
trên tàu mà có hành vi phạm tội tại một phòng riêng.
Điều 54. Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc thông báo cho cơ quan
đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam
1. Khi tàu biển đến cảng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết thuyền
trưởng phải thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự
của Việt Nam nơi gần nhất.
2. Thuyền trưởng có trách nhiệm xuất trình các giấy chứng nhận, tài liệu của

tàu biển, nếu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam
tại nước đó yêu cầu.
Điều 55. Trách nhiệm báo cáo của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn hàng hải
Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển hay phát hiện các tai nạn hàng
hải hoặc vụ việc khác liên quan đến an toàn hàng hải tại khu vực tàu biển
hoạt động, thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nơi gần nhất biết và báo cáo tai nạn hàng hải theo quy
định.
Quyết định 174/QĐ-PCVT
Điều 12.
1- Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu, có trách nhiệm thực
hiện nghiêm chỉnh các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, pháp luật
Việt Nam và quy định của Điều lệ này.
2- Thuyền trưởng chỉ huy theo chế độ thủ trưởng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của chủ tàu. Thuyền trưởng là người duy nhất được ban hành các mệnh lệnh
liên quan đến mọi hoạt động của tàu và phải chịu trách nhiệm đối với các
mệnh lệnh đó.
3- Nếu trên tàu không bố trí chức danh thuyền phó ba thì thuyền trưởng đảm
nhiệm ca trực của thuyền phó ba.
4- Nếu trên tàu không bố trí chức danh thuyền phó hai và thuyền phó ba thì
nhiệm vụ của thuyền phó hai và thuyền phó ba do thuyền trưởng và thuyền
phó nhất đảm nhiệm theo sự phân công của thuyền trưởng.
Điều 13. Khi giao hoặc nhận tàu, thuyền trưởng có trách nhiệm:
1- Việc bàn giao tàu phải được tiến hành trực tiếp giữa hai thuyền trưởng.
2- Khi giao, nhận tàu phải bàn giao chi tiết về phần vỏ tàu, các máy móc,
trang thiết bị, tài sản, toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, tiền mặt v.v và phải lập bản
thống kê từng hạng mục.
3- Yêu cầu thuyền trưởng giao tàu cho biết về cấu trúc đặc biệt, tính năng kỹ
thuật, khả năng khai thác và kế hoạch tiếp tục hoàn thành v.v Các sĩ quan
phụ trách từng bộ phận báo cáo bằng văn bản về tình hình mọi mặt của bộ

phận mình và bản kê tài sản của tàu. Thuyền trưởng cũng với máy trưởng và
thuyền phó nhất tiến hành kiểm tra, tìm hiểu tình trạng thực tế của tàu.
4- Thời gian bắt đầu và kết thúc việc bàn giao phải được ghi biên bản, hai bên
cùng ký tên và phải ghi nhật ký hàng hải. Biên bản bàn giao tàu phải được
lập thành 4 bản: 1 bản gửi cho chủ tàu, 1 bản lưu lại tàu và 2 bản cho bên
giao và bên nhận.
5- Thuyền trưởng giao tàu phải họp toàn thể thuyền viên để giới thiệu thuyền
trưởng mới đến nhận công tác và thông báo việc trao quyền cho thuyền
trưởng mới.
Điều 14. Khi đưa tàu vào khai thác hoặc ngừng khai thác thuyền trưởng có
trách nhiệm:
1- Theo lệnh của chủ tàu để đưa tàu vào khai thác, ngừng khai thác hoặc sửa
chữa hay giải bản.
2- Chuẩn bị cho mỗi chuyến đi, phải có những biện pháp nhằm bảo đảm an
toàn cho người, tàu, và hàng hoá trên tàu; Kể cả vật tư kỹ thuật, nhiên liệu,
nước ngọt, lương thực, thực phẩm v.v của tàu.
3- Giao nhiệm vụ cụ thể cho thuyền phó nhất và máy trưởng tiến hành chuẩn
bị mọi mặt để tàu khời hành an toàn đúng giờ quy định.
4- Kiểm tra việc chuẩn bị hải đồ, các tài liệu hàng hải khác liên quan đến toàn
bộ chuyến đi của tàu.
5- Nắm vững tình hình diễn biến thời tiết trong khu vực tàu sẽ đi qua, lập kế
hoạch chuyến đi và kẻ hướng đi trên hải đồ có tính toán đầy đủ các điều kiện
địa lý, khí tượng - thuỷ văn hàng hải.
6- Kiểm tra việc xếp hàng hoá theo sơ đồ hàng hoá đảm bảo số lượng và chất
lượng của hàng hoá. Đặc biệt, chú ý bốc dỡ và vận chuyển hàng rời, hàng
nguy hiểm trên tàu; Tận dụng dung tích và trọng tài của tàu nhưng phải đảm
bảo tính ổn định của tàu.
7- Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rơi cảng phải biết được toàn bộ tình hình công
việc chuẩn bị của tàu, kiểm tra sự có mặt của thuyền viên và những người
khác còn ở trên tàu.

8- Trường hợp có thuyền viên của tàu vắng mặt, để bảo đảm cho tàu xuất
phát đúng giờ, thuyền trưởng phải kịp thời thông báo cho giám đốc cảng vụ,
chủ tàu (nếu tàu đậu ở các cảng trong nước) hoặc thông báo cho đại lý, cơ
quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam (nếu tàu
đậu ở cảng nước ngoài) biết họ tên, chức danh và thời gian rời tàu của
thuyền viên đó. Đồng thời, phải áp dụng mọi biện pháp để thuyền viên này kịp
trở về tàu hoặc đón tàu ở cảng sắp đến, nếu vắng mặt thuyền viên đó không
ảnh hưởng đến an toàn của tàu.
9- Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thuyền viên mà không có sự chấp thuận của
chủ tàu.
Điều 15. Khi tàu hành trình thuyền trưởng có trách nhệm:
1- Tính toán một cách thận trọng hướng đi của tàu nhằm đảm bảo an toàn và
kinh tế nhất. Thường xuyên áp dụng mọi phương pháp, sử dụng mọi thiệt bị
hàng hải được trang bị trên tàu để xác định chính xác vị trí của tàu. Kiểm tra,
hướng dẫn và yêu cầu các thuyền phó trực ca phải thực hiện nghiêm chỉnh
quy định hiện hành về chế độ trực ca khi tàu hành trình.
2- Chú ý kiểm tra hướng đi của tàu. Ngoài thuyền trưởng không ai có quyền
thay đổi hướng đi đã định. Trường hợp có nguy cơ va chạm hoặc để tránh
tình huống nguy hiểm bất ngờ hay có người rơi xuống biển thì Thuyền phó
trực ca có quyền thay đổi hướng đi của tàu nhưng phải báo ngay cho thuyền
trưởng.
3- Khẩn trương có mặt ở buồng lái khi thuyền phó trực ca yêu cầu và có mặt
thường xuyên ở buồng lái khi tàu hành trình trong luồng hẹp, co biển, kênh
đào, gần bờ, khi ra vào cảng, trong các khu vực nguy hiểm, thời tiết xấu, tầm
nhìn xa bị hạn chế hoặc qua những khu vực có mật độ tàu thuyền nhiều v.v
Trong các trường hợp nói trên, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp
thích hợp, neo phải ở vị trí sẵn sáng "thả neo" và phải báo cho buồng máy
biết để sẵn sàng thực hiện điều động khi cần thiết.
4- Khi gặp các tảng băng trôi, các vật chướng ngại và các nguy hiểm trực tiếp
khác đối với tàu hoặc khi gặp bão nhiệt đới, gặp nhiệt độ không khi xuống

dưới 0
o
C cùng với gió mạnh gây ra đóng băng trên thượng tầng kiến trúc của
tàu hay khi gặp gió cấp 10 hoặc trên cấp 10 mà chưa nhận được tin bão thì
thuyền trưởng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để xử lý tình huống
một cách thích hợp nhằm đảm bảo an toàn người, tàu và hàng hoá trên tàu.
Đồng thời, thông báo ngay những diễn biến nói trên cho các tàu thuyền xung
quanh, cho chủ tàu và cho cơ quan có thẩm quyền đầu tiên ở đất liền mà tàu
có thể liên lạc được.
5- Trường hợp tàu đi vào vùng có băng do tàu phá băng dẫn đường, thuyền
trưởng phải chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng tàu phá băng và kịp
thời có các khuyến nghị với tàu phá băng để bảo đảm an toàn hàng trình cho
tàu của mình.
6- Khi tàu hành trình ở khu vực bắt buộc phải có hoa tiêu dẫn tàu thì nhất
thiết phải xin hoa tiêu. Tại những khu vực không bắt buộc có hoa tiêu dẫn tàu
nhưng nếu thấy cần thiết thì thuyền trưởng vẫn có quyền xin hoa tiêu để bảo
đảm an toàn hành trình của tàu.
7- Bảo đảm an toàn trong việc đưa đón hoa tiêu lên tàu và rời khỏi tàu. Bố trí
chu đáo nơi nghỉ và ăn uống cho hoa tiêu.
8- Trước khi hoa tiêu dẫn tàu, thuyền trưởng thông báo cho hoa tiêu biết về
tính năng điều động của tàu, những khuyết tật về khả năng điều động và tình
trạng máy móc, thiết bị v.v nhằm tạo điều kiện cho hoa tiêu có thể chủ động
xử lý khi dẫn tàu.
Trường hợp hoa tiêu được quyền sử dụng thuỷ thủ lái và phương tiện thông
tin liên lạc riêng thì thuyền trưởng vẫn phải thường xuyên có mặt ở buồng lái
để kịp thời áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền, tăng cường việc cảnh
giới và chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng "thả neo".
9- Việc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu không miễn giảm nghĩa vụ điều khiển tàu
của thuyền trưởng. Thuyền trường phải có biện pháp phòng ngừa và xử lý
kịp thời, chính xác mọi tình huống có thể xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tuyệt

đối cho tàu.
Trường hợp hoa tiêu xử lý tình huống thiếu chính xác hoặc không hợp lý,
thuyền trưởng phải kịp thời đình chỉ hành động xử lý đó của hoa tiêu và yêu
cầu hoa tiêu phải có hành động đúng để bảo đảm an toàn hành trình của tàu.
Trường hợp cần thiết, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thay thế hoa tiêu. Khi
vắng mặt ở buồng lái, thuyền trưởng phải giới thiệu cho hoa tiêu biết thuyền
phó được mình uỷ quyền thay thế.
10- Khi tàu hành trình ở những khu vực chưa quen biết hoặc tầm nhìn xa bị
hạn chế hay gần khu vực có nhiều vật chương ngại nguy hiểm, thuyền trưởng
có quyền yêu cầu các thuyền phó khác phải có mặt ở vị trí để thực hiện nhiệm
vụ.
11- Trường hợp có người rơi xuống biển, thuyền trưởng phải kịp thời áp
dụng các biện pháp có hiệu quả để tìm cứu người bị nạn, đồng thời thông báo
cho chủ tàu và thông báo cho các tàu thuyền khác đang hành trình gần khu
vực đó tìm kiếm và cứu giúp. Chỉ được phép cho tàu rời khỏi khu vực có
người đang bị mất tích khi đã cố gắng tìm kiềm nhưng xét thấy không còn hy
vọng. Thời gian và các biện pháp đã tiến hành tìm cứu phải được ghi vào
nhật ký hàng hải.
12- Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi phát hiện có tàu bị nạn, thuyền
trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu trợ nếu việc cứu trợ
này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu, hàng hoá và thuyền viên của
mình. Tàu chỉ được phép tiếp tục hành trình khi đã nhận được thông báo của
tàu bị nạn không cần cứu giúp. Thời gian, vị trí tàu bị nạn và lý do dến hoặc
không đến cứu trợ phải được ghi vào nhật ký hàng hải.
Khi cứu trợ tàu bị nạn, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp có hiệu
quả để cứu người. Việc cứu tàu, hàng hoá và tài sản khác chỉ được tiến hành
khi có sự thoả thuận của thuyên trưởng tàu bị nạn theo hợp đồng cứu hộ.
Trường hợp vì lý do nào đó mà thuyền trưởng tàu bị nạn không thể ký hợp
đồng cứu hộ thì ít nhất phải có sự thoả thuận bằng lời hay bằng vô tuyến điện
hoặc bằng tín hiệu trông thấy được của thuyền trưởng tàu bị nạn. Các hình

thức thoả thuận này phải được ghi vào nhật ký hàng hải.
13- Khi gặp tàu không có người, nếu điều kiện cho phép thì thuyền trưởng
phải tổ chức kéo tàu đó vào cảng gần nhất và thông báo cho chính quyền
cảng, chủ tàu và cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của
Việt Nam ở nước đó biết. Trường hợp không thể lai dắt được thì ghi vào nhật
ký hàng hải vị trí của tàu đó, nguyên nhân không thực hiện được việc lai dắt
và phải thông báo cho chính quyền cảng gần nhất.
14- Nếu tàu mình bị tai nạn cần thiết có sự cứu trợ thì thuyền trưởng phải
dùng mọi biện pháp yêu cầu tàu khác cứu giúp, nhưng trước hết phải yêu cầu
sự cứu trợ của các tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam.
15- Trường hợp xảy ra va chạm với tàu khác, thuyền trưởng phải yêu cầu
thuyền trưởng tàu kia báo cho mình biết tên tàu, chủ tàu, hô hiệu, cảng đăng
ký, cảng xuất phát, cảng ghé và cảng đến. Đồng thời, phải thông báo cho tàu
kia biết những thông tin nói trên của tàu mình. Nếu xét thấy tàu mình có khả
năng và điều kiện cho phép thì phải có trách nhiệm cứu tàu bị nạn, trước hết
là cứu người.
16- Sau khi xảy ra va chạm, thuyền trưởng phải kịp thời lập biên bản về điễn
biến xảy ra sự cố, nêu rõ sự thiệt hại của mỗi bên có sự xác nhận của thuyền
trưởng tàu kia và các bên hữu quan. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ tai
nạn theo quy định của pháp luật.
17- Trường hợp tàu bị nạn không còn khả năng cứu được và bắt buộc phải bỏ
tàu, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp để cứu người và tổ chức
mang theo nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, hải đồ khu
vực bị nạn, tiền và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác v.v của tàu. Thuyền
trưởng phải là người phải rời tàu cuối cùng.
18- Khi bỏ tàu, thuyền trưởng phải ưu tiên giải quyết theo thứ tự: trẻ em,
người ốm, phụ nữ và người già xuống xuồng cứu sinh.
19- Khi bỏ tàu, thuyền trưởng vẫn hoàn toàn có thẩm quyền và phải chịu
trách nhiệm trong việc tổ chức tìm kiếm và cứu số thuyền viên, hành khách
(nếu có) đang bị mất tích và áp dụng các biện pháp cần thiết để đưa những

người còn lại đến nơi an toàn và về nước, nếu tàu bị tai nạn ở nước ngoài.
20- Nếu được tàu khác cứu giúp, thuyền trưởng có trách nhiệm lãnh đạo
thuyền viên, hành khách của tàu mình thực hiện nghiêm chỉnh quy định của
tàu đó.
21- Trường hợp trên tàu không có đủ khả năng cứu chữa người lâm bệnh,
thuyền trưởng có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để nhận được sự giúp đỡ về
y tế, kể cả phải đưa tàu vào cảng gần nhất và phải báo ngay cho chủ tàu.
22- Trường hợp thuyền trưởng lâm bệnh nặng hoặc bị tai nạn bất ngờ thì
tạm thời trao lại quyền chỉ huy tàu cho thuyền phó nhất và báo cho chủ tàu
biết để có biện pháp giải quyết kịp thời. Đồng thời báo cáo cho cơ quan đại
diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam tại nước đó biết
nếu tàu ở nước ngoài và phải ghi vào nhật ký hàng hải.
Điều 16. Khi tàu ra vào hoặc đậu ở cảng và tại các khu vực neo, thuyền
trưởng có trách nhiệm:
1- Khi tàu hoạt động trên lãnh hải hoặc đậu ở cảng và các khu vực neo tại
Việt Nam hoặc nước ngoài, thuyền trưởng phải nghiêm chỉnh tuân thủ đúng
các quy định của pháp luật Việt Nam, các công ước quốc tế có liên quan và
pháp luật của nước đó.
2- Trước và trong khi làm thủ tục tàu đến, trong và sau khi làm thủ tục tàu
rời cảng, thuyền trưởng phải có biện pháp nghiêm cấm không cho thuyền
viên của tàu liên lạc với những người khác, trừ các trường hợp thật cần thiết.
3- Khi tàu đến cảng nước ngoài, trong vòng 24 giờ phải báo cáo cho cơ quan
đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam tại nước đó
biết và đề nghị sự giúp đỡ nếu thấy cần thiết. Thuyền trưởng có nghĩa vụ thực
hiện mọi chỉ thị của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền
của Việt Nam. Trường hợp xảy ra tranh chấp có liên quan đến tàu hoặc tàu,
thuyền viên bị bắt giữ, thuyền trưởng phải kịp thời kháng nghị và phải báo
cáo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của
Việt Nam tại nước đó và chủ tàu biết để có biện pháp can thiệp.
4- Khi kết thúc mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải lập báo cáo gửi chủ tàu về

tình hình chuyến đi và kết quả việc thực hiện kế hoạch khai thác tàu.
5- Khi tàu đậu trong cảng, thuyền trưởng phải tổ chức áp dụng các biện pháp
phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho người, tàu và hàng hoá.
6- Khi thuyền trưởng rời khỏi tàu, nhất thiết phải có chỉ thị cụ thể công việc
cho thuyền phó nhất hay thuyền phó trực ca ở lại tàu. Đối với những việc
quan trọng phải được ghi rõ trong nhật ký hàng hải và báo cho sĩ quan trực
ca biết địa chỉ của mình trong thời gian ở trên bờ.
7- Khi tàu đậu ở các khu vực mà các điều kiện an toàn hàng hải không đảm
bảo, thuyền trưởng phải thường xuyên có mặt ở tàu. Nếu phải rời tàu thì yêu
cầu thuyền phó nhất ở lại tàu để thay mặt mình xử lý kịp thời những tình
huống có thể xảy ra.
8- Thuyền trưởng của các tàu làm nhiệm vụ thường trực, cứu hộ v.v việc
trực ca tại tàu do chủ tàu quyết định nhưng phải bảo đảm khả năng sẵn sàng
điều động tàu để thi hành nhiệm vụ.
9- Ngoài ra đối với thuyền trưởng của tàu khách có trách nhiệm tổ chức và
đồng viên thuyền viên nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ hành khách; áp
dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối sinh mệnh hành
khách, thuyền viên, tàu, hàng hoá, hành lý và tài sản trên tàu. Tổ chức huấn
luyên cho thuyền viên thành thạo trong việc cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu
và hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng phương tiện cứu sinh, cứu hoả
Điều 17.
1- Khi nhận tàu mới đóng, thuyền trưởng có trách nhiệm:
Phải tổ chức nhận bàn giao cụ thể về vỏ tàu, máy móc, toàn bộ trang thiết bị
kỹ thuật, các hồ sơ kỹ thuật, tài sản, dụng cụ sinh hoạt v.v Việc nhận và bàn
giao tàu phải được lập biên bản có kỹ xác nhận của thuyền trưởng bên nhận
và bên giao.
2- Khi tàu sửa chữa có trách nhiệm:
a) Duyệt các hạng mục sửa chữa do các bộ phận trên tàu lập.
b) Không được tự ý điều chỉnh các hạng mục sửa chữa đã được duyệt và cấp
kinh phí khi chưa có sự đồng ý của chủ tàu.

c) Trong thời gian tàu trên đà, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp
nhằm bảo đảm an toàn cho tàu và thực hiện đúng quy định nội dung của đà
và cùng với thuyền phó nhất và máy trưởng tiến hành kiểm tra vỏ tàu, hệ
thống van thông biển, chân vịt, bánh lái và lập biên bản xác nhận hiện trạng
của chúng. Công việc này cũng phải tiến hành lập lại trước khi tàu xuống đà
và có sự xác nhận của cơ quan đăng kiểm.
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát về tiến độ, chất lượng sửa chữa và đảm bảo an
toàn lao động và tổ chức thuyền viên thực hiện tốt các công việc tự sửa chữa,
tự bảo quản trong thời gian tàu trên đà.
e) Khi hoàn thành việc sửa chữa tàu, tổ chức nghiệm thu từng phần và các
hạng mục sửa chữa bảo đảm chất lượng, tránh gây thiệt hại cho chủ tàu.
Thông tư số 07/2012/TT-BGTVT
Điều 7. Nhiệm vụ của thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu. Thuyền trưởng
có nhiệm vụ sau đây:
1. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi giao, nhận tàu:
a) Việc bàn giao tàu phải được tiến hành trực tiếp giữa thuyền trưởng nhận
tàu và thuyền trưởng giao tàu;
b) Khi giao, nhận tàu phải bàn giao chi tiết về phần vỏ tàu, các máy móc,
trang thiết bị, tài sản, toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, tiền mặt và phải lập bản
thống kê từng hạng mục;
c) Thuyền trưởng nhận tàu yêu cầu thuyền trưởng giao tàu cho biết về cấu
trúc đặc biệt, tính năng kỹ thuật, khả năng khai thác và kế hoạch tiếp tục
hoàn thành. Thuyền trưởng giao tàu yêu cầu các sỹ quan phụ trách từng bộ
phận báo cáo bằng văn bản về tình hình mọi mặt của bộ phận mình và bản kê
tài sản của tàu. Thuyền trưởng nhận tàu cùng với đại phó, máy trưởng và
máy hai tiến hành kiểm tra, tìm hiểu tình trạng thực tế của tàu;
d) Thời gian bắt đầu và kết thúc việc bàn giao phải được ghi vào biên bản,
hai bên cùng ký tên và phải ghi vào nhật ký hàng hải. Biên bản bàn giao tàu
phải được lập thành 04 bản: 01 bản gửi cho chủ tàu, 01 bản lưu lại tàu và 02

bản cho bên giao và bên nhận;
đ) Thuyền trưởng giao tàu phải họp toàn thể thuyền viên để giới thiệu thuyền
trưởng nhận tàu và thông báo cụ thể thời gian chuyển giao quyền điều hành
cho thuyền trưởng mới.
2. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác hoặc ngừng khai
thác:
a) Thực hiện theo lệnh của chủ tàu để đưa tàu vào khai thác, ngừng khai thác
hoặc sửa chữa hay giải bản;
b) Trước mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải có những biện pháp nhằm bảo
đảm an toàn và an ninh cho người, tàu và hàng hoá trên tàu, kể cả vật tư kỹ
thuật, nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm của tàu;
c) Phân công cụ thể cho đại phó và máy trưởng tiến hành chuẩn bị mọi mặt
để tàu khởi hành an toàn đúng giờ quy định;
d) Kiểm tra việc chuẩn bị hải đồ, các tài liệu hàng hải khác liên quan đến toàn
bộ chuyến đi của tàu;
đ) Nắm vững tình hình diễn biến thời tiết trong khu vực tàu sẽ đi qua, lập kế
hoạch chuyến đi và vạch hướng đi trên hải đồ có tính toán đầy đủ ảnh hưởng
của các điều kiện địa lý, khí tượng - thuỷ văn hàng hải và các yếu tố khác;
e) Kiểm tra việc xếp dỡ hàng hóa theo sơ đồ hàng hóa bảo đảm số lượng và
chất lượng của hàng hóa. Đặc biệt, chú ý xếp dỡ và vận chuyển hàng rời, hàng
nguy hiểm trên tàu; tận dụng dung tích và trọng tải của tàu nhưng phải đảm
bảo tính ổn định và an toàn của tàu;
g) Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng phải biết được tình hình công việc
chuẩn bị của tàu, kiểm tra sự có mặt của thuyền viên và những người khác
còn ở trên tàu;
h) Trường hợp có thuyền viên của tàu vắng mặt, để bảo đảm cho tàu xuất
phát đúng giờ, thuyền trưởng phải kịp thời thông báo cho giám đốc cảng vụ,
chủ tàu nếu tàu đậu ở các cảng trong nước hoặc thông báo cho đại lý, cơ
quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam nếu tàu đậu ở cảng
nước ngoài biết họ tên, chức danh và thời gian đi bờ của thuyền viên đó.

Đồng thời, phải áp dụng mọi biện pháp để thuyền viên này kịp trở về tàu hoặc
đón tàu ở cảng sắp đến, nếu sự vắng mặt của thuyền viên đó không ảnh
hưởng đến an toàn của tàu;
i) Thường xuyên duy trì công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải
và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
3. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu hành trình:
a) Thuyền trưởng phải đảm bảo đủ và đúng về số lượng thuyền viên và hành
khách đã khai báo trong danh sách thuyền viên và hành khách;
b) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyến đi đã lập; thường xuyên kiểm tra
chế độ trực ca buồng lái, bảo đảm tàu đi theo tuyến đường đã lập trong kế
hoạch chuyến đi và ban hành các mệnh lệnh cho sỹ quan trực ca khi cần thiết;
c) Ngoài thuyền trưởng không ai có quyền thay đổi hướng đi đã định. Trường
hợp có nguy cơ va chạm hoặc để tránh tình huống nguy hiểm bất ngờ hay có
người rơi xuống nước thì sỹ quan trực ca boong có quyền thay đổi hướng đi
của tàu nhưng sau đó phải báo ngay cho thuyền trưởng;
d) Khẩn trương có mặt ở buồng lái khi sỹ quan trực ca boong đề nghị và có
mặt thường xuyên ở buồng lái khi tàu hành trình trong luồng hẹp, eo biển,
kênh đào, gần bờ, khi ra vào cảng, trong các khu vực nguy hiểm, khi thời tiết
xấu, tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc qua những khu vực có mật độ phương tiện
thủy cao. Trong các trường hợp nói trên, thuyền trưởng phải áp dụng các
biện pháp thích hợp, chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả neo và phải thông báo
cho buồng máy biết để sẵn sàng thực hiện điều động khi cần thiết;
đ) Khi gặp các tảng băng trôi, các chướng ngại vật và các nguy hiểm trực tiếp
khác đối với tàu hoặc khi gặp bão nhiệt đới, gặp nhiệt độ không khí xuống
dưới 0
o
C cùng với gió mạnh gây ra đóng băng trên thượng tầng kiến trúc của
tàu hay khi gặp gió cấp 9 hoặc trên cấp 9 mà chưa nhận được tin báo bão thì
thuyền trưởng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để xử lý tình huống
một cách thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người, tàu và hàng hoá trên

tàu; đồng thời, thông báo ngay những diễn biến nói trên với các tàu thuyền
xung quanh, chủ tàu và cơ quan có thẩm quyền đầu tiên mà tàu có thể liên lạc
được;
e) Trường hợp tàu đi vào vùng có băng do tàu phá băng dẫn đường, thuyền
trưởng phải chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng tàu phá băng và kịp
thời có các khuyến nghị với tàu phá băng để bảo đảm an toàn hành trình cho
tàu của mình;
g) Hàng ngày phải kiểm tra và ký xác nhận nội dung các loại nhật ký theo quy
định;
h) Thường xuyên duy trì công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng
hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có hoa tiêu dẫn tàu:
a) Khi tàu hành trình ở vùng hoa tiêu bắt buộc thì phải sử dụng hoa tiêu dẫn
tàu theo quy định. Tại những vùng hoa tiêu không bắt buộc, nếu thấy cần
thiết thì thuyền trưởng vẫn có quyền sử dụng hoa tiêu để bảo đảm an toàn;
b) Bảo đảm an toàn trong việc đón trả hoa tiêu lên tàu và rời tàu, bố trí nơi
nghỉ, ăn uống cho hoa tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoa tiêu thực hiện
nhiệm vụ;
c) Trước khi hoa tiêu thực hiện nhiệm vụ, thuyền trưởng thông báo cho hoa
tiêu biết về tính năng điều động, tình trạng máy móc, thiết bị của tàu và
những thông tin cần thiết khác nhằm tạo điều kiện cho hoa tiêu có thể chủ
động xử lý khi dẫn tàu;
d) Phải có mặt ở buồng lái để kịp thời xử lý các tình huống, tăng cường cảnh
giới và chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả neo. Trường hợp cần thiết phải vắng
mặt ở buồng lái, thuyền trưởng phải giới thiệu cho hoa tiêu biết sỹ quan
được mình uỷ quyền thay thế;
đ) Việc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu không miễn giảm nghĩa vụ điều khiển của
thuyền trưởng. Thuyền trưởng phải có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp
thời, chính xác mọi tình huống có thể xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối
cho tàu;

e) Trường hợp hoa tiêu xử lý tình huống thiếu chính xác hoặc không hợp lý,
thuyền trưởng phải kịp thời đình chỉ hành động đó của hoa tiêu và yêu cầu
hoa tiêu phải có hành động phù hợp để bảo đảm an toàn hành trình của tàu.
Trường hợp cần thiết, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thay thế hoa tiêu.
5. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có người rơi xuống nước:
Trường hợp có người rơi xuống nước, thuyền trưởng phải kịp thời áp dụng
các biện pháp có hiệu quả để tìm cứu người bị nạn, đồng thời thông báo cho
chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người khai thác tàu, Đài thông tin duyên hải,
Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải, Cảng vụ hàng hải, các cơ quan chức
năng liên quan nơi gần nhất, thông báo cho các tàu thuyền khác đang hành
trình gần khu vực đó tìm kiếm và cứu nạn; chỉ được phép cho tàu rời khỏi khu
vực có người rơi xuống nước khi đã cố gắng tìm kiếm nhưng xét thấy không
còn hy vọng trừ trường hợp gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển và
những người khác trên tàu. Thời gian và các biện pháp đã tiến hành tìm cứu
phải được ghi vào nhật ký hàng hải.
6. Nhiệm vụ của thuyền trưởng trong tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:
a) Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi phát hiện có tàu bị nạn, thuyền
trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu nạn, nếu việc cứu
nạn không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và thuyền viên của mình.
Thời gian, vị trí tàu bị nạn và lý do đến hoặc không đến cứu nạn phải được
ghi vào nhật ký hàng hải;
b) Khi cứu hộ tàu bị nạn, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp an toàn
và có hiệu quả để cứu người. Việc cứu tàu, hàng hoá và tài sản khác chỉ được
tiến hành khi có sự thoả thuận của thuyền trưởng tàu bị nạn theo hợp đồng
cứu hộ. Trường hợp vì lý do nào đó mà thuyền trưởng tàu bị nạn không thể
ký hợp đồng cứu hộ thì ít nhất phải có sự thoả thuận bằng lời hay bằng vô
tuyến điện hoặc bằng tín hiệu trông thấy được của thuyền trưởng tàu bị nạn.
Các hình thức thoả thuận này phải được ghi vào nhật ký hàng hải;
c) Khi gặp tàu không có người, nếu điều kiện cho phép thì thuyền trưởng phải
tổ chức kéo tàu đó vào cảng gần nhất và thông báo chính quyền cảng hoặc

Cảng vụ hàng hải, chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người khai thác tàu và cơ
quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam ở nước đó biết.
Trường hợp không thể lai dắt được thì ghi vào nhật ký hàng hải vị trí của tàu
đó, nguyên nhân không thực hiện được việc lai dắt và phải thông báo cho
chính quyền cảng hoặc Cảng vụ hàng hải gần nhất.
7. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu gặp nạn, đâm va:
a) Trường hợp xảy ra đâm va với tàu khác, thuyền trưởng phải yêu cầu
thuyền trưởng tàu đó thông báo cho mình biết tên, số hiệu, số IMO, cảng đăng
ký, cảng xuất phát, cảng ghé, cảng đến của tàu và tên chủ tàu. Đồng thời,
thông báo cho tàu đó biết những thông tin nói trên của tàu mình và báo cho
chủ tàu, người khai thác tàu, cảng vụ hàng hải nơi gần nhất. Nếu xét thấy tàu
mình có khả năng và điều kiện cho phép thì phải có trách nhiệm cứu tàu bị
nạn, trước hết là cứu người;
b) Sau khi xảy ra tai nạn, đâm va, thuyền trưởng phải kịp thời lập biên bản về
diễn biến xảy ra sự cố, nêu rõ sự thiệt hại của mỗi bên có xác nhận của thuyền
trưởng tàu đó và các bên hữu quan. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ tai
nạn theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp tàu mình gặp nạn mà không còn khả năng cứu được và bắt
buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp để cứu người và
tổ chức mang theo nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thông tin vô tuyến,
hải đồ khu vực bị nạn, tiền và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác của tàu;
d) Nếu tàu mình bị tai nạn mà cần thiết có sự cứu trợ thì thuyền trưởng phải
dùng mọi biện pháp yêu cầu tàu khác cứu giúp, nhưng trước hết phải yêu cầu
sự cứu trợ của các tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam;
đ) Nếu được tàu khác cứu giúp, thuyền trưởng có nhiệm vụ chỉ huy thuyền
viên, hành khách của tàu mình thực hiện nghiêm chỉnh quy định của tàu đó;
e) Thuyền trưởng phải thực hiện báo cáo đầy đủ về các sự cố hàng hải xảy ra
với tàu mình theo quy định.
8. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi bỏ tàu:
a) Khi bỏ tàu, thuyền trưởng phải tổ chức đưa người xuống xuồng cứu sinh

theo thứ tự ưu tiên: trẻ em, phụ nữ có thai, người ốm, người già, phụ nữ và
người khuyết tật;
b) Khi bỏ tàu, thuyền trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tìm
kiếm và cứu hành khách (nếu có), thuyền viên đang bị mất tích và áp dụng
các biện pháp cần thiết để đưa những người còn lại đến nơi an toàn và về
nước, nếu tàu bị tai nạn ở nước ngoài;
c) Thuyền trưởng phải là người rời tàu cuối cùng.
9. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có bệnh nhân trên tàu:
a) Trường hợp trên tàu có bệnh nhân nhưng không có đủ khả năng cứu chữa
người lâm bệnh, thuyền trưởng có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để nhận
được sự giúp đỡ về y tế, kể cả phải đưa tàu vào cảng gần nhất và phải báo
ngay cho chính quyền cảng và chủ tàu hoặc người quản lý, người khai thác
tàu;
b) Trường hợp thuyền trưởng lâm bệnh nặng hoặc bị tai nạn bất ngờ thì tạm
thời trao lại quyền chỉ huy tàu cho đại phó và báo cáo chủ tàu, người khai
thác tàu biết để có biện pháp giải quyết kịp thời; đồng thời, báo cáo cho cơ
quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam tại nước đó biết nếu
tàu ở nước ngoài và phải ghi vào nhật ký hàng hải.
10. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu vào, rời cảng, neo đậu:
a) Khi tàu hoạt động trong lãnh hải hoặc neo đậu ở cảng và các khu vực neo
đậu tại Việt Nam hoặc nước ngoài, thuyền trưởng phải tuân thủ quy định của
pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của nước đó;
b) Trước và trong khi làm thủ tục tàu đến, trong và sau khi làm thủ tục tàu
rời cảng, không được cho thuyền viên của tàu giao tiếp với người khác, trừ
các trường hợp thật cần thiết;
c) Trường hợp xảy ra tranh chấp có liên quan đến tàu hoặc thuyền viên bị bắt
giữ, thuyền trưởng phải kịp thời lập kháng nghị hàng hải và phải báo cáo
ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam ở nước đó
và chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người khai thác biết để có biện pháp can

thiệp;
d) Khi tàu đậu trong cảng, thuyền trưởng phải tổ chức áp dụng các biện pháp
phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho người, tàu và hàng hoá;
đ) Khi tàu hành trình ở những khu vực chưa quen biết hoặc tầm nhìn xa bị
hạn chế hay gần khu vực có nhiều vật chướng ngại thuyền trưởng có quyền
yêu cầu các sỹ quan khác phải có mặt ở vị trí để thực hiện nhiệm vụ;
e) Phải có mặt ở buồng lái khi điều động tàu thuyền ra, vào cảng hoặc cập,
rời cầu cảng, khu neo đậu. Khi tàu neo đậu ở các khu vực mà các điều kiện an
toàn hàng hải không đảm bảo, thuyền trưởng phải thường xuyên có mặt ở
tàu. Nếu phải vắng mặt trên tàu thì yêu cầu đại phó ở lại tàu để thay mặt
mình xử lý kịp thời những tình huống có thể xảy ra;
g) Trước khi thuyền trưởng vắng mặt trên tàu phải có chỉ thị cụ thể công việc
cho đại phó hay sỹ quan trực ca boong ở lại tàu; đối với những việc quan
trọng phải được ghi rõ trong nhật ký hàng hải và thông báo cho sỹ quan trực
ca boong biết địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của mình trong thời gian vắng
mặt trên tàu;
h) Hàng ngày phải kiểm tra và ký xác nhận nội dung các loại nhật ký theo quy
định;
i) Kết thúc mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải lập báo cáo gửi chủ tàu, hoặc
người quản lý tàu, người khai thác tàu về tình hình chuyến đi và kết quả việc
thực hiện kế hoạch khai thác tàu.
11. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu chở khách:
Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hành
khách, thuyền viên, hàng hoá, hành lý và tài sản trên tàu; tổ chức huấn luyện
cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu cho thuyền viên và tổ chức hướng dẫn cho
hành khách làm quen, sử dụng phương tiện cứu sinh, cứu hoả và các thiết bị
an toàn khác.
12. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi nhận tàu đóng mới:
Khi nhận tàu đóng mới, thuyền trưởng có nhiệm vụ tổ chức nhận bàn giao cụ
thể về vỏ tàu, máy móc, toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, các hồ sơ kỹ thuật, tài

sản, dụng cụ sinh hoạt. Việc nhận và bàn giao tàu phải được lập biên bản có
ký xác nhận của bên giao và thuyền trưởng bên nhận. Tổ chức cho thuyền
viên làm quen với tàu để nhanh chóng đưa tàu vào khai thác an toàn.
13. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi sửa chữa tàu:
a) Duyệt các hạng mục sửa chữa do đại phó, máy trưởng lập và báo cáo chủ
tàu quyết định;
b) Báo cáo xin ý kiến chủ tàu về mọi sửa đổi, bổ sung với các hạng mục sửa
chữa nếu thấy cần thiết và chỉ sửa đổi, bổ sung hạng mục sửa chữa khi được
sự đồng ý của chủ tàu;
c) Trong thời gian tàu ở nơi sửa chữa thuyền trưởng phải áp dụng các biện
pháp nhằm bảo đảm an toàn cho tàu và thực hiện đúng nội quy của nơi sửa
chữa; cùng với đại phó, máy trưởng và các bên liên quan tiến hành kiểm tra
vỏ tàu, hệ thống van thông biển, chân vịt, bánh lái và lập biên bản xác nhận
hiện trạng của chúng. Công việc này cũng phải được thực hiện lại trước khi
tàu rời nơi sửa chữa và có xác nhận của cơ quan đăng kiểm;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát về tiến độ, chất lượng sửa chữa, bảo đảm an
toàn lao động và tổ chức cho thuyền viên thực hiện tốt các công việc tự sửa
chữa, tự bảo quản trong thời gian tàu sửa chữa;
đ) Khi hoàn thành việc sửa chữa tàu, tổ chức nghiệm thu từng phần về các
hạng mục sửa chữa, bảo đảm chất lượng, tránh gây thiệt hại cho chủ tàu.
14. Nhiệm vụ trực ca của thuyền trưởng:
a) Nếu trên tàu không bố trí chức danh phó ba thì thuyền trưởng phải đảm
nhiệm ca trực của phó ba;
b) Nếu trên tàu không bố trí chức danh phó hai và phó ba thì nhiệm vụ của
chức danh đó do thuyền trưởng và đại phó đảm nhiệm theo sự phân công của
thuyền trưởng.

×