Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Việc làm thêm ảnh hưởng đến học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.32 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài..............................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................1

3.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................2

PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG SINH VIÊN ĐI
LÀM THÊM................................................................................................3
1.1.

Nguyên nhân.................................................................................3

1.2.

Những công việc mà sinh viên thường làm thêm.......................5

1.2.1. Gia sư..........................................................................................5
1.2.2. Bán hàng tại các shop quần áo....................................................5


1.2.3. Tư vấn qua điện thoại..................................................................5
1.2.4. Phục vụ nhà hàng, quán cà phê...................................................6
1.3.

Cách sinh viên kiếm việc làm thêm.............................................6

1.2.1- Trung tâm giới thiệu việc làm.....................................................6
1.2.2. Internet........................................................................................7
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI
SINH VIÊN..................................................................................................7
2.1. Ảnh hưởng tích cực..........................................................................7
2.1.1. Kiếm thêm nhiều thu nhập..........................................................7
2.1.2. Tích lũy được nhiều kinh nghiệm...............................................7
2.1.3. Có thêm được một số kỹ năng.....................................................8


2.1.4. Mở rộng các mối quan hệ...........................................................8
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đến học tập.....................................................8
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP......................................................................10
3.1 Giải pháp về vấn đề tập trung để học tập.....................................10
3.2 Giải pháp về vấn đề cải thiện sức khỏe cho sinh viên đi làm thêm
.................................................................................................................11
3.3 Giải pháp về vấn đề thời gian cho sinh viên làm thêm................12
3.4 Giải pháp cho vấn đề tìm công việc làm thêm phù hợp với
ngành......................................................................................................12
3.5 Các giải pháp khác........................................................................13
3.5.1. Xác định phương pháp học tập phù hợp....................................13
3.5.2. Tham gia vào các nhóm học......................................................15
3.5.3. Xây dựng thời khóa biểu học tập cụ thể....................................15
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................17



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là thế hệ tương lai của đất nước. nhiều học sinh, sinh viên đã phát huy
truyền thống, ra sức học tập và xung kích trong các hoạt động phong trào thể
hiện sự năng động và khả năng nắm bắt xu hướng vượt trội. Do đó, ngay từ
khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, đã có khơng ít các bạn sinh viên chủ động
đi tìm việc để làm thêm với vơ vàn những lý do khác nhau: làm cho biết, làm
để lấy kinh nghiệm, làm để có thêm thu nhập chi tiêu hay đơn giản chỉ vì bạn
bè làm được thì tại sao mình lại khơng…
Ai đã từng trải qua thời sinh viên có lẽ đều phải thấu hiểu khái niệm
việc đi làm thêm. Hiện nay ở nước ta có khoảng 60% sinh viên ở tất cả các
trường Đại Học đang có cơng việc làm thêm ngoài giờ học, hơn thế nữa
những chủ nhân tương lai còn muốn kiếm thêm một khoản tiền lớn và ít nhiều
kinh nghiệm trước khi rời khỏi trường Đại Học.
Đa số các bạn sinh viên tìm việc là do bạn bè giới thiệu, qua trung tâm
môi giới hoặc đến tuyển dụng trực tiếp tại các đơn vị tuyển dụng. Có nhiều
sinh viên may mắn đã dễ dàng tìm được công việc phù hợp với năng lực và
điều kiện của bản thân, được trả công và đối xử đúng mực, nhưng cũng có
khơng ít trường hợp mất tiền, mất của, mất cả cơng sức mà chẳng được gì…
Chuyện đi làm thêm ngồi giờ học khơng đơn giản như ta vẫn thường
nghĩ. Do đó, sau một thời gian tìm hiểu, em đã lựa chọn đề tài “ Việc làm
thêm ảnh hưởng đến học tập cảu sinh viên” để nói nên những kiến thức
cũng như đánh giá của bản thân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên.
Qua đó đề xuất giải pháp và kiến nghị để giúp cho sinh viên đi làm thêm cải
thiện kết quả học tập của mình



3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên Trường đại học bao gồm hai
nhóm, thứ nhất là nhóm sinh viên đi làm thêm và thứ hai là nhóm sinh viên
khơng đi làm thêm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu
định lượng, cụ thể là:
Nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn
nghiên cứu khám phá: nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận nhóm với
đối tượng sinh viên có đi làm thêm để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả học tập. Từ kết quả đó thiết kế bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho
nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xem xét sự khác
nhau về kết quả học tập thông qua điểm trung bình học kỳ của 2 đối tượng
sinh viên bao gồm sinh viên có đi làm thêm và sinh viên khơng đi làm thêm.
Song song đó, nghiên cứu cịn xem xét sự khác nhau giữa kết quả học tập
thông qua điểm trung bình học kỳ của nhóm đối tượng sinh viên đi làm thêm
ở 2 thời kỳ là trước và sau khi đi làm. Đồng thời xem xét những yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả học tập từ việc đi làm thêm như số giờ sinh viên dành cho
việc làm thêm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập như thế nào?.
Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng
vấn trực tiếp 664 sinh viên trong đó bao gồm 270 sinh viên có đi làm thêm và
394 sinh viên khơng có đi làm thêm thơng qua bảng câu hỏi đã được thực
hiện vào năm 2012.



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG SINH VIÊN
ĐI LÀM THÊM
1.1.

Nguyên nhân
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về việc làm thêm bán thời gian. Tuy

nhiên, có thể hiểu đơn giản đây là cơng việc khơng chính thức, không thường
xuyên. Bên cạnh công việc học tập, làm việc, sinh viên hồn tồn có thể có
thêm 1 cơng việc làm thêm khác. Một số công việc làm thêm bán thời gian
mà sinh viên hay làm đó là: phục vụ, giao hàng, pha chế.
Đặc biệt, với kiểu học tập theo tín chỉ hay niên chế hiện nay thì các bạn
hồn tồn có thể lựa chọn và sắp xếp thời gian đi làm được.
Hiện tượng các Sinh viên đua nhau đi làm thêm giờ đây khơng cịn xa
lạ hay hiếm thấy nữa.Làm thêm gần như đã trở thành một phần khơng thể
thiếu trong đời sống Sinh viên. Có rất nhiều công việc phù hợp với Sinh viên
như : tiếp thị , bán hàng , gia sư,...Bình thường khơng phải tự nhiên Sinh viên
muốn đi làm thêm , lý do họ đi làm thêm là vô kể nhưng hầu hết lý do chính
là để cải thiện tình hình tài chính, đỡ đần một phần nào cho gia đình. Ngồi ra
khơng phải chỉ để kiếm tiền ăn học mà làm thêm còn là cơ hội đào luyện
mình giữa thực tế . Từ chỗ được bao cấp toàn bộ ,Sinh viên thời nay buộc
phải chạy đua để tự ni sống mình nếu khơng muốn làm kẻ tụt hậu.
Đã qua cái thời Sinh viên đi học chỉ phải làm mỗi nhiệm vụ ngồi tụng
bài mà coi việc ni mình ăn học là trách nhiệm đương nhiên của Nhà nước
và gia đình.Thời bao cấp đã qua Xã hội đã thay đổi kéo theo nó là hàng loạt
những thay đổi quan niệm nhận thức về cuộc sống cách học và cách kiếm
việc làm.Hàng ngày Sinh viên phải đối mặt với vơ số vấn đề nan giải,đó là nỗi
lo về giá cả sinh hoạt đang ngày càng leo thang, nỗi lo tăng học phí, và vơ vàn
các khoản phát sinh khơng mang tên khác.Đã có một số lượng khơng ít các



Sinh viên mới chân ướt chân ráo vào trường đã phải hối hả lao ra ngồi kiếm
việc để ni lấy “cái sự học” và vì thể tiềm ẩn trong Sinh viên nhất là đối với
các Sinh viên ở tỉnh khác lên học ở các thành phố lớn một nỗi lo đó là nỗi “lo
tăng giá”.Trong số hàng trăm nghìn tân Sinh viên nhập học mỗi năm có hàng
trăm Sinh viên trúng tuyển nhưng khơng có tiền theo học hoặc đăng ký nhập
học rồi lại xin rút hồ sơ vì khơng kham nổi tiền trường theo qui định,hoặc giả
định là gia đình có xoay xở được học phí nhưng cuộc sống Sinh viên dài đằng
đẵng các Sinh viên không thể trông đợi mãi vào sự trợ giúp của gia đình được
thế là bắt đầu một cuộc trường trinh đi tìm việc làm,đó là giải pháp tất yếu để
lấy ngắn ni dài.
Nhưng Sinh viên đi làm thêm không chỉ để kiếm tiền ăn học mà đây
còn là cơ hội cọ xát với cuộc sống với xã hội.Sẽ là hơi ngoa nếu cho rằng cái
“định lý ngược” mà Sinh viên vẫn truyền tụng “việc làm trước , học hành
sau” đã trở thành một hiện tượng cực kỳ cấp thiết ở tất cả các trường Đại học
Cao đẳng.Nhưng rõ rãng nhu cầu đi làm thêm của Sinh viên khơng chỉ cịn là
làn sóng ngầm lẻ tẻ tự phát mà trở thành xu hướng tất yếu của giới trẻ năng
động. Ngày nay khơng cịn mối quan hệ “xin việc - cho làm” như trước mà
thay vào đó là sự lựa chọn sịng phẳng giữa người lao động và nhà tuyển dụng
. Nhhưng muốn bình đẳng trong quan hệ ấy mỗi Sinh viên phải tự khẳng định
mình bằng cách dấn thân vào cuộc sống , chịu va đập ngay từ khi còn ngồi
trên ghế giảng đường để có vốn sống , kinh nghiệm thực tế , để nhanh chóng
bắt kịp guồng quay đầy sức ép của công việc ngay khi tốt nghiệp . Không
phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng lớn đều đòi hỏi các ứng cử viên phải
có nhiều kinh nghiệm. Lý do rất đơn giản là những ai mạnh bạo ham xê dịch ,
sẵn sàng lăn lộn ở những vùng đất mới lạ sẽ là những người thích ứng với
cơng việc nhanh nhất , phản ứng tốt nhất khi có nhiều thay đổi , tát nhiên
khơng thể loại trừ yếu tố trình độ cơ bản . Mà những kinh nghiệm đó Sinh
viên chỉ có thể thu thập được khi va chạm với cuộc sống những lúc lặn ngụp



làm việc part-time.Vì thế mà Sinh viên khơng thể khơng đi làm thêm ngay cả
những Sinh viên xuất thân từ những gia đinh khá giả , điều này xuất phát từ
quyền lợi của mỗi Sinh viên sau này , gia đình khơng thể theo họ suốt cuộc
đời họ phải tự đứng trên đơi chân của mình.
1.2.

Những cơng việc mà sinh viên thường làm thêm

1.2.1. Gia sư
Chắc hẳn trong chúng ta, những ai đã từng trải qua thời sinh viên thì
đều luôn ưu tiên gia sư là việc làm hàng đầu nếu có nhu cầu tìm kiếm một
cơng việc parttime. Với ưu điểm là thời gian linh động, mức lương ổn định
nên đây là công việc được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Chỉ với thời gian
khoảng 1, 2 tiếng là bạn đã có thể kiếm thu nhập từ 80.000 - 200.000 đồng.
Khơng những vậy, ngồi việc kiếm thêm thu nhập chi trả cho việc sinh hoạt
hằng ngày giúp đỡ bố mẹ, làm gia sư cũng là cơ hội để một số bạn theo học
các ngành sư phạm được rèn luyện các kỹ năng cũng như thực hành ôn luyện,
nắm chắc kiến thức tốt hơn.
1.2.2. Bán hàng tại các shop quần áo
Cơng việc này bạn cũng có thể chủ động thời gian đăng ký theo giờ,
với nhân viên part time mức lương thỏa thuận. Đây là việc làm thêm thích
hợp với những ai ưa thích nhàn nhã bởi khơng cần suy nghĩ hay vận động
nhiều. Chỉ phải làm một số công việc đơn giản như vệ sinh cửa kính để shop
sạch sẽ, bán hàng, xếp quần áo,... Những lúc khơng có khách, sinh viên có thể
tranh thủ đọc sách, học bài hoặc giải trí như đọc báo, nghe nhạc, lướt web
1.2.3. Tư vấn qua điện thoại
Tư vấn qua điện thoại hay còn được biết đến là telesales. Đây là một
trong số những việc làm hot nhất cho sinh viên hiện nay. u cầu của cơng

việc này là phải có một giọng nói tốt, thái độ kiên trì, nhẫn nại, thân thiện, kỹ
năng ngơn ngữ khéo léo để có thể tư vấn cũng như giải đáp thắc mắc cho
nhiều đối tượng khách hàng thậm chí là những người khó tính nhất. Theo đuổi


công việc nhân viên telesale này, sinh viên sẽ được tăng cường kỹ năng giao
tiếp, mở rộng mối quan hệ với nhiều người, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm
lý, xử lý vấn đề tinh tế.
1.2.4. Phục vụ nhà hàng, quán cà phê
Làm nhân viên phục vụ nhà hàng ăn hay quán nước là công việc được
nhiều bạn sinh viên ứng tuyển. Với ưu điểm là thời gian linh động, thoải mái,
mơi trường năng động, bạn có thể sắp xếp làm theo ca phù hợp với lịch học
của mình. Ngồi mức lương cố định theo giờ, sinh viên đôi khi còn nhận được
tiền "boa" từ khách nên đây cũng là công việc khá hấp dẫn.

1.3.

Cách sinh viên kiếm việc làm thêm
Nhiều sinh viên cho rằng kiếm được việc làm thêm là rất khó khăn bởi

họ khơng biết nên tìm việc như thế nào. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều cách
mà sinh viên có thể tìm cho mình 1 cơng việc với mức lương phù hợp vừa
đảm bảo thời gian, vừa đảm bảo việc học tập trong đó đa phần các bạn lựa
chọn hình thức tìm việc qua Trung tâm giới thiệu và tìm việc qua Internet.
1.2.1- Trung tâm giới thiệu việc làm
Hiện nay hầu hết các bạn sinh viên thường tìm tới các trung tâm giới
thiệu việc làm với mong muốn tìm được 1 cơng việc và mức lương phù hợp
bởi đây là cách dễ dàng. Chi phí cho mỗi lần giao dịch thành công thường
bằng 3-4 buổi đi làm. Sau khi đã tìm được những cơng việc và mức lương phù
hợp với khả năng của mình tại bảng thông tin được công khai đặt tại trung

tâm, các bạn sinh viên sẽ được nhân viên tư vấn cung cấp thêm thơng tin về
cơng ty cũng như vị trí cơng việc mà mình đã chọn. Trong quá trình tư vấn,
sinh viên sẽ được hướng dẫn làm những thủ tục cần thiết để khi tới gặp nhà
tuyển dụng sẽ không khỏi bỡ ngỡ. Vì vậy những khó khăn nhỏ như: Chuẩn bị
một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, ấn tượng đối với nhà tuyển dụng đều được khắc


phục. Tuy nhiên hiện nay có một số trung tâm giả mạo mọc lên, mục tiêu là
lừa tiền của sinh viên chưa có kinh nghiêm đi xin việc. Đây là 1 vấn đề mà rất
nhiều sinh viên năm đầu đã gặp.
1.2.2. Internet
Đây là 1 cách mới đối với sinh viên hiện nay nhưng lại rất tiện lợi.
Chỉ với 1 cái máy tình nối mạng, bạn có thể tìm được việc làm ở bất kỳ đâu
trên thế giới với lương khá cao và đảm bảo. Hiện nay nhiều công ty cho ra các
trang web tìm việc miễn phí thu hút sinh viên. Nhưng trên thực tế, tìm việc
làm thêm qua mạng khơng dễ chút nào. Với 1 cơng việc có ít nhất mấy nghìn
người đăng ký, và trong 1 rừng người như vậy, liệu sinh viên có thể có được
cơng việc đó dễ dàng? Nhiều sinh viên sau khi gưỉ bản đăng ký, chỉ biết ngồi
chờ, và có khi khơng thấy hồi âm.

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI
SINH VIÊN
2.1. Ảnh hưởng tích cực
2.1.1. Kiếm thêm nhiều thu nhập
Có thêm thu nhập là điều đầu tiên sẽ nhận được khi đi làm thêm bán
thời gian. Thu nhập sẽ giúp trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân.
Ngoài ra, khi kiếm tiền, sinh viên sẽ biết quý tiền và quý sức lao động họ bỏ
ra. Có thể dành dụm chỗ tiền đó để phụ giúp gia đình, bố mẹ. Với nhiều quán
ăn, khi bạn làm qua 11h đêm, tiền lương có thể sẽ thay đổi cao hơn so với ban
ngày. Hoặc tuyệt vời hơn nữa là làm vào những ngày lễ tết. Tiền lương có thể

cao gấp 3 lần so với thường ngày.
2.1.2. Tích lũy được nhiều kinh nghiệm
Khi đi làm, ngoài kiếm thêm thu nhập, bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh
nghiệm. Từ những cơng việc nhỏ như phục vụ, pha chế hay đơn giản là


shipper, bạn đều có thể có thêm được kinh nghiệm. Những kinh nghiệm từ
các công việc đời thường chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn sau này.
2.1.3. Có thêm được một số kỹ năng
Những kỹ năng sẽ được rèn luyện nhiều khi bạn đi làm thêm
Nhiều sinh viên khi đi làm đã không nhận ra rằng các kỹ năng của mình được
nâng cao lên rất nhiều. Những kỹ năng như giao tiếp, thuyết phục hay xử lý
tình huống đều có thể được “học” khi bạn đi làm. Càng có nhiều kỹ năng,
những khó khăn trong cuộc sống càng dễ giải quyết hơn.
2.1.4. Mở rộng các mối quan hệ
Một điều mà ai cũng thừa nhận đó là khi làm thêm sẽ giúp mở rộng mối
quan hệ. Những mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên đều sẽ
giúp ích cho bạn. Có thể lúc này bạn thấy nó chưa cần thiết nhưng đến một
lúc nào đó nó sẽ phát huy tác dụng. Trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay,
có nhiều mối quan hệ tơt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đến học tập
Ngay từ tên gọi “việc làm thêm” đã nói lên khó khăn đầu tiên Sinh viên
vấp phải,bởi lẽ nhiệm vụ chính của Sinh viên là học tập nghiên cứu.Thế mà
giờ đây các bạn trẻ phải trích một nửa số thời gian học tập đó ra để làm thêm
kiếm sống. Kết quả khảo sát sinh viên làm thêm cho thấy có nhiều tác động
đến kết quả học tập của sinh viên, những tác động đó tập trung vào những yếu
tố như giảm thời gian tự học, và ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó làm cho kết
quả học tập bị giảm sút kể từ khi sinh viên bắt đầu đi làm thêm. Tuy nhiên,
những tác động cụ thể nhiều hay ít của việc đi làm thêm đến kết quả học tập
còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đó là số giờ làm việc vào mỗi ngày hoặc mỗi

tuần, tùy thuộc vào loại cơng việc và tính chất cơng việc, tùy thuộc vào thời
gian và sự phù hợp với chuyên môn của sinh viên.


– Tốn thời gian
Phần lớn sinh viên đi làm thêm thường bị yếu tố thời gian ảnh hưởng
đến việc học như: thời gian học trên lớp, thời gian tự học và thời gian để học
bài.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe
Cường độ làm việc tỷ lệ nghịch với sức khoẻ Sinh viên. Càng làm thêm
nhiều sức khoẻ Sinh viên càng xa sút, làm nhiều đi nhiều thường hay bỏ bữa
dẫn đến không đảm bảo đến sức khoẻ khi lên giảng đường. Phải hoạt động
quá nhiều sẽ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, với cơng việc địi hỏi
phải làm việc khuya hay dậy sớm thì càng ảnh hưởng hơn. Đặc biệt nhiều bạn
khi đi làm thêm về cịn có thói quen tắm rửa hay gội đầu thì điều này lại hồn
tồn nguy hiểm. Ngồi ra, làm thêm cịn khơng tránh được những lần phải
tăng ca, làm nhiều hay đông khách cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
Các bạn sinh viên nếu đi làm thêm cũng là một điều tốt vì đi làm thêm
khơng chỉ có thêm thu nhập và cũng có nhiều lợi ích như tìm kiếm kinh
nghiệm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, mở rộng quan hệ xã hội...
3.1 Giải pháp về vấn đề tập trung để học tập
Sinh viên đi làm cần nhận ra vấn đề đi làm thêm hiện tại chỉ mang tính
nhất thời cịn việc học là việc lâu dài và có ảnh hưởng lớn đến tương lai sau
này. Để làm được điều đó các bạn phải có lập trường vững vàng “giờ nào việc
nấy”. Khi đi làm các bạn nên cố gắng tập trung, hồn thành cơng việc để các
bạn khơng cịn mối quan tâm nào đến cơng việc khi về nhà. Rời khỏi chỗ làm
các bạn chỉ cịn nghỉ đến việc học mà thơi. Để tăng thêm sức lôi kéo cho các

bạn làm thêm chú tâm đến cơng việc thì các bạn nên chia sẻ với người thân và
bạn bè những khó khăn trong cơng việc và nhờ họ giúp đỡ bạn bằng cách
thường xuyên nhắc nhở các bạn nên chú tâm vào việc học, như vậy, bạn sẽ có
động lực và điều kiện chú tâm hơn đến việc học mà ít có cơ hội phân tâm hơn.
Cần thu xếp một khoản thời gian riêng tư vào mỗi ngày cho việc học.
Vì vậy, việc trước tiên cần làm là các bạn nên gác hết những việc không liên
quan đến bài học hiện tại lại. Hãy gạt những suy nghĩ về công việc ra khỏi
đầu trong thời gian học bài, đừng để những lo toan chi phối sự tập trung của
các bạn. Khi có một nguyên nhân nào đó khiến bạn mất tập trung, hãy nỗ lực
dừng những suy nghĩ ngồi luồng đó lại và kéo sự chú ý của bản thân vào bài
học trở lại một cách nhanh nhất có thể. Việc tập trung sẽ giúp bạn giải quyết
những vấn đề của bài học nhanh chóng hơn rất nhiều. Tập trung trong giờ học
trên lớp: Cần phải tập trung cao độ để nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp,
muốn vậy cần có ý thức phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm. Sinh
viên nên chọn vị trí ngồi ở những bàn gần giáo viên đang giảng bài, vừa có
thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặt câu
hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát


biểu tốt thì sinh viên hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ
giấy trước khi phát biểu.
3.2 Giải pháp về vấn đề cải thiện sức khỏe cho sinh viên đi làm thêm
Đa số các bạn sinh viên khi đi làm thêm phần lớn đều phản ảnh công
việc các bạn đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy cần phải thiện sức khỏe
đối với những bạn sinh viên làm thêm, để tránh ảnh hưởng lớn đến việc học
dẫn đến kết quả học tập đi xuống.
Các bạn sinh viên làm thêm, ngay bây giờ nếu thấy sức khỏe có vấn đề
hoặc bệnh tật thì phải đến các trung tâm y tế để kiểm tra hoặc chữa bệnh
ngay, nếu để lâu quá tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi lúc đó sẽ mất nhiều
thời gian và tiền bạc để cải thiện hơn. Dù là việc gì thì các bạn nên cân nhắc

lại vì sức khỏe là thứ quý giá nhất của con người, hơn ai hết các bạn sinh viên
phải hiểu điều đó. Vì vậy nên tránh những công việc nặng nhọc, mất nhiều
thời gian và phải thức khuya để dần dần cải thiện tình trạng sức khỏe của
mình. Ngồi ra cách tốt nhất là phịng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy các bạn
sinh viên có thể tham khảo những cách chăm sóc sức khỏe sau đây để các bạn
có được một tình trạng sức khỏe tốt cho việc học và việc làm
Thứ nhất chú ý đến chế độ ăn uống. Thứ hai các bạn sinh viên đi làm
thêm, hơn ai hết các bạn cần phải ngủ đủ giấc, khoảng 7 - 8 giờ mỗi ngày thì
mới có đủ sức khỏe để có thể vừa học vừa làm được. Buổi trưa dù bận cách
mấy cũng nên chợp mắt ít nhất nửa giờ vì người ta nhận thấy giấc ngủ buổi
trưa dù ngắn nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự tiếp thu kiến thức vào buổi
chiều và tạo sự sảng khoái trong học tập. Thứ ba là các bạn nên hạn chế dùng
những loại thuốc uống không cần thiết. Thứ tư là các bạn sinh viên đi làm
thêm cần có ý thức ln giữ trạng thái tâm lý tốt.


3.3 Giải pháp về vấn đề thời gian cho sinh viên làm thêm
Trước hết nếu thấy cơng việc mình chiếm q nhiều thời gian thì nên
xem xét lại, có thể giảm giờ làm hoặc chuyển sang cơng việc khác ít thời gian
hơn.
Bên cạnh đó để có được cách sử dụng thời gian hợp lý thì cần tổng kết
và cập nhập chương trình sau mỗi tuần, lập danh sách những việc cần làm,
việc gì quan trọng hơn thì làm trước. Ghi ra giấy những điều cần làm, rồi
quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc
hoãn việc nào sau một thời gian dài. Cần có quyển lịch sắp xếp cơng việc theo
tuần tháng: đánh dấu các buổi đi làm thêm, đi học, họp nhóm trong một cuốn
sổ tay chia ơ thời gian hoặc bảng biểu. Lịch ghi kế hoạch lâu dài: sử dụng một
bảng cho mỗi tháng để có thể lên kế hoạch trước. Những lịch ghi kế hoạch lâu
dài như thế này sẽ nhắc nhở để sử dụng tốt quỹ thời gian.
3.4 Giải pháp cho vấn đề tìm cơng việc làm thêm phù hợp với ngành

Nên lựa chọn những công việc mang tính chất bán thời gian hoặc tạm
thời, liên quan trực tiếp đến những gì đang học tại trường đại học, coi cơng
việc đó chính là những bước thực tập đầu tiên để chuẩn bị cho nghề nghiệp
sau này. Qua đó, khơng chỉ có cơ hội tích lũy được những kinh nghiệm đầu
tay, mà cịn đạt được một vị trí nào đó, bắt đầu những mối quan hệ mà giá trị
của nó là điều chính bạn cũng sẽ phải ngạc nhiên. Sinh viên nếu biết chọn
công việc làm thêm đúng với ngành học của mình sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho họ cọ xát với nghề. Sau khi ra trường ít bỡ ngỡ trước mơi trường mới và
có khả năng được tuyển dụng cao hơn.
Nếu các bạn sinh viên đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm là mục tiêu
chính, các bạn có thể tham gia hoạt động tình nguyện, các chương trình cơng
chúng, hoặc các trung tâm xã hội như: dạy thêm cho các em nhỏ hồn cảnh
khó khăn, tham gia tuyên truyền ngày lễ của trường, của đất nước… Không ít


sinh viên đã tích lũy được kinh nghiệm và có cơ hội việc làm tốt khi ra
trường nhờ vào các hoạt động đó.
3.5 Các giải pháp khác
3.5.1. Xác định phương pháp học tập phù hợp
Biết cách học tốt sẽ giúp các bạn sinh viên nói chung đỡ vất vả trong
việc học, nhận thức về bản thân sẽ được nâng cao, bạn sẽ thấy tự tin hơn và
sự tự tin đó sẽ lan tỏa qua những lĩnh vực khác. Riêng đối với các bạn sinh
viên đi làm thêm nếu có phương pháp học tốt sẽ giúp cho các bạn mất rất ít
thời gian, thay vào đó các bạn sẽ có nhiều thời gian cho việc làm thêm. Để
giúp cho các bạn sinh viên đi làm thêm có được phương pháp học đơn giản
nhưng đạt hiệu quả cao, nhóm nghiên cứu xin giới thiệu với các bạn phương
pháp học có năng lượng (P.O.W.E.R) của giáo sư Robert Feldman thuộc đại
học Massachusetts, cụ thể của phương pháp là:
(1) Prepare: Chuẩn bị cho việc học
Việc học của chúng ta không phải bắt đầu từ lúc đến lớp, mà phải được

chuẩn bị từ trước đó. Nghĩa là trước khi đến lớp để nghe giảng, các bạn cần
trang bị đầy đủ những điều kiện để tiếp cận mơn học. Các bạn sinh viên đi
làm thêm có thể đọc trước giáo trình, lên thư viện, mạng Internet tìm những
tài liệu liên quan đến mơn cần học hay nghiên cứu.
(2) Organize: Tổ chức việc học
Mỗi chúng ta cần biết cách tổ chức việc học sao cho hợp lý với bản
thân mình để có thể thực hiện kế hoạch học tập có hiệu quả nhất. Học ở đại
học chắc chắn sẽ không giống với học ở trung học, nhất là đa số các trường
đại học, trong đó Trường ĐHCT đã áp dụng phương pháp học theo tín chỉ
như hiện nay thì càng địi hỏi sinh viên phải biết cách tự tổ chức việc học của
mình.


Bạn cần biết là mình học ở đâu là tốt nhất - ở trường, ở nhà, hay ở thư
viện? Học một mình hay học nhóm? Nắm lý thuyết trước rồi mới làm bài tập
hay vừa làm bài tập vừa học lý thuyết? Các bạn cần liệt kê những công việc
cần làm cho từng mơn học, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự, cái nào quan
trọng làm trước, cái nào chưa cần thiết thì làm sau.
(3) Work: Thực hiện việc học
Sau khi đã chuẩn bị xong, các bạn sinh viên hãy mạnh dạn bắt tay thực
hiện. “Thực hiện” ở đây bao gồm cả việc học, hỏi và thực hành - bắt đầu từ
việc lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chú bài giảng, tham khảo tài liệu hoặc
làm bài tập tại lớp, thuyết trình hoặc tham gia thảo luận tại lớp, tra cứu thông
tin, thu thập và xử lý dữ liệu, đi thực địa, thực hành, thí nghiệm...
(4) Evaluate: Đánh giá việc học
Giáo viên là người đánh giá mức độ tiếp thu bài vở của sinh viên,
nhưng sự chủ động của sinh viên lại thể hiện rõ nét ở phần này.
Giáo viên sẽ đánh giá sinh viên thông qua các bài kiểm tra, các kỳ thi giữa kỳ,
cuối kỳ... Nhưng để việc học hiệu quả thì khơng ai khác, bản thân mỗi chúng
ta hãy chủ động đánh giá việc học của mình vì đơi khi điểm số khơng thể hiện

được chúng ta đã cố gắng hết sức hay chưa? hay tới mùa thi mới lăn ra học để
đối phó với thầy cơ.
(5) Rethink: Tái tạo tư duy
Có thể nói nơm nay đây là giai đoạn phát triển tiến hóa trong việc học
của chúng ta. Học là hiểu chứ không phải là thuộc bài. Hiểu để các bạn sinh
viên chúng ta suy nghĩ sâu hơn, tư duy cao hơn so với giáo trình, bài giảng
của thầy cơ, và xem xét nội dung bài học từ những khía cạnh khác nhau. Và
tư duy phản biện là cách áp dụng tốt nhất ở giai đoạn này. Để tái tạo tư duy
nhằm duy trì năng lượng học tập, chúng ta phải tìm cách tái tạo sinh lực và
tâm hồn mình. Nếu chỉ biết học, học và học thì thật khó cho chúng ta học tốt


và phát triển toàn diện. Hãy kết hợp thư giãn bằng các hoạt động giải trí và
các hoạt động ngoại khóa. Nếu khơng biết cách nghỉ ngơi, giải trí hợp lý thì
chắc chắn chúng ta cũng khó học hiệu quả.
3.5.2. Tham gia vào các nhóm học
Ở mỗi mơn học những sinh viên làm thêm nên tham gia học nhóm, như
vậy sẽ có nhiều lợi ích cho các bạn khi bận việc khơng đến lớp thường xun
và khó tập trung học. Nếu các bạn học theo nhóm các bạn sẽ được chia sẻ
những kiến thức tiếp nhận của thành viên trong nhóm đối với mơn học đó,
bạn sẽ dễ dàng mượn tập vở và tài liệu của mơn đó thêm vào là sự hướng dẫn
bài học lại cho bạn nếu hôm nào bạn nghỉ học hoặc tiếp thu bài khơng kịp.
Ngồi ra nhóm sẽ thường nhắc nhở bạn học bài và làm bài tập. Một cách tự
nhiên việc học của bạn được sự giám sát của nhiều người và học nhóm cũng
là một hình thức học tập năng động của các trường đại học hiện nay trên thế
giới. Khi các bạn làm thêm tham gia vào các nhóm học, điều đầu tiên các bạn
cần phải làm là cung cấp địa chỉ, số điện thoại, email cho nhóm để nếu có
việc đột xuất liên quan đến môn học, các bạn sẽ được nhóm thơng báo kịp
thời
Các bạn sinh viên đi làm thêm nếu khơng có thời gian theo học với

nhóm thường xun thì các bạn có thể tự trang bị cho mình một cái máy tính
nối mạng, bạn có thể chat voice để thảo luận, học nhóm cùng bạn bè ở khắp
nơi vừa tiết kiệm thời gian, lại thực sự hiệu quả
3.5.3. Xây dựng thời khóa biểu học tập cụ thể
Sau khi có thời khóa biểu ở lớp, các bạn sinh viên đi làm thêm hãy lập
một thời khóa biểu học tập và cơng việc làm của mình. Thời khóa biểu học
tập này phải thật chính xác rõ ràng, cụ thể từng khung giờ và bạn phải ghi chú
vào sổ hoặc máy tính, điện thoại.


Chúng ta cần phải lập ra thời khóa biểu là vì bộ não chúng ta cũng
giống như bộ nhớ của chiếc máy tính, thường chỉ có một dung lượng để ghi
nhớ nhất định. Nếu chúng ta nạp quá nhiều thông tin thì chắc chắn sẽ đến lúc
quá tải vả xảy ra tình trạng bão hịa hoặc có khi nghiêm trọng hơn là stress.
Chúng ta có thể qn mất điều gì đó quan trọng hơn trong một khoảng thời
gian ngắn, thậm chí là để vuột mất một cơ hội tốt. Hãy ghi vào thời khóa biểu
mỗi ngày và mỗi tuần, thời khóa biểu sẽ giúp bạn khơng qn những việc
phải làm và giúp các bạn sinh viên đi làm thêm vượt qua được những thời
khắc bận rộn, bị áp lực của việc làm và việc học.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Nói tóm lại Sinh viên đi làm thêm chỉ là biện pháp tất yếu để lấy ngắn
nuôi dài. Đã là xu hướng tất yếu thì dù có hay khơng kiểm sốt nó cũng sẽ
đương nhiên xảy ra. Câu hỏi "Sinh viên được gì và mất gì khi đi làm thêm?"
rõ ràng đã có câu trả lời, được thì rất nhiều mà mất thì cũng khơng phải ít.
Vậy "Sinh viên có nên đi làm thêm hay khơng ?" theo tôi nên và rất nên được
ủng hộ, nhưng ủng hộ làm sao để Sinh viên vừa có thu nhập vừa được định
hướng để tìm được những cơng việc hỗ trợ cho việc học, ngành học của mình
là một việc cần có tổ chức quy mơ của Bộ Giáo dục và đào tạo.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Thu Hồng (2010), Nghiên cứu nhân tố dẫn đến tình trạng học
kém của sinh viên Trường ĐHCT. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường
ĐHCT.
2. Nguyễn Hồ Anh Khoa (2007), Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng
quỹ thời gian đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế – Quản trị
Kinh doanh, ĐHCT. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường
ĐHCT.
3. Wikipedia.org



×