Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

luận văn kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH BOT cầu rạch mễu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.59 KB, 52 trang )


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG KHỞI





BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

GVHD: NGUYỄN HỮU CƯỜNG
SVTH: VÕ HỒNG PHƯỚC
MSSV: 09CD00047
LỚP: KẾ TOÁN DN K2
KHÓA: 2010-2012







Bến Tre,ngày 8 tháng 3 năm
2012



LỜI CẢM ƠN


Kính gửi: - Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng nghề Đồng Khởi;
- Giáo viên hướng dẫn thầy Nguyễn Hữu Cường.

Trong thời gian học ở trường Cao Đẳng nghề Đồng Khởi em đã nhận được sự
giúp rất nhiều từ thầy cô và các bạn trong trường. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô đã hết lòng dìu dắt chúng em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy nguyễn Hữu Cường đã giúp đỡ chúng em hoàn
thành chuyên đề báo cáo thực tập nghề nghiệp kì này.
Em xin cám ơn Ban lãnh đạo và các phòng ban Công ty TNHH BOT cầu Rạch
Miễu đã hướng dẫn em tiếp cận thực tế, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết tạo điều
kiện thuận lợi để hoàn thành chuyên đề báo cáo nghề nghiệp.
Cuối lời em xin chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe, luôn thành đạt trong
công việc và cuộc sống./.
















i


































NH
ẬN XÉT CỦA
ĐƠN V
Ị THỰC TẬP


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Bến Tre, ngày….,tháng…….năm 2012
ii






























NH

ẬN XÉT CỦA GIÁO VI
ÊN HƯ
ỚNG DẪN


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Bến Tre, ngày….,tháng…….năm 2012
iii

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài

Qua quá trình tìm hiểu tại công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu tôi nhận thấy rằng
Kế toán vốn bằng tiền đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh. Sử
dụng và quản lý Vốn bằng tiền là yếu tố quyết định hiệu quả và chất lượng hoạt động
của đơn vị.
Việc hạch toán Vốn bằng tiền là cần thiết, đặc biệt trong điều kiện đổi mới về cơ
chế quản lý và tự chủ về tài chính thì Vốn bằng tiền lại càng có vị trí đặc biệt quan
trọng. nó thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao, đam lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đề tài “ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN” tại Công ty
TNHH BOT Cầu Rạch Miễu là công cụ đắc lực giúp em tìm hiểu về các chế độ hạch
toán nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài này là đi sâu phân tích vốn bằng tiền. Đánh giá tình
hình hạch toán và sử dụng vốn bằng tiền tại đơn vị.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ đi sâu phân tích những mục tiêu cụ thể sau
đây:
Phân tích tiền mặt
Phân tích tiền gửi ngân hàng
Phân tích tiền đang chuyển
2.1 Nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của đề tài được chia thành bốn chương, mỗi chương sẽ
trình bày những vấn đề riêng liên quan đến việc quản lý và sử dụng Vốn bằng tiền tại
đơn vị như các cơ sở lý luận về Vốn bằng tiền, nội dung, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch
toán. Thực trạng Kế toán Vốn bằng tiền tại công ty như tổ chức nhân sự, công tác kế
toán, hình thức kế toán sử dụng, kế toán chi tiết và sơ đồ kế toán. Sau đó nhằm đưa ra
các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng Vốn bằng tiền tại đơn vị.

iv


3. Phạm vi nghiên cứu:
3.1 Không gian
Đề tài thực hiện tại Công ty TNHH BOT
4.2: Thời gian:
Số liệu được thu thập từ năm 2008-2010
4.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Đây là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành bằng cách:
Tìm hiểu, thu thập số liệu trực tiếp từ công ty
 Nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu cùng các thông tin, những quy định văn bản của
Nhà nước và quy định cụ thể của đơn vị .
 So sánh cách làm thực tế tại đơn vị với chuẩn mực kế toán của kế toán Việt
Nam
4.4 Đối tượng nghiên cứu:
Các phiếu thu, chi
Bảng kê chi tiền, thu tiền
Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi
Biên lai thu tiền, chi tiền
Sổ cái














v

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời mở đầu
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1. Tổng quan về vốn bằng tiền của Doanh Nghiệp 1
1.1.1: Khái niệm: 1
1.1.2: Sự cần thiết của vốn bằng tiền 1
1.1.3: Nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền 2
1.2 – Nội dung nhiệm vụ kế toán 2
1.2.1: Nội dung 2
1.2.2: Nhiệm vụ 3
1.2.3: Nguyên tắc hạch toán 3
1.3- Kế toán tiền mặt 4
1.3.1:Giới thiệu đối tượng tiền mặt 4
1.3.2: Nguyên tắc quản lý tiền mặt 4
1.3.3: Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 4
1.4 – Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
tiền mặt 6
1.4.1: Hình thức tăng tiền mặt 6
1.4.2: Hình thức giảm tiền mặt 7
1.5 Kế toán tiền gửi ngân hàng 11
1.5.1: Giới thiệu 11
1.5.2: Nguyên tắc quản lý 11

1.5.3: Chứng từ sử dụng 11
1.5.4: Tài khoản sử dụng
12
1.5.5: Nguyên tắc hạch toán 12
1.5.6: Trình tự hạch toán 13
1.5.6.1: Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi 13
vi

1.5.6.2: Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi 13
1.6 – Kế toán tiền đang chuyển
15
1.6.1: Giới thiệu 15
1.6.2: Chứng từ ghi sổ 16
1.6.3: Tài khoản sử dụng 16
1.6.4: Sơ đồ 16
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH BOT CẦU

RẠCH MIỄU 18
2.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH BPOT cầu Rạch
Miễu 18
2.1.1: Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH BOT cầu
Rạch Miễu 18
2.1.2: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 18
2.2- Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty 19
2.2.1: Tổ chức bộ máy quản lý 19
2.2.2: Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 20
2.2.3: Tổ chức sản xuất 22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG CÔNG
TY TNHH BOT CẦU RẠCH MIỄU 23
3.1- Tổ chức bộ máy kế toán 23

3.1.1: Tổ chức nhân sự 23
3.1.2: Tổ chức công tác kế toán 23
3.2- Thực trạng công tác kế toán 29
3.2.1: Tầm quan trọng và nhiệm vụ của phần hành kế toán 29
3.2.2: Nhửng quy định chung 30
3.2.3: Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu 30
3.2.3.1: Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng 31
3.2.3.2: Trình tự luân chuyển chứng từ 31
3.2.3.4: Tài khoản sử dụng 33
3.3.4: Kế toán tiền gửi ngân hàng 35
3.3.4.1: Chứng từ ghi sổ 35
vii

3.3.4.2: Trình tự luân chuyển chứng từ 36
3.3.4.3: Thu tiền gửi ngân hàng 37
3.4.3.4: Chi tiền gửi ngân hàng 37
3.3.4.5: Phương pháp kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng 37

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT- KIẾN NGHỊ 41

4.1- Nhận xét 41
4.2 – Kiến nghị 41
KẾT LUẬN 42























viii

















NỘI DUNG






















CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

1.1 Tổng quan về vốn bằng tiền của doanh nghiệp:
1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc loại tài sản lưu

động của Doanh Nghiệp được hình thành trong các quan hệ mua bán, trao đổi, thanh
toán là một “ loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất có thể dùng để thanh toán ngay
các khoản nợ vì vậy chúng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh” (
Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, khoa kế toán kiểm toán, bộ môn kế toán tài chính
phần 1,2, phần 2.1.1.1 trang 62) của Doanh Nghiệp (DN).
Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của Doanh Nghiệp được chia thành :
 Tiền Việt Nam: tiền bao gồm tất cả các loại tiền xu, tiền giấy, séc, các khoản tiền
gửi ở ngân hàng.
 Ngoại tệ; là loại tiền phù hiệu, đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng
nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức trên thị
trường Việt Nam như các đồng đô la mỹ (USA), Bảng Anh(GBP), phrăng
Pháp(FFr), yên Nhật(JPY), đô la Hồng Kông(HKD)…
 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu trữ chủ yếu là
vì mục tiêu an toàn hoặc mục đích bất thường khác chứ không phải vì mục đích
thanh toán trong kinh doanh.
Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của Doanh Nghiệp bao gồm:
 Tiền tại quỹ: gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý,
ngân phiếu hiện đang giữ tại két của DN để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trực tiếp
hàng ngày trong sản xuất kinh doanh.

 Tiền gửi ngân hàng: là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý DN
đang gửi tại tài khoản của DN tại Ngân hàng.
 Tiền đang chuyển: là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thành chức năng
phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng thái này sang
trạng thái khác.
1.1.2 Sự cần thiết của vốn bằng tiền trong Doanh nghiệp:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh Vốn bằng tiền luôn luôn giữ một vai trò rất
quan trọng, vô cùng cần thiết không thể thiếu được, đặc biệt trong điều kiện đổi mới
về cơ chế quản lý và tự chủ về tài chính thì vốn bằng tiền lại càng có vị trí đặc biệt
quan trọng, nó thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao,

đem lại lợi nhuận cho DN. Vốn bằng tiền là một loại vốn có tính lưu động nhanh
chóng vào mọi khâu của quá trình sản xuất. Trong điều kiện hiện nay DN càng phải
xây dựng một cơ chế quản lý vốn một cách hợp lý, tiện lợi trong việc thu chi tiền mặt,
thanh toán qua ngân hàng, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong
Doanh Nghiệp mà còn tiết kiệm được thời gian, công sức góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
Để đảm bảo lượng tiền vừa đủ đề sử dụng trong từng giai đoạnkhác nhau trong
năm.
1.1.3 Nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ của nhà nước
theo các nguyên tắc sau đây:
 Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt
Nam, trừ trường hợp được pháp sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác.
 Ở các DN có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng phải quy đổi
ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (tỷ giá hối đoái
giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán.
Trong trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào ngân hàng hoặc
thanh toán công nợ ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng
Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên có các TK 1112, 1122 được
quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 hoặc TK 1122

theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; Nhập
sau, xuất trước; Thực tế đích danh.( như một loại hàng hóa đặc biệt)
1.2 Nội dung, nhiệm vụ kế toán, nguyên tắc hạch toán:
1.2.1 Nội dung:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng
nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của DN hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa sản xuất
kinh doanh vừa là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy,
quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi DN phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng

tiền có tính luân chuyển cao cho nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp. Vì thế
trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi sự
ăn cắp và lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải
tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà Nước.
1.2.2 Nhiệm vụ kế toán:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động
của DN được hình thành trong các quan hệ mua bán, trao đổi, thanh toán là một “loại
tài sản có tính thanh khoản cao nhất có thể dùng để thanh toán ngay các khoản nợ vì
vậy chúng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh” của Doanh
Nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán là:
 Theo dõi tình hình thu, chi tăng, giảm, thừa, thiếu và số hiện có của tứng loại vốn
bằng tiền.
 Giám đốc thường xuyên xem xét tình hình thực hiện chế độ quản lý tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng.
 Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ, thường xuyên kiểm tra
đối chiếu số liệu của Thủ quỹ với kế toán tiền mặt.
 Tham gia vào công tác kiểm kê quỹ tiền mặt, phản ánh kết quả kiểm kê kịp thời.
1.2.3 Nguyên tắc hạch toán:
- Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá trị là “đồng Việt Nam”
để phản ánh tổng hợp các loại vốn bằng tiền.
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “ đồng Việt Nam” để ghi
sổ kế toán, đồng thời phải theo dõi cả nguyên tệ của các loại ngoại tệ đó.

- Đối với vàng bạc, kim khí quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền, chỉ áp dụng cho
DN không kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng
lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị từng loại, từng thứ. Giá nhập vào trong kỳ
được tính theo giá thực tế, còn giá xuất có thể được tính theo một trong các phương
pháp sau:
 Phương pháp bình quân gia quyền căn cứ vào giá đầu kỳ và giá các lần nhập

trong kỳ.
 Phương pháp nhập trước, xuất trước
 Phương pháp nhập sau, xuất trước
 Phương pháp thực tế đích danh
- Phải mở sồ chi tiết cho từng loại ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo đối
tượng, chất lượng Cuối kỳ hạch toán phải điều chỉnh lại giá trị ngoại tệ, vàng bạc,
kim khí quý, đá quý theo gí vào thời điểm tính toán để có được giá trị thực tế và
chính xác.
Nếu thực hiện đúng các nhiệm vụ và nguyên tắc trên thì hạch toán vốn bằng tiền.
Chủ động trong việc thực hiện kế hoạch thu, chi và sử dụng vốn có hiệu quả.
1.3 Kế toán tiền mặt:
1.3.1 Giới thiệu đối tượng tiền mặt:
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do Thủ quỹ bảo quản tại quỹ của DN. Bao gồm tiền
mặt Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, tín phiếu và ngân phiếu.
Chỉ phản ảnh vào tài khoản 111: “tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập,
xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển ngay vào Ngân hàng (không
qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên nợ TK 111 “tiền mặt” mà ghi vào
bên nợ TK 113 “tiền đang chuyển”.
1.3.2 Nguyên tắc quản lý tiền mặt:
Trong mỗi Doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp. Số tiền thường xuyên tồn tại
quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này tùy thuộc vào quy mô, tính
chất hoạt động, ngoài số tiền trên doanh nghiệp phải mở tài khoản để gửi tiền tại ngân
hàng hoặc các tổ chức tín dụng.

Các tài khoản tiền mặt do các doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại
Doanh Nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.
1.1.3 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
Khi tiến hành nhập – xuất tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký
của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chứng

từ kế toán. Một số trường hợp nhất định phải có lệnh nhập, xuất quỹ đính kèm.
Ngoài phiếu thu, phiếu chi là căn cứ chính để hạch toán vào tài khoản 111 còn
cần có các chứng từ gốc liên quan đính kèm như: giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh
toán tiền tạm ứng, hóa đơn mua, bán hàng, giấy nộp tiền…
Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép
hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền.
Ở những DN có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì
được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán .
Bên có các tài khoản 1112 được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá
mua hoặc tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: bình quân
gia quyền; nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước; thực tế đích danh (như một
loại hàng hóa đặc biệt).
Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK
007 “Ngoại tệ các loại “ (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán).
 Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng
cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, kim khí quý, đá quý ở các
doanh nghiệp có vàng, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì việc nhập, xuất
được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để thanh toán, chi trả
được thanh toán như các loại ngoại tệ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111- Tiền mặt.
Bên nợ:
 Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ

 Số tiền mặt,ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi
kiểm kê.
 Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với

tiền mặt ngoại tệ).
Bên có:
 Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ,
 Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi
kiểm kê.
 Tài khoản 1113 - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: phản ánh giá trị vàng, bạc, kim
khí quý, đá quý nhập xuất, tồn quỹ.(Nhà xuất bản lao động – xã hội (2006), chế
độ kế toán Việt Nam, trang 20-24).
1.4 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt:
1.4.1 Các nghiệp vụ làm tăng tiền mặt tại quỹ:
(1) Thu tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lao vụ nhập quỹ tiền mặt
của đơn vị:
Nợ TK 111: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu
Có TK 3331: (Nếu nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
(2) Khi phát sinh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ như: thu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu về
thanh lý nhượng bán tài sản… nhập quỹ tiền mặt
Nợ TK 111: - Tiền mặt
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711: Thu nhập khác (chưa thuế)
Nếu DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711: Thu nhập khác

(3) Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiển mặt; vay dài hạn, vay ngắn hạn về

nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 311: Vay ngắn hạn ngân hạng
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
(4) Các khoản tiền thừa phát hiện khi kiểm kê:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có Tk 338 (3381):Tài sản thừa chờ xử lý
Có TK 338 (3388): Phải trả phải nộp khác


1.4.2 Các nghiệp vụ làm giảm tiền mặt tại quỹ:
(1) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng ghi:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111: Tiền mặt
(2) Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công
ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh ghi:
Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221: Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh
Nợ TK 223: Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 228: Đầu tư dài hạn khác
Có TK 111: Tiền mặt
(3) Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược ghi:
Nợ TK 144: Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn
Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 111: Tiền mặt
(4) Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng:
 Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch


vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, tính theo phương pháp khấu trừ ghi:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình (giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111: Tiền mặt
 Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án
được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động
văn hóa , phúc lợi được trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi ghi:
Nợ TK 211, 213…(Tổng giá thanh toán)
Có TK 111: Tiền mặt
Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ
đầu tư phát triển và được dùng vào sản xuất kinh doanh kế toán ghi tăng nguồn
vốn kinh doanh khi quyết toán vốn đầu tư cơ bản được duyệt ghi:
Nợ TK 441,414: …
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
(5) Xuất quỹ tiền mặt cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, chi sửa chữa lớn
TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
ghi:
Nợ TK 214: XDCB dở dang
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111: Tiền mặt
(6) Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về
nhập kho để dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (theo phương pháp kê khai thường
xuyên), ghi:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156: Hàng hóa (giá mua chưa có thuế)

Nợ TK 157: Hàng hóa gửi đi bán
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111: Tiền mặt
(7) Xuất quỹ tiền mặt mua vật tư hàng hóa dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, nhập kho (theo phương
pháp kiểm kê định kỳ), ghi:
Nợ TK 611: Mua hàng
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111: Tiền mặt
Nợ các TK 621, 627, 641, 642,…
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111: Tiền mặt
(8) Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:
Nợ TK 635, 811: …
Có TK 111: Tiền mặt
(9) Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên
nhân ghi:
Nợ Tk 138:Phải thu khác
Có TK 111: Tiền mặt





















SƠ ĐỒ 2.1 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN MẶT
111 (1111)
112 (1121) 112
Rút tiền gửi ngân hàng nhập Gửi tiền vào ngân hàng
quỹ tiền mặt
131,136,138 152,153,156,
211,213,157,611
Thu hồi các khoản nợ phải thu mua vật tư hàng hóa, công c

141,144,224 TSCĐ bằng tiền mặt
Thu hồi các khoản ký cược 133
ký quỹ dài hạn Thuế GTGT
121,128,221 141,144,244

222,223,228 Chi tạm ứng,ký cư
ợc,
Thu hồi các khoản đầu tư ký quỹ bằng tiền mặt
121,128,221,222

515 635 223,228
Lãi Lỗ Đầu tư ngắn hạn, dài hạn

311,315,331,
311,341 333,334,336,338
Vay ngắn hạn dài hạn Thanh toán nợ bằng
ti
ền mặt
411,441 627,641,642,635

Nhận góp vốn, vốn cấp bằng tiền 811
Chi phí phát sinh bằng
511,512,711 tiền mặt
Doanh thu, thu nhập khác


1.5 Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.5.1 Giới thiệu đối tượng tiền gửi ngân hàng
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các khoản thanh toán giữa DN với các cơ
quan tổ chức kinh tế khác được thực hiện chủ yếu qua Ngân hàng, đảm bảo cho việc
thanh toán vừa an toàn, vừa thuận tiện, vừa chấp hảnh nghiêm chỉnh kỷ luật thanh
toán.
Theo chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, toàn bộ
số tiền của DN, trừ số tiền được giữ tại quỹ tiền mặt (theo thõa thuận của DN với
Ngân hàng ) đều phải gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc. Các khoản tiền của
DN tại Ngân hàng bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý
trên các tài khoản tiền gửi chính, tiền gửi chuyên dùng cho các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt.
Để chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đòi hỏi DN phải theo dõi chặt chẽ tình hình
biến động và số dư của từng loại tiền gửi.

1.5.2 Nguyên tắc quản lý tiến gửi ngân hàng:
Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của DN là các giấy báo
có, giấy báo nợ hoặc các bảng sao kê của Ngân hàng kèm theo chứng từ gốc như ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng
gửi đến, kế toán phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo chứng
từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với
ngân hàng thì vẩn phải ghi theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi
riêng ở tài khoản phải thu hoặc phảo trả khác, đồng thời thông báo cho ngân hàng đối
chiếu xác minh lại.
Đối với những DN, có những tổ chức, bộ phận trực thuộc có thể mở tài khoản
chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận lợi cho việc giao

dịch, thanh toán. Kế toán phải tổ chức kế toán chi tiết theo từng loại tiền gửi từng ngân
hàng, kho bạc, công ty tài chính để tiện cho việc đối chiếu.


1.5.3 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng để làm căn cứ ghi sổ:
 Ủy nhiệm chi
 Ủy nhiệm thu
 Giấy báo nợ
 Giấy báo có
 Sổ ch tiết tiền gửi các ngân hàng
 Sổ tiền gửi
 Sổ các tài khoản 112
1.5.4 Tài khản sử dụng
Để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có của các tài khoản tiền gửi của DN
kế toán sử dụng tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng, tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ:
Số dư bên nợ

 Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại ngân
hàng.
 Chênh lệch thừa chưa rõ nguyên nhân
 Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi đánh giá lại số dư ngoại tệ vào cuối kỳ
Bên có:
 Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng
 Chênh lệch thiếu chưa rõ nguyên nhân.
 Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm khi đánh giá lại vào cuối kỳ
Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2:
 Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền gửi vào rút ra,và hiện đang gửi
tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam.

 Tài khoản 1122- Ngoại tệ: phản ánh số tiền gửi vào ngân hàng, rút ra và hiện đang
gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
 Tài khoản 1123- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: phản ánh giá trị vàng, bạc, kim
khí quý, đá quý gửi vào rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng.
1.5.5 Nguyên tắc hạch toán:
 Căn cứ để hạch toán trên taì khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo có,
báo nợ hoặc bảng sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm
thu, ủy nhiệm chi…)
 Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu
với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch số liệu trên sổ kế toán của đơn
vị, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị
phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
Cuối tháng chưa xác minh được nguyên nhân của chênh lệch thì kế toán ghi sổ
theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh
lệch (nếu có) ghi vào bên nợ tài khoản 138 “phải thu khác” (nếu số liệu của kế
toán lớn hơn số liệu của ngân hàng). Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra đối chiếu,
xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
 Ở các đơn vị, tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng có thể mở

tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận
tiện cho vệc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền
gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại)
 Trường hợp rút tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt
Namtheo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 1122 theo một trong các
phương pháp: Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; nhập sau,xuất trước;
thực tế đích danh.
 Trong giai đoạn sản xuất kihn doanh (kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
của DN SXKD) các nghiệp vụ kinh tế ohat1 sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì
các khoản chênh lệch này được hạch toán vào bên có TK 515 “Doanh thu hoạt
động tào chính” (lái tỷ giá)hoặc vào bên nợ TK 635 “chi phí tài chính”( lỗ tỷ
giá).

 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB nếu có phát sinh
chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch tỷ giá liên quan đến tiền gửi
ngoại tệ này được hạch toán vào tài khoản 413 “chênh lệch tỷ giá hối đoái) (Nhà
xuất bản lao động – xã hội (2006), chế độ kế toán Việt Nam, trang 32-33)
1.5.6 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
tiền gửi ngân hàng.
1.5.6.1 Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi:
(1) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111: Tiền mặt
(2) Nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài
khoản của DN, ghi:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113: Tiền đang chuyển
(3) Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản,
căn cứ giấy báo có của ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 131: Phải thu của khách hàng
(4) Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng ghi:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 144: Ký cược, cầm cố, ký quỹ ngắn hạn
Có TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn
(5) Nhận góp vốn liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển
đến bằng chuyển khoản ghi:
Nợ TK112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh
Có TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
1.5.6.2: Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi:
(1) Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng
(2) Chuyển tiền gửi ngân hàng đi ký quỹ, ký cược(dài hạn, ngắn hạn), ghi:
Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn
Nợ TK 144: Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
(3) Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính ngắn hạn ghi:
Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 112: tiền gửi ngân hàng
(4) Trả tiền mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về dùng vào hoạt động SXKD
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi, séc:
- Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phát
sinh, ghi:

Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 156: Hàng hóa
Nợ TK 157: hàng gửi đi bán
Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ;
Nợ TK 611: Mua hàng
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
1.6 Kế toán tiền đang chuyển:
1.6.1 Giới thiệu đối tượng tiền đang chuyển:
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của DN đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà
nước, đã gửi bưu điện chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có, trả
cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho
đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hay bản sao kê của ngân hàng.

×