Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị vật tư của công ty cơ – điện – đo lường – tự động hóa dknec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.12 KB, 72 trang )

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU

3

CHƯƠNG I/ TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY DKNEC

5

1.1. Lĩnh vực hoạt động

5

1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

7

1.3. Cơ sở vật chất

7

1.4. Thành tựu đạt đươc

8

CHƯƠNG II/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ
CỦA CÔNG TY DKNEC

10

2.1. Khái quát hoạt động nhập khẩu thiết bị của Cơng ty DKNEC



10

2.1.1. Nhập khẩu và vai trị của hoạt động nhập khẩu

10

2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu

12

2.1.3. Hình thức nhập khẩu thiết bị của Công ty DKNEC

14

2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị của Công ty DKNEC
2.2.1. Khái niệm và vai trò của nhà phân phối

18
18

2.2.1.1. Khái niệm nhà phân phối

18

2.2.1.2. Vai trò nhà phân phối

19

2.2.2. Điều kiện chung để trở thành nhà phân phối


22

2.2.3. Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị

24

2.2.3.1. Khái quát về sản phẩm nhập khẩu của Công ty

24

2.2.3.2. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm

27

2.2.3.3. Hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu

32

2.2.3.3.1. Mức tiêu thụ hàng nhập khẩu

32

2.2.3.3.2. Chính sách giá và quảng cáo khuyến mại trong tiêu thụ

35

2.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu
Công ty DKNEC đạt được
2.3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu thiết bị của Công ty DKNEC


36
44


2.3.1. Thành tựu

44

2.3.2. Hạn chế

45

2.3.3. Nguyên nhân

46

CHƯƠNG III/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA CƠNG TY DKNEC

48

3.1. Định hướng phát triển của Cơng ty trong những năm tới

48

3.2. Giải pháp của Công ty

50


3.2.1. Thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

50

3.2.2. Cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn 53
3.2.3. Duy trì và phát triển quan hệ với nhà cung ứng

58

3.2.4. Điều kiện Incoterms lựa chọn trong hợp đồng

59

3.2.5. Một số giải pháp khác

62

3.3. Kiến nghị của Công ty với Bộ và Nhà nước

63

3.3.1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính

63

3.3.2. Hồn thiện và minh bạch thủ tục hải quan

64

3.3.3. Chính sách quản lý ngoại hối và lãi suất cho vay


67

3.3.4. Chính sách đầu tư phát triển ngành vận tải,đặc biệt là vận tải biển 70
KẾT LUẬN

72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

  


LỜI MỞ ĐẦU
Gần 25 năm từ ngày thực hiện chính sách đổi mới năm 1986, nền kinh tế
nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với quá trình đổi mới đó, hoạt
động thương mại ở nước ta ngày càng phát triển, kéo theo đó là vai trị của các
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ngày càng được khẳng
định. Để mở rộng và phát triển hoạt động thương mại trong cơ chế thị trường,
các doanh nghiệp đã thiết lập nên một nhóm các giải pháp, một trong số đó là
khơng ngừng nâng cao hiệu quả cho công tác tạo nguồn hàng. Thực tế kinh
doanh đã chỉ ra rằng: có hai loại nguồn hàng là nguồn hàng tập trung ( doanh
nghiệp thực hiện theo đơn hàng của nhà nước, doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực cơng ích ) và nguồn hàng phi tập trung ( doanh nghiệp tự khai thác trên
thị trường để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh). Trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta như hiện nay, tỷ trọng nguồn
hàng phi tập trung là rất lớn và một phương thức đã được các doanh nghiệp lựa
chọn cho việc tạo nguồn hàng đó là thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Cơng ty Cơ – Điện – Đo lường – Tự động hóa DKNEC là một cơng ty đã lựa
chọn hình thức nhập khẩu hàng để tổ chức hoạt động kinh doanh đối với các
thiết bị điện công nghiệp. Giống như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu
cũng chịu ảnh hưởng rất lớn trên cả hai mặt thuận lợi và khó khăn từ các yếu tố
thuộc môi trường kinh tế vĩ mô như kinh tế chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội,
cạnh tranh và các yếu tố ở ngay chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp ln ln phải tìm được những giải pháp kịp thời để hạn chế tác động
không mong muốn từ phía các yếu tố này cũng như tận dụng triệt để cơ hội mà
các yếu tố này mang lại. Từ thực tế đó, trong q trình thực tập tại Công ty
DKNEC tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết bị vật
tư của Công ty Cơ – Điện – Đo lường – Tự động hóa DKNEC ” cho chun đề
tơt nghiệp của mình. Bài viết này cơ cầu gồm 3 chương
- Chương I: Tổng quan về Cơng ty hóa DKNEC


- Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị vật tư của Công ty
DKNEC
- Chương III: Giài pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thiết
bị vật tư của Công ty DKNEC.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Trần Việt Hưng cùng toàn bộ các
cô chú, anh chị trong Công ty DKNEC đã giúp tơi hồn thành chun đề này. Vì
thời gian thực tập khơng nhiều, với vốn kiến thức ít ỏi tích lũy được sau 4 năm
học tại trường, bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy cơ và bạn đọc.

CHƯƠNG I
TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY DKNEC


Tiền thân là trung tâm nghiên cứu ứng dụng về điện, đo lường, tin học và tự

động hóa thuộc Cơng ty cơ nhiệt điện lạnh bách khoa PLC, Công ty TNHH
DKNEC chính thức được thành lập từ năm 2000 và có tư cách pháp nhân độc
lập. Cơng ty DKNEC đặt trụ sở chính tại địa chỉ 105 Hồng Văn Thái – Thanh
Xn – Hà Nội, ngồi ra Cơng ty cịn có 4 xí nghiệp trực thuộc là Cơng ty cổ
phần DKNEC Sài Gịn (tại TP. Hồ Chí Minh); Cơng ty cổ phần DKNEC Miền
Trung (tại Đà Nẵng); Công ty TNHH khoa học cơng nghệ DKNEC Sao Kim (tại
Hải Phịng) và nhà máy chế tạo lắp ráp cơ khí tự động hóa DKNEC (tại Hà Nội).
Cơng ty DKNEC chun thiết kế, triển khai thi công lắp đặt, chuyển giao công
nghệ các cơng trình về lĩnh vực Điện, Đo lường, Tự động hóa đồng bộ trong
cơng nghiệp và là một trong các doanh nghiệp tự động hóa hàng đầu có khả
năng kết nối hồn hảo khơng gian nghiên cứu và ứng dụng.
1.1. Lĩnh vực hoạt động
Công ty DKNEC hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật cơng nghệ tự
động hóa với các mảng hoạt động về kỹ thuật , thương mại và dịch vụ
 Về hoạt động kỹ thuật: Công ty là nhà tích hợp hệ thống và cung cấp lắp đặt
các hệ thống tự động hóa đồng bộ cho các nhà máy công nghiệp. Công ty
DKNEC cung cấp cho khách hàng cơng nghiệp các sản phẩm và giải pháp hồn
thiện trong 5 lĩnh vực: Thiết bị điện, Hệ thống điện, Tự động hóa, Quy trình Tự
động hóa  và các sản phẩm tích hợp hệ thống tự động hố đồng bộ, các dây
chuyền công nghệ hiện đại trong các nhà máy cơng nghiệp
- Là nhà phân phối và tích hợp hệ thống tự động hóa của hãng SIEMENS,
chuyên cung cấp và tích hợp các hệ thống điện, đo lường, điều khiển, tự động
hóa đồng bộ trong các ngành cơng nghiệp rượu bia, nước giải khát, thực phẩm,
xử lý nước, xi măng, sắt thép và các nhà máy khai thác mỏ.
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các hệ thống tủ điện trung thế, hạ thế, tủ điều
khiển, tự động hóa trong công nghiệp.


- Thiết kế, chế tạo, cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hòa trung tâm, BMS cho
các cao ốc, khách sạn, hệ thống nhà nấu, hệ thống tank lên men, dây chuyền

chiết chai, hệ thống lạnh, hệ thống lò hơi, hệ thống xử lý nước, hệ thống thu hồi
khí cacbonic cho các nhà máy công nghiệp.
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các hệ thống điện chiếu sáng dân dụng, điện tử,
mạng máy tính cơng nghiệp…
 Về hoạt động thương mại: đến với DKNEC, khách hàng sẽ được cung ứng
các sản phẩm kỹ thuật điện và tự động hóa trong lĩnh vực công nghiệp và dân
dụng, các sản phẩm và cơng nghệ tự động hóa đồng bộ có xuất xứ rõ ràng, chất
lượng cao.
- Là nhà phân phối chính thức các thiết bị của hãng DANFOSS,
GRUNDFOS ( Đan Mạch ) gồm các loại máy bơm, sản phẩm điện lạnh ( hệ
thống kho lạnh, máy nén, thiết bị trao đổi nhiệt, van, phụ kiện hệ thống lạnh ),
sản phẩm điều khiển ( biến tần, khởi động mềm, cảm biến nhiệt độ, áp suất ).
- Là nhà phân phối và tích hợp hệ thống các sản phẩm hãng SIEMENS
(Đức): hệ thống đo lường, tự động hóa tổng thể cho các nhà máy bia công suất
lớn trên nền BRAUMAT.
- Là nhà phân phối câc thiết bị đóng cắt của hãng MOELLER.
 Về hoạt động dịch vụ: Công ty DKNEC là đại diện dự án (PA) thực hiện
việc tư vấn cung cấp giải pháp, triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng điện
tiêu thụ tại các nhà máy công nghiệp với nguồn vốn được tài trợ từ Quỹ Mơi
trường tồn cầu thuộc chương trình tiết kiệm năng lượng mà Bộ Cơng nghiệp
( nay là Bộ Công thương ) giao cho Cục Điều tiết điện lực triển khai.
1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
 Kể từ khi thành lập cho đến nay, đôi ngũ nhân lực của Công ty bao gồm 130
người trong đó có 3 tiến sỹ; 5 thạc sỹ; 52 kỹ sư; 30 cử nhân, cao đẳng; 40 nhân
viên kỹ thuật và công nhân lành nghề.


- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty được đào tạo chính quy tại các trường
đại học kỹ thuật hàng đầu trong nước, từ các hãng tự động hóa nổi tiếng thế giới
như SIEMENS, DANFOSS, GRUNDFOS, MOELLER với các chun ngành

đo lường, điều khiển, tự động hóa, cơng nghệ thơng tin, cơ khí, cơ điện tử; …có
khả năng triển khai các cơng trình có hàm lượng khoa học cơng nghệ và độ hiện
đại hóa cao.
- Bên cạnh đó, Cơng ty cịn có đội ngũ cố vấn kỹ thuật và cộng tác viên là
các nhà khoa học có uy tín của các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong
nước: Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện khoa học và công nghệ Quốc gia.
 Nguồn nhân lực này được Cơng ty cơ cấu tổ chức thành 5 Phịng ban có
chức năng, nhiệm vụ khác nhau song lại cùng hỗ trợ nhau trong việc hoàn thành
chỉ tiêu kinh doanh đặt ra, gồm: Phòng Kinh doanh, Phòng Thiết kế và Kỹ thuật;
Phịng Dự án, Phịng Kế tốn và Trung tâm giải pháp phần mềm. Các Phòng ban
này được tổ chức nhân sự theo mơ hình trực tuyến chức năng, theo đó mỗi
phịng ban sẽ có một trưởng phịng chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tất
cả các công việc của Phòng, đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo,
giám sát hoạt động của mỗi nhân viên trong Phòng. Cách thức tổ chức này giúp
Cơng ty đơn giản hóa được việc đào tạo nhân viên, phát huy đầy đủ những ưu
thế do chun mơn hóa cơng việc mang lại, đảm bảo thơng tin truyền đạt được
chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cấp cao thực hiện việc kiểm tra
hoạt động của mỗi Phòng ban.

1.3. Cơ sở vật chất
 Trong suốt q trình hoạt động của mình, Cơng ty Cơ – Điện – Đo lường –
Tự động hóa DKNEC không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, hướng tới việc
cung cấp sản phẩm rộng rãi đến tất cả các vùng trên cả nước. Bên cạnh trụ sở
chính tại địa chỉ 105 Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân – Hà Nội


Tel: (04) 38 538 394/ 35 665 203/ 35 665 336
Fax: (04) 35 656 082
Email:
Website: www.dknec.com.vn/ www.dknec.vn

Cơng ty cịn có 4 xí nghiệp trực thuộc được đặt tại 3 vùng trên cả nước. Đó là:
- Cơng ty Cổ phần DKNEC Sài Gòn địa chỉ 51A Đường số 2 – Tân Thanh
– Tân Phú – TP.Hồ Chí Minh. Tel 08 38 101 544
- Công ty Cổ phần DKNEC Miền Trung địa chỉ 41 Triệu Nữ Vương – Hải
Châu – TP. Đà Nẵng. Tel 0511 3211 763
- Công ty TNHH KHCN DKNEC Sao Kim địa chỉ 165 Đường Hà Nội Hồng Bàng – Hải Phịng. Tel: 0313 502 705
 Ngồi ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Công ty đã trang bị các
phương tiện kỹ thuật cho mỗi Phòng ban như máy tính có nối mạng Internet,
điện thoại cố định có thể liên lạc đồng thời trong nội bộ Cơng ty cũng như ngồi
Cơng ty, máy in, máy fax,…tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong việc gặp
gỡ, liên hệ khách hàng cũng như với nhà cung cấp để đàm phán, ký kết hợp
đồng và trao đổi các vấn đề phát sinh trong quá trình mua bán giữa các bên.
1.4. Thành tựu đạt được
Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ tự động
hóa, Cơng ty DKNEC đã triển khai thực hiện trên 460 cơng trình lớn nhỏ liên
quan đến điện, tự động hóa, đo lường điều khiển, trong đó có trên 200 cơng trình
phục vụ cho ngành Rượu Bia Nước giải khát và Công nghiệp Thực phẩm đạt
chất lượng cao và hiệu quả vượt trội. Với những thành tích đó, Cơng ty DKNEC
đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong cũng như ngoài nước trao
tặng nhiều giải thưởng cao quý:
- Hai giải nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam
VIFOTEC năm 2000 và năm 2004


- Cúp vàng ISO
- Cúp Nhà quản lý giỏi
- Cúp vàng Doanh nhân văn hóa
- Cúp vàng hội nhập và phát triển
- Huy chương vàng của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VẬT TƯ CỦA
CÔNG TY DKNEC
2.1. Khái quát hoạt động nhập khẩu thiết bị vật tư của công ty DKNEC
2.1.1. Nhập khẩu và vai trò của hoạt động nhập khẩu
Nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, theo đó để thúc đẩy quá trình


cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hoạt động thương mại giữ vai trò quan
trọng. Đặc biệt trong xu thế tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ như hiện nay hoạt
động thương mại nhất là thương mại quốc tế được đánh giá như một cầu nối gắn
kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.
 Thương mại quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển;
thực hiện phân công lao động một cách phù hợp nhất; tạo cơ hội cho các nước
khai thác được tiềm năng thế mạnh của các nước khác trên cơ sở tiếp thu những
tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý; thúc đẩy quá trình liên kết
kinh tế xã hội giữa các nước ngày càng thêm chặt chẽ; nâng cao khả năng tiêu
dùng và mức sống cho người dân; tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và mở rộng các mối quan hệ kinh tế. Như vậy thương mại quốc tế vừa
được coi là một ngành kinh tế, vừa được coi là một quá trình kinh tế.
 Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động: xuất nhập khẩu, dịch vụ
thương mại quốc tế, gia công quốc tế, tái xuất khẩu và chuyển khẩu, xuất khẩu
tại chỗ. Trong số đó, hoạt động xuất nhập khẩu là một nội dung chủ yếu. Theo
điều 28 Luật Thương mại Việt Nam 2005 nhập khẩu là việc hàng hóa được đưa
vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Căn
cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh
mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu; danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.
 Như trên đã nói, hoạt động xuất nhập khẩu giữ vai trị quan trọng trong q
trình phát triển kinh tế của mỗi nước. Nếu như hoạt động xuất khẩu tạo ra nguồn
vốn đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế và được các nước chú trọng đẩy mạnh
thì hoạt động nhập khẩu cũng có những tác động tích cực đối với quá trình phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Cụ thể:


- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng cơng nghiệp hóa đất nước. Tại Đại hội Đảng tồn quốc lần IX
nước ta đã xác định đến năm 2010 phấn đấu đạt tỷ trọng nông nghiệp từ 16%
đến 17%, tỷ trọng công nghiệp đạt từ 40% đến 41% và tỷ trọng dịch vụ đạt từ
42% đến 43%. Để làm được điều đó, chúng ta cần có sự đầu tư cho phát triển
ngành công nghiệp và dịch vụ. Một trong giải pháp được đưa ra đó là duy trì ở
một mức độ thích hợp tỷ lệ hàng nhập khẩu vì việc nhập khẩu sẽ giúp cung ứng
các yếu tố đầu vào kịp thời, có chất lượng cho q trình tái sản xuất.
- Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, đảm
bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. Đó là sự cân đối giữa xuất khẩu, nhập
khẩu và cán cân thanh toán quốc tế, giữa tích lũy với tiêu dùng, giữa khối lượng
hàng hóa và lượng tiền trong lưu thơng. Nhập khẩu, một mặt bổ sung lượng
hàng hóa trong nước khơng sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp
ứng đủ nhu cầu; mặt khác nó mang lại những lợi ích khi mà việc nhập khẩu một
mặt hàng nào đó được đánh giá là có lợi thế hơn so với việc tự sản xuất trong
nước. Những tác động này của hoạt động nhập khẩu được xem là tác động tích
cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân: đối với
những ngành trong nước sản xuất không hiệu quả hoặc không sản xuất được,
việc nhập khẩu sẽ giúp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước khi mà
người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, có cơ hội được tiêu dùng các
chủng loại hàng hóa phong phú và đa dạng hơn.

- Nhập khẩu tham gia vào việc giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp: với việc tận dụng được tiến bộ khoa học
công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác, khai thác cơ hội nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, việc nhập khẩu sẽ giúp khôi phục lại được
những ngành công nghiệp cũ đồng thời cũng mở ra những ngành mới.


- Nhập khẩu giữ vai trị tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu: thể hiện ở chỗ một
là nhập khẩu cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất trong đó có sản xuất hàng
xuất khẩu – điều này có vị trí quan trọng với các nước đang và kém phát triển;
hai là trong các quan hệ hợp đồng mà hình thức thanh tốn địi hỏi sự kết hợp
giữa xuất khẩu và nhập khẩu, việc nhập khẩu sẽ góp phần duy trì và phát triển
quan hệ giữa các đối tác; ba là trong các mối quan hệ dựa trên nguyên tắc có đi
có lại giữa các bên.
- Nhập khẩu làm môi trường cạnh tranh trên thị trường nội địa gay gắt hơn,
từ đó kích thích sản xuất trong nước cải tiến cơng nghệ và khơng ngừng hồn
thiện sản phẩm, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ cơng nghệ giữa Việt
Nam và các nước trên thế giới đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
sản phẩm của nước ta.
- Nhập khẩu làm cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Mối quan hệ kinh tế tốt đẹp sẽ góp phần đưa quan hệ ngoại giao giữa các nước
lên một tầm cao mới, hướng tới sự thân thiện và tinh thần hợp tác.
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
 Mục tiêu bao trùm nhất của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho
chủ sở hữu. Để đảm bảo đạt được mục tiêu đó, mỗi doanh nghiệp phải thường
xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bởi lẽ môi trường kinh doanh
luôn biến động không ngừng, trong bối cảnh như vậy việc làm này được đánh
giá là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của
những biến động đó đối với sự thành bại của doanh nghiệp.
 Hiệu quả hoạt động kinh doanh là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết

quả thu được so sánh với chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh thương mại, nói
cách khác đó là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong
quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào.
 Các chỉ tiêu thường sử dụng bao gồm:


Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
∑LN
(1) Tỷ suất lợi nhuận =
∑DT
Tỷ số này nói lên rằng trong một đồng doanh thu thu được có bao nhiêu đồng lợi
nhuận, tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả.
LNST
(2) Tỷ số doanh lợi doanh thu ROS =
∑DT
LNST
(3) Tỷ số doanh lợi tổng tài sản ROA =
∑TS
Các tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu ( tài sản ) từ hoạt động kinh
doanh tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu về khả năng hoạt động của doanh nghiệp
∑DT
(1) Hiệu suất sử dụng chi phí

H =
∑CP

Cho biết với một đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp sẽ thu về được bao nhiêu
doanh thu
∑DT

(2) Sức sản xuất của vốn lưu động

V =
∑VLĐ
∑DT

(3) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

H =
∑TS

V, H càng lớn thì vốn sử dụng càng hiệu quả, cho biết với một đồng vốn đầu tư
vào tài sản lưu động/cố định/ tổng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.


Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
DT bán hàng nhập khẩu trong nước (nội tệ)
Tỷ suât ngoại tệ nhập khẩu H =
Chi phí nhập khẩu (ngoại tệ)
Tỷ số này cho biết với mỗi đồng chi phí nhập khẩu bằng ngoại tệ sẽ thu về
tương ứng bao nhiêu đồng doanh thu bằng nội tệ. Doanh nghiệp chỉ thực hiện
hoạt động nhập khẩu khi tỷ suất này lớn hơn tỷ giá hối đối.
2.1.3. Các hình thức nhập khẩu thiết bị vật tư của công ty DKNEC
 Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần lựa chọn phương
thức kinh doanh phù hợp nhất với nguồn lực của mình để đảm bảo mang lại hiệu
quả cao trong quá trình hoạt động. Trong hoạt động nhập khẩu, mỗi doanh
nghiệp có thể lựa chọn một hoặc một số hình thức sau:
- Thứ nhất là nhập khẩu trực tiếp: đó là hình thức nhập khẩu do doanh nghiệp
tự thực hiện bằng danh nghĩa và chi phí của mình, lợi nhuận thu được doanh
nghiệp sẽ tích lũy để đầu tư phát triển cho doanh nghiệp mà không phải chia sẻ

cho các đối tượng khác. Với hình thức này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được
các chi phí trung gian, từ đó hạ giá thành sản phẩm đồng thời có thể tự mình
kiểm sốt và quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh.
- Thứ hai là nhập khẩu gián tiếp: đó là hình thức nhập khẩu thông qua trung
gian thương mại là đại lý nhập khẩu hoặc nhà môi giới. Thông thường doanh
nghiệp chọn đại lý làm trung gian trong các giao dịch của mình, cịn nhà mơi
giới chỉ lựa chọn trong các giao dịch với nguồn hàng đặc biệt hoặc trong các
giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch. Để việc giao dịch thông qua đại lý
đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần phải hiểu về đại lý, phải xây dựng được các tiêu
chuẩn tuyển chọn đại lý, xác định được số lượng đại lý phù hợp trên từng thị
trường hoạt động, có chính sách hoa hồng hợp lý, duy trì và phát triển quan hệ


với đại lý. Hình thức nhập khẩu này chỉ được sử dụng khi thị trường hoạt động
là mới hoặc tập quán thương mại trên thị trường buộc phải thực hiện buôn bán
qua trung gian. Nhập khẩu gián tiếp tuy làm tăng chi phí trung gian cho doanh
nghiệp, song doanh nghiệp có thể tận dụng được các mối quan hệ, kinh nghiệm
quản lý, cũng như hệ thống cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của các đại lý
trong quá trình hoạt động.
- Thứ ba là nhập khẩu ủy thác
+ Đó là hình thức doanh nghiệp nhận thực hiện hoạt động nhập khẩu cho
doanh nghiệp khác và được hưởng lợi theo một tỷ lệ thỏa thuận trên việc nhập
khẩu đó. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu
giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế. Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thơng tin về thị
trường, giá cả, khách hàng, có liên quan đến đơn hàng uỷ thác nhập khẩu. Bên
ủy thác phải thanh tốn cho bên nhận ủy thác phí ủy thác và các khoản phí tổn
phát sinh khi thực hiện ủy thác. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên
do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng.
+ Hình thức này có ưu điểm là giúp phát triển hoạt động thương mại dịch

vụ, tăng thu nhập cho doanh nghiệp nhận ủy thác, giúp bên nhận ủy thác tạo
dựng được uy tín với khách hàng và có thêm khách hàng mới khi họ thực hiện
tốt cơng việc của mình.
+ Tuy nhiên, với hình thức này, bên nhận ủy thác có thể phải chịu trách
nhiệm liên đới khi bên ủy thác không thực hiện tốt nghĩa vụ trong việc hoàn
thành thủ tục và thuế nhập khẩu dẫn đến các tranh chấp thương mại có thể xảy
ra giữa hai bên.
- Thứ tư là tạm nhập tái xuất
+ Đây là hình thức doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của một nước rồi
nhập về Việt Nam sau đó lại tái xuất khẩu sang nước thứ ba mà không qua chế
biến tại Việt Nam. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng


biệt – hợp đồng mua hàng do doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp xuất
khẩu và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp này ký với doanh nghiêp nhập
khẩu. Ở đây hợp đồng bán hàng không nhất thiết phải được ký trước hợp đồng
mua hàng. Cần lưu ý rằng hàng tạm nhập tái xuất được lưu tại Việt Nam khơng
q 120 ngày kể từ ngày hồn thành thủ tục hải quan nhập khẩu.
+ Hinh thức kinh doanh này cho phép doanh nghiệp thực hiện đầu cơ hàng
để hưởng chệnh lệch giá quốc tế: doanh nghiệp có thể mua hàng với khối lượng
lớn giá rẻ rồi phân nhỏ lượng hàng này bán cho nhiều nước với mức giá cao
hơn; tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp; tạo sự cân bằng trong cán cân thanh
tốn quốc tế giữa hai nước, khơng dẫn tới nhập siêu và đặc biệt hình thức này rất
hiệu quả trong trường hợp hai nước muốn có quan hệ thương mại với nhau
nhưng hàng nước này lại không có nhu cầu tại nước kia.
 Trên cơ sở nghiên cứu thị trường đồng thời dựa trên nguồn lực hiện có của
mình, Cơng ty DKNEC đã tiến hành việc nhập khẩu thiết bị vật tư dưới hình
thức nhập khẩu trực tiếp. Với hình thức này, hai bên sẽ nhanh chóng giải quyết
được việc thỏa thuận mua, bán để ký và thực hiện hợp đồng; tiết kiệm được thời
gian, chi phí đi lại mà vẫn mang lại hiệu quả.

 Các thiết bị vật tư Công ty DKNEC nhập về được thiết kế, chế tạo, lắp đặt
cho các cơng trình xây dựng, các nhà máy bia, rượu và nước giải khát. Sau khi
có đơn đặt hàng ở trong nước, Phịng Dự án và Phịng Kinh doanh sẽ tìm kiếm
các nhà sản xuất, mời chào giá và lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất dựa trên
các tiêu chí về giá cả, chất lượng thiết bị vật tư và đặc biệt là xuất xứ sản phẩm.
Hai bên đàm phán, thương thảo để tiến tới ký kết hợp đồng. Các hợp đồng nhập
khẩu được thành lập dưới hình thức ký gián tiếp, theo đó các thư từ sử dụng
trong quá trình giao dịch sẽ thành lập nên hợp đồng bao gồm đơn đặt hàng của
Công ty DKNEC và thư chấp nhận của người bán. Thơng thường một hợp đồng
được ký kết trong vịng 3 tuần vì sau khi nhận được đơn đặt hàng từ phía Cơng
ty DKNEC, phía người bán sẽ có hai tuần để kiểm tra khả năng giao hàng cũng


như lượng hàng tồn kho của mình liệu có phải sản xuất mới không để cung ứng
cho bên kia rồi gửi lại order confirmation cho Cơng ty DKNEC, khi đó hợp
đồng được thành lập.
 Phần lớn nguồn hàng được nhập chủ yếu từ một số hãng nước ngồi dưới
hình thức Cơng ty DKNEC là nhà phân phối chính thức. Với vai trị này, Cơng
ty DKNEC hoạt động như một trung gian kinh tiêu vì Cơng ty sẽ hoạt động với
danh nghĩa và chi phí của mình, các quan hệ hợp đồng mua hàng được thiết lập
mang tính dài hạn và thường xuyên với bên xuất khẩu, Công ty tự thu xếp về
mặt tài chính. Theo đó, Cơng ty sẽ mua hàng từ người xuất khẩu và tự tổ chức
việc tiêu thụ hàng theo ý muốn của mình, lợi nhuận thu được chính là chênh
lệch giữa chi phí mua hàng so với doanh thu bán hàng.
2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị vật tư của công ty DKNEC
2.2.1. Khái niệm và vai trò nhà phân phối trong cung ứng hàng hóa
2.2.1.1. Khái niệm nhà phân phối
 Cung ứng hàng hóa là một chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tổ
chức đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ để đáp ứng một cách đúng
đắn và hiệu quả nhu cầu của thị trường. Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp đó

là làm thế nào để đưa hàng hóa đến được với người tiêu dùng và được người tiêu
dùng chấp nhận?
Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất những sản phẩm có chất lượng hồn
hảo nhất (định hướng hoạt động kinh doanh vào hoàn thiện sản phẩm), hoặc tập
trung tăng quy mô sản xuất giảm giá thành sản phẩm (định hướng hoạt động
kinh doanh vào sản xuất) hay tập trung mọi nguồn lực vào việc thúc đẩy tiêu thụ
và khuyến mãi (tập trung vào bán hàng)… thì liệu rằng khi lựa chọn triết lý kinh
doanh như vậy doanh nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả để đạt được
những mục tiêu đã đặt ra hay không? Đến những năm 1950, một triết lý kinh
doanh mới đã ra đời – đó là quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing –
doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu và mong muốn của thị trường mục


tiêu từ đó tìm mọi cách đảm bào sự thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn ấy
bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Và phương
thức được các doanh nghiệp sử dụng lúc này chính là marketing-mix. Đó là một
tập hợp các biến số (gồm chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá cả, chiến
lược phân phối và chiến lược xúc tiến) mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt được
và được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnh
hưởng có lợi đối với khách hàng mục tiêu. Trong marketing-mix, chiến lược
phân phối sẽ trực tiếp trả lời cho câu hỏi làm thế nào để đưa hàng hóa đến với
người tiêu dùng dựa trên cơ sở hoạt động của các kênh phân phối.
 Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ
thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người
tiêu dùng. Họ thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng
cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng cơng nghiệp để họ có thể mua và sử
dụng. Tham gia vào kênh phân phối đó là các trung gian phân phối bao gồm có
nhà bán bn, nhà bán lẻ, đại lý môi giới và nhà phân phối. Nhà phân phối chính
là một trung gian thực hiện các chức năng phân phối trên thị trường công
nghiệp, họ nằm giữa nhà sản xuất và người sử dụng công nghiệp. Một nhà phân

phối sẽ thưc hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập thông tin lập chiến lược phân phối.
- Xúc tiến khuyêch trương sản phẩm
- Phân phối vật chất: vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa.
- Thiết lập các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng
- Hoàn thiện hàng hóa giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
- San sẻ các rủi ro liên quan đến quá trình phân phối.
2.2.1.2. Vai trị của nhà phân phối trong cung ứng hàng hóa.
 Vai trị quan trọng nhất của nhà phân phối đó là thực hiện việc luân chuyển
hàng hóa từ người sản xuất đến người sử dụng cơng nghiệp, việc làm này sẽ


giúp khắc phục được sự khác biệt về mặt thời gian, khơng gian và quyền sở hữu
hàng hóa giữa nhà sản xuất và người sử dụng cơng nghiệp. Hàng hóa có đến
được với người sử dụng trong khoảng thời gian nhanh nhất hay không là phụ
thuộc vào khả năng tổ chức và quản lý hoạt động của nhà phân phối cũng như
mối quan hệ giữa nhà phân phối với nhà sản xuất và người sử dụng công nghiệp.
 Trong quá trình thực hiện việc cung ứng hàng hóa, nhà phân phối sẽ tối thiểu
hóa số lần tiếp xúc bán cần thiết giữa người sản xuất với người sử dụng công
nghiệp mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của thị trường mục tiêu. Điều này làm
tăng hiệu quả hoạt động cho nhà sản xuất. Thay vì tự mình thực hiện phân phối
sản phẩm, khi sử dụng nhà phân phối, nhà sản xuất sẽ tận dụng được kinh
nghiệm, các mối quan hệ cũng như năng lực chuyên môn của họ cho việc cung
ứng hàng hóa tới người sử dụng, đảm bảo sự linh hoạt trong tiêu thụ cũng như
tiến độ giao hàng cam kết, từ đó tạo dựng uy tín của nhà sản xuất với khách
hàng. Với việc thiết lập số lần tiếp xúc giữa hai bên ở mức thấp nhất, nhà phân
phối đã giúp nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí làm giảm giá thành sản phẩm,
tiết kiệm được thời gian trong khi vẫn mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Sơ đồ 1: Nhà phân phối giúp tăng hiệu quả tiếp xúc
Nhà SX


Người SDCN

Nhà SX

Nhà SX

Người SDCN

Nhà SX

Nhà SX

Người SDCN

Nhà SX

Số lần tiếp xúc 9

Người SDCN

Nhà phân
phối

Người SDCN

Người SDCN

Số lần tiếp xúc 6



 Nhà phân phối làm cho cung và cầu phù hợp một cách trật tự và có hiệu quả.
Nhà phân phối khơng chỉ đưa hàng hóa đến những nơi có nhu cầu mà họ còn
giúp nhà sản xuất khai thác được những thị trường tiềm năng – nơi mà sản phẩm
của nhà sản xuất chưa được biết đến một cách phổ biến.
 Nhà phân phối là một mắt xích khơng thể thiếu trong quá trình tái sản xuất
của mỗi doanh nghiệp, vai trị của họ là khơng thể phủ nhận cả trên thị trường
hàng tiêu dùng và thị trường hàng công nghiệp. Tuy nhiên do sự khác biệt trong
tiêu thụ hai mặt hàng này nên kênh phân phối mà các nhà sản xuất sử dụng
cũng không giống nhau. Người sử dụng cơng nghiệp có số lượng ít, lại tập trung
về mặt địa lý và mua với khối lượng hàng lớn nên khác với kênh phân phối hàng
tiêu dùng, kênh phân phối hàng cơng nghiệp ngắn hơn và thường chỉ có một
hoặc khơng có trung gian
Sơ đồ 2: Các kênh marketing phổ biến cho hàng công nghiệp
Nhà SX

Nhà SX

Nhà SX

Nhà SX

Đại lý

Đại lý
đ

Người PPCN

Người SDCN


Người SDCN

Người PPCN

Người SDCN

Người SDCN

- Kênh thứ nhất là kênh trực tiếp, theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng lực lượng
bán hàng của chính mình, tự tổ chức và quản lý mọi hoạt động để đưa sản phẩm
đến cho người sử dụng công nghiệp. Kênh này thường được áp dụng khi người
mua là các khách hàng lớn, sản phẩm có giá trị đơn vị cao có yêu cầu lắp đặt và
hướng dẫn sử dụng.



×