Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Câu Hỏi Kiểm toán Tình Huống Thu Hoạch full đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 52 trang )

PHẦN I: BỘ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG CỦA
CÁC NHĨM
CHU ẨN M Ự C SỐ 02

HÀNG TỒN KHO

I.

Nhóm 2

1. Có thể thay đổi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho trong kỳ hay khơng?
Khơng. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng nhất quán trong suốt kỳ kế
tốn (năm tài chính).
Chi phí lưu kho, lưu bãi trong thời gian cần thiết để làm thủ tục giao nhận hàng hố được
hạch tốn vào hàng tồn kho.Trường hợp có các tranh chấp về việc giao nhận hàng thì chi
phí lưu kho, lưu bãi phát sinh trong thời gian này khơng được tính vào giá mua hàng tồn
kho.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp mua theo hình thức trả góp, vậy giá gốc hàng
tồn kho tính theo giá nào?
Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo giá mua trả ngay. Lãi vay phải trả tính vào chi
phí theo các thời điểm thanh toán. 635
3. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi phương pháp tính giá trị HTK
thì phải làm thế nào?
PP tính giá trị HTK được áp dụng nhất qn trong suốt kỳ kế tốn (năm tài chính).
Trường hợp năm trước áp dụng PP tính giá trị HTK khác thì giá trị HTK đầu kỳ phải
được xác định lại cho phù hợp với PP tính giá năm nay. Chênh lệch được điều chỉnh vào
lãi/ lỗ chưa phân phối và cần trình bày sự thay đổi này trong BCTC
4. DN có thể vận dụng nhiều PP tính giá cho các loại HTK khác nhau hay không?
Vấn đề này chuẩn mực khơng quy định, doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt.
5. Có nên áp dụng phương pháp LIFO trong tính giá HTK hay khơng?
Chuẩn mực kế tốn quốc tế IAS 2 sửa đổi tháng 12/2003 đã loại phương pháp LIFO


trong tính giá HTK.

II.

Nhóm 18


1. Đối với hàng nhập khẩu: Các trường hợp mua CIF, CFR và FOB thì thời điểm
ghi nhận hàng mua đang đi trên đường là thời điểm nào? Hàng gửi bán là gì?
Đối với hàng nhập khẩu, thời điểm ghi nhận là hàng mua đang trên đường là thời điểm
hàng đã chuyển xuống tầu ghi trong vận đơn do nhà xuất khẩu (hoặc nhà vận tải) cung
cấp, không phân biệt hàng mua theo giá CIF, CFR hay FOB.
Hàng gửi bán: Là hàng hoá vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đã gửi đi cho khách hàng
nhưng chưa được chấp nhận thanh toán hoặc hàng đem gửi bán (đại lý, ký gửi)
Ví dụ: Một bộ phận trong cơng trình xây dựng cơ bản được hồn thành nhưng khơng
nằm trong hồ sơ thiết kế được duyệt ban đầu, tuy nhiên cơng trình đã hoàn thành và bàn
giao cho chủ đầu tư. Do vậy, khi bàn giao cơng trình, giá trị phần cơng trình làm bổ sung
sẽ được hạch tốn vào hàng gửi bán. Đến khi được chủ đầu tư duyệt, đồng thời ghi nhận
doanh thu, bộ phận chi phí này được kết chuyển vào giá vốn hàng bán. (sẽ được diễn giải
đầy đủ hơn)
2. Cách xác định “giá trị thuần có thể thực hiện được” ?
Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(WIP):


Bước 1: xác định giá bán ước tính của thành phẩm.



Bước 2: xác định chi phí ước tính để hồn thành sản phẩm. Để tính được chi phí
này cần xác định được tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dang, sau đó nhân với giá

thành của sản phẩm đó đã sản xuất trong kỳ.



Bước 3: xác định chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ. Để xác định chi phí
này có thể lấy giá bán ước tính của sản phẩm đó nhân với tỷ lệ % của chi phí/doanh
thu bán hàng trong kỳ của sản phẩm đó.

3. Chi phí hao hụt tự nhiên trong q trình mua hàng có được tính vào giá gốc
hàng tồn kho khơng?
Chi phí hao hụt tự nhiên trong định mức được phép tính vào giá gốc hàng tồn kho (như
trong trường hợp mua nơng sản, ...).
Ví dụ: Trong hố đơn xuất kho của người bán là 10 tấn gạo trị giá 5,000,000 VND/tấn,
tổng trị giá hoá đơn là 50 triệu, trên đường vận chuyển, về đến kho số thực nhập kho chỉ
là 9,9 tấn (hao hụt 1% cho phép). trong trường hợp này giá gốc hàng tồn kho là 50 triệu
(giả sử khơng có chi phí khác phát sinh). Đơn giá mỗi tấn gạo là 5,050,505 VND/tấn.
4. Công ty A mua nguyên vật liệu M với giá mua là 50 triệu. Chí phí vận chuyển
1.5 triệu.Sau đó cơng ty A th nhân công trực tiếp chế biến vật liệu M với giá 25
triệu. kế tốn cơng ty đã phân bổ tất cả chi phí vào chi phí chế biến. làm như vậy có
được khơng? Tại sao?


Theo điều 6 chuẩn mực 02 về hang tồn khi thì chi phí vận chuyện 1.5 triệu và giá mua 50
triệu sẽ được phân bổ vào chi phí mua.
Theo điều 7 chuẩn mực 02 về Hàng tồn kho thì số tiền 25 triêu được phân bổ vào chi phí
chế biến.
= > Như vậy cách làm như trên là không đúng.
CHU ẨN M Ự C SỐ 03

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH


I. Nhóm 4
1. Cách xác định thời gian sử dụng hữu ích để tinh khấu hao? Giả sử TSCĐ mua
về nhưng để trong kho chưa sử dụng, khi đó thời gian hữu ích để tính khấu hao tính
bắt đầu từ khi nào?
Tài sản cố định sẽ được tính khấu hao từ khi Tài sản đó đưa vào sử dụng và thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản tính từ khi bắt đầu tính khấu hao. Trường hợp thời gian lưu kho
lâu làm giảm tính hữu ích của TSCĐ đó so với các TSCĐ khác cùng loại, trong trường
hợp đó thời gian hữu ích của TSCĐ này sẽ được xem xét lại tại thời điểm khi đưa vào sử
dụng và phù hợp với thời gian hữu ích cịn lại của TSCĐ cùng loại để tính khấu hao.
2. Trường hợp khách sạn A trang bị bàn làm việc, giường , tủ .. cho các phòng của
KS để cho thuê. Mỗi loại TS đơn lẻ này có giá trị < 5 tr. Vậy tổng cộng các TS mà
DN đã đầu tư có được ghi nhận là TSCĐ không?
Theo đoạn 11 “doanh nghiệp có thể hợp nhất các bộ phận riêng biệt khơng chủ yếu, như
khuôn đúc, công cụ, khuôn dập và áp dụng các tiêu chuấn TSCĐ HH vào tổng giá trị đó.
Trong trường hợp cụ thể này, thơng thường các doanh nghiệp vẫn ghi nhận là TSCĐ.
Theo thông lệ trường hợp mua các tài sản theo lô để phục vụ cho mục đích sử dụng nhất
định thì tồn bộ giá trị của những TS đó được ghi nhận là TSCĐ hữu hình.
3. Trường hợp mua máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn vay, chi phí lãi
vay phát sinh trong q trình mua (đến khi máy móc đưa vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng) có được tính vào ngun giá TSCĐ khơng?
Việc vốn hố chi phí lãi vay được kế toán theo qui định của chuẩn mực khác – Chuẩn
mực “Chi phí đi vay”.Trong trường hợp cụ thể này thì chi phí đi vay được tính vào
nguyên giá của TSCĐ.
4. Trường hợp các bên đối tác liên doanh góp vốn bằng máy móc thiết bị thì
ngun giá của TSCĐ được ghi nhận và xác định như thế nào?


Về nguyên tắc, giá trị của TSCĐ do các đối tác liên doanh góp vốn được ghi nhận dựa
trên sự thống nhất và phê chuẩn của Hội đồng quản trị.Cách xác định giá trị của những

TS này vẫn dựa trên các chứng từ, hồ sơ (hoá đơn gốc của nhà sản xuất, các chứng từ liên
quan khác) của những tài sản đó hoặc trong trường hợp đặc biệt cần có sự đánh giá của
các nhà chuyên gia về lĩnh vực chun mơn.

II.

Nhóm 6

1. Cơng ty chúng tơi mua TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh, trên hoá đơn ghi
ngày 20/04/2012 nhưng do tình hình thanh tốn phải đến 15/06/2012 tơi mới nhận
được hố đơn. Xin hỏi khi tính khấu hao thì tơi hạch tốn từ ngày nào?
Trong trường hợp này, TSCĐ mua sắm đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và
doanh nghiệp sẽ trích khấu hao kể từ thời điểm TSCĐ ở trạng thái sẵn sàng sử dụng theo
quy định. khơng tính theo thời điểm nhận hố đơn mua hàng và cũng khơng tính đến
doanh nghiệp sử dụng hay chưa sử dụng TSCĐ này.
2. Trường hợp khách sạn A trang bị bàn làm việc,giường tủ cho các phòng ở khách
sạn để cho thuê. Mỗi loại tài sản đơn lẻ này có giá trị dưới 10 triệu. Vậy tổng cộng
các tài sản này có được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình ko?
Trường hợp này doanh nghiệp vẫn có thể ghi nhận là TSCĐ HH. Nếu trường hợp mua
TSCĐ theo lơ để phục vụ cho mục đích sử dụng nhất định thì tồn bộ giá trị của những
tài sản đó được ghi nhận là TSCĐ HH.
3. Khi một TSCĐ bị thu hồi. Ví dụ: Một TSCĐ là 1 mạng cáp của 1 viễn thông
tỉnh bị tháo dỡ thu hồi (TSCĐ này vẫn còn giá trị). Phần tháo dỡ đơn vị nhập kho
để tái sử dụng hoặc bán thanh lý. Như vậy, trong thời gian chờ tái sử dụng thì TSCĐ
này phải hạch tốn giảm hay hạch tốn vào TSCĐ chờ thanh lý. Do TSCĐ khơng
cịn tồn tại nên hạch tốn vào TSCĐ chờ thanh lý lại khơng phù hợp?
Nếu mạng cáp của 1 viễn thông tỉnh đang được hạch tốn là 1 TSCĐ của cơng ty thì khi
bị thu hồi, tháo dỡ ra, các thiết bị tháo dỡ đó khơng cịn đủ tiêu chuẩn và điều kiện để ghi
nhận là 1 TSCĐ chờ được tái sử dụng. Trong trường hợp này sẽ được hạch toán như một
nghiệp vụ thanh lý TSCĐ:

1. Các thiết bị tháo dời được nhập vào kho thiết bị (TK 152 -Nguyên liệu, vật liệu (chi
tiết thiết bị XDCB) theo giá trị còn lại;


2. Phần giá trị còn lại bị phá dỡ TSCĐ được hạch tốn vào TK 811 - Chi phí khác.
3. Tiền đền bù giải tỏa thu được và phế liệu thu hồi (nếu có) được hạch tốn vào TK 711 Thu nhập khác.
4. Các thiết bị tháo dỡ đã nhập kho đến khi được tái sử dụng hoặc bán thanh lý sẽ hạch
toán theo quy định hiện hành của chế độ kế tốn doanh nghiệp ( theo thơng tư 89 hướng
dẫn về kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định 149/2001/QĐBTC)
4. Nhập khẩu một dây chuyền sản xuất khi đó thuế nhập khẩu có được tính vào
nguyên giá ko?chi phí cho chuyên gia nước ngồi (tiền cơng,chi phí đi lại ăn ở trong
q trình lắp đặt,vận hành…) có được tính vào ngun giá khơng ? Nếu các chun
gia là người Việt Nam thì có được tính vào ngun giá khơng?
Thứ nhất, khi nhập khẩu một dây chuyền sản xuất thì thuế nhập khẩu là khoản thuế
khơng được hồn lại. Theo đoạn 14 của VAS 03, thuế nhập khẩu là một bộ phận được
tính vào ngun giá.
Thứ hai, những chi phí chun gia nước ngồi ( tiền cơng , chi phí đi lại, ăn ở… trong
quá trình lắp đặt, vận hành ) được đưa vào nguyên giá TSCĐHH. Không phân biệt các
chuyên gia là người nước ngồi hay người Việt Nam mọi khoản chi phí như vừa được liệt
kê như trên tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng đều được tính
vào ngun giá. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thuê chuyên gia tiếp tục theo
dõi vận hành của dây chuyền sản xuất đó thì khoản chi phí phát sinh trong q trình này
sẽ được hạch tốn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì theo quy định.

III.

Nhóm 19

1. Cách xác định thời gian sử dụng hữu ích để tinh khấu hao? Giả sử TSCĐ mua về
nhưng để trong kho chưa sử dụng, khi đó thời gian hữu ích để tính khấu hao tính

bắt đầu từ khi nào?
Tài sản cố định sẽ được tính khấu hao từ khi Tài sản đó đưa vào sử dụng và thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản tính từ khi bắt đầu tính khấu hao. Trường hợp thời gian lưu kho
lâu làm giảm tính hữu ích của TSCĐ đó so với các TSCĐ khác cùng loại, trong trường
hợp đó thời gian hữu ích của TSCĐ này sẽ được xem xét lại tại thời điểm khi đưa vào sử
dụng và phù hợp với thời gian hữu ích cịn lại của TSCĐ cùng loại để tính khấu hao.
2. TSCĐ chưa thẩm định giá thì có được đưa vào để trích khấu hao khơng? Ngun
giá của TSCĐ có bao gồm thuế GTGT khơng?
TSCĐ chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh kể từ khi TSCĐ đó
chính thức đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử


dụng nhưng chưa đủ cơ sở xác định nguyên giá TSCĐ (chưa bàn giao quyết tốn, chưa
thẩm định giá...) thì doanh nghiệp có thể ghi nhận TSCĐ theo giá tạm tính, đến khi bàn
giao quyết tốn xong thì điều chỉnh nguyên giá theo giá thực tế đầu tư xây dựng hoàn
thành bàn giao.
Về thuế GTGT đầu vào phát sinh trong q trình đầu tư xây dựng cơ bản: Nếu cơng trình
đầu tư xây dựng cơ bản vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì được khấu trừ, khơng tính vào ngun giá
TSCĐ; Nếu cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hố,
dịch vụ thuộc đối tượng khơng chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp thì khơng được khấu trừ, phải tính vào ngun giá TSCĐ.
3. Theo Chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐ hữu hình mục 06(d) có nêu ra một tiêu
chuẩn để ghi nhận TSCĐ là “có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành”. Tuy
nhiên tiêu chuẩn giá trị chỉ được nêu duy nhất ở Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ở
mức từ 10 triệu đồng. Chúng tôi hiểu rằng Quyết định 206 là cho mục đích thuế. Do
hiện nay Bộ Tài chính chưa có quy định nào về tiêu chuẩn giá trị cho mục đích kế
tốn, liệu các cơng ty có quyền áp dụng tiêu chuẩn giá trị cao hơn 10 triệu đồng cho
mục đích kế tốn khơng ? Đặc biệt khi các công ty phải tuân theo qui định giá trị do
tập đoàn yêu cầu và thường là ở mức cao hơn 10 triệu đồng.

Theo qui định của Chế dộ kế toán doanh nghiệp hiện hành tiêu chuẩn giá trị để ghi nhận
TSCĐ hữu hình cho mục đích kế tốn cũng được áp dụng như tiêu chuẩn giá trị để nhận
biết TSCĐ hữu hình cho mục đích thuế (xem qui định về Tài khoản 211–TSCĐ hữu hình
trong Chế độ kế tốn doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính). Trường hợp cá biệt doanh nghiệp muốn áp
dụng tiêu chuẩn giá trị cao hơn 10 triệu đồng (theo u cầu của tập đồn) thì đề nghị Bộ
Tài chính xem xét chứng nhận theo từng trường hợp cụ thể.
4. Công ty tôi mua nhà rồi sau đó sửa chữa để làm trụ sở làm việc (tự mua vật tư,
th thợ...). Sau khi hồn thành thì khoản sửa chữa này ghi nhận là TSCĐ đúng
không? Việc xác định giá trị của TSCĐ này là do DN tự xác định dựa trên hóa đơn
chứng từ hợp pháp (Hóa đơn mua vật tư...) hay cần có 1 cơ quan độc lập xác định?
Đoạn 24, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – Tài sản cố định hữu hình ban hành và
cơng bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính quy định: “Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi
tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng
thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:
(a) Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm
tăng cơng suất sử dụng của chúng…”


Đoạn 25, chuẩn mực trên cũng quy định “Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu
hình nhằm mục đích khơi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản
theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ”
Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
tài sản cố định, Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định thì:
1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng
nguyên giá của TSCĐ đó, khơng được hạch tốn các chi phí này vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ;
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định khơng được tính tăng ngun giá TSCĐ mà được

hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa
không quá 3 năm”
Trong trường hợp của công ty bạn mua nhà rồi sửa chữa để làm trụ sở làm việc, nếu việc
sửa chữa không làm nâng cấp nhà, không thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng
thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản, không thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng
thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng cơng suất sử dụng của chúng thì tồn bộ chi phí
liên quan đến việc sửa chữa này được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí
kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa khơng q 3 năm. Chi phí sửa chữa này được tập hợp
dựa vào chứng từ của các khoản chi phí phát sinh tại Cơng ty bạn như: hóa đơn mua vật
tư, hợp đồng thuê thợ…
Việc sửa chữa nhà nếu làm nâng cấp nhà (ví dụ nâng cấp từ nhà 1 tầng thành nhà 2 tầng)
thì tồn bộ chi phí chi ra để đầu tư nâng cấp nhà được ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ
hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc. Giá trị tăng nguyên giá TSCĐ cũng được tập hợp dựa
vào chứng từ của các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc đầu tư nâng cấp nhà tại
Công ty bạn.
CHU ẨN M Ự C SỐ 06

THUÊ TÀI SẢN
I. Nhóm 7
1. Trong VAS 06, ở đoạn 15 có nhắc đến “nguyên giá tài sản đi thuê”, đó là gì và
được xác định như thế nào?
“ngun giá tài sản đi thuê”: Đó là nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, được xác định như
trong Mục 3, Điều 4, Phần B, Thông Tư 203/2009/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ quản lý,
sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” : “Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở
đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện
tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn


giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng (+) với các chi phí trực tiếp
phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.”

2. Thời hạn cho thuê được tính như thế nào?
Thời hạn cho thuê tài chính: Là khoảng thời gian tính từ thời điểm Cơng ty thanh tốn
khoản tiền đầu tiên cho nhà cung cấp tài sản đến khi khách hàng trả hết nợ gốc, nợ lãi
thuê tài chính và các khoản chi phí khác đã được thoả thuận trong hợp đồng cho th tài
chính giữa Cơng ty và khách hàng. Thời hạn cho thuê được thỏa thuận giữa Công ty và
khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của dự án
đầu tư, nguồn vốn cho th tài chính của Cơng ty. Với tổ chức nước ngồi, thời hạn cho
th tài chính khơng vượt q thời hạn hoạt động cịn lại theo quyết định thành lập hoặc
giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho th tài
chính khơng vượt q thời hạn được phép sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Thời gian ân hạn là khoảng thời gian tính từ thời điểm Cơng ty thanh toán khoản tiền đầu
tiên cho nhà cung cấp đến thời điểm bắt đầu tính thời gian của kì hạn trả nợ thứ nhất, mà
trong khoảng thời gian đó khách hàng chưa phải trả nợ gốc. Thời gian ân hạn được quy
định tùy thuộc loại hình tài sản.
3. Sự khác nhau cơ bản trong việc ghi nhận giá trị tài sản đi thuê giữa thuê hoạt
động và thuê tài chính?
Sự khác nhau cơ bản trong việc ghi nhận giá trị tài sản đi thuê giữa thuê hoạt động và
thuê tài chính là:


Th hoạt động thì doanh nghiệp khơng phản ánh giá trị của tài sản đi thuê trên bảng
cân đối kế toán của doanh nghiệp mà chỉ phản ánh chi phí thuê hoạt động vào chi phí
sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản,
khơng phụ thuộc vào phương thức thanh tốn tiền thuê (trả tiền thuê từng kì hay trả
trước trả sau).” ( theo Thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007). Và
được phản ánh vào tài khoản ngoài bảng 001: “ Tài sản th ngồi”



Th tài chính thì DN phản ánh giá trị của tài sản thuê trên bảng cân đối kế toán của

DN. Hạch toán vào TK 212: TSCĐ thuê tài chính.

4. Đối với thuê tài chính, bên thuê phải tiến hành khấu hao tài sản thuê tài chính
(đoạn 17-VAS 06), vậy việc khấu hao được tiến hành trên giá trị nào của tài sản?
Đối với thuê tài chính, bên thuê phải tiến hành khấu hao tài sản thuê tài chính (đoạn 17VAS 06), vậy việc khấu hao được tiến hành trên giá trị của tài sản: căn cứ vào Khoản 10
Điều 2 Mục I của Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ
trưởng Bộ tài chính thì việc khấu hao được tiến hành trên nguyên giá tài sản cố định th
tài chính.

II. Nhóm 8


1. Tại sao bên thuê lại ghi nhận TS thuê tài chính vào mục tài sản trên bảng cân
đối kế toán trong khi bên cho thuê lại là người sở hữu tài sản đó?
Theo đoạn 18, 20 của VAS 01. tài sản được hiểu là nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm sốt
có thể thu hồi được lợi ích kinh tế trong tương lai. Tính kiểm sốt ở đây được hiểu là
quyền sử dụng hoặc kiểm sốt một vật nào đó, khơng phải là tính sỡ hữu => điều này lý
giải sao TS thuê tài chính lại được báo cáo trên bảng cân đối kế toán của bên thuê cho dù
quyền sở hữu TS thuộc về bên cho thuê
2. Ngày 01/01 cơng ty A kí hợp đồng th ơ tơ trong thời hạn 3 năm,tiền thuê lãi trả
mỗi năm mỗi lần là 50 tr, giá trị còn lại của TS được bên thuê đảm bảo thanh toán là
10 tr . Biết lãi suất biên đi vay là 10%/ năm, giá trị hợp lý là 135 triệu đồng. Hỏi
khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là bao nhiêu? Giá trị hiện tại của khoản thanh
toán tiền thuê tối thiểu là bao nhiêu ?
Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là :
Đây thực chất là một dòng tiền phát sinh trong 3 năm
Năm 1 là 50tr
Năm 2 là 50tr
Năm 3 là 50+10tr= 60tr
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu:

50/(1+0.1)^1+50/(1+0.1)^2+50/(1+0.1)^3+10/(1+0.1)^3= 131.8557476
Vì giá trị hiện tại của khoản thanh tốn tiền thuê tối thiểu < giá trị hợp lí do đó ghi
nguyên giá là 131.8557476
CH UẨN M Ự C SỐ 10

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Tại ngày lập Bảng CĐKT, các khoản mục HTK, TSCĐ, Doanh thu, Chi phí có
được đánh giá lại theo TGHĐ cuối kỳ không?
Theo đoạn 10 VAS 10 “Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo
theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch”
Vậy, tại ngày lập Bảng CĐKT, các khoản mục HTK, TSCĐ, Doanh thu, Chi phí khơng
được đánh giá lại theo TGHĐ cuối kỳ.
2. Các khoản chênh lệch TGHĐ phát sinh khi thanh tốn các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB thì kế tốn xử lý như thế nào?
Theo đoạn 12 VAS 10 và thông tư 105 (4.1, 5.1.2)


Nếu trong GĐ Doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối
đoái phát sinh khi thanh tốn các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư
xây dựng phản ánh luỹ kế (TK 413), riêng biệt trên Bảng CĐKT.
Nếu trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng thì chênh lệch tỷ
giá hối đối phát sinh khi thanh tốn các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi
nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính .
3. Tại thời điểm Cơ sở ở nước ngoài được phân loại lại như một Hoạt động ở nước
ngồi khơng thể tách rời với DNBC thì các khoản chênh lệch TGHĐ hỗn lại có
được ghi nhận là thu nhập hay chi phí hay khơng ?
Theo đoạn 33 VAS 10 “Chênh lệch tỷ giá hối đối hỗn lại khơng được ghi nhận là thu
nhập hoặc chi phí cho đến khi thanh lý hoạt động”
Vậy, tại thời điểm Cơ sở ở nước ngoài được phân loại lại như một Hoạt động ở nước
ngồi khơng thể tách rời với DNBC thì các khoản chênh lệch TGHĐ hỗn lại khơng được

ghi nhận là thu nhập hay chi phí.
4. Tại DN ABC ( đã đi vào hoạt động) có các NV phát sinh:
a. Xuất bán một lơ hàng hóa trị giá 18trđ với giá bán là 1.000USD, thuế 10%, chưa
thu tiền khách hàng X. Biết tỷ giá giao dịch là 22.000đ/USD
b. Khách hàng X thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản. Biết tỷ giá giao dịch là
22.500đ/USD.
Biết: SD đầu kỳ các TK như sau:
TK 1112: 10.000.000đ
TK 007: 500USD (Tính tỷ giá xuất theo phương pháp FIFO)
Yêu cầu: Định khoản các NV, cuối năm đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ theo tỷ giá BQLNH là 22 200 đ/USD
Bài giải : Tỷ giá xuất ngoại tệ (TGGS) là 20 000 đ/USD
Nghiệp vụ 1 :
Khi xuất kho hàng bán
Nợ 632: 18.000.000
Có 156 : 18.000.000

Ghi nhận doanh thu
Nợ 131.X : 100*1,1*22000 = 24.200.000
Có 3331: 1000*0.1*22000 = 2.200.000
Có 511: 1000*22000 =22.000.000

Nghiệp vụ 2 :


Khi khách hàng trả nợ
Nợ 1122: 1100*22500 = 24.750.000
Có 131.X
Có 515
Ghi Nợ 007


24.200.000
550.000
1.100 USD

Cuối năm đánh giá lại:
Nợ 1112 : 500*( 22 200 - 20000) = 100 000
Có 413: 100 000
Nợ 413 330 000
Có 1122 1100* (22500 - 22200) = 330 000

I. Nhóm 11
1. Tại sao Khoản mục tiền tệ không bao gồm Khoản Trả tiền trước cho người bán
và khoản người mua trả tiền trước?
Vì theo định nghĩa khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được nêu ra trong VAS 10 thì: Các
khoản mục tiền tệ là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu,
hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được.
Do khoản trả trước cho người bán và người mua trả tiền trước về bản chất sẽ không được
trả lại bằng tiền mà là bằng hàng hóa hoặc dịch vụ nên khơng được đưa vào khoản mục
tiền tệ.
2. Theo bạn, sự lặp lại ở điều 5 trong TT 179 dưới đây là sai sót hay chính xác?
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ” là tiền và các khoản tương đương tiền hiện
có, các khoản phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể
xác định được, cụ thể bao gồm:
- Tiền hoặc tương đương tiền bằng ngoại tệ.
- Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:
+ Các khoản trả trước cho người bán bằng ngoại tệ và các khoản chi phí trả trước
bằng ngoại tệ.
+ Các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ và các khoản chi phí trả trước
bằng ngoại tệ.

Đây là điều mà nhóm đã thắc mắc khi tìm hiểu Thơng Tư 179 nên muốn đưa ra để cơ và
mọi người xem xét nêu ý kiến.
Theo nhóm suy nghĩ thì ở đây là ghi nhầm, đáng lẽ vế trên phải là “Các khoản trả trước
cho người bán bằng ngoại tệ và các khoản người mua trả trước bằng ngoại tê”. Vì về mặt
logic, nếu bên mua ghi là trả trước cho người bán thì bên bán phải hạch tốn vào khoản
người mua trả trước. Cịn doanh thu nhận trước sẽ đối ứng với chi phí trả trước. Như thế
sẽ phù hợp hơn.


3. Trường hợp Cơng ty có Khoản ký quỹ ký cược ngắn hạn bằng USD, thì cuối kỳ
có được đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đối hay khơng?
Theo quy định tại đoạn 10.a Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc
thay đổi tỷ giá hối đoái và Đoạn 5 của TT179, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải
được báo cáo theo tỉ giá hối đoái cuối kỳ.
Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn được coi là một khoản công nợ phải thu (khoản mục
tiền tệ). Do đó, số dư các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn có gốc ngoại tệ phải được
đánh giá lại theo tỉ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính.

II. Nhóm 10 + 14
1. Thực tế, tại hầu hết các doanh nghiệp, kế toán không áp dụng VAS 10 và các
thông tư hướng dẫn liện quan đến kế tốn mà lại áp dụng thơng tư 201/2009/TTBTC về chênh lệch tỷ giá. Khi công ty kiểm toán đến kiểm toán các doanh nghiệp
này, tạo ra những tranh cãi giữa cơng ty kiểm tốn và doanh nghiệp. Vậy để xử lý
chênh lệch tỷ giá cuối năm, ta áp dụng theo văn bản nào?
TT 201 hay VAS 10 đều có hiệu lực như nhau, nên các cơng ty có thể xử lý chênh lệch tỷ
giá theo văn bản nào cũng đc. Nhưng TT 201/2009/TT-BTC thì Thuế áp dụng nên hầu hết
các công ty áp dụng theo TT 201 cho tiện việc Thuế dễ kiểm tra,khỏi phải mất cơng điều
chỉnh.
2. Trường hợp Cơng ty có Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn bằng USD, thì cuối kỳ
có được đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đối hay khơng?
Theo quy định tại đoạn 10.a Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc

thay đổi tỷ giá hối đoái và đoạn 1.b Mục II. Hướng dẫn kế toán chuẩn mực “Ảnh hưởng
của việc thay đổi tỷ giá hối đối” - Thơng tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 về
hướng dẫn kế toán thực hiện 06 Chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số
165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỉ giá hối đoái cuối kỳ. Khoản ký quỹ, ký cược
ngắn hạn được coi là một khoản công nợ phải thu (khoản mục tiền tệ). Do đó, số dư các
khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỉ giá hối
đoái ở thời điểm cuối năm tài chính (tỷ giá giao dịch bình qn liên ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính).
3. Khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ gồm những tài khoản nào: có bao gồm vay
dài hạn; phải thu; phải trả; người mua ứng trước; trả trước cho người bán khơng?
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ bao gồm tiền bằng ngoại tệ, các khoản phải thu,
phải trả, vay, trả trước cho người ban, người mua ứng trước có gốc ngoại tệ, khơng phân
biệt ngăn hạn hay dài hạn, miễn là các khoản mục nêu trên có số dư tại thời điểm lập Báo


cáo tài chính thì phải đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm cuối
kỳ kế toán.
4. Khoản lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình
đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh thực chất
không phải là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ (khơng có thuế GTGT), mà chỉ là
đánh giá lại ngoại tệ vào thời điểm cuối năm.Vì vậy khoản lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ
giá hối đoái cuối năm có thuộc doanh số để tính thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp không?
Căn cứ điểm 1, Mục I, Phần A Thơng tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài
chính quy định: "Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân
GTGT nêu tại Mục II, Phần A Thông tư này".
Căn cứ quy định trên, đối với khoản lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại

các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, chênh lệch tỷ giá phát sinh
trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh
thực chất không phải là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ với khách hàng (khơng có thuế
GTGT), mà chỉ là đánh giá lại ngoại tệ vào thời điểm cuối năm, vì vậy khoản lãi hoặc lỗ
chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm khơng thuộc doanh số để tính thuế GTGT.
CHU ẨN M Ự C SỐ 14

DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC
I. Nhóm 2
1. Trường hợp doanh nghiệp thương mại bán hàng với giá bán thấp hơn chi phí
mua hàng, khi đó giá trị lợi ích từ việc bán hàng có được xem là doanh thu không ?.
Khoản thu từ nghiệp vụ bán hàng chính là giá trị lợi ích thu được, do vậy nó được kế tốn
là một khoản doanh thu. Lợi ích được đề cập trong chuẩn mực chỉ đơn thuần là các khoản
thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ.
2. Nếu giữa bên bán và bên mua đã ký xác nhận vào biên bản nghiệm thu, bàn
giao nhưng hàng hoá chưa chuyển khỏi địa điểm của người bán chuyển cho người
mua, hoá đơn đã phát hành cho người mua, khi đó doanh thu có được ghi nhận?
Cả người mua và người bán đã ký vào biên bản:
• Nếu trách nhiệm vận chuyển hàng thuộc về bên bán và chất lượng của hàng hố có
thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quá trình vận chuyển, trong trường hợp này doanh thu
chưa được ghi nhận.


• Nếu trách nhiệm vận chuyển thuộc về người mua và người mua đề nghị cho lưu hàng
hoá tại kho của người bán để quản lý hộ. Trong trường hợp này doanh thu có thể được
ghi nhận nếu thoả mãn các điều kiện khác.(về đọc lại thông tư)
3. Trường hợp hàng hố đã giao (có biên bản bàn giao), hàng hoá đã do người mua
sử dụng như chủ sở hữu, nhưng người mua khơng chấp nhận thanh tốn đầy đủ
tồn bộ giá trị theo hợp đồng (đã có hố đơn) do có tranh chấp về tính tn thủ theo
hợp đồng mua bán . Trong trường hợp này người bán có được ghi nhận doanh thu

khơng. Nếu ghi thì ghi theo giá trị bao nhiêu?
Nếu người bán không chấp nhận và tại thời điểm lập báo cáo nội dung tranh chấp chưa
được làm rõ, khi đó doanh thu vẫn được ghi nhận cho tồn bộ giá trị hợp đồng (hố đơn),
đồng thời lập dự phòng cho khoản đang tranh chấp.
4. Một nhà hảo tâm quyên góp NVL cho 1 DN để sử dụng trong q trình sản
xuất.Chi phí NVL mà nhà hảo tâm phải bỏ ra là 20tr và có giá thị trường là 30tr vào
thời điểm nhà hảo tâm giao nguyên liệu cho doanh nghiệp.Nguyên liệu vẫn trong tay
DN vào ngày lập bảng tổng kết tài sản,khơng có bút tốn nào được ghi vào sổ sách
của DN liên quan đến nguyên liệu nhận từ nhà hảo tâm. Vậy nguyên liệu qun góp
này có được cơng nhận là doanh thu trong sổ sách của DN hay khơng?Tại sao?
NVL qun góp được coi là 1 khoản thu nhập của DN nếu đã có đầy đủ các chứng từ liên
quan (vì hàng đã ở trong tay DN nên chắc chắn sẽ có phiếu nhập kho và các chứng từ
khác.)
Nợ TK 152
Có TK 711.

II. Nhóm 7
1. Giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được có bao gồm thuế giá
trị gia tăng không?
Tuỳ từng trường hợp mà giá trị hợp lý có hay khơng bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo phương pháp khấu
trừ và DN đăng ký theo phương pháp này thì giá trị hợp lý khơng bao gồm VAT.
- Trường hợp hàng hố dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo phương pháp trực
tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế VAT -----> giá trị hợp lý là tồn bộ số tiền có
thể thanh tốn được.
2. Đối với các cơng ty dịch vụ viễn thông như Viettel, Mobifone…, doanh thu được
ghi nhận khi bán card hay khi khách hàng nạp card?
Doanh thu đc ghi nhận khi bán card:



• Nếu khi cty bán thẻ cho đại lí cá nhân mà được thanh tốn ngay thì doanh thu được
ghi nhận. K cần biết là người mua có dùng nó hay ko nhưng rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu đã đc chuyển giao cho ng mua
• Nếu thẻ card nằm ở đại lí bán hưởng hoa hồng giống như hàng gửi đi bán thì hàng
tháng sẽ có báo cáo của đại lí về mức tiêu thụ thẻ card. Lúc đó, doanh thu mới đc ghi
nhận.
3. Doanh nghiệp có một khoản phải thu khó địi đã được xử lý xố sổ và tính vào
chi phí nhưng do kế tốn tích cực thu nợ nên năm sau đó, doanh nghiệp nhận được
một cam kết trả nợ của Ngân hàng với cam kết cụ thể như: "sau 12 tháng (kể từ
ngày cam kết) nếu khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ trả thay cho
khách hàng.Nếu theo chuẩn mực, doanh nghiệp đã có thể xác định thu nhập tại thời
điểm nhận được cam kết hay chưa?
Theo đoạn 32 của VAS 14, Doanh nghiệp chưa thu được tiền mà chỉ mới là cam kết nên
không thể ghi nhận thu nhập được. Việc một tổ chức tín dụng (ngân hàng) cam kết thanh
tốn thì đương nhiên hệ số niềm tin là rất cao.
Chưa ghi nhận bút toán thu nhập mà có thể trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính
về khoản thu nhập này.
4. Xuất hóa đơn có đồng nghĩa với ghi nhận doanh thu ?
Việc xuất hóa đơn tùy vào từng trường hợp mà xác định là có ghi nhận doanh thu hay
khơng.
Theo TT 89/2002/TT- BTC,ở phần hạch toán cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, nếu doanh nghiệp xuất hoá đơn và nhận tiền rơì nhưng vẫn chưa giao hàng cho người
mua thì trị giá số hàng chưa được coi là tiêu thụ và chưa được ghi nhận là doanh thu.
Nếu DN xuất hóa đơn đồng thời với việc giao hàng hóa cho khách hàng, tức là đã chuyển
giao toàn bộ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng,lúc này doanh thu
mới được ghi nhận.

III. Nhóm 16
1. Cho biết nguyên tắc ghi nhận và phương pháp hach toán kế tốn doanh thu đối
với hoạt động gia cơng hàng hóa ?

Nguyên tắc ghi nhận ( theo thông tư 89/2002/TT-BTC)
Những doanh nghiệp nhận gia cơng vật tư, hàng hố thì chỉ phản ánh vào doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật
tư, hàng hố nhận gia cơng.
Hạch toán




Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp phản ánh tồn bộ giá trị vật tư hàng hóa
trên Tài khoản ngồi Bảng cân đối kế tốn (TK 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ,
nhận gia cơng” .
Khi nhận vật tư, hàng hóa để gia cơng kế tốn ghi Nợ TK 002, khi xuất kho hàng để
gia công, chế biến hoặc để trả lại đơn vị giao hàng gia công, ghi Có TK 002.



Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng, ghi:
+ Đối với hoạt động gia cơng hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khấu trừ
và DN nhận gia công nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 111,112,131..
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ
( số tiền gia cơng được hưởng chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
+ Đối với hoạt động gia cơng hàng hóa khơng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nhưng đơn vị nhận gia cơng nộp thuế GTGT
tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ các TK 111,112,131,…
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
( tổng số tiền gia công được hưởng)


2. Khi đơn vị cấp trên nhận doanh thu từ phí quản lý do đơn vị cấp dưới nộp kế
toán doanh nghiệp xử lý ra sao ?
Nguyên tắc ghi nhận theo Điều 16 thông tư 244/2009/TT-BTC
-

Bổ sung tài khoản 5118 - Doanh thu khác.

-

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu như phí quản lý do cấp dưới
nộp và các khoản doanh thu khác ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành
phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu trợ cấp, trợ giá và doanh thu kinh
doanh bất động sản đầu tư.

-

Định kỳ, đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu từ phí quản lý do đơn vị cấp dưới nộp,
kế tốn ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng (phí quản lý thu của công ty con)
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (phí quản lý thu của cơng ty thành viên, đơn vị cấp dưới)
Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu tiền ngay)


Có TK 5118 - Doanh thu khác.
3. Trường hợp vũ trường bán vé vào cửa nhưng giá vé đã bao gồm đồ uống, khi đó
doanh thu từ hoạt động dịch vụ được ghi nhận như thế nào ?
Nguyên tắc xác định doanh thu trong trường hợp này cần tách riêng được doanh thu dịch
vụ và doanh thu bán hàng (đồ uống).Tuỳ từng trường hợp cụ thể để xác định cách tính

thích hợp. Tuy nhiên có thể tính dựa trên lượng đồ uống đã tiêu thụ để xác định doanh thu
bán hàng, tiếp đó là doanh thu dịch vụ.
4. Khách hàng A đặt mua xe ô tô của Công ty Honda Việt Nam, đã làm hợp đồng,
hoá đơn, thanh toán tiền trong năm 2008. Tuy nhiên, vì lý do khủng hoảng kinh tế,
việc nhập khẩu thiết bị phụ tùng ô tô để lắp ráp gặp khó khăn... cịn thiếu một vài
chi tiết nhỏ nên đến 31/12/2008 Công ty vẫn chưa bàn giao được xe. Như vậy ở Công
ty Honda trong năm 2008 sẽ có sự khác biệt gì giữa ghi nhận doanh thu của kế toán
và doanh thu của thuế hay khơng?


Về mặt kế tốn: Cơng ty nhận được tiền và hạch tốn:
Nợ TK 111,112...
Có TK 131-Phải thu của khách hàng

Như vậy, Giá trị xe ô tô chưa được ghi nhận là doanh thu, chưa được hạch toán vào tài
khoản 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ -do chưa đáp ứng được điều kiện bĐiều kiện ghi nhận doanh thu Chuẩn mực kế tốn 14 theo trích dẫn ở trên


Về mặt kê khai thuế:

Giá trị xe ơ tơ đã được ghi nhận là doanh thu, do đã lập hoá đơn và phải kê khai thuế
GTGT và TNDN theo quy định của Luật thuế
• Sự khác biệt này khơng có ảnh hưởng gì đến kết quả lãi, lỗ thực tế trong năm tài
chính 2008 Cơng ty Honda Việt Nam vì:
+ Về thuế GTGT: là thuế gián thu, doanh nghiệp thu của khách hàng trước thì nộp vào
ngân sách trước.
+ Về thuế TNDN: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí phát sinh
• Do giá trị xe chưa được hạch toán kế toán ghi nhận là doanh thu nên Tờ khai quyêt
thuế TNDN năm 2008 (mẫu 03/TNDN) phần giá trị doanh thu của xe ô tô lập trước hoá
đơn này chưa được tập hợp để đưa vào mục Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo

tài chính (mã [A1]) nên Công ty phải điều chỉnh tăng phần doanh thu này vào mục Các
khoản điều chỉnh tăng doanh thu (mã [B2]) để phù hợp với phần chi phí đã phát sinh
trong năm 2008 để sản xuất xe.


CHUẨN M Ự C SỐ 15

HỢP ĐỒNG XÂY D ỰNG
I. Nhóm 10
1. Trường hợp một khoản nào đó đã được tính trong doanh thu của hợp đồng và
đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh nhưng ko có khả năng thu được
thì khoản đó sẽ được xử lý như thế nào?
Tại đoạn 28 chuẩn mực quy định:
Kết quả thực hiện HĐXD chỉ có thể xác định được một cách đáng tin cậy khi doanh
nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng. Trường hợp có sự nghi ngờ về khả
năng khơng thu được một khoản nào đó đã được tính trong doanh thu của hợp đồng và đã
được ghi trong báo cáo kết quả kinh doanh thì những khoản khơng có khả năng thu được
đó phải được ghi nhận vào chi phí.
2. Trường hợp nhà thầu ký kết HĐXD với giá cố định, nếu trong thời gian đang thi
công mà giá cả tăng lên làm cho giá NVL đầu vào tăng lên thì doanh thu đã được
thỏa thuận trong hợp đồng đó có được tăng lên không???
Tại đoạn 12b chuẩn mực quy định:
Doanh thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả
tăng lên;
Bên cạnh đó, vì việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố
không chắc chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Việc ước
tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc
chắn được giải quyết.
3. Những chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi nhận doanh thu, chi phí trong kỳ
trong 2 trường hợp: nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch và nhà thầu

được thanh tốn theo giá trị khối lượng thực hiện có khác nhau ko??? nếu có thì
khác nhau như thế nào???
Muốn quyết tốn một cơng trình xây dựng thì phải có thứ tự đầy đủ các Văn bản, hồ sơ
tài liệu như sau:
1. Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;
2. Quyết định cho phép đầu tư của cơ quan có chủ quyền (cơ quan chu quản của chủ đầu
tư)
3. Dự án đầu tư do cơ quan tư vấn lập dự án đọc lập hay do chủ đầu tư tự lập;
3. Quyết định duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;
4. Thiết kế kỹ thuật, dự toán của dự án;
5. Quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán;
6. Quyết định duyệt kế hoạch đấu thầu;


7. Biên bản mở thầu, chấm thầu, tờ trình kết quả đấu thầu;
8. Văn bản chấp thuận đơn vị tư vấn giám sát, kiểm định, thí nghiệm vật liệu...
9. Quyết định trúng thầu;
10. Hợp đồng kinh tế giao thầu (và phụ lục nếu có) giữa chủ đầu tư và nhà thầu; Bảo lãnh
thực hiện hợp đồng và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có);
11. Tiến độ thi cơng chi tiết được duyệt;
12. Biên bản nghiệm thu từng hạng mục;
13. Biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn và hồ sơ thanh toán giai đoạn;
14. Hoá đơn GTGT KLHT theo giai đoạn;
15. Biên bản đối chiếu công nợ giữa chủ đầu tư và nhà thầu (nếu có)
………..

II. Nhóm 20
1. Ở điều 20 mục (b) có nói Chi phí khơng liên quan đến hoạt động của hợp đồng
hoặc không thể phân bổ cho HĐXD thì khơng được tính trong chi phí của HĐXD là
“chi phí bán hàng ” . Bằng ví dụ hãy làm rõ điều trên?

Bên cạnh hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp xây lắp cịn có những sản phẩm sản xuất để
phục vụ cho nhu cầu của người mua (các loại nhà ở, biệt thự …) nên cịn phát sinh q
trình tiêu thụ sản phẩm giống như những ngành nghề khác . Vì vậy chi phí bán hàng
trong trường hợp này ( chi phí quảng cáo, xúc tiến thương mại…) khơng được tính vào
chi phí liên quan.
2. Thiết bị vệ sinh, thơng gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm…(kể cả cơng xi mạ, bảo
quản thiết bị) được đưa vào chi phí nào (nêu cụ thể)?
Theo điều 17
Đây là chi phí liên quan tới từng hợp đồng
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho cơng trình:
Chi phí thiết bị cho cơng trình: là chi phí mà các doanh nghiệp xây dựng phải chi ra để
mua sắm các thiết bị lắp đặt cho cơng trình.
3. Có sự nghi ngờ về khả năng không thu được 1 khoản thu nào đó được tính
trong DT HĐ và ghi trong BC KQKD thì những khoản khơng có khả năng thu được
đó được ghi nhận vào đâu ?
Theo điều 28 : Có sự nghi ngờ về khả năng không thu được 1 khoản thu nào đó được tính
trong DT HĐ và ghi trong BC KQKD thì những khoản khơng có khả năng thu được đó
được ghi nhận vào chi phí
4. Chúng tơi là một công ty tư vấn và dịch vụ thiết kế xây dựng. Về hạch toán
doanh thu các hợp đồng xây dựng, chúng tơi hạch tốn tn theo chuẩn mực kế
tốn số 15 “Hợp đồng xây dựng”. Tức là đối với các hợp đồng thanh toán theo tiến


độ kế hoạch, chúng tôi ghi nhận doanh thu theo tiến độ cơng việc đã hồn thành,
dựa vào % tổng chi phí phát sinh trên dự tốn của hợp đồng. Chúng tơi vẫn phát
hành hố đơn tài chính theo từng lần thanh toán của khách hàng. Như vậy, việc ghi
nhận doanh thu không phụ thuộc vào việc khách hàng đã thanh tốn bao nhiêu và
cơng ty đã phát hành hố đơn tài chính với số tiền tổng cộng bao nhiêu. Vậy khi làm
quyết tốn thuế TNDN hành năm, chúng tơi có phải tính lại doanh thu chịu thuế
TNDN (chênh lệch giữa tổng số hố đơn tài chính đã phát hành và tổng doanh thu

hợp đồng xây dựng đã ghi nhận trong năm tài chính) và hạch tốn thuế TNDN hỗn
lại khơng?
Căn cứ vào quy định của chuẩn mực kế tốn số 15 “Hợp đồng xây dựng” và qui định của
chế độ kế toán doanh nghiệp, Tài khoản 337“Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng thì doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng tương ứng với
phần cơng việc đã hồn thành (khơng phải là căn cứ vào hố đơn tài chính đã phát hành
cho khách hàng theo từng lần thanh toán) do nhà thầu tự xác định trên cơ sở ước tính một
cách đáng tin cậy về kết quả thực hiện hợp đồng theo một trong các phương pháp được
hướng dẫn trong chuẩn mực số 15. Nhưng số thuế GTGT phải nộp thì căn cứ vào hố
đơn phát hành. Về thuế TNDN, nếu có chênh lệch giữa số tiền đã thu theo hoá đơn tài
chính đã phát hành (khi cơ quan thuế xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo
số tiền đã được thanh toán) với tổng doanh thu hợp đồng xây dựng đã ghi nhận thì doanh
nghiệp được ghi nhận thuế TNDN hoãn lại (Thuế TNDN hoãn lại phải trả hoặc tài sản
thuế TNDN tuỳ theo từng trường hợp có chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp
đồng với số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch).

III. Nhóm 12
1. Nhà thầu chun thi cơng các cơng trình, một cơng trình có thể kéo dài vài
tháng hoặc vài năm, mỗi cơng trình chủ đầu tư thường tạm ứng trước cho một ít
tiền và thanh tốn theo tiến độ kế hoạch hoặc khối lượng cơng việc hồn thành. Hỏi
trong trường hợp thanh toán theo tiến độ kế hoạch (giả sử cơng trình 2 năm mới
hồn thành) thì ghi nhận DT như thế nào?
Theo đoạn 22 VAS 15, doanh nghiệp thanh toán theo tiến độ kế hoạch với phương pháp
này, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy thì
DT và CP của HĐXD được ghi nhận tương ứng với phần cơng việc đã hồn thành, do
nhà thầu tự xác định vào ngày lập BCTC, mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh tốn
theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiến ghi trên hóa đơn là bao nhiêu.

2. Công ty AAA đang xây dựng một công trình trong 3 năm với CP ước lượng là 800
triệu USD và DT ước đạt 1 tỷ USD, CP phát sinh của từng năm được cho ở bảng sau:



Đơn vị: Triệu USD

2006

2007

2008

Tổng

Doanh thu

?

?

?

?

Chi phí

400

300

100


800

Hỏi: Xác định DT của từng năm theo CP đã phát sinh? (Phương pháp tỷ lệ phần
trăm giữa CP đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với
tổng chi phí dự tốn của hợp đồng).
Đơn vị: triệu USD
2006

2007

2008

Tổng

Doanh thu

500

375

125

1000

Chi phí

400

300


100

800

Năm đầu tiên CP của cơng ty phải bỏ ra là 400 triệu USD tức là 50% tổng CP do đó DT
sẽ được ghi nhận 50% tổng DT ước đạt của cả dự án bằng 1000x0,5=500 triệu USD.
Sang đến năm thứ 2 CP công ty bỏ ra là 300 triệu USD và CP tích lũy là 700 USD bằng
87,5% tổng CP do đó DT tích lũy sẽ bằng 87,5% tổng mức DT bằng 875 triệu USD. Như
vậy DT ghi nhận năm thứ 2 sẽ là 875-500=375 triệu USD. Và nguyên lý này áp dụng cho
năm thứ 3 chúng ta tìm được mức DT ghi nhận cho năm thứ 3 là 125 triệu USD.

3. Công ty nhận thầu xây dựng, khi hồn thành một hạng mục thì quyết
ngay. Vậy khi quyết tốn là xuất hóa đơn ngay đúng hay sai?

tốn

• Theo đoạn 22 VAS 15-Hợp Đồng Xây Dựng
Trong trường hợp (a), nhà thầu có quyền quyết định phương pháp xác định phần cơng
việc đã hồn thành vào ngày lập BCTC để ghi nhận doanh thu mà khơng cần phải có sự
xác nhận của khách hàng. Doanh thu và giá trị ghi trên các hóa đơn u cầu khách hàng
thanh tốn có thể sẽ khác nhau.
Trường hợp của câu 3 thuộc trường hợp (b) thì khi quyết tốn xong phải xuất hóa đơn
cho khách hàng để ghi nhận doanh thu và nộp thuế


• Theo Thông tư 129/2008/TT-BTC, thời điểm xác định thuế GTGT như sau:
Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao cơng trình, hạng mục
cơng trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hồn thành, khơng phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.


CHUẨN MỰC SỐ 17

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I.

Nhóm 1

1. Sửa chữa tài sản cố định khơng có hố đơn chứng từ thì có được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế? Căn cứ nào?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC điều kiện để
DN được trừ khoản chi thì sửa chữa tài sản cố định khơng có hóa đơn chứng từ. Do đó
khơng được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2. Chi mua quà biếu tết có đã có hố đơn đầy đủ có được trừ khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp không? Căn cứ nào?
Căn cứ Điểm 1 điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và
khi xác định thu nhập chịu thuế:
Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ
các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN;
b) Khoản chi có đủ hố đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
=> Khoản chi này không trực tiếp phục vụ vào hoạt đơng SXKD nên khơng được xem là
chi phí hợp lí. Do đó khơng được trừ khi tính thuế TNDN
3. Tại sao các chênh lệch tạm thời lại tạo ra Tài sản và Công nợ ghi nhận trên Bảng
Cân đối kế tốn?
Chuẩn mực kế tốn Chung - VAS 01 có định nghĩa “Tài sản: Là nguồn lực do doanh
nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”. Một số khoản chênh
lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho DN phải nộp thêm một khoản thuế thu nhập trong
năm hiện hành so với số liệu kế toán ghi nhận theo các chuẩn mực và chế độ kế tốn. Ví
dụ: Chính sách khấu hao nhanh của DN khiến cho chi phí khấu hao cao hơn so với mức



khấu hao quy định bởi chính sách thuế (Quyết định 206), dẫn tới theo cơ quan thuế, thuế
thu nhập phải nộp của DN năm hiện hành sẽ cao hơn so với số liệu kế toán.
Tuy nhiên, những chênh lệch tạm thời dạng này sẽ khiến cho DN phải nộp ít thuế thu
nhập hơn trong những kỳ tương lai so với số liệu kế tốn. Điều đó có nghĩa là DN sẽ thu
được một lợi ích trong tương lai từ việc nộp một khoản thuế nhiều hơn trong năm hiện
hành do các khoản chênh lệch tạm thời tạo ra. Như vậy, khoản thuế đã nộp nhiều hơn này,
theo VAS 01, thoả mãn điều kiện ghi nhận như một khoản mục tài sản trên BCĐKT
Tương tự như vậy, một số khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ khiến cho doanh
nghiệp phải nộp một khoản thuế thu nhập ít hơn so với số liệu kế toán trong năm hiện
hành. Khoản thuế thu nhập chưa phải nộp này sẽ phải trả trong các kỳ tương lai. Như vậy
nó thoả mãn điều kiện ghi nhận như là một khoản công nợ trên bảng cân đối kế tốn theo
định nghĩa cơng nợ tại VAS 01.
4. Số liệu của DN A năm 2011 như sau: (ĐVT: VNĐ)
- Tổng doanh thu: 20 tỷ đồng
- Tổng chi phí: 19 tỷ đồng. Trong đó:
+ Chi phí khơng có hóa đơn chứng từ: 20 trđ
+ Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng với quy định pháp luật: 10 trđ
+ Tiền phạt do vi phạm hành chính đã tính vào chi phí: 20 trđ
u cầu:
a. Xác định lợi nhuận kế tốn trước thuế, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế
b. Xác định thuế TNDN phải nộp
c. Giả sử DN được chuyển lỗ 100 triệu đồng. Xác định thuế TNDN phải nộp sau khi
chuyển lỗ
a. Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – Chi phí = 20 – 19 = 1 (tỷ đồng)
Thu nhập chịu thuế = ( Doanh thu –Chi phí) + Chi phí bất hợp lý + Các khoản thu nhập
khác
= 1 + 0.02 + 0.01 + 0.02 = 1.05 (tỷ đồng)
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản

chuyễn lỗ)
= 1.05 – (0 + 0) = 1.05 (tỷ đồng)
b. Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
= 1.05 x 25% = 0.2625 (tỷ đồng) hay 262.5trđ
c. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản
chuyễn lỗ)
= 1.05 – (0 + 0.1) = 0.95 (tỷ đồng)
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
= 0.95 x 25% = 0.2375 (tỷ đồng) hay 237.5trđ

II. Nhóm 11


1. Doanh nghiệp A có kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 áp dụng theo
năm dương lịch. Đầu năm 2012, doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi sang năm tài
chính từ ngày 01/4 năm này đến ngày 31/03 năm sau. Xác định kỳ tính thuế thu
nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2012) và năm tiếp theo.
Nếu DN A được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 2 năm,
giảm 50% thuế TNDN trong 3 năm tiếp theo), năm 2009 bắt đầu được miễn thuế thì
kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2012 có tiếp tục được hưởng ưu đãi không ?
Theo mục 4, điều 3 thông tư 123 /2012/TT-BTC quy định : Trường hợp doanh nghiệp
thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính
thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong
thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ
tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc
nộp thuế theo mức thuế suất phổ thơng của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi
thuế sang năm tiếp theo.
Như vậy, kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2012)
được tính từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 31/03/2012 (3 tháng), kỳ tính thuế TNDN

năm tiếp theo được tính từ ngày 01/04/2012 đến hết ngày 31/03/2013.
DN A sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau (miễn thuế năm 2009, 2010; giảm 50% thuế năm
2011, 2012, 2013).
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế theo kỳ tính thuế năm chuyển đổi
2012 thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN năm chuyển đổi và năm
tính thuế tiếp theo (năm tài chính 2012 từ 1/4/2012 đến 31/3/2013).
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN đối với
kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2012 (kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2012 kê khai nộp
thuế theo mức thuế suất phổ thơng) thì doanh nghiệp được giảm 50% thuế TNDN năm tài
chính 2012 (từ 1/4/2012 đến 31/3/2013) và năm tài chính 2013 (từ 1/4/2013 đến
31/3/2014).
2. Năm 2011 DN B có phát sinh lỗ là 15 tỷ đồng, năm 2012 DN B có phát sinh thu
nhập chịu thuế là 10 tỷ đồng.Vậy DN có được chuyển hết 15 tỷ lỗ vào thu nhập chịu
thuế năm 2012 không ? Nếu khơng được thì DN phải chuyển số lỗ đó như thế
nào ?Thời gian chuyển lỗ xác định ra sao ?
Theo điều 9, thông tư 123/2012/TT-BTC quy định : . Doanh nghiệp sau khi quyết tốn
thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những
năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục khơng q 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm
phát sinh lỗ.


Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của các quý của năm sau khi lập
tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế
năm.
Trong trường hợp này, DN B phải:
+ Chuyển toàn bộ số lỗ 10 tỷ đồng vào thu nhập chịu thuế năm 2012;
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc
chuyển lỗ của năm 2011 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm,
kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
3. a) Khi doanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm XH, BHYT cho người lao động theo hợp

đồng lao động thì chi phí này có được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thu
nhập chịu thuế TNDN?
b) Nếu trong hợp đồng lao động có ghi rõ mức phụ cấp trả hàng tháng cho người lao
động thì các khoản phụ cấp đó có được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thu
nhập chịu thuế TNDN?
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
a) Các khoản trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định đều được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
b) Các khoản chi trả cho người lao động mang tính chất tiền lương, tiền công, các khoản
phụ cấp trả cho người lao động theo quy định của pháp luật đã ghi rõ trong hợp đồng lao
động thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

III. Nhóm 13


×