Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề cương môn pháp luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.02 KB, 20 trang )

AĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT KINH TẾ
Câu 1: Trình bày quy định về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh của
doanh của doanh nghiệp?
Trả lời:
Thành lập doanh nghiệp:
1, Quyền thành lập doanh nghiệp.
Tất cả các cá tổ chức cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài đều có quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp trừ các đối tượng sau bị cấm:
+) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài
sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan
mình.
+) Cán bộ công chức.
+) Người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng
lực hành vi nhân sự.
+) Người đang chịu án phạt tù hoặc bị tòa án tuyên bố nghiêm cấm hành nghề kinh
doanh.
+) Cán bộ quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
+) Các trường hợp khác bị cấm theo quy định của luật phá sản người đứng đầu
doanh nghiệp phá sản trong vòng 3 năm không được hình thành kinh doanh mới.
2, Quyền góp vốn:
Tất cả các tổ chức cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài đều có quyền
góp vốn vào các công ty trừ những trường hợp sau:
+) Cán bộ công chức theo quy định của cán bộ công chức
+) Cơ quan nhà nước, đơn vị LLVTND sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào
doanh nghiệp để thu lợi rieengc ho cơ quan đơn vị.
Đăng kí kinh doanh:
Định nhĩa: dăng kí kinh doanh là thủ tục khái sinh về mặt pháp lý cho doanh
nghiệp kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Doanh nghiệp
được đảm bảo về mặt pháp lý.
Thủ tục đăng kí kinh doanh:
Bước 1: doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh tại phong đăng kí kinh


doanh và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của hồ sơ.
Bước 2: cơ quan đăng kí kinh doanh xem xét giải quyết việc đăng kí kinh doah
trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu từ chối cấp giấy chứng nhận
kinh doanh phải có thông báo bằng văn bản cho người quản lý doanh nghiệp để
giải thích lý do và yêu cầu sửa đổi bổ sung.
Điều kiện: doanh nghiệp sẽ được cấp giấy kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện
sau:
Đáp ứng điều kiện về vốn của doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp được đặt hợp pháp.
1
Doanh nghiệp có trụ sở chính theo quy định của pháp luật.
Có hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ.
Đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh.
Nộp đủ lệ phí đăng kí kinh doanh.
Bước 3: công bố nội dung đăng kí kinh doanh.Luật doanh nghiệp quy định trong
thời hạn 30 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, doanh
nghiệp phải đăng trên mạng thông tin của doanh nghiệp của các cơ quan đăng kí
hoặc trên một tờ báo viết, báo điện tử trong 3 số liên tiếp về các nội dung chủ yếu
ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Câu 2: Trình bày quy định về tổ chức lại công ty, giải thể doanh nghiệp.
Trả lời:
Chia công ty: là biện pháp tổ chức lại công ty được áp dụng cho công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. theo đó công ty TNHH và công ty cổ phần
được chia thành hai hay nhiều công ty cùng loại. sau khi chia công ty bị chia chấm
dứt tồn tại. các công ty được chia phải đăng kí kinh doanh để được thừa hưởng
quyền và lợi ích hợp pháp của công ty bị chia đồng thời phải liên đới chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác các hợp đồng lao động của công
ty bị chia để lại.
Tách công ty: là biện pháp tổ chức lại công ty áp dụng cho công ty hữu hạn và
công ty cổ phần . theo đó công ty TNHH và công ty cổ phần được tách bằng cách

chuyển một phần tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ để thành lập 1 hoặc một số công ty
cùng loại. Sau khi tách, công ty bị tách vẫn tồn tại, các công ty được tách phải đăng
kí kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách
nhiệm vầ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác, các hợp đồng bất động sản
phát sinh trước thời điểm tách công ty.
Hợp nhất công ty: là biện pháp tổ chức lại công ty được áp dụng cho tất cả các loại
hình công ty . Theo đó 2 hay một số công ty cùng loại ( công ty bị hợp nhất) hợp
nhất thành một công ty mới( công ty được hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ
quyền và lợi ích hợp pháp tài sản sang công ty được hợp nhất đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của công ty bị hợp nhất. công ty được hợp nhất kế thừa mọi quyền lợi
hợp pháp của các công ty bị hợp nhất đồng thời phải kế thừa các nghĩa vụ của các
công ty bị hợp nhất.
Sáp nhập: là biện pháp tổ chức lại công ty được áp dụng cho tất cả các loại hình
công ty. Theo đó 1 hoặc một số công ty cùng loại( công ty bị sáp nhập) sáp nhập
vào một công ty khác( công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản
quyền và lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của
công ty bị sáp nhập. Sau khi sáp nhâp thì công ty nhận sáp nhập sẽ được hưởng các
quyền và lợi ích hợp pháp và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh
toán, nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán của công ty bị sáp nhập.
2
Chuyển đổi công ty:
Là biện pháp tổ chức lại công ty được áp dụng cho công ty TNHH và công ty cổ
phần. Theo đó, công ty TNHH có thể chuyển thành công ty cổ phần và ngược lại.
Sau khi đăng kí kinh doanh công ty bị chuyển đổi chấm dứt tồn tại, công ty được
chuyển đổi phải kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của công ty bị chuyển đổi.
Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên:
Việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên xảy ra trong trường
hợp:
+) Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức , cá nhân
khác. Thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận chuyển nhượng chủ sở hữu công

ty và người nhận chuyển nhượng phải đăng kí thay đổi thành viên với cơ quan
đăng kí kinh doanh.Kể từ ngày đăng kí kinh doanh thay đổi công ty TNHH một
thành viên được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
+) Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân thì tròn
15 ngày kể từ ngày hoàn tất thủ tục chuyển nhượng công ty phải đăng kí thay đổi
chủ sở hữu.
Giải thể doanh nghiệp là doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và tồn tại trên thị
trường.
Các trường hợp giả thể doanh nghiệp:
Giả thể tự nguyện theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp, của hội đồng
thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, đại hội cổ đông của công ty cổ phần,
thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Hết thời hạn hoạt động ghi trong điều lệnh của công ty mà ko có quyế định gia
hạn.
Giải thể bắt buộc:
+) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
+) Không đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong vòng
6 tháng liên tục.
Thủ tục giải thể
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể
Quyết định giải thể doanh nghiệp phải được gửi cơ quan đăng kí kinh doanh, các
chủ nợ, người lao động, những người có quyền và lợi ích liên quan, quyết định giải
thể phải được niêm yết công khai trước trụ sở chính của doanh nghiệp và 3 số báo
liên tục. Khi gửi quyết đinh giải thể doanh nghiệp phải gửi kèm các phương án giải
quyết các khoản nợ.
Bước 2: Thanh lý tài sản và số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản ưu tiên để
thanh toán các khoản nợ, các nghĩa vụ đối với người lao động sau đó phần còn lại
mới được chia cho các thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ vào công ty. Sau khi
thanh toán hết nợ, đại diện của doanh nghiêp phải gửi hồ sơ đến cơ quan đăng kí
kinh doanh xóa tên doanh nghiệp khỏi sổ đăng kí kinh doanh.

Câu 3: Trình bày khái niệm doanh nghiệp và thẩm quyền của doanh nghiệp?
Trả lời:
3
Khái niệm doanh nghiệp:
Định nghĩa: là một tổ chức có tên riêng, có tài sản giao dịch và có trụ sở chính
được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt
động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận
Đặc điểm pháp lý:
Đặc điểm về vốn:
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở
hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ tự
do, chuyển đổi giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác. Đối vs tài sản không
đăng kí quyền sở hữu thì việc góp vốn phải được thực hiện bằng giao nhận tài sản
góp vốn có xác nhận bằng văn bản. Đối với tài sản theo quy định của pháp luật
phải đăng kí chuyển quyền sở hữu thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty.
Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập
doanh nghiệp.
Vốn điều lệ: là số vốn các thành viên góp hoặc cam kết góp trong thời gian nhất
định được ghi vào điều lệ của công ty.
Tên của doanh nghiệp:
Tên của doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng việt và phải có ít nhất hai yếu tố:
loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên Tiếng Việt dịch ra tiếng nước
ngoài tương ứng. Tên tiếng nước ngoài được in hoặc viết bằng chữ với khổ nhỏ
hơn tên bằng Tiếng Việt.
Tên doanh nghiệp không được vi phạm những điều cấm theo luật của doanh
nghiệp.
Con dấu:
Doanh nghiệp phải có con dấu riêng, con dấu là tài sản riêng của doanh nghiệp và

phải được bảo quản, lưu trữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp. hình thức và nội
dung của con dấu, đăng kí làm con dấu, chế độ sử dụng con dấu được thực hiện
theo quy định của chính phủ.
Trụ sở chính: là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp và phải đặt trên lãnh
thổ Việt Nam có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên đường phố, xã phường,…
Câu 4: Trình bày khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên?
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên?
Trả lời:
Khái niệm: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình công ty
có số lượng thành viên tối thiểu là 2, tối đa không quá 50 thành viên. Công ty chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty.
Đặc điểm:
Thành viên: là tổ chức cá nhân, số lượng tối thiểu là 2, tối đa không quá 50.
Chế độ chịu trách nhiệm:
4
+) Công ty chịu trách nhiệm về các khoản điều lệ và nghĩa vụ tài chính khác trong
phạm vi vốn điều lệ của công ty.
+) Các thành viên chịu trách hiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác
trong pham vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Đặc điểm về vốn và chế độ tài chính:
Vốn do các thành viên góp và cam kết góp vào công ty. Các thành viên phải góp
đúng hạn và đúng số vốn đã cam kết. Nếu có thành viên đóng góp không đúng hạn
thì số vốn chưa được góp được ghi là nợ của thành viên đối với công ty và thành
viên phải chịu trách nhiệm bổi thường thiệt hại do việc ko góp đủ và đúng hạn số
vốn đã cam kết.
Thành viên công ty hữu hạn chỉ được chuyển nhượng phẩn vốn góp của mình cho
tổ chức , cá nhân ko phải là thành viên của công ty khi và chỉ khi các thành viên
khác không mua hoặc mua không hết.
Công ty TNHH có quyền tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quyết định của hội đồng
thành viên, công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên nếu sau khi đã hoàn

thành các nghĩa vụ về thuế và tài chính và đồng thời phải thanh toán các khoản nợ
và nghĩa vụ tài chính khác sau khi đã chia lợi nhuận
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là 1 pháp nhân
Quyền của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền sau
đây:
Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề
thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;
Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ đăng ký thành viên, sổ ghi
chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản
họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty;
Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế
và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
đ) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi
công ty giải thể hoặc phá sản;
Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này;
Khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng
nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định của
pháp luật;
5
Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho
và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty;
không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy
định tại các điều 43, 44, 45 và 60 của Luật này.

Tuân thủ Điều lệ công ty.
Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
Vi phạm pháp luật;
Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty
và gây thiệt hại cho người khác;
Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối
với công ty.
Câu 5: Trình bày khái niệm công ty cổ phần? Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ
thông?
Trả lời:
Khái niệm:
Định nghĩa: là các doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần
bằng nhau được gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.
Đặc điểm:
Thành viên công ty cổ phần có thể là tổ chức cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 và
không hạn chế tối đa.
Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ
phần, giá trị của cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần và được ghi trong cổ phiếu.
Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, có hai cổ phần
của công ty cổ phần.
6
Cổ phần phổ thông: người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ
thông.
Ngoài cổ phần phổ thông công ty cổ phần còn có thể cổ phần ưu đãi gồm các loại
sau:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết cao hơn số phiếu của
cổ phần phổ thông. Chỉ có các tổ chức được chính phủ ủy quyền và cổ đông sang
lập mới được quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết

của cổ đông sang lập chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được
đăng kí kinh doanh. Sau 3 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sang lập
phải được chuyển thành cổ đông phổ thông. Việc sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
không được chuyển nhượng số cổ phần đó cho các tổ chức cá nhân khác.
Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả với mức cổ tức cao hơn mức trả cho cổ
phần phổ thông. Có hai loại cổ tức là cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố
định ko phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là loại cổ phần sẽ đc công ty hoàn lại vốn bất cứ lúc nào
theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo điều kiện được ghi trên cổ phiếu của cổ
phần ưu đãi hoàn lại.
Ngoài các loại cổ phần ưu đãi nói trên công ty cổ phần còn có các loại cổ phần ưu
đãi khác theo quy định của điều lệ công ty.
Chế độ chịu trách nhiệm: công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Các thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn đã
góp vào công ty.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được đăng kí kinh doanh.
Quyền của cổ đông phổ thông
Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết
trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một
phiếu biểu quyết;
Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông
của từng cổ đông trong công ty;
Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người
không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;
đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền
biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
7

Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội
đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng
với số cổ phần góp vốn vào công ty;
Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:
Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày
công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty.
Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình
thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp
có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại
khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của
công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút.
Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.
Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi
hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:
Vi phạm pháp luật;
Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ
chức, cá nhân khác;
Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối
với công ty.
Câu 6: Quy định của pháp luật về lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc
quyền và tập trung kinh tế?
Trả lời:
Khái niệm:

8
Doanh ngiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở
lên hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Nhóm doanh
nghiệp được coi là chiếm vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hoạt động nhằm gấy
hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các bước sau:
2 doanh nghiệp có tổng thị phần 50% trên thị trường liên quan.
3 doanh nghiệp có tổng thị phần trên 65% trên thị trường liên quan.
4 doanh nghiệp có tổng thị phần trên 75% trên thị trường liên quan.
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh
tranh về hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên
quan
Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền bị cấm:
Bán dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ hoàn toàn đối thủ cạnh tranh. Bán dưới
giá thành toàn bộ chỉ được coi là vi phạm luật cạnh tranh nếu nhằm mục đích loại
bỏ đối thủ cạnh tranh.
Áp đặt giá bán, giá mua bất hợp lý hoặc ấn định giá bán tối thiểu gây thiệt hại cho
khách hàng.
Hạn chế sản xuất, phân phối sản xuất gây thiệt hại cho khách hàng.
Hạn chế thị trường gây thiệt hại cho khách hàng.
Hạn chế sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ làm thiệt hại cho khách
hàng
Áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch như nhau nhằm tạo
sự bất bình đẳng trong cạnh tranh( trong đó các giao dịch được coi là như nhau nêu
tính chất và giá trị của các sản phẩm trong các giao dịch là như nhau.
Cản trở hoặc ngăn cản việc ra nhập thị trường của các đối tượng, của đối thủ cạnh
tranh mới.
Áp đặt điểu kiện cho doanh nghiệp khác kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa dịch
vụ hoặc doanh nghiệp khác chấp nhận điều kiện không liên quan trực tiếp đến đối
tượng của hợp đồng.
Áp đặt các điều kiện bất lợp cho khách hàng

Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ, thay đổi hợp đồng đã kí kết mà không có lý do
chính đáng.
Hành vi tập trung kinh tế.
Khái niệm:
Sáp nhập: là biện pháp tổ chức lại công ty được áp dụng cho tất cả các loại hình
công ty. Theo đó một hoặc một số công ty cùng loại( công ty bị sáp nhập) sáp nhập
vào một công ty khác ( công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản
quyền và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn
tại của công ty bị sáp nhập.
Hợp nhất : là biện pháp tổ chức lại công ty được áp dụng cho tất cả các loại hình
công ty. Theo đo, 2 hoặc một số công ty cùng loại sẽ hợp nhất thành một công ty
mới bằng cách chuyển toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp tài sản sang công ty được
hợp nhất đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất.
9
Liên doanh: giữa các doanh nghiệp là việc 2 hay nhiều doanh nghiệp cùng góp 1
phần tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp để hành thành một doanh nghiệp mới.
Các doanh nghiệp tham gia liên doanh vẫn tồn tại , giữa chúng có mỗi quan hệ hợp
tác, qua lại với nhau hình thành doanh nghiệp mới chịu sự chi phối của các doanh
nghiệp cũ.
Mua lại doanh nghiệp: là hình thức một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một
phần ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Tỷ lệ đủ để doanh nghiệp mua lại
chi phối được doanh nghiệp bị mua lại là doanh nghiệp mua lại phải chiếm trên
50% biểu quyết tại đại hội cổ đông hoặc hội đồng thành viên, hội đồng quản trị
hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ của công ty.
Kiểm soát hành vi tập trung kinh tế:
Tập trung kinh tế bị cấm: cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh
nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị phần trên thị trường liên
quan. Tuy nhiên trong trường hợp trên các doanh nghiệp vẫn được miễn trừ nếu
thuộc một trong các trường hợp sau và được cục quản lý cạnh tranh ra quyết định.
+) Việc tập trung kinh tế góp phần mở rộng xuất khẩu phát triển kinh tế, xã hội.

+) Một trong các doanh nghiệp kinh tế tham gia có nguy cơ phá sản.
Nhóm tập trung kinh tế cần có sự kiểm soát. Các doanh nghiệp tham gia có thị
phần kết hợp từ 30-50% thị phần trên thị trường liên quan.
Nhóm tập trung kinh tế được tự do thực hiện : các doanh nghiệp được tự do tiến
hành tập trung kinh tế nếu sau khi tập trung kinh tế mà doanh nghiệp vẫn thuộc
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập
trung kinh tế chiếm dưới 30% thị phần trên thị trường liên quan.
Câu 7: Trình bày quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
Trả lời:
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Chỉ dẫn được hiểu là những chỉ dẫn thương mại liên quan đến đặc tính để nhận
biết hàng hóa, dịch vụ.
Những chỉ dẫn được gọi là chỉ dẫn gay nhầm lẫn chứa đựng những thông tin làm
sai lệch nhận thức của khách hàn về xuất xứ hàng hóa và công dụng.
Luật cạnh tranh cấm các hàng vi sau:
Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên
thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, các yếu tố khác làm sai lệch nhận thức của
khách hàng với mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
Cấm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Những chỉ dẫn thường có thể bị xâm hại phải là những chỉ dẫn hợp pháp, nghĩ là
có đăng kí và được bảo hộ.
Xâm phạm chiến lược kinh doanh.
Bí mật kinh doanh của công ty có đủ những điều kiện sau:
Không phải là hiểu biết thông thường.
10
Đem lại cho người nắm giữ thông tin đó lợi thế hơn hẳn so với người không nắm
giữ thông tin đó.
Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết.
Theo luật cạnh tranh thì các hành vi sau được coi là xâm pham bí mật kinh doanh
và bị cấm:

Tiết lộ và sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được sự cho phép
của chủ sở hữu.
Thu thập, tiếp cận thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của chủ thể sở hữu.
Vi phạm hợp đồng bảo mật.
Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doamnh của người khác khi người
này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan.
Quản cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Luật cạnh tranh cấm các hành vi quảng cáo sau:
So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình với hàng hóa , dịch vụ
cùng loại của doanh nghiệp khác.
Bắt chước sản phẩm quảng cáo để gây nhầm lẫn của khách hàng.
Quảng cáo đưa thị trường gian dối gây sự nhầm lẫn cho khách hàng về giá cả, số
lượng, chất lượng, xuất xứ, hàng hóa,…
Khuyến mại
Tổ chức khuyến mại và gian dối về giải thưởng.
Tặng, cho hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi
hàng hóa, dịch vụ cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đang sử
dụng.
Phân biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại
khác nhau trong cùng một chương trình tổ chức khuyến mại.
Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật cấm.
Ép buộc trong kinh doanh.
Là hành vi buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách
đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh
nghiệp đó.
Như vậy hành vi này có 2 đặc điểm:
Đối tượng hướng đến của hành vi này là khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của
doanh nghiệp khác.
Biểu hiện cụ thể của doanh nghiệp này là khách hàng hoặc đối tác của đối thủ

ngừng mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ cho đối thủ.
Gièm pha doanh nghiệp khác.
Là hành vi trực tiếp hay gián tiếp đưa ra những thông tin thiếu trung thực gây ảnh
hưởng xấu đến uy tín , đến tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó.
Gây rối loạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác.
11
Phân biệt đối xử hiệp hội.
Những hành vi của hiệp hội bị cấm bao gồm:
Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia hiệp hội nếu việc từ chối đó mang
tính chất phân biệt đôi xử.
Hạn chế bất hợp lý của hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan
đến mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.
Bán hàng đa câp bất chính.
Cấm thực hiên các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng
người tham gia mạng lưới bán hàng.
Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, hoặc phải mua một lượng hàng hóa
ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được tham gia.
Không cam kết mua lại với mức thấp nhất là 90 % giá hàng hóa đã bán do người
tham gia để bán lại.
Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích vật chất khác từ
việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bàn hàng.
Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới.
Câu 8: Trình bày đối tượng có quyền, có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản, phí phá sản, quy định về xử lý các khoản nợ chưa đến hạn, các khoản nợ đc
bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp?
Trả lời:
Đối tượng có quyền nộp đơn.

Quyền nộp đơn của chủ nợ:
Luật phá sản quy định chỉ có chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một
phần mới được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không cho phép chủ
nợ có bảo đảm được nộp đơn.
Đơn yêu cầu phải được gửi đến tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Đơn yêu cầu phải có các nội dung cơ bản sau.
Ngày, tháng, năm làm đơn.
Tên, địa chỉ của người làm đơn.
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Các khoản nợ không có bảo đảm, có bảo đảm một phần, tổng số nợ đến hạn chưa
thanh toán.
Quá trình đòi nợ, căn cứ làm đơn.
Quyền nộp đơn của người lao động.
Theo luật phá sản 2003 người lao động được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả
được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp,
hợp tác xã rơi vào tình trạng phá sản.
Đơn yêu cầu có các nội dung sau:
Ngày, tháng, năm làm đơn.
Tên, địa chỉ của người làm đơn.
Tên địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã rơi vào tình trạng phá sản.
12
Số tháng nợ tiền lương.
Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác chưa thanh toán.
Căn cứ, yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Quá trình đòi nợ, căn cứ làm đơn.
Việc nộp đơn của người lao động được thực hiện thông qua đại diện của người lao
động. Việc cử đại diện của người lao động phải được quá nửa số người lao động
trong doanh nghiệp, hợp tác xã thông qua bằng cách bỏ phiếu kín.
Quyền nộp đơn của chủ doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, thành

viên hợp danh của công ty hợp danh.
Của chủ doanh nghiệp:
Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản với doanh nghiệp nhà nước khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước đó lâm
vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không nộp đơn.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và các giấy tờ, tài liệu đi kèm được thực hiện như
thủ tục nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp hoặc đại diện hợp
phá của doanh nghiệp.
Cổ đông công ty cổ phần:
Cổ đông công ty cổ phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã trong các trường hợp sau:
Việc nộp đơn theo quy định điều lệ của công ty.
Nếu điều lệ của công ty không quy định hoặc không đc tiến hành đại hội cổ đông
thì nhóm cổ đông sở hữu trên 20% cổ phần phổ thông trong 6 tháng liên tiếp hoặc
tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản.
Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn.
Doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu
nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản.
Phí phá sản:
Phí phá sản được dùng để tiến hành các thủ tục phá sản.
Phí phá sản được lấy từ khối tài sản của doanh nghiệp, của hợp tác xã.
Về nguyên tắc, ng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí
phá sản trừ trường hợp người nộp đơn là người lao động.
Phí phá sản sẽ được lấy từ ngân sách của nhà nước trong các trường hợp sau:
Người nộp đơn là ng lao động.
Người nộp đơn ko có tiền tạm ứng phí phá sản nhưng có tài sản.
Tiền tạm ứng phí phá sản sẽ được hoàn trả cho người nộp, cho ngân sách nhà
nước, sau khi doanh nghiệp kết thúc thủ tục phá sản.

Xử lý các khoản nợ chưa đến hạn.
Đôi với các khoản nợ chưa đến hạn tại thời điểm thanh lý tài sản được giải quyết
như nợ đã đến hạn nhưng không được tính lãi đỗi với thời gian chưa đến hạn.
Trong quá trình phân chia tài sản thì các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản cầm cố,
thế chấp được ưu tiên thanh toán đầu tiên, trước thời điểm tòa án tụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản thì được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó. Nếu giá trị của các
13
tài sản cầm cố thế chấp không đủ để thanh toán các khoản nợ thì phần thiếu sẽ đc
giải quyết trong quá trình thanh lý tài sản. Nếu lớn hơn thì phần chênh lệch sẽ được
nhập vào khối tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Câu 9: Trình bày các biện pháp bảo toàn tài sản trong giải quyết phá sản?
Trả lời:
Các tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản:
Tài sản của DN, HTX có tạ thời điểm mở thủ tục phá sản gồm:
+ Tài sản và quyền TS của DN, HTX có tại thời điểm.
+ Quyền sử dụng đất của DN, HTX.
+ Các khoản lợi nhuận, các TS và nghĩa vụ TS của DN, HTX sẽ có do việc thực
hiện nghĩa vụ của DN, HTX sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập
trước thời điểm toà án thụ lý đơn.
+ TS của SN, HTX là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của DN, HTX phát sinh từ
các giao dịch được xác lập trước khi toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+ Ngoài ra các TS trên, TS của DN tư nhân của công ty hợp danh lâm vào tình
trạng phá sản còn bao gồm: TS của các nhân, chủ DN tư nhân cùng tất cả thành
viên hợp danh của công ty hợp danh.
+ Theo luật phá sản năm 2003 thời điểm xác định TS của DN, HTX lâm vào tình
trạng phá sản 3 tháng trước ngày toà án thụ lý đơn mở thủ tục phá sản.
+ Ngoài ra những TS thu được từ các giao dịch của DN, HTX bị coi là vô hiệu
theo quy định của luật phá sản.
+ TS nợ của DN, HTX là các khoản tiện mà DN, HTX cho các cá nhân, tổ chức
khác vay trước thời điểm thụ lý đơn.

Kiểm kê tài sản
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định mở thủ tục phá sản. DN, HTX
lâm vào tình trạng phá sản, phải kiểm kê, kê khai toàn bộ TS theo bảng kê chi tiết
đã nộp cho toàn án và xác định tổng giá trị TS hiện có. Nếu thấy cần thiết thì có thể
yêu cầu thẩm phán gia hạn them 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Việc xác định giá trị TS được xác định theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.
Lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ
Danh sách chủ nợ:
Chủ nợ là những người có quyền yêu cầu con nợ thực hiện một số nghĩa vụ TS
nhất định.
14
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quy định của toà án mở
thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến toà án. Giấy đòi nợ phải đầy
đủ các thông tin về khoản nợ, số nợ chưa đến hạn và đến hạn, nợ không đảm bảo
và có đảm bảo. Mà DN, HTX phải trả kèm theo giấy đòi nợ là các giấy tờ chứng
minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn 60 ngày mà chủ nợ không gửi giấy đòi nợ
đến toàn án, thì coi như họ đã khước từ quyền đòi nợ của mình và không được giải
quyết các quyền lợi về sau.
Nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng không
được tính vào thời hạn 60 ngày nêu trên.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ tổ quản lý thanh lý TS
phải lập xong danh sách chủ nợ và sổ nợ, phân định rõ các khoản nợ có đảm bảo,
không đảm bảo và đảm bảo một phần. Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công
khai tại trụ sở chính của DN, HTX của toà án nơi giải quyết vụ việc phá sản. Trong
thời gian 10 ngày kể từ ngày sanh sách chủ nợ được niêm yết, các chủ nợ có quyền
gửi đơn khiếu nại đến toà án. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn
khiếu nại, toà án phải xem xét giải quyết khiếu nại, nếu cần thấy sửa đổi bổ sung
thì phải sửa đổi bổ sung.
Lập danh sách người mắc nợ:
Người mắc nợ là người nợ DN, HTX và chưa thanh toán.

Song song việc lập danh sách chủ nợ, tổ quản lý thanh lý TS sẽ tiến hành lập danh
sách người mắc nợ căn cứ vào tài liệ chứng minh các khoản nợ mà DN, HTX cung
cấp cho toà án.
Việc niêm yết công khai, giải quyết khiếu nại lien quan đến danh sách người mắc
nợ được thực hiện như đối với danh sách chủ nợ.
Hoạt động KD của DN, HTX sau khi có quy định phá sản
Về nguyên tắc sau khi cps quyết định mở thủ tục phá sản DN, HTX vẫn hoạt động
bình thường nhưng phải chịu sự kiểm tra giám sát của tổ quản lý, thanh tra tài sản
và thẩm phán.
Các hoạt động bị cấm thực hiện kể từ 3 tháng trước ngày toà án thụ lý đơn bao
gồm:
+ Cất giấu, tẩu tán TS.
+ Chuyển nợ không có bảo đảm dẫn đến nợ có bảo đảm bằng TS của DN, HTX.
+ Thanh toán nợ không có bảo đảm.
+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
Các giao dịch, hoạt động bị hạn chế thực hiện (phải được sự đồng ý bằng văn bản
của thẩm phán trước khi thực hiện) bao gồm:
+ Vay tiền.
+ Cầm cố thế chấp, bán, tặng, cho, cho thuê, chuyển nhượng TS.
15
+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực.
+ Nhận TS từ 1 hợp đồng chuyển nhượng.
+ Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động KD của DN, HTX và trả
lương cho người lao động.
+ Bán, chuyển nhượng cổ phần hoặc sở hữu TS.
Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của tổ quản lý, thanh lý TS, thẩm phán
phụ trách vụ việc phá sản có quyền áp dụng 1 hoặc 1 số biện pháp khẩn cấp tạm
thời sau nhằm bảo toàn TS của DN, HTX.
+ Cho bán hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá nếu không bán kịp thời sẽ khó có

khả năng tiêu thụ.
+ Kê biên, niêm phong TS của DN, HTX.
+ Phong toả tài khoản, niêm phong kho quỹ, sổ sách kế toán.
+ Cấm hoặc buộc DN, HTX tổ chức cá nhân lien quan thực hiện 1 số các hành vị
nhất định.
Các giao dịch được coi là vô hiệu.
Các giao dịch sau sẽ được coi là vô hiệu nếu được thực hiện 3 tháng trước ngày toà
án thụ lý được và có yêu cầu của chủ nợ không có bảo đảm của tổ quản lý thanh lý
TS:
+ Tặng TS
+ Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn.
+ Chuyển nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm.
+ Thanh toán hợp đồng song vụ mà phần nghĩa vụ của DN, HTX rõ ràng là lớn
hơn nghĩa vụ của phía bên kia.
+ Các hoạt động khác thực hiện với mục địch cất giấu, tẩu tán TS.
Toà án có thể ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu liực, đang
được thực hiện hoặc chưa được thực hiện quản lý thanh lý TS nếu xét thấy việc
đình chỉ là cần thiết và có lợi cho DN, HTX.
Câu 10: Trình bày các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản để đảm bảo
thực hiện hợp đồng.
16
Trả lời:
Cầm cố tài sản:
Là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình
cho bên kia (bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng cầm cố phải được được lập thành văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc 1
điều khoản trong hợp đồng chính.
Một số các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố:
+ Người cầm cố có nghĩa vụ giao TS thuộc quyền sở hữu của mình cho người nhận
cầm cố từ thời điểm đó hoặc bị hạn chế một số quyền đối với TS của mình.

VD: Thông báo cho người nhận cầm cố biết về quyền lợi của người thứ ba liên
quan đến TS cầm cố, thanh toán chi phí hợp lý liên quan đến việc giữ gìn bảo quản
TS.
+ Người cầm cố TS có những quyền lợi cơ bản như: được quyền lấy lại TS khi
thực hiện xong nghĩa vụ, yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng TS cầm
cố, nếu việc đó làm TS bị giảm hoặc mất giá trị.
+ Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ cơ bản là bảo vệ và giữ nguyên giá trị TS cầm cố.
Thế chấp tài sản:
Là việc một bên dùng TS thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ dân sự đối với bên kia.
Hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể là một hợp đồng riêng hoặc
một điều khoản trong hợp đồng chính.
Bảo lãnh tài sản:
Là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh)
về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Nếu hết thời hạn mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản, thành văn bản công chứng, chứng
nhận của cơ quan nhà nước nếu pháp luật quy định.
Trong trường hợp có nhiều người cùng nhận bảo lãnh cho một nghĩa vụ thì phải
liên đới, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đó, trừ trường hợp thoả thuận.
Câu 11: Định nghĩa hợp đồng dân sự, nội dung hợp đồng dân sự? Trình bày ký kết
hợp đồng dân sự? Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự?
Trả lời:
Định nghĩa hợp đồng dân sự:
17
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm
dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Nội dung hợp đồng dân sự:
Là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã thoả thuận với nhau. Theo bộ luật dân
sự 2005 hợp đồng dân sự có thể có các nội dung cơ bản sau:

Đối tượng của hợp đồng.
Chất lượng, số lượng, giá cả.
Thời điểm, địa điểm, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên, trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự.
Khái niệm:
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự được hiều là trách nhiệm của
bên có nghĩa vụ vì đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nên
phải chịu trách nhiệm về hậu quả do vi phạm của mình gây nên.
Đặc điểm:
+ Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự là một loại trách nhiệm pháp
lý chung, nên nó có nhưng đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như:
Chỉ áp dụng khi vi phạm pháp luật.
Chỉ do cơ quan có thẩm quyền áp dụng.
+ Ngoài ra trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự còn có đặc điểm riêng là: luôn
gắn với trách nhiệm về TS.
Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự:
Có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng thì phải chịu
trách nhiệm.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự
kiện bất khả kháng thì sẽ được miễn trừ trách nhiệm nếu:
+ Sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm.
+ Bên không thực hiện nghĩa vụ đã áp dụng các biện pháp để ngăn chặn thiệt hại
xảy ra.
Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được rằng
việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của bên
có quyền.
Vai trò của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng.
Hạn chế ngăn ngừa hành vi vi phạm, nâng cao ý thức của các bên trong qua trình

thực hiện hợp đồng.
Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự
18
Buộc thực hiẹn đúng hợp đồng:
Là hình thức chế tài theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải tiếp tục thực hiện
theo yêu cầu của bên bị vi phạm
+ Căn cứ áp dụng: có hành vi, vi phạm và có lỗi của các bên vi phạm.
Phạt hợp đồng
Phạt hợp đồng là chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi
phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định do pháp luật
quy định, hoặc do các bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật.
+ Chế tài phạt hợp đồng không có ý nghĩa trong việc bồi thường thiệt hại mà nhằm
mục đích chủ yếu là trừng phạt, nâng cao ý thức của các bên trong quá trình thực
hiện hợp đồng.
+ Căn cứ để áp dụng
Có hành vi vi phạm hợp đồng.
Có lỗi của bên vi phạm.
Có sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại.
Là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục hoặc bù đắp những thiệt hại,
những lợi ích vật chất bị mất do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm.
+ Căn cứ:
Có hành vi vi phạm.
Có lỗi của bên vi phạm.
Có thiệt hại thực tế xảy ra.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.
Thiệt hại thực tế là thiệt hại tính được bằng tiền.
Tạm ngừng đình chỉ, huỷ bỏ:
+ Tạm ngừng hợp đồng
Là hình thức chế tài, theo đó một bên tạm ngừng không thực hiện nghĩa vụ hợp

đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
+ Đình chỉ hợp đồng.
Là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Khi hợp đồng bị đình chỉ thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm một bên
nhận được thông báo điều chỉnh và các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng.
+ Huỷ bỏ hợp đồng
19
Là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và
làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Ba hình thức tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ giống nhau:
+ Về căn cứ áp dụng:
Chỉ áp dụng trong các trường hợp:
TH1: Xảy ra điều kiện (hành vi vi phạm) mà các bên thoả thuận là điều kiện để
tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ.
Pháp luật quy định
Về phương thức tiến hành: Bên bị vi phạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình (tự
vệ) nhằm bảo về quyền lợi của họ.
Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Miễn trách nhiệm xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
+ Việc không thực hiện hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
+ Hành vi không thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên là do quyết định của cơ quan nhà
nước, mà tại thời điểm giao kết các bên không biết hoặc không thể biết
Xảy ra các sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trừ, trừ khi sự kiện bất khả kháng
đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm. Các bên đã áp dụng các biện
pháp cần thiết và phải thông báo cho bên kia biết.
20

×