Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Giải Sgk Giáo Dục Thể Chất 10 – Chân Trời Sáng Tạo Full.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 48 trang )

Vận dụng 1 trang 27 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Trong thi đấu Bóng rổ,
kĩ thuật chạy đổi hướng được sử dụng để làm gì?
Trả lời:
Chạy đổi hướng là khi cầu thủ đang chạy một hướng, rồi đột nhiên chuyển chạy
hướng khác. Trong thi đấu Bóng rổ, kĩ thuật chạy đổi hướng được sử dụng để nhằm
thoát khỏi sự theo bám của đối phương.
Vận dụng 2 trang 27 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Kĩ thuật trượt ngang
phịng thủ được sử dụng trong tình huống nào? Vì sao?
Trả lời:
Tùy thuộc vào hành động của người tấn cơng, cầu thủ phịng thủ sẽ phải xác định
hướng di chuyển sao cho phù hợp nhất. Lưu ý, cơ thể luôn phải chuẩn bị ở tư thế sẵn
sàng để có thể di chuyển ngay lập tức theo bất cứ lúc nào cần. Trong một vài trường
hợp, người phòng thủ trong bóng rổ cần phải di dộng trên hai chân hơi khuỵu bằng
các bước nối tiếp được gọi là bước trượt, có thể là trượt ngang.
Vận dụng 3 trang 27 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Vận dụng các bước di
chuyển và trò chơi để rèn luyện nâng cao sức khỏe.
Trả lời:
Các em tự vận dụng các bước di chuyển (kĩ thuật di chuyển đổi hướng, kĩ thuật trượt
ngang phòng thủ, …) và trò chơi (cua nào nhanh hơn, …) để rèn luyện nâng cao sức
khỏe.
- Kĩ thuật di chuyển đổi hướng

Hình 1. Kĩ thuật di chuyển đổi hướng
- Kĩ thuật trượt ngang phòng thủ


Hình 2. Kĩ thuật trượt ngang phịng thủ
- Trị chơi bổ trợ kĩ thuật trượt ngang phòng thủ: Cua nào nhanh hơn
+ Mục đích: Bổ trợ kĩ thuật trượt ngang phòng thủ và sức mạnh cơ đùi.
+ Chuẩn bị: Cọc hình nón.
+ Cách thực hiện: Người chơi chia thành các đội khoảng 5 – 6 người, tập hợp thành


các hàng dọc và đứng sau vạch xuất phát. Tiếp theo, các đội chơi bố trí một cọc hình
nón trước vạch xuất phát của đội mình bằng khoảng cách giữa hai vạch ném phạt
trên sân (16m). Khi có hiệu lệnh “Cua bị”, người đầu tiên của mỗi đội sẽ thực hiện
kĩ thuật trượt ngang phịng thủ, di chuyển vịng qua cọc hình nón rồi quay về đập tay
vào người tiếp theo và đứng ở cuối hàng. Người chơi của mỗi đội lần lượt tham gia
trị chơi cho đến hết. Đội nào có thời gian di chuyển nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý: Tùy vào điều kiện sân tập và thể lực của người chơi mà các cọc hình nón có
thể được bố trí với khoảng cách thích hợp.


Hình 3. Sơ đồ trị chơi Cua nào nhanh hơn


Vận dụng
Vận dụng 1 trang 50 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Trình bày các giai
đoạn thực hiện kĩ thuật phát bóng thấp tay trước mặt?
Trả lời:
+ Tư thế chuẩn bị:
Đứng chân trước, chân sau khoảng cách rộng bằng vai; chân trái đặt trước, bàn
chân hướng lưới, chân phải đặt sau, bàn chân mở một góc khoảng 45° – 60° sang
phải. Hai gối chùng, thân trên hơi ngả ra trước, trọng lượng cơ thể dồn nhiều vào
chân phải. Tay trái co, lịng bàn tay ngửa nâng bóng phía trước ngang thắt lưng,
chếch bên phải, tay phải duỗi tự nhiên về phía sau, mặt hướng lưới.

+ Thực hiện động tác:
Tay trái tung bóng lên cao khoảng 30 – 50 cm đồng thời tay phải chuyển động từ
sau ra trước kết hợp đạp mạnh chân phải, trọng lượng cơ thể dồn nhiều vào chân trái
thực hiện động tác đánh bóng. Vị trí tiếp xúc bóng vào phần dưới phía sau giữa bóng.

+ Kết thúc:

Sau khi đánh bóng, tay phải vươn theo bóng về phía trước lên cao, chân phải theo
đà bước lên trước để giữ thăng bằng và nhanh chóng bước vào sân.


Vận dụng 2 trang 50 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Người ở vị trí nào
trên sân sẽ thực hiện quả phát bóng?
Trả lời:
Kỹ thuật phát bóng là hành động đưa bóng vào cuộc của vận động viên bên phải
hàng sau đứng trong khu phát bóng.
Vận dụng 3 trang 50 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Tay đánh bóng tiếp
xúc bóng tại vị trí nào là phù hợp khi thực hiện kĩ thuật phát bóng thấp tay trước
mặt?
Trả lời:
Tay đánh bóng tiếp xúc bóng tại vị trí cườm tay, cạnh bàn tay, nắm đấm phía lịng
bàn tay hoặc nắm đấm nghiêng là phù hợp khi thực hiện kĩ thuật phát bóng thấp tay
trước mặt.

Vận dụng 4 trang 50 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Vận dụng kĩ thuật
phát bóng thấp tay trước mặt và trò chơi vận động để vui chơi và rèn luyện sức khoẻ.
Trả lời:
- Các em tự vận dụng kĩ thuật phát bóng thấp tay trước mặt và trị chơi vận động để
vui chơi và rèn luyện sức khoẻ (phát bóng vào khu vực quy định, …).


Hình 1. Kĩ thuật phát bóng thấp tay trước mặt
- Các em tham khảo trị chơi: Phát bóng vào khu vực quy định
+ Chuẩn bị: Bóng, cịi, lưới.
+ Cách thực hiện:
Người chỉ huy chia số người chơi thành 2 – 4 đội bằng nhau, xếp hàng dọc đứng
tại vạch cuối sân. Khi có hiệu lệnh, người chơi vị trí đầu hàng lấy bóng trong rổ và

thực hiện động tác phát bóng thấp tay trước mặt sao cho bóng qua lưới và rơi vào
khu vực quy định, sau đó đến các bạn tiếp theo trong hàng. Đội nào hoàn thành
xong trước là đội chiến thắng.

Hình 2. Sơ đồ trị chơi “Phát bóng vào khu vực quy định”


Vận dụng 1 trang 43 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Kĩ thuật ném rổ có tầm
quan trọng như thế nào trong khi thi đấu?
Trả lời:
Để đạt được thành tích cao trong các giải bóng rổ, mỗi vận động viên bóng rổ khơng
những phải nắm vững kỹ thuật chuyền bóng, bắt bóng, dẫn bóng mà cịn phải biết
tấn cơng với cách ném bóng rổ chính xác, thực hiện ném rổ từ các vị trí ban đầu khác
nhau, từ bất kỳ khoảng cách nào trong lúc đối phương kèm chặt.
Vận dụng 2 trang 43 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Có nên nhảy khi thực
hiện kĩ thuật ném rổ tại chỗ hay khơng? Vì sao?
Trả lời:
Có nên nhảy khi thực hiện kĩ thuật ném rổ tại chỗ vì việc nhảy khi ném sẽ ngăn cản
được đối thủ cướp bóng và khả năng ném vào rổ cũng cao hơn.
Vận dụng 3 trang 43 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Cùng bạn luyện tập kĩ
thuật tại chỗ ném rổ để rèn luyện kĩ năng ném rổ và nâng cao sức khoẻ.
Trả lời:
Các em hãy cùng bạn luyện tập kĩ thuật tại chỗ ném rổ để rèn luyện kĩ năng ném rổ
và nâng cao sức khoẻ.
- Kĩ thuật tại chỗ ném rổ:
+ TTCB:

+ Thực hiện động tác:



- Một số bài luyện tập: dẫn bóng và bắt bóng, tại chỗ ném rổ khơng bóng, tại chỗ
ném rổ có bóng, …


Vận dụng
Vận dụng 1 trang 24 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Tư thế chuẩn bị
trung bình thường được sử dụng trong các tình huống nào trong tập luyện và thi đấu?
Trả lời:
Tư thế chuẩn bị trung bình thường được sử dụng trong các tình huống khi đỡ phát
bóng và là tư thế được sử dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu.

Vận dụng 2 trang 24 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Nêu sự khác biệt
giữa góc độ khớp gối của các tư thế chuẩn bị cao, trung bình, thấp?
Trả lời:
+ Tư thế chuẩn bị cao: Hai chân đứng rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, thân người
hơi ngả về trước, hai tay ngang hông co tự nhiên, đùi và cẳng chân tạo thành góc
khoảng 120° – 145°.

+ Tư thế chuẩn bị trung bình: Hai chân đứng rộng bằng vai, chân trước cách chân
sau nửa bàn chân, đùi và cẳng chân tạo góc khoảng 90° – 120°, trọng lượng cơ thể
dồn về chân trước, chân sau hơi kiễng gót, thân trên ngả về trước, hai tay co khuỷu
tự nhiên.


+ Tư thế chuẩn bị thấp: Giống với tư thế chuẩn bị trung bình nhưng hai chân sẽ
đứng rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp để đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90°,
trọng lượng phần lớn dồn lên chân sau.

Vận dụng 3 trang 24 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Vận dụng các tư thế
chuẩn bị vào tập luyện và vui chơi rèn luyện sức khoẻ hằng ngày.

Trả lời:
- Các em tự vận dụng các tư thế chuẩn bị (tư thế chuẩn bị cao, trung bình, thấp…)
vào tập luyện và vui chơi rèn luyện sức khoẻ hằng ngày.
- Các tư thế chuẩn bị:
+ Tư thế chuẩn bị cao: Hai chân đứng rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, thân người
hơi ngả về trước, hai tay ngang hông co tự nhiên, đùi và cẳng chân tạo thành góc
khoảng 120° – 145°.

+ Tư thế chuẩn bị trung bình: Hai chân đứng rộng bằng vai, chân trước cách chân
sau nửa bàn chân, đùi và cẳng chân tạo góc khoảng 90° – 120°, trọng lượng cơ thể


dồn về chân trước, chân sau hơi kiễng gót, thân trên ngả về trước, hai tay co khuỷu
tự nhiên.

+ Tư thế chuẩn bị thấp: Giống với tư thế chuẩn bị trung bình nhưng hai chân sẽ
đứng rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp để đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90°,
trọng lượng phần lớn dồn lên chân sau.


Vận dụng
Vận dụng 1 trang 13 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Mơn Bóng chuyền
ra đời như thế nào?
Trả lời:
Mơn thể thao Bóng chuyển ra đời ở Mĩ (Hoa Kì) vào khoảng năm 1895 do một giáo
viên thể dục tên là William G. Morgan nghĩ ra với tên gọi ban đầu là Mintonette.
Thời điểm đó, với luật chơi đơn giản, nó được xem như là một trị chơi vận động
nhẹ nhàng cho học sinh. Đến năm 1896, cái tên Mintonette đã được đổi thành
Volleyball (Bóng chuyền). Mơn thể thao này tiếp tục phát triển ở Bắc Mĩ và nhanh
chóng lan rộng ra các khu vực khác trên tồn thế giới.

Vận dụng 2 trang 13 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Tên gọi bằng tiếng
Anh của mơn Bóng chuyền là Volleyball có gợi ý gì cho các em về cách chơi của
mơn Bóng chuyền khơng?
Trả lời:
Từ volley có nghĩa là chuyền, từ ball có nghĩa là trái bóng.
⇒ Volleyball làm em gợi ra cách chơi của mơn thể thao này là thực hiện các động
tác chuyền bóng.
Vận dụng 3 trang 13 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Tên viết tắt của Liên
đồn Bóng chuyền Quốc tế và Liên đồn Bóng chuyền Việt Nam là gì?
Trả lời:
Tên viết tắt của Liên đồn Bóng chuyền Quốc tế: FIVB
Tên viết tắt của Liên đồn Bóng chuyền Việt Nam: VFV
Vận dụng 4 trang 13 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Bóng chuyền được
đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Olympic vào năm nào? Điều này có ý
nghĩa thế nào đối với sự phát triển của mơn Bóng chuyền?
Trả lời:
- Năm 1964, lần đầu tiên mơn Bóng chuyền được đưa vào chương trình thi đấu chính
thức của Thế vận hội Olympic tại Tokyo (Nhật Bản). Đây là cột mốc quan trọng
đánh dấu sự phát triển phổ biến của trị chơi trên phạm vi tồn thế giới.
- Từ năm 1964 đến nay, trước yêu cầu phát triển của mơn thể thao phạm vi tồn cầu,
Bóng chuyền đã có nhiều thay đổi về luật lệ, cũng như chiến thuật thi đấu của vận
động viên không ngừng phát triển và hồn thiện. Chính những điều này đã làm tăng
tính hấp dẫn cho mơn Bóng chuyền cũng như khích lệ sự xuất hiện của nhiều vận
động viên ưu tú và các đội mạnh trên thế giới.
- Các đội tuyển Bóng chuyền nữ có thành tích thi đấu được xếp hàng đầu trên thế
giới những năm gần đây là các đội của các nước Trung Quốc, Mĩ, Brazil, Italia, ...
Ở các đội nam là Brazil, Mĩ, Ba Lan, Nga, ... Bóng chuyền hiện là một trong năm
môn thể thao quốc tế lớn. FIVB là liên đoàn thể thao quốc tế lớn nhất trên thế giới
với 222 liên đoàn quốc gia trực thuộc, trụ sở chính đặt tại thành phố Lausanne, Thuỵ
Sĩ.




Vận dụng 1 trang 15 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Mơn Bóng rổ ra đời khi
nào?
Trả lời:
Bóng rổ là môn thể thao được ra đời vào năm 1891 do tiến sĩ James Naismith,
một giáo viên môn Giáo dục thể chất ở học viện Springfield thuộc bang
Massachusetts (Mĩ) sáng tạo nên.

Vận dụng 2 trang 15 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Tên viết tắt của Liên đồn
Bóng rổ Quốc tế và Liên đồn Bóng rổ Việt Nam là gì?
Trả lời:
Tên viết tắt của Liên đồn Bóng rổ Quốc tế: FIBA
Tên viết tắt của Liên đồn Bóng rổ Việt Nam: VBF
Vận dụng 3 trang 15 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Bóng rổ được đưa vào
chương trình thi đấu chính thức của Olympic vào năm nào? Điều này có ý nghĩa như
thế nào đối với sự phát triển của mơn Bóng rổ?
Trả lời:
Bóng rổ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Olympic vào năm 1904.
Sau thời điểm này, hiệp hội Bóng rổ được thành lập ở nhiều nước và bắt đầu có
những cuộc thi đấu quốc tế.


Vận dụng 1 trang 33 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Khi dẫn bóng di chuyển,
mắt nên nhìn bóng hay nhìn về phía trước? Vì sao?
Trả lời:
Khi dẫn bóng di chuyển, mắt khơng nên nhìn bóng mà mắt phải nhìn về phía trước
để quan sát đồng đội và đối phương.
Vận dụng 2 trang 33 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Khi dẫn bóng có được

ngửa tay đón bóng rồi tiếp tục dẫn bóng khơng? Vì sao?
Trả lời:
Khi dẫn bóng khơng được ngửa tay đón bóng rồi tiếp tục dẫn bóng vì phạm phải luật
Bóng rổ - dẫn bóng.
Vận dụng 3 trang 33 Giáo dục thể chất Bóng rổ lớp 10: Vận dụng kĩ thuật dẫn
bóng tại chỗ và trò chơi để rèn luyện nâng cao sức khoẻ.
Trả lời:
Các em tự vận dụng kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ (dẫn bóng tại chỗ nhanh bằng tay
thuận, dẫn bóng tại chỗ nhanh bằng tay khơng thuận, dẫn bóng di chuyển bằng hai
tay thuận, dẫn bóng di chuyển bằng hai tay khơng thuận) và trị chơi để rèn luyện
nâng cao sức khoẻ.
- Kĩ thuật dẫn bóng tại chỗ bằng tay thuận – tay khơng thuận

- Kĩ thuật dẫn bóng di chuyển bằng tay thuận – tay không thuận


- Trị chơi bổ trợ kĩ thuật dẫn bóng di chuyển bằng tay thuận – tay không thuận:
Vượt chướng ngại vật
+ Mục đích: Bổ trợ kĩ thuật dẫn bóng tay thuận – tay không thuận: Phát triển khả
năng phối hợp vận động.
+ Dụng cụ: Quả bóng rổ, cọc hình nón
+ Cách thực hiện: Người chơi chia thành hai hoặc ba đội, mỗi đội xếp thành một
hàng dọc và đứng sau vạch xuất phát. Phía trước vạch xuất phát của mỗi đội bố trí
năm cọc hình nón theo hàng dọc, mỗi cọc cách nhau 50 - 70 cm. Khi có hiệu lệnh
“Bắt đầu”, từng người chơi ở mỗi đội sẽ dẫn bóng di chuyển bằng tay thuận hoặc
tay khơng thuận về phía trước theo đường dích dắc, luồn qua các cọc rồi quay về
đưa bóng cho bạn tiếp theo và đứng ở cuối hàng. Khi có hiệu lệnh “kết thúc”, đội
nào có số lượt di chuyển nhiều hơn sẽ giành chiến thắng (H.3).
Lưu ý: Trong quá trình tham gia, người chơi khơng được sử dụng hai tay để dẫn
bóng, làm đổ cọc hoặc bỏ qua cọc. Tuỳ vào thể lực và trình độ của người chơi, có

thể tăng thêm số cọc.

Hình 3. Sơ đồ trò chơi “Vượt chướng ngại vật”


Vận dụng 1 trang 59 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Trình bày các giai
đoạn thực hiện kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà?
Trả lời:
+ Tư thế chuẩn bị:
Người tập đứng chân trước chân sau ở tư thế cao, cách cách lưới khoảng 3 m, thân
hơi ngả về trước, hai tay co tự nhiên. Mắt quan sát bóng để xác định vị trí và thời
điểm vào đà giậm nhảy.

+ Thực hiện động tác
Chạy đà: Khi đã xác định được điểm rơi của bóng thì người tập bắt đầu chạy đà,
mắt quan sát bóng. Tốc độ chạy đà nhanh dần và hạ thấp thân người. Bước cuối cùng
tốc độ nhanh và dài nhất, thân người hạ thấp nhất so với các bước trước để tạo đà
cho lực giậm nhảy. Tại thời điểm thực hiện bước cuối, chân sau nhanh chóng đuổi
kịp chân trước, cả hai chân lướt trên mặt sân và đặt vào vị trí giậm nhảy (khoảng
cách hai bàn chân rộng bằng vai). Khi hai chân chạm mặt sân thì khuỵu gối, hạ thấp
trọng tâm, thân người thẳng, đồngthời hai tay đưa ra sau sát thân người chuẩn bị cho
bật nhảy.

Giậm nhảy: Hai chân đạp mạnh theo phương thẳng đứng, duỗi các khớp gối, khớp
hông đồng thời hai tay chuyển động nhanh từ sau – xuống dưới – ra trước – lên cao
để phối hợp nâng cơ thể lên cao.


Trên khơng đập bóng: Sau khi gần độ cao tối đa thì tay đánh bóng (tay thuận)
chuyển động lên cao – ra sau, khuỷu tay cao hơn vai, lòng bàn tay hướng về trước,

tay còn lại co tự nhiên, hai chân hơi co ở khớp gối, ngực hơi ưỡn, thân người căng
như hình cánh cung. Khi bóng rơi vừa tầm đánh thì tay đánh bóng duỗi nhanh từ sau
– lên trên – ra trước đồng thời gập cổ tay để bóng cắm xuống, cùng lúc hóp bụng,
gập thân, chân lăng về trước để tăng lực, tay còn lại hạ thấp và co tự nhiên.

+ Kết thúc:
Sau khi bóng rời tay, thu nhanh tay để tránh chạm vào lưới. Tiếp xúc mặt sân bằng
hai nửa trước của bàn chân đồng thời khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm để giảm xung
lực. Sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị.

Vận dụng 2 trang 59 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Vì sau cần khuỵu
gối, hạ thấp người để hỗn xung trong giai đoạn tiếp đất sau khi thực hiện kĩ thuật
đập bóng?


Trả lời:
Khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm để giảm xung lực từ đó tránh bị mất đà, bị ngã.

Vận dụng 3 trang 59 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Vận dụng kĩ thuật
đập bóng chính diện theo phương lấy đà và trò chơi vận động vào tập luyện, vui chơi
để rèn luyện sức khoẻ.
Trả lời:
- Các em tự vận dụng kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà và trò chơi
vận động vào tập luyện, vui chơi để rèn luyện sức khoẻ (thi đập bóng).
- Kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà:
Tư thế chuẩn bị:

Thực hiện động tác:



Kết thúc:

- Trị chơi: Thi đập bóng
+ Dụng cụ: Bóng chuyền, giỏ đựng bóng.
+ Cách thực hiện: Người chỉ huy chia số người chơi thành 2 – 4 đội số lượng đều
nhau, xếp hàng dọc đứng sau vạch cuối sân. Khi có hiệu lệnh, người chơi đầu hàng
mỗi đội lấy bóng ở giỏ và thực hiện động tác đập bóng tại chỗ sao cho bóng rơi
vào khu vực quy định đặt cách đó 3 – 4m. Người đầu hàng thực hiện xong thì bạn
tiếp theo mới được thực hiện. Mỗi quả bóng vào đúng khu vực quy định thì được
tính 1 điểm, sau thời gian 2 phút, đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó chiến thắng.


Hình. Sơ đồ trị chơi “Thi đập bóng”


Vận dụng
Vận dụng 1 trang 30 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Trong tập luyện và
thi đấu bóng chuyền, bước lướt thường được sử dụng trong các trường hợp nào?
Trả lời:
Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, bước lướt thường được sử dụng trong các
trường hợp di chuyển bắt bóng, tung bóng.

Hình 1. Kĩ thuật Bước lướt
Vận dụng 2 trang 30 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Các tư thế chuẩn bị
nào được vận dụng khi thực hiện các bước di chuyển khác nhau?
Trả lời:
Tư thế chuẩn bị trung bình được vận dụng khi thực hiện các bước di chuyển khác
nhau.

Hình 1. Tư thế chuẩn bị trung bình

Vận dụng 3 trang 30 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Việc di chuyển
nhanh đến vị trí cần thiết để đánh bóng nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Việc di chuyển nhanh đến vị trí cần thiết để đánh bóng nhằm mục đích kịp thời đỡ
được bóng và ghi điểm.
Vận dụng 4 trang 30 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Vận dụng kĩ thuật
di chuyển cơ bản để vui chơi và rèn luyện sức khoẻ.
Trả lời:


- Các em tự vận dụng kĩ thuật di chuyển cơ bản (kĩ thuật bước thường, kĩ thuật
bước lướt, kĩ thuật bước chéo, kĩ thuật bước xoạc, …) để vui chơi và rèn luyện sức
khoẻ.
- Các kĩ thuật cơ bản:
+ Kĩ thuật Bước thường

+ Kĩ thuật Bước lướt

+ Kĩ thuật Bước chéo

+ Kĩ thuật Bước xạo


- Các em tham khảo trị chơi: Tranh bóng
+ Mục đích: Phát triển sức nhanh, tăng khả năng phản xạ và linh hoạt của nhóm cơ
chân.
+ Chuẩn bị: Bóng, cịi, rổ.
+ Cách tiến hành: Chia số người chơi thành hai đội đều nhau, xếp hàng dọc sau
vạch cuối sân đối diện. Khi có hiệu lệnh, người chơi di chuyển lên vạch 3m phía
sân mình, lấy bóng trong rổ (số lượng bóng bằng số lượng người chơi của mỗi đội)

và chạy về chạm tay bạn kế tiếp đồng thời bỏ bóng vào rổ của đội mình. Đội nào
hồn thành nhanh nhất sẽ chiến thắng.

Hình 1. Sơ đồ trị chơi Tranh bóng


Vận dụng
Vận dụng 1 trang 19 Giáo dục thể chất bóng chuyền lớp 10: Kích thước của sân
và chiều cao của lưới thi đấu bóng chuyền cho nam, nữ là bao nhiêu?
Trả lời:
- Sân thi đấu (Điều 1):
+ Khu vực sân đấu gồm sân thi đấu và khu tự do. Sân thi đấu Bóng chuyền có hình
chữ nhật và đối xứng, kích thước 18 × 9 m, xung quanh là khu tự do rộng tối thiểu
3 m về tất cả mọi phía.
+ Khoảng khơng tự do là khoảng khơng gian trên khu sân đấu mà khơng có vật cản
nào, có chiều cao tối thiểu 7 m tính từ mặt sân (H.1).

- Lưới (Điều 2):
+ Lưới được căng ngang trên đường giữa sân. Chiều cao mép trên của lưới nam là
2,43 m và của nữ là 2,24 m.
+ Hai băng giới hạn màu trắng dài 1 m, rộng 5 cm đặt ở hai bên đầu lưới thẳng góc
với giao điểm của đường biên dọc và đường giữa sân.
+ Băng giới hạn là một phần của lưới. Hai cột giới hạn (Ăng-ten) đường kính 10 mm
dài 1,8 m đặt đối nhau ở hai bên lưới, được buộc chặt sát với mép ngoài mỗi băng
giới hạn. + Phần cột giới hạn cao hơn lưới 80 cm, được sơn xen kẽ các đoạn màu
tương phản nhau, mỗi đoạn dài 10 cm. Cột giới hạn là một phần của lưới và giới hạn
2 bên của khoảng khơng gian bóng qua trên lưới (H.2).



×