Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải Sgk Địa Lí 10 – Chân Trời Sáng Tạo Bài (2).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.67 KB, 5 trang )

Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
A/ Câu hỏi dẫn nhập
Trả lời câu hỏi dẫn nhập trang 14 sgk Địa Lí 10 CTST: Làm thế nào để sử dụng
được các loại bản đồ trong học tập địa lí và đời sống?
Trả lời:
Để sử dụng được các loại bản đồ trong học tập địa lí và đời sống cần:
- Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
- Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung, mục đích cần tìm hiểu.
- Định hướng nội dung cần khai thác từ bản đồ, tìm hiểu hệ thống kí hiệu bản đồ, tỉ
lệ bản đồ; xác định vĩ độ, kinh độ và phương hướng trên bản đồ; phân tích các số
liệu và biểu đồ trên bản đồ
- Hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, phải biết phát
triển tư duy khơng gian.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
Trả lời câu hỏi trang 14 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 2 và hiểu biết của bản
thân, em hãy:
- Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc - đơng nam ở nước ta.
- Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m


Trả lời:
- Dãy núi có hướng tây bắc - đơng nam: Hoàng Liên Sơn, Tam Điệp, Con Voi,
Trường Sơn
- Các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng duyên
hải Bắc và Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG
1. Xác định vị trí
Trả lời câu hỏi trang 16 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy sử dụng bản đồ số trên thiết
bị điện tử có kết nối internet để xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí
đó với bạn của em.


Trả lời:
(*) Hướng dẫn:
- Học sinh sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử có kết nối internet như Google
map, sau đó bật hệ thống định vị trên thiết bị của mình rồi xác định vị trí hiện tại của
bản thân trên bản đồ số.
- Chia sẻ vị trí hiện tại với bạn bè bằng cách gửi vị trí qua các ứng dụng nhắn tin,
mạng xã hội có kết nối với bạn bè.
2. Tìm đường đi
Trả lời câu hỏi trang 16 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào thơng tin trong bài, em hãy
trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống
Trả lời:
(*) Hướng dẫn
Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thơng có địa danh bạn cần tìm.
Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát
và điểm đến.
3. Tính khoảng cách địa lí


Trả lời câu hỏi trang 16 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy tính khoảng cách từ địa
điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay), biết khoảng cách đo được trên bản
đồ là 5 cm và bản đồ có tỉ lệ 1: 200 000.
Trả lời:
- Khoảng cách từ A đến B trên bản đồ là 5cm, tỉ lệ bản đồ là 1:200 000, ta có khoảng
cách từ A đến B theo đường chim bay sẽ bằng khoảng cách trên bản đồ nhân với tỉ
lệ thực tế của bản đồ: 5cm x 200 000 = 1 000 000 cm = 10 km.
C/ Câu hỏi cuối bài
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 16 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy trình bày cách
tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ truyền thống hoặc bằng bản đồ số.
Trả lời:

(*) Hướng dẫn
Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông (bản đồ giấy hoặc bản đồ
số trên thiết bị điện tử thơng minh) có địa phương nơi em đang ở và trường của em.
Bước 2: xác định vị trí xuất phát là vị trí nhà của em và điểm đến là trường của em
trên bản đồ.
Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí nhà của
em và trường học của em.
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 13 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy sưu tầm một bản
đồ du lịch Việt Nam, xác định quãng đường đi từ bãi biển Cửa Lị (tỉnh Nghệ An)
đến Cố đơ Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) và vẽ lại thành một bản đồ mô phỏng thể hiện
một số điểm du lịch trên đường đi.
Trả lời:
- Bản đồ du lịch Việt Nam (tham khảo)



- Quãng đường từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên
Huế) là 378 km
- Một số điểm du lịch trên đường đi:
+ Bãi biển thiên Thiên Cầm (Hà Tĩnh)
+ Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)
+ Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình)
+ Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị)
+ Bãi biển Lăng Cô (Huế)



×