Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nhung nhiem vu truoc mat cua chinh quyen xo viet tiểu luận cao học môn tác phẩm kinh điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.1 KB, 32 trang )

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT
CỦA CHÍNH QUYỀN XƠ-VIẾT”
(V.I.Lênin Tồn tập, Tập.36, Nxb. TB, Mátxcơva, 1977, tr.201-256)
Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xơ viết là tác phẩm lớn của
Lênin, và là tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa Mác- Lênin. Trong đó đề cập đến
nhiều vấn đề quan trọng như: Kinh tế, chính trị, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa
học, về Đảng Cộng sản v.v.. Với phạm vi bài viết này, chỉ xem xét dưới góc độ
chính trị, đây cũng là nội dung bao qt tồn bộ tác phẩm, và là Cương lĩnh
chính trị của Đảng Bơnsêvích (b) ở nước Nga trong những năm 1918-1923, thời
kỳ nước Nga xẩy ra nội chiến. Tuy nhiên, những tư tưởng được Lênin đề cập
trong giai đoạn này không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà nó có ảnh
hưởng trực tiếp tới việc thực hiện Chính sách kinh tế mới “NEP”, và là tư tưởng
xuyên suốt của Lênin trong quá trình lãnh đạo đất nước xây dựng chủ nghĩa xã
hội.
I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nước Nga hết sức căng thẳng về
chính trị và nặng nề về kinh tế. Cách mạng Tháng Mười năm 1917 nổ ra và
giành thắng lợi, nước Nga Xôviết phải giải quyết hai nhiệm vụ hết sức to lớn đó
là: giành chính quyền; chấm dứt chiến tranh với Đức.
Tác phẩm được viết vào đầu năm 1918, sau Cách mạng Tháng Mười Nga
khoảng nửa năm. Và thực tế đến đầu 1918, Chính quyền Xơviết mới được thiết
lập trên tồn nước Nga. Để có hịa bình phục vụ việc khơi phục và phát triển đất
nước trong điều kiện nước Nga bị cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất tàn phá
nặng nề. Ngày 3-3-1918, Nga buộc phải ký Hiệp ước Brét-Li-tốp-xcơ đình chiến


với Đức. Theo như lời của Lênin, đây là một hiệp ước “vô cùng đau khổ!” và
“vô cùng nặng nề!”, là một bước lùi tạm thời, một thử thách rất lớn, nhượng bộ
bọn tư bản. Nhưng đây cũng là một việc làm táo bạo và quyết đoán, thể hiện rõ
chiến lược, sách lược và tầm nhìn sáng suốt của một lãnh tụ thiên tài, bản lĩnh
của lãnh tụ cộng sản. Có thể hiểu được rằng, đây là biểu hiện của lý trí thắng tình


cảm, của chân lý thắng phiêu lưu mạo hiểm.
Sau khi ký hiệp ước với nước Đức, nước Nga có một nền hịa bình, nhưng
nền hịa bình đó lại rất mong manh. Vì sau khi đã ký hịa ước, các nước đế quốc
âm mưu thành lập một liên minh để chống lại nước Nga, gồm 14 nước. Chúng sợ
rằng, để cho nước Nga có hịa bình thì Nga sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây
dựng chủ nghĩa xã hội, và nước Nga sẽ trở thành một nước hùng cường, điều đó
khơng có lợi cho các nước đế quốc chủ nghĩa. Do đó, bọn đế quốc tiến hành bao
vây kinh tế, phong tỏa quân sự, đe dọa nền hịa bình của nước Nga.
Trong bối cảnh đó, nước Nga gặp nhiều khó khăn và phức tạp cả về kinh
tế lẫn chính trị: Nền sản xuất bị đình đốn, thấp kém và lạc hậu; cơ sở vật chất bị
tàn phá kiệt quệ do chiến tranh; đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, họ đã quá
mệt mỏi, hoang mang và lo sợ vì chiến tranh! Vì vậy, Lênin chủ trương cần tranh
thủ thời gian có hịa bình để tập trung giải quyết những nhiệm vụ rất cụ thể, rất
cấp bách, xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát
triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, củng cố và tăng cường khả năng quốc
phòng, chuẩn bị lực lượng đề phịng khi có chiến tranh nổ ra, đảm bảo xã hội ổn
định và phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.
Lênin nói: “Chúng ta phải dốc hết sức lực ra để lợi dụng thời gian tạm
ngừng chiến mà thời cơ đã đưa lại cho chúng ta để hàn gắn vết thương cực kỳ
trầm trọng do chiến tranh gây ra cho toàn thể xã hội nước Nga và để phát triển


kinh tế nước nhà nếu khơng thì khơng thể nào nói đến tăng cường khả năng quốc
phịng” 1
Trong giai đoạn đó, nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản là phải làm cho
mỗi người cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân nước Cộng hịa Xơviết trẻ tuổi
thấy rõ được những đặc điểm, nhiệm vụ mới của thời kỳ cách mạng chuyển từ
giai đoạn giành chính quyền sang nắm giữ chính quyền, từ nhiệm vụ lật đổ chế
độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ mới và quản lý đất nước. Chính ở thời
điểm sau khi nắm được chính quyền, Lênin đã nhấn mạnh rằng, giành chính

quyền đã khó nhưng giữ được chính quyền cịn khó hơn nhiều. Toàn đảng và
toàn dân phải hiểu thấu đáo những nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt và những nhiệm
vụ cơ bản lâu dài của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Đó là
nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý đất nước theo một kiểu mới khác hẳn về
chất và cao hơn hẳn kiểu tổ chức và quản lý tư bản chủ nghĩa, đó là Chính quyền
Xơviết,- một hình thức của chun chính vơ sản. Thiết lập nền dân chủ vô sản,
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga.
Để thực hiện được những việc đó, yêu cầu phải soạn thảo cho được một
bản kế hoạch cụ thể về những nhiệm vụ cơ bản trước mắt của chính quyền mới.
Đảng Bơn- sê- vích Nga đã giao cho Lênin viết tác phẩm “Những nhiệm vụ
trước mắt của Chính quyền Xơ viết”. Để đi đến hồn tất tác phẩm này, Lênin đã
phải viết đi viết lại ba lần.
Lần thứ nhất: “Bản sơ thảo những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền
Xơ viết”, dài 40 trang, (đọc vào 23- 28/ 3/ 1918) ở Hội nghị Trung ương. ở Hội
nghị này những người “phái tả” cũng đưa ra một bản cương lĩnh khác. Hai bản

1

V.I.Lê-nin Toàn tập, t.36.,Nxb.Tiến bộ,Mát-xcơ-va, 1977., tr.204.


cương lĩnh này đối lập nhau. Cuối cùng Hội nghị không đi đến một sự thống
nhất nào.
Lần thứ hai: Lênin tiếp tục viết lại tác phẩm: “Những nhiệm vụ trước mắt của
Chính quyền Xơviết” với nội dung ngắn gọn hơn, chặt chẽ hơn và cụ thể hơn.
Đến tháng 4 năm 1918 Hội nghị nhất trí lấy tác phẩm này làm Cương lĩnh của
Đảng.
Sau đó, Trung ương giao cho Lênin viết lại, tóm tắt tác phẩm này dưới
dạng đề cương, thành sáu luận đề để phổ biến cho quần chúng hiểu về đường lối
của Đảng.

Trong tác phẩm của mình, Lênin đã phân tích tỉ mỉ những vấn đề quan
trọng nhất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa xã hội,
những cơ sở lý luận của đường lối chung, chính sách kinh tế của Nhà nước
Xơviết một hình thức của chun chính vơ sản, ý nghĩa và nội dung đặc biệt của
nhiệm vụ tổ chức và quản lý của chính quyền mới, chính quyền cơng nơng đầu
tiên trên thế giới. Và việc tiếp tục cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, nhưng cũng
rất quyết liệt, nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi hoàn
toàn của chủ nghĩa xã hội.
II. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm :
“Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xơviết” là tác phẩm quan
trọng nêu lên Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bơn-sê-vích trong điều
kịên lịch sử rất cụ thể. Đường lối đó thể hiện những quan điểm rõ ràng, nhất
quán của Đảng Cộng sản Nga (b) trong việc giải quyết những nhiệm vụ trước
mắt, mà cả hướng tới những nhiệm vụ lâu dài về tổ chức quản lý đất nước, xây
dựng và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa.


Sau tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xôviết từ 18181923, Lênin viết một loạt tác phẩm khác như: “Tổ chức thi đua như thế nào?”;
“Sơ thảo kế hoạch công tác khoa học kỹ thuật”; “Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính
tiểu tư sản”; “Sáng kiến vĩ đại”; “Bàn về thuế lương thực”; “Bàn về chế độ hợp
tác”; “Thà ít mà tốt”... tiếp tục bổ sung và phát triển những quan điểm tư tưởng,
chủ trương và đường lối đã nêu lên trong tác phẩm đó và hợp thành một kế
hoạch hồn chỉnh, có hệ thống nhằm xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa; 5
tác phẩm cuối, Bàn về thuế lương thực; Bàn về chế độ hợp tác; Về cuộc cách
mạng của chúng ta; Chúng ta phải cải tổ Bộ Dân ủy thanh tra công nông như thế
nào? Thà ít mà tốt được coi là “Di chúc Chính trị của Lênin”.
III. Nội dung chính của tác phẩm
Trong chuyên đề này, chủ yếu phân tích khía cạnh chính trị của tác phẩm,
cụ thể là phân tích kế hoạch tổ chức và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga được
thể hịên qua những nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền

Xơviết (Cương lĩnh của đảng (b) Nga).
1. Về đảng chính trị
Trước hết, Lênin đã phân tích rõ sự khác nhau căn bản về tính chất của hai
cuộc cách mạng, cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu các
nhà lãnh đạo chính trị nhân dân, nghĩa là các đảng viên Đảng Cộng sản (b) Nga
và cả những đại biểu giác ngộ của quần chúng lao động phải hiểu thấu triệt sự
khác nhau căn bản ấy, để tuyên truyền vận động quần chúng lao động tích cực
tham gia xây dựng chính quyền Xơviết. Thực chất và ưu thế lớn của Chính
quyền Xơviết, một hình thức của chun chính vơ sản, sự khác nhau về nguyên
tắc và ưu thế của nền dân chủ vô sản so với nền dân chủ tư sản. Theo Lênin, sự
khác nhau đó là ở chỗ chuyển trọng tâm vấn đề dân chủ từ chỗ thừa nhận về mặt


hình thức những quyền tự do (như dưới chế độ đại nghị tư sản) đến chỗ bảo đảm
thực tế (chứ không phải trên giấy tờ) cho những người lao động- người đã lật đổ
bọn bóc lột- được hưởng quyền tự do thực sự. Những nguyên tắc cơ bản của nền
dân chủ xôviết được thể hiện về mặt pháp lý trong Hiến pháp Xôviết đầu tiên.
Lênin chỉ ra rằng, “Trong các cuộc cách mạng tư sản, nhiệm vụ chủ yếu
của quần chúng lao động là làm một việc tiêu cực hoặc có tính chất phá hoại: xóa
bỏ chế độ phong kiến, chế độ quân chủ, những quan hệ thời trung cổ. Cịn cơng
tác tích cực, hay sáng tạo, tức là cơng tác tổ chức một xã hội mới thì lại do thiểu
số hữu sản, tức thiểu số tư sản trong nhân dân hoàn thành...
Trái lại, nhiệm vụ chủ yếu mà giai cấp vô sản và nông dân nghèo do giai
cấp vô sản lãnh đạo, phải hoàn thành trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa nào, do đó phải hồn thành trong cả cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta đã bắt đầu ở Nga ngày 25 tháng Mười 1917,- nhiệm vụ chủ yếu đó là
một cơng tác tích cực hay là sáng tạo nhằm thiết lập một mạng lưới các quan hệ
tổ chức mới... Một cuộc cách mạng như thế chỉ có thể hồn thành thắng lợi, nếu
đa số nhân dân mà trước hết là những người lao động chủ động tiến hành một
hoạt động sáng tạo có ý nghĩa lịch sử. Chỉ khi nào giai cấp vơ sản và những

người nơng dân nghèo tỏ rõ có tinh thần tự giác, trình độ tư tưởng, tinh thần hy
sinh và tinh thần bền bỉ thì khi đó thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa mới
được đảm bảo”2.
Nhiệm vụ của đảng viên và toàn Đảng trong lúc này là:
Thứ nhất : thuyết phục đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương
lĩnh và sách lược của mình.

2

sđd. tr.207.


Nhiệm vụ đó đã được hồn thành một cách căn bản trong thực tế. Đương
nhiên, nhiệm vụ thuyết phục quần chúng nhân dân bao giờ cũng cần thiết và
được đặt lên trong số những nhiệm vụ quan trọng, bởi quần chúng nhân dân là
những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ấy, là lực lượng to lớn để hoàn thành
vẻ vang sự nghiệp cách mạng và chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai : giành lấy chính quyền, đập tan sự phản kháng và diệt tận gốc
giai cấp bóc lột. Nhiệm vụ này là một q trình thường xun, liên tục, khơng
thể lơ là và khơng thể coi thường. Bởi chưa thể hồn thành xong xuôi, chừng nào
mà bọn quân chủ và dân chủ- lập hiến, bọn phụ họa, bọn men-sê-vích, bọn xã
hội chủ nghĩa - cách mạng cánh hữu, bọn phản kháng, bóc lột và kẻ cướp... chưa
bị đập tan, chưa bị diệt tận gốc, và mọi cơ sở vật chất chưa chuyển hồn tồn vào
tay giai cấp vơ sản, thì nhiệm vụ đó vẫn phải tiếp tục, khơng một phút nào được
phép lãng quên. Như vậy, đây là một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh giai cấp
vô sản chống lại giai cấp tư sản, giai đoạn tạo ra những điều kiện để tiêu diệt tận
gốc chủ nghĩa tư bản, khiến cho nó khơng thể phục hồi hoặc tái sinh. Giai đoạn
đấu tranh này, về hình thức có vẻ hịa bình, nhưng có nội dung vơ cùng khó khăn
và phức tạp. Theo cách nói của Lênin, đây là giai đoạn chuyển chiến thuật: từ
cách đánh khinh kỵ binh chuyển sang lối đánh bằng trọng pháo, để giành thắng

lợi hoàn toàn. Bởi vì giai đoạn này có nhiều hạn chế do đang nội chiến.
Thứ ba : nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước theo chủ nghĩa
xã hội. Đó là nhiệm vụ trước mắt, và cũng nói lên đặc điểm của tình hình hiện
nay. Nhưng dẫu sao nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý đất nước cũng đã trở
thành nhiệm vụ chủ yếu trung tâm và quan trọng bậc nhất. Bây giờ, việc quản lý
đất nước như thế nào? Đây là đặc điểm của bước chuyển nhiệm vụ vơ cùng khó
khăn, phức tạp, Lênin nói: “Đặc điểm của tình thế hiện thời, tất cả sự khó khăn là


ở chỗ phải hiểu rõ đặc điểm của bước chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phục
nhân dân và dùng vũ lực quân sự sang nhiệm vụ chủ yếu là quản lý” 3. Bởi trong
lịch sử thế giới, đây là lần đầu tiên một chính quyền cơng nơng bắt tay vào việc
quản lý đất nước, muốn hoàn thành được nhiệm vụ, muốn quản lý tốt, cần phải
biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn và phải tổ chức theo phương thức mới, xây
dựng, quản lý kinh tế, nghĩa là sản xuất và phân phối một cách kế hoạch các sản
phẩm cần thiết cho đời sống của hàng chục triệu con người, đảm bảo nâng cao
năng suất lao động trong phạm vi tồn quốc. Lênin kết luận, chính trị chủ yếu
của chúng ta là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế. Và ngày nay nhiệm vụ quản
lý đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm.
Vì sao đó là nhiệm vụ trung tâm, chủ yếu. Bởi đó là những nhiệm vụ mà
thực tiễn đang đòi hỏi từng ngày, từng giờ và yêu cầu cần phải được giải quyết
kịp thời, cụ thể như:
+ Việc hàn gắn vết thương chiến tranh;
+ Việc giữ gìn trật tự tối thiểu trong cả nước;
+ Việc khôi phục lực lượng sản xuất bị chiến tranh tàn phá;
+ Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước...
Tất cả những cơng việc đó đang đặt ra trước mắt đối với Chính quyền
Xơviết, theo Lênin đó là những công việc, những nhiệm vụ hết sức sơ thiểu và sơ
thiểu nhất, nhằm bảo toàn cơ sở xã hội, khắc phục những khó khăn trong những
bước đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu lúc đó là: “Hãy tính tốn tiền nong

cho cẩn thận và thành thực. Hãy chi tiêu tiết kiệm, đừng lười biếng, đừng tham
ô. Hãy triệt để tuân thủ kỷ luật lao động... đó là những khẩu hiệu chủ yếu trước
mắt”4.
3
4

V.I.Lê-nin Toàn tập, t.36.,Nxb.Tiến bộ,Mát-xcơ-va, 1977., tr.209.
V.I.Lê-nin Toàn tập, t.36.,Nxb.Tiến bộ,Mát-xcơ-va, 1978., tr.211.


Muốn tổ chức, xây dựng cả một hệ thống quan hệ kinh tế - xã hội chủ
nghĩa, thực hiện xã hội hóa nền sản xuất và nâng cao năng suất lao động, thì phải
tiến hành cải tạo tồn bộ nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền sở hữu của bọn bóc
lột, thực hiện chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang nền kinh tế tập
thể, sản xuất hiện đại; phải xóa bỏ các tổ chức kinh tế cũ của bọn tư sản bóc lột,
xây dựng hệ thống tổ chức kinh tế mới, tổ chức lại lao động xã hội theo một trình
độ cao, thực hiện sản xuất phân phối một cách có kế hoạch trên cơ sở sản xuất
ngày càng hiện đại hóa vì lợi ích trước mắt và lâu dài của người lao động. Phải
tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, bằng cách tiến hành cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiến hành
cách mạng tư tưởng văn hóa để khơng ngừng nâng cao trình độ, tăng năng suất
lao động... Đó là những nhiệm vụ tổ chức và quản lý cơ bản được đặt ra khi giai
cấp vô sản đã giành được chính quyền thiết lập chế độ xã hội mới.
2- Tổ chức quản lý đất nước trở thành nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài của thời
kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong điều kiện vơ cùng khó khăn, phức tạp của đất nước, Lênin xác định,
đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu. Và để xây dựng kinh tế của chủ nghĩa xã hội,
điều quyết định là phải tổ chức cho tồn dân kiểm kê và kiểm sốt một cách
toàn diện, hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm.
2.1. Kiểm kê, kiểm soát và phát triển kinh tế

Xuất phát từ thực tế của đất nước và những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị
quan trọng đối với Chính quyền Xơviết trong việc tổ chức và quản lý đất nước,
Lênin cho rằng, phải tiến hành kiểm kê kiểm sốt.
Vì sao phải kiểm kê và kiểm sốt? Qua phân tích, đánh giá về đặc điểm,
tính chất và tình hình của đất nước, Lênin cho rằng: Kiểm kê và kiểm soát là


tránh được nạn đói, cải thiện được đời sống cho người dân lao động; quét sạch
bọn phản động, sâu mọt đục khoét nhân dân, đánh gục bọn phá hoại ngầm của
giai cấp tư sản, là đấu tranh cô lập và “tước đoạt kẻ đi tước đoạt”, tạo ra những
điều kiện khiến cho giai cấp tư sản không thể tồn tại được, mà cũng không thể tái
sinh được. Giành lại từ giai cấp tư sản các tổ chức kinh tế và tư liệu sản xuất, lúc
đó mới gọi là chiến thắng giai cấp tư sản hoàn toàn (diệt tận gốc bọn tư bản).
Lênin khẳng định sự cần thiết của kiểm kê và kiểm sốt: “Tổ chức cho tồn dân
kiểm kê và kiểm soát một cách hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản
phẩm. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa tổ chức được việc kiểm kê và kiểm soát
trong các xí nghiệp, trong các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế mà chúng ta đã
giành lại từ tay giai cấp tư sản; mà khơng làm được việc đó thì khơng thể nào nói
đến điều kiện vật chất thứ hai cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo việc
thiết lập chủ nghĩa xã hội, tức là: Nâng cao năng suất lao động trong phạm vi cả
nước”5. Nếu không có kiểm kê, kiểm sốt thì giai cấp cơng nhân không thể tiến
hành làm chủ trong sản xuất, không tạo được tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã
hội, và mầm mống của chủ nghĩa xã hội cũng bị tiêu diệt. Thực hiện tốt việc
kiểm kê, kiểm sốt cịn tạo ra được sức mạnh kỷ luật to lớn, tính nghiêm minh,
tự giác trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Nếu “Khơng có chế độ kế tốn và
kiểm sốt trong sự sản xuất và phân phối sản phẩm, thì những mầm mống của
chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt”6.
Ai thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát? Nắm rõ điều kiện và hồn cảnh
của đất nước lúc đó, Lênin xác định, đây là nhiệm vụ kinh tế hàng đầu, là điều
kiện để tiến hành xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Dưới chính quyền Xơviết,

việc kiểm kê, kiểm soát được tiến hành bằng hai lực lượng cơ bản: Thứ nhất, tiến
5
6

V.I.Lê-nin Toàn tập, t.36.,Nxb.Tiến bộ,Mát-xcơ-va, 1978., tr.213.
V.I.Lê-nin Toàn tập, t.36.,Nxb.Tiến bộ,Mát-xcơ-va, 1978., tr.225.


hành kiểm kê, kiểm sốt tồn dân, tồn diện trong việc sản xuất và phân phối sản
phẩm. Hình thức này phải thực sự dân chủ cách mạng của giai cấp vơ sản, nghĩa
là sự kiểm sốt phải được thực hiện “từ dưới lên”, sự kiểm sốt của cơng nhân và
nơng dân nghèo đối với bọn tư bản, và được thiết lập ở mọi lúc mọi nơi. Lênin
chỉ ra rằng: “nếu sau khi nắm được chính quyền, giai cấp vơ sản ở nước ta giải
quyết được nhanh chóng nhiệm vụ kiểm kê, kiểm sốt và tổ chức trong phạm vi
tồn dân... thì sau khi đập tan sự phá hoại ngầm, chúng ta sẽ có thể nhờ tiến hành
rộng khắp việc kiểm kê, kiểm sốt mà hồn tồn thu phục được các chuyên gia
tư sản”7. Thứ hai, thực hiện kiểm kê, kiểm sốt “từ trên xuống”, bằng nhà nước
vơ sản, nhà nước vừa là người kiểm soát, vừa là đối tượng chịu sự kiểm soát của
các tổ chức xã hội và đội ngũ tiền phong của giai cấp cơng nhân. Đó là thực hành
việc nhà nước kiểm tra, giám sát, điều tiết, phân phối một cách hợp lý trong sản
xuất và phân phối sản phẩm, đồng thời bảo vệ sức người sức của cho nhân dân,
thực hành tiết kiệm. Thực sự là biện pháp số một để chống đói nghèo và lạc hậu,
nâng cao đời sống của toàn dân. Như, việc tổ chức kiểm kê và kiểm soát trong
các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt được của bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ
sở kinh doanh khác.
Lênin cũng lưu ý rằng: Cẩu thả đối với việc kiểm kê và kiểm sốt là trực
tiếp giúp sức cho bọn Cc- ni- lốp Đức và Nga, là những kẻ chỉ có thể lật đổ
chính quyền của những người lao động... những kẻ thù của chúng ta đang rình
rập chúng ta, đang chờ thời cơ thuận lợi để lật đổ chính quyền cách mạng.
Khơng có kiểm kê, kiểm sốt thì giai cấp cơng nhân không thể tiến lên làm chủ

trong sản xuất và phân phối sản phẩm. “Chừng nào sự kiểm sốt của cơng nhân
chưa trở thành sự thật hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ
7

sđd. tr.217.


chức và chưa tiến hành một cuộc tấn công thắng lợi- không khoan nhượng chống
tất cả những kẻ vi phạm sự kiểm sốt ấy... thì chừng đó sẽ khơng thể nào tiến từ
bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm soát công nhân) lên bước thứ hai trên con
đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là chuyển sang việc công nhân điều tiết sản
xuất”8. Phải thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát chuyển sang việc quản lý và điều
tiết sản xuất của giai cấp cơng nhân, đó mới là thực chất của công cuộc cải tạo xã
hội chủ nghĩa.
Kiểm kê và kiểm soát như thế nào? Lênin khẳng định rằng, bất kỳ nhà
nước nào đang vận động lên chủ nghĩa xã hội đều cần phải thực hiện việc kiểm
kê, kiểm soát sản xuất, phân phối sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Bởi
thực hiện tốt hai nhiệm vụ ấy là tạo ra những điều kiện, những tiền đề cơ bản để
phát triển kinh tế-xã hội, chỉ có tổ chức một cách chu đáo việc kiểm kê, kiểm
soát và tổ chức nghiêm ngặt, chặt chẽ kỷ luật lao động mới tiến lên chủ nghĩa xã
hội một cách chắc chắn nhất. Lênin cho rằng, việc kiểm kê, kiểm soát phải được
tiến hành trên các lĩnh vực, trong các ngành, nơi các cơ sở sản xuất kinh doanh
như: (nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ...); “Bây giờ cái được đề lên hàng đầu, lại là
tổ chức việc kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt của
bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sở kinh doanh khác”9. Và phải được tiến hành
trong tất cả các địa phương trên cả nước một cách đồng bộ, thống nhất. Thực
hiện bằng các công cụ quản lý của nhà nước để thực hiện kiểm kê và kiểm sốt:
Quốc hữu hóa ngân hàng, và không ngừng cải biến ngân hàng thành những đầu
mối kế tốn cơng cộng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, phải tăng chi
nhánh và chi điếm của ngân hàng nhân dân; củng cố và chỉnh đốn những tổ chức

độc quyền của nhà nước đã được thiết lập; nhà nước phải nắm lấy độc quyền
8
9

sđd. tr.226.
sđd. tr.214.


ngoại thương; công tác thu thuế; áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động... “Chúng ta
phải áp dụng ngay lập tức chế độ nghĩa vụ lao động ấy, nhưng phải áp dụng một
cách hết sức thận trọng và từng bước một, bằng cách dùng kinh nghiệm thực tiễn
để kiểm nghiệm mỗi bước đi, và cố nhiên, là bắt đầu áp dụng chế độ đó trước
tiên đối với những kẻ giàu có” 10. Cấp sổ lao động; cấp sổ thu chi cho từng tên tư
sản kể cả tư sản nông thôn. Nếu khơng thực hiện kiểm kê và kiểm sốt thì nhà
nước sẽ không biết được hàng triệu và hàng tỷ bạc từ đâu ra, chuyển đến đâu và
đi lúc nào? Những nguồn thu nhập và tài sản của người dân cũng bị giấu giếm
mà nhà nước chẳng thu được thuế. Thành lập các Uỷ ban kiểm tra nhà nước, Hội
đồng kinh tế quốc dân tối cao, các nhóm lưu động để kiểm tra, theo dõi việc thi
hành các sắc lệnh, kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng công việc, có biện
pháp xử lý kịp thời, kiên quyết và thật nghiêm minh các đơn vị, tổ chức, cá nhân
vi phạm. Nhưng đồng thời cũng phải có cách giải quyết thật linh hoạt, hiệu quả,
tránh dập khn, máy móc, thực hiện đúng với chế độ tập trung dân chủ xã hội
chủ nghĩa. Theo Lênin, chế độ kiểm kê, kiểm soát phải được triển khai trong
thực tế, chứ không phải trên giấy tờ, trên lý thuyết; đảm bảo đúng nguyên tắc,
công khai, minh bạch, thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo; tích cực học hỏi
những sáng kiến hay, những kinh nghiệm phong phú trong nhân dân. Có như
vậy, thì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội mới càng mau chóng và chắc chắn.
Về ý nghĩa của kiểm kê và kiểm soát, Lênin cho rằng, đây là hình thức đấu
tranh cao của giai đoạn mới để giành toàn bộ thắng lợi trong chiến dịch chống tư
bản, để giành quyền sở hữu trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đấu tranh

chống các hiện tượng tiêu cực, tiêu diệt những tàn dư của chế độ cũ như tham

10

sđd. tr.223-224.


nhũng hối lộ, ăn cắp của cơng, tệ lãng phí, bệnh quan liêu, nạn đầu cơ trục lợi bất
chính, bn gian bán lận, vi phạm pháp luật v.v..
Thực hiện kiểm kê, kiểm soát trong quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm
là nhằm nâng cao năng suất lao động cao hơn, tạo ra của cải vật chất nhiều hơn,
là điều kiện đặc biệt quan trọng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc nhà nước tổ
chức nền đại sản xuất cơng nghiệp là việc chuyển từ hình thức “cơng nhân kiểm
sốt” sang “cơng nhân quản lý” trong các cơ sở sản xuất, cơng xưởng, nhà máy,
xí nghiệp, đường sắt, hầm mỏ... Trên những nét cơ bản và chủ yếu nhất.
Chủ nghĩa xã hội muốn giành thắng lợi hồn tồn, Chính quyền Xôviết
muốn giữ vững và không ngừng được củng cố, và đem lại tự do thực sự cho
nhân dân lao động, việc kiểm kê, kiểm soát phải được thực hiện tốt; khơng chỉ
thế, việc kiểm kê, kiểm sốt cũng là nhằm tạo tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã
hội; tạo ra năng suất lao động cao hơn, của cải vật chất nhiều hơn, tốt hơn cho
chủ nghĩa xã hội.
2.2. Tăng cường kỷ luật, nâng cao năng suất lao động
Chủ nghĩa xã hội thắng chủ nghĩa tư bản ở chỗ là tổ chức lao động theo
một trình độ cao hơn (trên tinh thần tự nguyện, tự giác), nâng cao năng suất, chất
lượng lao động (trên phạm vi cả nước) và tạo ra hiệu quả trong công việc tốt
hơn nhiều (so với chủ nghĩa tư bản).
Trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, khi giai cấp vô sản đã
làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi, và trong chừng mực mà nhiệm
vụ tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản kháng của chúng đã được hoàn thành
trên những nét chủ yếu và cơ bản- thì tất nhiên có một nhiệm vụ khác được đề

lên hàng đầu, đó là, thiết lập một chế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa


là nâng cao năng suất lao động và do đó (với mục đích đó) phải tổ chức lao động
thành một trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Đây là một việc làm lâu dài, phải mất nhiều thời gian, công sức mới giải
quyết được. Lênin cũng chỉ rõ tính chất và sự cần thiết của việc nâng cao năng
suất lao động. Nếu như giành chính quyền chỉ mất vài ba ngày, hoặc vài tuần
cũng có thể dẹp tan được sự phản kháng qn sự của bọn bóc lột, thì nhiệm vụ
nâng cao năng suất lao động phải mất nhiều năm mới giải quyết được một cách
vững chắc. Điều này thể hiện rõ tính chất lâu dài và hồn cảnh khách quan của
công tác này đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Điều kiện để nâng cao năng suất lao động. Trước hết phải có cơ sở vật
chất của nền đại công nghiệp phát triển. Bởi, chủ nghĩa xã hội là Chính quyền
Xơviết cộng với điện khí hóa tồn quốc. (Sau này, trải qua thực tiễn xây dựng
chủ nghĩa xã hội, Lênin phát triển luận điểm này lên thêm một bước đầy đủ hơn
và hoàn chỉnh hơn: Chủ nghĩa xã hội là Chính quyền Xơviết + điện khí hóa toàn
quốc + kỷ luật đường sắt Phổ + kinh nghiệm quản lý của các Trớt Mỹ + nền giáo
dục quốc dân Hoa Kỳ). Có thể nói, việc nâng cao năng suất lao động trước hết
địi hỏi phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp, phải phát triển ngành sản
xuất nhiên liệu, máy móc, cơng nghiệp hóa chất, phải có những điều kiện cần và
đủ, chủ nghĩa xã hội mới chiến thắng chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi hồn
tồn.
Lênin nói: Nước Nga có những điều kiện thuận lợi để phát triển cơng
nghiệp, có tiềm năng lớn về quặng ở U ran, nhiên liệu ở miền Tây Xi-bi-ri (than
đá) dầu lửa ở vùng Cáp- ca- dơ, ở miền trung tâm (than bùn), bao nhiêu của cải
to lớn về rừng, về sức nước, về nguyên liệu, về hóa chất... Việc khai thác của cải


tự nhiên ấy bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại sẽ tạo cơ sở cho lực lượng

sản xuất phát triển khơng ngừng.
Điều kiện thứ hai là nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng
nhân dân. “Một điều kiện để nâng cao năng suất lao động, trước hết là nâng cao
trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân”11.
Phải nâng cao tinh thần kỷ luật của người lao động. Để đẩy mạnh phát
triển kinh tế, cần phải nâng cao tinh thần kỷ luật lao động, kỹ năng, thao tác lao
động của họ, tính khéo léo của họ, phải tăng thêm cường độ lao động và tổ chức
lao động cho tốt hơn. Lênin cho rằng, muốn nâng cao được tinh thần và kỷ luật
lao động, cần phải có những biện pháp cụ thể, thích hợp. Như biện pháp giáo dục
chính trị tư tưởng phải được đặt lên hàng đầu, phải có kế hoạch và được thực
hiện thường xuyên. Ngoài ra theo Lênin, phải rất coi trọng biện pháp khuyến
khích bằng lợi ích vật chất bằng trả lương theo sản phẩm. Đây là những cách làm
mới theo phương pháp Cộng hịa Xơviết, trên tinh thần tiên phong của giai cấp
vơ sản.
Khuyến khích lợi ích vật chất, Lênin chủ trương phải thực hiện gấp rút và
áp dụng cho được trên thực tế thí nghiệm trả lương theo sản phẩm nhằm thu hút
đội ngũ chuyên gia, lao động giỏi vào làm việc trong tổ chức nhà nước Xôviết.
Phải áp dụng rất nhiều yếu tố khoa học và tiến bộ trong phương pháp
Taylo, Lênin nhấn mạnh rằng: Học cách làm việc, đó là nhiệm vụ mà chính
quyền xơviết phải đặt ra trước nhân dân với tất cả tầm vóc của nó.
Lênin viết : “Nước cộng hịa xơviết phải tiếp thu cho bằng được tất cả
những gì quý giá nhất trong những thành quả của khoa học kỹ thuật trong lĩnh
vực đó. Chúng ta chỉ có thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội hay khơng, điều đó
11

Sđd. tr.229.


chính là tùy ở những kết quả của chúng ta trong việc kết hợp chính quyền xơviết
và chế độ quản lý xôviết với những tiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản”12.

Lênin cho rằng: Phải tổ chức ở Nga việc nghiên cứu và giảng dạy phương
pháp Taylo. Phải thí nghiệm và ứng dụng phương pháp đó một cách có hệ thống,
nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý và sản xuất. Cần phát động một phong
trào thi đua xã hội chủ nghĩa một cách rộng khắp, trên mọi lĩnh vực của đời
sống.
Phải dùng biện pháp cưỡng bức lao động với những đối tượng cố tình
chống đối, chây lười, trốn tránh và tính tiểu tư sản. Thưc hiện chế độ nghĩa vụ
lao động để bao vây tư bản, bắt tư bản phải đầu hàng bằng kinh nghiệm thực tiễn
của chúng ta, và sử dụng biện pháp cấp sổ lao động và sổ tiêu dùng để tiện việc
theo dõi và quản lý.
Trong điều kiện nhà nước Xôviết mới giành được chính quyền, lực lượng
lao động đơng đảo trình độ tay nghề còn thấp, chưa am hiểu nhiều về kiến thức
khoa học kỹ thuật, trình độ chun mơn, đội ngũ trí thức xuất thân từ cơng nơng
cịn hạn hẹp, chưa có nhiều khả năng để nâng cao năng suất lao động. Thấy được
vai trò to lớn của đội ngũ các chuyên gia tư sản trong khả năng tổ chức, quản lý,
sản xuất nâng cao năng suất lao động (họ là những trí thức do nhân loại tao ra).
Lênin cho rằng, nếu “Khơng có sự chỉ đạo của các chun gia am hiểu các lĩnh
vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì khơng thể nào chuyển lên chủ
nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã hội địi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính
chất quần chúng để đi tới năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư
bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được”13.
12
13

sđd. tr.231.
sđd. tr.217.


Phương pháp sử dụng chuyên gia tư sản theo Lênin, “Nhà nước có thể sử
dụng những người có tài tổ chức nhất và những chuyên gia giỏi bằng cách: hoặc

là theo phương pháp cũ, phương thức tư sản (nghĩa là trả lương cao) hoặc theo
phương thức mới, phương thức vô sản (nghĩa là thành lập những điều kịên kiểm
kê, kiểm sốt do tồn dân thực hiện từ dưới lên, những điều kiện này tự nó nhất
định sẽ giúp chúng ta thu phục được các chuyên gia, lôi kéo về với chúng ta”14.
Trong điều kịên nước Nga lúc bấy giờ, Lênin cho rằng, buộc chúng ta phải
dùng đến phương pháp cũ- phương pháp tư sản để tận dụng nhanh nhất đội ngũ
chun gia tư sản phục vụ cho Chính quyền Xơviết.
“Giờ đây chúng ta buộc phải dùng phương pháp cũ, phương pháp tư sản
và bằng lòng trả một giá rất cao về “công phục vụ” của những chuyên gia tư sản
nhiều kinh nghiệm nhất”15.
Lênin cho rằng: Dùng biện pháp đó là một sự thỏa hiệp, một sự xa rời
những nguyên tắc của Cơng xã Pa-ri, của mọi chính quyền vơ sản, tức là những
nguyên tắc đòi hỏi phải rút tiền lương xuống ngang mức tiền lương của cơng
nhân địi hỏi phải phá bằng hành động tư tưởng thăng quan phát tài chứ khơng
phải bằng lời nói.
Lênin cũng khẳng định rằng, dùng biện pháp đó khơng phải chỉ là một sự
tạm ngừng trong lĩnh vực nào đó, cuộc tấn cơng vào giai cấp tư sản... Mà cịn là
một bước lùi của chính quyền xã hội chủ nghĩa Xô viết của chúng ta nữa: Đây là
sự thỏa hiệp, một bước lùi tạm thời để giành chiến thắng, là một bước đi mềm
dẻo mà linh hoạt, nhưng đem lại hiệu quả trong nghệ thuật dùng người của
Lênin; biết hy sinh cái cục bộ để chiến thắng trong toàn cục; bỏ cái lợi nhỏ để
giành cái lợi lớn. Nó thể hiện tầm nhìn xa trơng rộng của Lênin, vì mục tiêu
14
15

sđd. tr.218.
sđd. tr.218.


chung chiến thắng tư bản, nâng cao năng suất lao động, nhằm xây dựng chủ

nghĩa xã hội.
Lênin cũng nhận thấy rằng, “Dĩ nhiên thừa nhận đã lùi một bước như vậy
đã làm cho bọn đầy tớ của giai cấp tư sản, nhất là bọn tiểu nhân: Bọn Men-sêvích, phái “Đời sống mới", bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh hữu cười nhạo
chúng ta”16. Và Lênin khẳng định: "Chúng ta cần nghiên cứu những đặc điểm
của đoạn đường mới vô cùng gay go đang dẫn tới chủ nghĩa xã hội, không nên
giấu giếm những sai lầm, những nhược điểm của chúng ta. mà phải cố gắng kịp
thời làm nốt những cái chúng ta chưa làm xong"17.
Trong khi sử dụng chuyên gia tư sản, Lênin cũng đã giải thích cho quần
chúng hiểu thấu đáo về sự cần thiết, ý nghĩa của việc làm đó, khơng che giấu
trước quần chúng rằng tại sao chúng ta phải sử dụng chuyên gia tư sản. Làm như
thế là để giáo dục quần chúng và cùng với quần chúng học tập kinh nghiệm để
cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lênin nói: “Giả sử nước Cộng hịa xơ viết Nga cần 1000 nhà hóa học và
chun gia hạng nhất trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thực
tiễn để chỉ đạo lao động của nhân dân nhằm đẩy mạnh hết sức nhanh nền kinh tế
trong nước. Giả sử rằng phải trả cho mỗi “ngôi sao bậc nhất” ấy... một năm là
25.000 rúp. Giả sử như phải tăng số tiền đó (25 triệu rúp) lên gấp đơi...thậm chí
gấp 4 lần. Thử hỏi một món tiền chi hàng năm là năm chục hoặc một trăm triệu
rúp vào cải tổ lao động của nhân dân theo thành tựu mới nhất của khoa học kỹ
thuật, như vậy liệu có thể coi là quá đáng hoặc quá sức đối với một nước Cộng
hịa Xơviết khơng? Cố nhiên là khơng”18. Và Lênin nói tiếp: “Nếu trong khoảng
sđd. tr.218.
sđd. tr.219.
18
sđd. tr.219-220.
16
17


một năm, những người tiên tiến giác ngộ trong công nhân và nông dân nghèo,

với sự giúp đỡ của cơ quan xôviết, mà thành công trong việc tổ chức nhau lại, tự
đặt mình vào kỷ luật và nỗ lực tạo nên một kỷ luật lao động chặt chẽ, thì sau một
năm, chúng ta sẽ trút bỏ được “cống vật” ấy, khoản tiền cơng mà chúng ta sẽ có
thể giảm bớt được thậm chí sớm hơn nữa”19.
Trong điều kiện mới giành được chính quyền, trình độ lao động của người
Nga cịn thấp kém so với các nước tiên tiến, kỷ luật lao động chưa cao, cịn tồn
tại những tàn tích của chế độ nơng nơ, muốn giành được thắng lợi hồn tồn
trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước Cộng hịa Xơviết phải học
những cách làm đặc biệt đó, những phương pháp hợp lý nhất như kiểm kê, kiểm
soát, tiếp thu những thành quả quý giá nhất trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà
chủ nghĩa tư bản để lại (chứ không phải là tiếp thu mọi cái). Thực hiện triệt để về
các nguyên tắc quản lý của Chính quyền Xơviết, chú ý đến đặc điểm của thời kỳ
quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội. Tổ chức thi đua xã hội chủ
nghĩa để nâng cao năng suất lao động, khi cần thiết phải dùng cả những biện
pháp cưỡng bức đối với các phần tử tư sản, với mục đích đem lại hiệu quả cao
nhất trong sản xuất, phân phối và trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa.
2.3. Tổ chức thi đua
Việc tổ chức thi đua chiếm một vị trí quan trọng trong xây dựng và phát
triển của nhà nước chuyên chính vô sản. Thi đua là một công cụ, một biện pháp
để tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động là một trong những
đòn bẩy để phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong tác phẩm này, Lênin vạch rõ sự khác nhau căn bản về tính chất của
hai phương pháp thi đua. Dưới chủ nghĩa xã hội thì thi đua là thực chất, cơng
19

Sđd. tr.221.




×