Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Hình phạt cải tạo không giam giữ trong bộ luật hình sự 2015 qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.76 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHƠNG GIAM GIỮ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Học phần: Luật Hình Sự
Giảng viên phụ trách học phần: Th.S Dương Thị Cẩm Nhung

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Bùi Thị Thanh Loan
MÃ SINH VIÊN: 20A5021199
LỚP CHUYÊN NGÀNH: Luật Kinh Tế K44B

THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Số phách

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Học phần: Luật Hình sự

Điểm số



Điểm chữ

Ý1
Ý2
Ý3
Ý4
Ý5
TỔNG

Giảng viên chấm 1
(Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên chấm 2
(Ký và ghi rõ họ tên)

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................2
1.1. Khái niệm hình phạt cải tạo khơng giam giữ.................................2
1.2. Đặc điểm hình phạt cải tạo khơng giam giữ..................................2
1.3. Nội dung và đánh giá pháp luật cải tạo không giam giữu............3
1.3.1. Nội dung......................................................................................3
1.3.2. Đánh giá......................................................................................5
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢI TẠO
KHƠNG GIAM GIỮ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 TẠI TỈNH

QUẢNG NAM.............................................................................................6
2.1. Đánh giá việc vận dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ..........6
2.2. Hạn chế trong hình phạt cải tạo khơng giam giữu áp dụng tại
tỉnh Quảng Nam......................................................................................7
2.2.1. Hạn chế trong quy định của pháp luật.........................................7
2.2.2. Một số nguyên nhân khác..........................................................10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VẬN DỤNG HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ TẠI
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM..............................................................11
3.1. Thống nhất một cách hiểu về áp dụng hình phạt cải tạo không
giam giữ..................................................................................................11
3.2. Tăng cường tuyên truyền pháp luật.............................................12
3.3. Đảm bảo cơ sở vật chất kĩ thuật cho người tiến hành tố tụng. . .13
KẾT LUẬN....................................................................................................14
i


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Xuyên suốt chế định tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm
2015 với 314 tội danh quy định từ chương XIII đến chương XXVI là sự ghi
nhận và phản ánh đúng những hành vi nguy hiểm cho xã hội đã và đang tác
động tiêu cực đến các phương diện của đời sống chính trị-xã hội. Việc phi tội
hóa một số hành vi nguy hiểm cho xã hội ra khỏi Bộ luật hình sự năm 2015
tiếp tục khẳng định đường lối xử lý đối với những hành vi chưa thực sự cần
thiết áp dụng các chế tài hình sự nghiêm khắc, có thể sử dụng các biện pháp

cưỡng chế hành chính, kinh tế...
Hình phạt cải tạo khơng giam giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam
không chỉ thể hiện bản chất nhân đạo của pháp luật hình sự, mà cịn có
ý nghĩa động viên, khuyến khích người phạm tội tự giác cải tạo, giáo dục.
Đồng thời, áp dụng hình phạt này đối với người phạm tội sẽ tạo điều kiện cho
người đó được làm ăn sinh sống và chứng tỏ sự hối cải của mình ngay trong
mơi trường xã hội bình thường, dưới sự quản lý, giám sát, giáo dục của cơ
quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó làm
việc, cơng tác, học tập, cư trú và của chính gia đình của người đó, nhanh
chóng giúp cho họ tái hịa nhập cộng đồng, khơng bị cách ly khỏi xã hội.
Tuy nhiên, ở nước ta đã có một số cơng trình nghiên cứu cơ bản và trực
diện về hình phạt chính và hình phạt bổ sung, cịn đối với riêng hình phạt cải
tạo khơng giam giữ, nhìn một cách tổng thể chưa được quan tâm nghiên cứu
đúng mức, với tư cách là một hình phạt chính quan trọng trong hệ thống hình
phạt trong luật hình sự Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà
nước ta đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực trong khu
vực cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Hình phạt
cải tạo không giam giữ trong Bộ luật hình sự 2015 qua thực tiễn áp dụng
tại tỉnh Quảng Nam” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận,
vừa có tính thực tiễn.
1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm hình phạt cải tạo khơng giam giữ
Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt được áp dụng đối với người phạm
tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định, xét thấy
không cần thiết phải tước tự do của người bị kết án, không cần phải cách ly
người phạm tội khỏi xã hội mà giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm

việc hoặc chính quyền địa phương UBND Xã nơi người đó thường trú để
giám sát, giáo dục với khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 năm.
Cải tạo không giam giữ được quy định tại điều 36 Bộ luật hình sự năm
2015. Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt nghiêm khắc nhất trong số các hình
phạt chính khơng phải tù, đứng sau hình phạt tù có thời hạn.
Khác với hình phạt tù có thời hạn, cải tạo khơng giam giữ khơng buộc
người bị kết án phải cách ly khỏi môi trường sống bình thường, nơi trước khi
phạm tội họ sống, cơng tác mà vẫn để họ tham gia lao động, học tập và sinh
hoạt có tổ chức và kỷ luật trong mơi trường sống thích hợp, dưới sự giám sát,
giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục của cơ quan, tổ
chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi người bị kết án thường trú và gia đình họ nhằm giáo dục
họ ý thức tuân theo pháp luật, thượng tôn quy tắc của cuộc sống xã hội.
1.2. Đặc điểm hình phạt cải tạo khơng giam giữ
Một là, hình phạt cải tạo khơng giam giữ khơng cách ly người phạm tội
khỏi xã hội. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến
ba năm trong trường hợp người kết án thuộc loại tội ít nghiêm trọng hoặc tội
phạm nghiêm trọng, có nơi làm việc rõ ràng hoặc có nơi thường trú ổn định.
Vì vậy, đặc điểm chính của hình phạt cải tạo khơng giam giữ là vừa có thể
trừng trị và giáo dục người bị kết án mà không phải cách ly họ ra khỏi cuộc
2


sống bình thường. Như vậy, người phạm tội vừa được tham gia lao động
trong môi trường phù hợp vừa được trả công lao động và được hưởng các chế
độ xã hội như trước khi bị kết án.
Hai là, việc thi hành án cải tạo không giam giữ không phải được giao
cho một cơ quan thi hành án duy nhất chuyên trách thực hiện. Đây là một đặc
điểm của hình phạt cải tạo khơng giam giữ, vì thơng thường tương ứng với
từng hình phạt thì có một cơ quan chun trách thi hành. Nhiệm vụ giám sát,

trông coi người bị kết án cải tạo không giam giữ là của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và tổ chức xã hội nơi người người phạm tội sinh sống và làm
việc. Đây là hình phạt thể hiện rõ quan điểm xã hội hố công tác thi hành án
của Đảng và nhà nước ta
Ba là, hình phạt cải tạo khơng giam giữ là hình phạt chính nặng nhất
trong số các hình phạt khơng cách ly khỏi xã hội, và có nơi cải tạo đa dạng
như địa phương nơi cư trú, hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án hoặc
đơn vị quân đội nếu người bị kết án là quân nhân. Khác với hình phạt tù có
thời hạn, cải tạo khơng giam giữ không buộc người bị kết án cách ly khỏi môi
trường sống bình thường, nơi trước khi phạm tội họ sống, công tác mà vẫn để
họ tham gia lao động, học tập và sinh hoạt có tổ chức và kỷ luật trong mơi
trường sống thích hợp.
1.3. Nội dung và đánh giá pháp luật cải tạo không giam giữu
1.3.1. Nội dung
Điều 36. Cải tạo không giam giữ
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối
với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này
quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét
thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

3


Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm
giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, cứ
01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo khơng giam giữ.
2. Tịa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ
chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối
hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát,

giáo dục người đó.
3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số
nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần
thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập
được thực hiện hằng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho
miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang
thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Trường hợp người bị phạt cải tạo khơng giam giữ khơng có việc làm
hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực
hiện một số cơng việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo
không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một
ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ
có thai hoặc đang ni con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh
hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ
quy định tại Luật Thi hành án hình sự.
4


1.3.2. Đánh giá
Hình phat cải tạo khơng giam giữ là một trong những hình phạt chính
trong các hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tịa án áp dụng
đối với người phạm tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng mà có
đủ các điều kiện để áp dụng hình phạt này. Hình phạt cải tạo khơng giam giữ
thể hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước áp dụng với người phạm tội, tuy nhiên
trong hệ thống hình phat thì hình phạt cải tạo khơng giam giữ ít nghiêm khắc
hơn hình phạt tù. Trong Chương 1 tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý

nghĩa của hình phạt cải tạo khơng giam giữ, nghiên cứu q trình hình thành
và phát triển của hình phạt này trong hệ thống pháp luật hình sự cũng như so
sánh sự khác biệt của hình phạt này với một vài chế định có đặc điểm giống
với hình phạt này. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu pháp luật của một số
nước về hình phạt cải tạo khơng giam giữ để có cơ sở lý luận trong việc áp
dụng vào thực tiễn ở nước ta hiện nay.

5


CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CẢI TẠO
KHƠNG GIAM GIỮ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 TẠI
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Đánh giá việc vận dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ
Thực tiễn xét xử hình sự là một phần của cấu trúc chung của pháp luật
hình sự, vì nó là sự thể hiện các quy định của pháp luật hình sự trong thực
tiễn, hay nói cách khác thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là hình thức sống
của quy phạm pháp luật hình sự. Tính hiệu quả của quy phạm pháp luật hình
sự được đánh giá qua thực tiễn xét xử. Do đó, việc xây dựng hệ thống hình
phạt nói chung và hệ thống hình phạt cải tạo khơng giam giữ nói riêng chỉ có
ý nghĩa thực tiễn khi hình phạt được quyết định đúng và đảm bảo tốt việc
chấp hành hình phạt.
Bảng Tỷ lệ số vụ án và bị cáo bị Tòa án nhân dân các cấp tại Quảng Nam xét
xử sơ thẩm từ 2016 đến năm 2020
Số vụ án và bị cáo đã xét xử
Năm
Số vụ
Bị cáo
2016
1486

1987
2017
1864
2167
2018
1794
2098
2019
2078
2987
2020
2433
3295
Tổng
9655
12534
(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Phân tích, so sánh kết quả hoạt động xét xử sơ thẩm từng năm trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy tổng số vụ án và số bị cáo đã bị xét xử có tăng,
có giảm nhưng trong những năm gần đây số vụ án và số bị cáo bị xét xử tăng
mạnh.
Còn nếu căn cứ vào tỷ lệ bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo khơng
giam giữ trên tổng số bị cáo trong nhóm tội phạm đó bị xét xử sơ thẩm thì
chiếm vị trí đầu tiên lại là nhóm tội phạm về mơi trường với 17,65%; sau đó
6


là nhóm các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng chiếm 9,92%;
Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính chiếm 4,79%; Nhóm các
tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân 3,45%. Tỷ lệ áp dụng hình

phạt cải tạo khơng giam giữ trên tổng số bị cáo thuộc nhóm tội phạm đó bị xét
xử thấp nhất là nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người chỉ 0,74%.
Tính từ năm 2016 đến nay, hàng năm số vụ án mà Tòa án huyện, thành
phố, thị xã trong tỉnh có kháng cáo (kháng nghị) chiếm khoảng 15 - 20%.
Tồn bộ các Tịa án huyện trong tỉnh đều được tăng thẩm quyền xét xử
theo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, xét xử các bị cáo bị truy tố
theo khung hình phạt đến 15 năm tù (trừ một số tội theo quy định tại Điều 170
Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, số lượng bị cáo được Tịa án tỉnh áp dụng
hình phạt cải tạo khơng giam giữ cũng rất ít, có năm ba đến bốn bị cáo, năm
nhiều từ 11 đến trên 14 bị cáo. Về nguyên nhân Tòa án cấp phúc thẩm áp
dụng hạn chế áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ có nhiều nguyên nhân
(sẽ được tác giả nói rõ ở phần sau).

2.2. Hạn chế trong hình phạt cải tạo không giam giữu áp dụng tại tỉnh
Quảng Nam
2.2.1. Hạn chế trong quy định của pháp luật
Hình phạt cải tạo khơng giam giữ được quy định trong BLHS thể hiện
quan điểm nhân đạo và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với
người phạm tội, đồng thời chứng tỏ khả năng tự giáo dục, cải tạo trở thành
người có ích cho xã hội của họ. Tuy nhiên, hiện nay việc quan tâm nghiên
cứu cũng như áp dụng trên thực tiễn còn nhiều vướng mắc.
Về điều kiện áp dụng cải tạo không giam giữ

7


Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 BLHS, các điều kiện để áp dụng
hình phạt cải tạo khơng giam giữ là:
*


Điều kiện về tính chất tội phạm: Theo đó, hình phạt này chỉ được áp

dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.
*

Điều kiện về cải tạo: Người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc

có nơi cư trú rõ ràng. Điều kiện này nhằm bảo đảm cho việc áp dụng hình
phạt có hiệu quả, đồng thời thuận lợi cho người bị kết án. Bản chất hình phạt
Cải tạo khơng giam giữ là khơng tước tự do của người bị kết án nhưng mục
đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội vẫn đạt được khi người đó
chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình.
*

Điều kiện về không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội:

Điều kiện này có thể hiểu là việc Tịa án khơng cách ly người phạm tội khỏi
xã hội nhưng vẫn có căn cứ để giáo dục, cải tạo người đó trở thành người có
ích, khơng hoặc ít ảnh hưởng đến việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Đối với điều kiện thứ nhất, mặc dù luật đã quy định rõ ràng, cải tạo không
giam giữ chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm
trọng, tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cần mở rộng thêm phạm vi áp dụng hình
phạt này đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do vơ ý và có nhiều
tình tiết giảm nhẹ. Bởi vì trường hợp này, người phạm tội có lỗi vơ ý, tức là
họ khơng mong muốn hậu quả xảy ra đồng thời có nhiều tình tiết giảm nhẹ
cho thấy tính nguy hiểm của hành vi đã thực hiện là khơng lớn do đó nên
được áp dụng cải tạo không giam giữ.
Đối với điều kiện thứ ba, việc xét thấy cần thiết hay không cần thiết
phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội là điều kiện mở, phụ thuộc vào sự

phân tích, đánh giá hồ sơ, nhận định của HĐXX. Mặc dù vậy, trong quá trình
giải quyết, một trong những căn cứ quan trọng để hầu hết các HĐXX xem xét
vấn đề này là căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do đó, để
8


có cơ sở pháp lý, tạo sự thống nhất trong quá trình đánh giá, cần thiết quy
định điều kiện về tình tiết giảm nhẹ để làm cơ sở xem xét áp dụng hình phạt
cải tạo khơng giam giữ. Cụ thể, người phạm tội phải có từ 2 tình tiết giảm nhẹ
trở lên mới được áp dụng hình phạt này.
Về nghĩa vụ của người bị kết án
Theo khoản 3 Điều 36 BLHS, người bị kết án cải tạo không giam giữ
phải thực hiện một số nghĩa vụ theo quy định về cải tạo không giam giữ và bị
khấu trừ một phần thu nhập để sung quỹ nhà nước. Cụ thể, theo Điều 99 Luật
Thi hành án hình sự 2019, người bị kết án cải tạo không giam giữ phải chấp
hành nghiêm cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia
lao động, học tập; có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị
quân đội được giao giám sát, giáo dục…
Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, tuy nhiên qua
thực tiễn xét xử hiện nay, đa phần các bản án đều ghi rõ “Miễn khấu trừ thu
nhập đối với bị cáo vì bị cáo khơng có việc làm và thu nhập thường xuyên”.
Đối với việc hiểu thế nào là trường hợp đặc biệt thì chưa có hướng dẫn cụ thể,
dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, tùy tiện cho miễn khấu trừ thu nhập.
Việc người bị phạt cải tạo không giam giữ bị khấu trừ thu nhập là quy định
bắt buộc nên để làm căn cứ cho việc khấu trừ thì phải biết được nguồn thu
nhập của người đó trong tháng là bao nhiêu. Đối với những người khơng có
thu nhập ổn định hoặc không tự chứng minh được thu nhập thì việc xác định
là rất khó khăn. Đây là lý do dẫn đến việc miễn khâu trừ tùy tiện với lý do
“khơng có thu nhập ổn định thường xun” mà khơng cần xem xét đây có

phải “trường hợp đặc biệt hay khơng”. Điều này làm cho tính cưỡng chế của
cải tạo khơng giam giữ thấp đi, hay nói cách khác, hình phạt chỉ nặng về
“khơng giam giữ” và hạn chế ở việc “cải tạo”.

9


Trong trường hợp này, nếu người bị kết án không có thu nhập ổn định
thường xun thì cần lấy thu nhập trung bình hoặc mức lương cơ sở ở địa
phương làm cơ sở tính khấu trừ (tương tự quy định liên quan đến bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng). Đồng thời phải ấn định thời hạn thực hiện việc
khấu trừ (trong thời gian chấp hành án cải tạo không giam giữ).
Như vậy, mặc dù quy định của BLHS 2015 đã quy định đầy đủ, chi tiết
về hình phạt này tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định cần các cơ quan
chức năng tiếp tục triển khai hướng dẫn áp dụng trong thời gian tới.
2.2.2. Một số nguyên nhân khác
Thứ nhất, nguyên nhân do các quy định của luật thực định. Pháp luật là
khuôn mẫu pháp lý cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức và cơng dân.
Tình trạng pháp luật và mức độ phát triển, hoàn thiện của nó ảnh hưởng trực
tiếp đến thực tiễn áp dụng pháp luật. luật thực định càng hồn thiện thì hiệu
quả áp dụng pháp luật càng cao.
Thứ hai, nguyên nhân từ công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp
luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động xét xử nói chung và hình phạt cải tạo
khơng giam giữ nói riêng của Tịa án cấp trên đối với Tịa án cấp dưới. Cơng
tác hướng dẫn áp dụng pháp luật và đường lối xét xử thống nhất là một trong
những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nhân dân tối cao được luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định.
Thứ ba, nguyên nhân từ chủ thể áp dụng pháp luật hình sự. Người
phạm tội có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng không được
Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ, trong trường hợp

này có thể là do tâm lý xét xử; do thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; hoặc do thiếu năng lực, kinh
nghiệm, tinh thần trách nhiệm trong công việc.

10


Thứ tư, việc thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ còn nhiều hạn
chế. Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định
việc thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ bước đầu có hiệu quả. Ủy ban
nhân dân các xã, phường, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể
ở cơ sở theo dõi, giám sát, giáo dục người bị kết án, tạo điều kiện cho họ làm
ăn, sinh sống trong môi trường xã hội bình thường, trở thành người cơng dân
tốt cho xã hội.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VẬN DỤNG HÌNH PHẠT CẢI TẠO KHƠNG GIAM GIỮ
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Thống nhất một cách hiểu về áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam
giữ
Việc nghiên cứu thực tiễn xét xử cũng cho phép khẳng định: hiệu quả
áp dụng của hình phạt cải tạo khơng giam giữ chỉ có thể đạt được khi chúng ta
thống nhất được nhận thức về việc áp dụng hình phạt này. Cụ thể là:
Nhận thức đúng đắn vai trị của hình phạt cải tạo khơng giam giữ trong
hệ thống hình phạt nước ta. Hình phạt cải tạo khơng giam giữ là hình phạt
chính có khả năng đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội để họ
trở thành người có ích cho xã hội mà khơng cần cách ly, khơng cần nhà tù,
người phạm tội vẫn đóng góp lao động, tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội;
không làm phát sinh hậu quả xã hội tiêu cực của việc áp dụng hình phạt. Để
từ đó mạnh dạn áp dụng hình phạt này trên thực tế.

Thống nhất cách hiểu về các điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo khơng
giam giữ. Các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn thế nào là khơng cần cách ly ra
khỏi xã hội, các tình tiết nhân thân thế nào để có thể áp dụng hình phạt này;
phân biệt trường hợp nào là áp dụng án treo, trường hợp nào là áp dụng hình
11


phạt cải tạo khơng giam giữ … để các Tịa án dễ dàng hơn trong thực tế xét
xử;
Cũng cần có hướng dẫn, nhận thức thống nhất về tổng hợp hình phạt
cải tạo khơng giam giữ với hình phạt khác, cách tính thời hạn chấp hành hình
phạt cải tạo khơng giam giữ ...
3.2. Tăng cường tuyên truyền pháp luật
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trị rất quan
trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp
hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nói chung và chấp hành
nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về cải tạo không giam giữ đối với người
bị kết án nói riêng. Do đó, cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
phải được tiến hành thực hiện thường xuyên, liên tục, đổi mới về nội dung và
hình thức tuyên truyền với sự nỗ lực, phối hợp thực hiện đồng bộ thống nhất
của cả hệ thống chính trị và tồn dân. Những việc chúng ta cần làm ngay hiện
nay, đó là:
Một là, việc phổ biến, giáo dục pháp luật phải là một quá trình thống
nhất, liên tục, các cơ quan, đồn thể có trách nhiệm phải trực tiếp tham gia
vào quá trình này. Cập nhật các phương thức tuyên truyền cụ thể, sống động,
dễ hiểu; phải xây dựng nếp sống văn hoá pháp luật, tự giác chấp hành pháp
luật. Có như vậy hiệu quả cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật mới rõ ràng,

bền vững. Đặc biệt những người có chức năng quản lý người bị kết án thì cần
phải tăng cường tuyên truyền cho người chấp hành hình phạt cải tạo khơng
giam giữ những hậu quả mà họ không chấp hành quy định của pháp luật phải
gánh chịu.

12


Hai là, Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đồn thể
trong thực hiện cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trên địa bàn xã, huyện. Quan tâm tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các
cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật. Phát huy tốt vai trò của mặt trận tổ quốc trong
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và chấp hành pháp luật
trong nhân dân. Với tính chất là tổ chức gần gũi, có tầm ảnh hưởng sâu rộng
và chi phối đến nhiều mặt của đời sống cộng đồng dân cư, huy động đông đảo
các thành phần xã hội tham gia, Mặt trận Tổ quốc có lợi thế rất lớn khi tham
gia cơng tác hịa giải ở cơ sở.
3.3. Đảm bảo cơ sở vật chất kĩ thuật cho người tiến hành tố tụng
Cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp nhìn chung chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp, nhất là trong điều kiện thực hiện các đạo
luật mới về tư pháp có hiệu lực từ 01/01/2018. Đó là trang thiết bị ghi âm, ghi
hình phục vụ cho cơng tác điều tra, kiểm sát, xét xử chưa được trang bị đầy
đủ, đồng bộ. Trại tạm giam, các nhà tạm giữ hiện cũng quá tải, chưa đúng quy
chuẩn. Trụ sở tòa án một số địa phương đã xuống cấp, phòng xử án chưa đủ
diện tích bố trí theo mơ hình mới. Kho vật chứng của công an và cơ quan thi
hành án dân sự các địa phương chưa đảm bảo diện tích, quy mơ theo mẫu quy
định. Một số cơ sở vật, thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tư pháp cịn
thiếu như: nhà cơng vụ, xe ơ tơ, cơng cụ hỗ trợ..; chế độ chính sách đãi ngộ

cho đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là đội ngũ thẩm phán cịn bất cập. Đặc biệt
là hoạt động của đồn Hội thẩm nhân dân cấp tỉnh và các địa phương cịn khó
khăn về kinh phí.
Trước những vấn đề này, tỉnh cũng đã có những kiến nghị, đề nghị các
ngành tư pháp Trung ương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư
pháp ở địa phương.
13


14


KẾT LUẬN
Việc quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt cải tạo
khơng giam giữ thể hiện phương châm đúng đắn của đường lối xử lý về hình
sự, đó là đảm bảo sự kết hợp hài hịa giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự
nghiêm khắc nhất của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội khác, với
các hình phạt khơng tước tự do để cải tạo, giáo dục người phạm tội, bằng cách
đó hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp về mặt hình sự.
Để góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm, cũng như nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và thực hiện tốt chính sách hình
sự, luận văn đã đề xuất hồn thiện hình phạt cải tạo khơng giam giữ trong
Điều 31 và Điều 73 Bộ luật hình sự, cũng như địi hỏi cần có sự kết hợp với
các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hình phạt này trong
thực tiễn.
Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn về mặt lý luận của hình
phạt cải tạo không giam giữ và tổng kết thực tiễn áp dụng trên địa bàn cả
nước hình phạt này nói chung và hệ thống hình phạt nói riêng trong thời gian
qua khơng những là hướng nghiên cứu quan trọng, mà còn là việc làm cần
thiết của khoa học luật hình sự nước ta hiện nay, đồng thời đáp ứng yêu cầu

đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới của đất nước, qua đó
thực hiện tốt Quyết định số 1236/QĐ-TTg về việc "Phê duyệt kế hoạch tổng
kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999" ngày 10/9/2012 của Thủ tướng Chính
phủ.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tô Xuân Bốn (2010), "Một số vấn đề về tăng cường năng lực cán bộ

Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đáp ứng u cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới", Tạp chí Khoa học quản lý và giáo dục tội phạm,
2.

Nguyễn Ngọc Chí (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3.

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự

năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, Phần chung, Nxb Tư pháp, Hà
Nội.
4.

TS. Nguyễn Văn Nam (2016), Thi hành án phạt tù ở Việt Nam trước


yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5.

Quốc hội (2019), Luật thi hành án hình sự, Hà Nội.

6.

Vũ Huy Thuận (2012), "Nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi hành

án hình sự của Viện kiểm sát nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật",
Khoa học quản lý và giáo dục tội phạm,
7.

Trương Vĩnh Trọng (2010), "Đặc xá là tiếp tục khẳng định truyền

thống nhân đạo và chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người
phạm tội thực sự cải tạo tiến bộ", Khoa học quản lý và giáo dục tội phạm, (1),
tr. 5-7.

16



×