Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Kĩ thuật chăn nuôi thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.77 KB, 22 trang )

Chương 8
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOẠI THỎ

NỘI DUNG
I. NUÔI THỎ CÁI SINH SẢN
II. NUÔI THỎ ĐỰC GIỐNG
NUÔI THỎ CÁI SINH SẢN

Đặc điểm cơ quan sinh dục thỏ cái

Động dục

Phối giống

Đặc điểm của thỏ mang thai

Khám thai

Nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ cái mang thai

Hộ lý và chăm sóc thỏ đẻ

Một số bất thường trong sinh sản
Đặc điểm cơ quan sinh dục thỏ cái

Chu kỳ động dục: ngày.

Thời gian động dục: 3-5 ngày.

Biểu hiện của thỏ động dục:


bỏ ăn hoặc ăn ít,
– phá chuồng đòi ra tìm con đực, gặm
chuồng, húc máng ăn, húc nóc
chuồng để thoát được ra ngoài, nhất
là vào ban đêm.
– nằm ở tư thế phục phị, hai chân trước
không duỗi thẳng, chỉ nhô ra trước
ngực một ít, hai chân sau thu vào
bụng, mông vồng lên, đuôi nâng lên,
– sờ hai tai thấy rất nóng (thỏ không
động dục tai chỉ hơi ấm).
– niêm mạc âm hộ đỏ tươi, sưng tấy lên
 chịu đực: mông và đuôi cong lên
chờ thỏ đực giao phối.

niêm mạc âm hộ chuyển màu đỏ thẫm
 kết thúc động dục, không chịu đực
nữa.
Động dục

Thỏ cái bắt đầu động dục lúc 4-4,5 tháng
tuổi

Thông thường sau khi động dục 2 chu kỳ
mới cho phối giống, lúc khối lượng đạt 75-
80% khối lượng trưởng thành.

Đối với thỏ ngoại tuổi phối giống thích hợp
là lúc đạt từ 3kg, thỏ lai 2,6kg vào lúc 5,5-
6 tháng tuổi.

Phối giống lần đầu

Thực hiện ở chuồng thỏ đực

Bắt thỏ cái: tay phải nắm da gáy nhấc ra khỏi
chuồng, tay trái đỡ lấy mông và đưa đến lồng
thỏ đực

Thỏ đực chồm lên lưng thỏ cái và thỏ cái đứng
yên mình vươn dài ra phía trước, hai chân sau
kiễng lên, mông nâng cao, đuôi vắt sang một
bên ở tư thế chờ phối. Âm hộ thỏ cái lộ rõ và
mở rộng, tạo điều kiện cho thỏ đực giao phối.

Thời gian giao phối chỉ kéo dài khoảng 15-20
giây.

Khi giao phối kết thúc, con đực co mình ngã
lăn cạnh con cái hoặc ngã ngã ngồi xuống sàn
chuồng phía sau đuôi thỏ cái và phát ra một
tiếng kêu nho nhỏ, báo hiệu việc giao phối đã
kết thúc

Nếu con cái không chịu đực thì cứ chạy trốn
rồi nằm áp mông, cụp đuôi xuống đáy lồng.
Kỹ thuật phối giống
Đặc điểm của thỏ mang thai

Thời gian mang thai trung bình 30 ngày, phụ
thuộc vào số con/lứa.


Thỏ cái sau khi phối giống thụ tinh, đến ngày thứ
8 hợp tử mới bám chặt vào niêm mạc tử cung,
từ ngày thứ 9 phát triển thành bào thai.

Mười ngày cuối cùng thai phát triển nhanh, khối
lượng tăng gấp 3 lần của cả 20 ngày đầu.
Thời gian mang
thai (ngày)
29 30 31 32 33 34 35
Số con/lứa 10,9 10,7 9,7 8,4 6,6 4,0 1,0
Khám thai

Sau khi phối giống 10-12 ngày

Có 2 phương pháp khám thai:
+ Bắt thỏ cái vào lồng thỏ đực, thao tác giống như khi
bắt thỏ đem phối giống. Khi thỏ cái vào lồng thỏ đực,
nếu có chửa thỏ cái sẽ cự tuyệt con đực, kêu la, chạy
trốn khỏi con đực. Nếu thỏ đực cố tình giao phối, thỏ cái
sẽ cắn trả hung dữ.
+ Nắn vuốt thai nhẹ nhàng trong tử cung qua thành bụng
ở vùng xương chậu, gần cột sống. Nếu thỏ chửa thì thấy
thai mềm ở dạng hòn cục nhỏ bằng đầu ngón tay cái
hoặc ngón chân di chuyển qua lại trong tử cung.
Cần chú ý phân biệt thai với những viên phân cứng ở
trực tràng cùng ở vị trí đó.
Nuôi dưỡng thỏ cái mang thai

Bữa ăn đầu tiên và bữa kế tiếp sau khi phối giống cần

giảm thức ăn thô xanh để bộ máy tiêu hoá được nhẹ
nhàng, thần kinh không căng thẳng, tạo điều kiện thuận lợi
cho thụ thai.

Trong 9 ngày đầu mới phối giống khẩu phần phải đảm bảo
đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Thỏ đói ăn trong
những ngày này, đặc biệt thiếu các chất dinh dưỡng thai
có thể không hình thành mà teo đi. Nên cho thỏ cái ăn các
loại lá cây họ đậu (lá sắn dây, lá keo dậu, lá lạc, cỏ stylo,
cỏ medicago ), bổ sung thêm 40-60g thức ăn tinh như
bột đậu tương, cơm cháy khô, khoai sắn khô, thóc hạt.

Từ ngày thứ 26-30 khối lượng bào thai tăng rất nhanh, cần
cho thỏ ăn tăng lượng thức ăn, đặc biệt tỷ lệ đạm tăng lên
1/5 so với lúc không chửa để đảm bảo khối lượng bào thai
và phát triển tốt, không bị đẻ non do thiếu dinh dưỡng.
Cho ăn

Khẩu phần ăn trong ngày có thể chia ra:
+ Bữa ăn sáng: bắt đầu từ 9-10 giờ sáng (thỏ có đặc tính
ngủ ngày, ăn đêm), lúc này thỏ ăn ít vì ngái ngủ, nên chỉ
cho ăn khoảng 40-60g thức ăn hạt (ngô, thóc, cơm nguội
khoảng 1 thìa canh đầy) sau đó cho ăn tiếp 150-200g rau
cỏ, lá cây (khoảng 1 nắm chặt).
+ Bữa ăn chiều: bắt đầu từ 13-15 giờ chiều, thời điểm này
nên cho ăn các loại thức ăn củ quả (khoai lang, cà rốt, dưa
chuột ), các loại rau (rau muống, rau lang, cải bắp ), các
loại cây cỏ (cỏ voi, cây ngô, cây mía ). Bữa ăn chiều cho
nhiều gấp 2 lần bữa ăn sáng.
+ Bữa ăn tối: là bữa ăn chính của thỏ vì thỏ ăn suốt đêm.

Bữa tối bắt đầu từ lúc 20-21 giờ. Khối lượng thức ăn thô
xanh (rau, cỏ, lá cây ) từ 1,5-2,0kg. Với khẩu phần ăn đêm
như vậy thỏ không bị đói. Nếu thỏ bị đói ăn nhiều ngày liên
tục sẽ gầy, thai phát triển chậm.
Hộ lý và chăm sóc thỏ đẻ
Chuẩn bị:
- Tiến hành trước khi đẻ 3-5 ngày.
- Thỏ cái chửa gần đến ngày đẻ có hiện tượng tha rác làm ổ. Khi
thấy thỏ cố định nơi làm ổ thì tiến hành vệ sinh rơm rác và đặt
thùng đẻ vào lồng, đúng chỗ nó đã chọn trước.
- Hộp đẻ phải được tẩy uế trước, cho vào đó một nắm rơm hoặc giẻ
vụn, tất cả phải mềm, sạch, khô, không hôi mốc, bẩn thỉu.
- Khi làm vệ sinh lồng chuồng và cho hộp đẻ vào, nhất thiết phải bắt
thỏ ra nơi khác, nếu không thỏ sẽ hoảng sợ, dễ động thai và đẻ
non.
- Trước khi đẻ 1 ngày phải làm vệ sinh lồng chuồng và hộp đẻ một
lần nữa, kiểm tra các chỗ bị hở đề phòng thỏ con bị rơi ra hoặc
chuột mèo vào ăn thỏ con. Cho thêm vào ổ đẻ một nắm lá sả khô
mềm để chống muỗi, bọ mạt. Các đồ lót ổ chỉ cần dày 5-8cm,
không cần dày quá, để đàn con dễ chui ra tìm vú mẹ bú.
- Thỏ cái sẽ vào ổ đẻ và cào bới đồ lót, cắp thức ăn thô vào ổ, ăn cả
một phần đồ lót. Trước khi đẻ gần 1 ngày, thỏ vào ổ nhổ lông bụng
để trộn với đồ lót tạo thành tổ ấm mềm rồi để con vào đó. Con nào
đẻ mà không biết nhổ lông thì người chăn nuôi phải nhổ tỉa lông ở
quanh dãy vú và lấy thêm ở ổ khác để làm ổ cho đàn con.
Hộ lý và chăm sóc thỏ đẻ
Hiện tượng thỏ đẻ:
- Thường đẻ vào ban đêm và đẻ rất nhanh, thời gian đẻ phụ thuộc vào
số lượng bào thai.
- Mỗi thỏ con đẻ ra nằm trong một màng bọc, tận cùng là nhau thai.

- Sau khi đẻ, thỏ mẹ ăn ngay màng bọc và nhau thai.
- Thỏ con được mẹ giải thoát ra khỏi màng bọc trườn ngay sang một
bên, thỏ mẹ liếm sạch nhờn nhớt trên cơ thể thỏ con.
- Sau khi đẻ xong con thứ nhất thì con thứ hai ra tiếp và cũng được
thỏ mẹ chăm sóc như vậy, các con thứ 3, thứ 4, thứ 5 tiếp tục ra
cho đến hết.
- Đẻ xong, thỏ mẹ đứng khom lưng, dạng chân sang hai bên cho cả
đàn con ở dưới bụng mẹ, đồng thời thỏ mẹ liếm mặt, liếm lưng và liếm
bụng thỏ con một lần nữa, không bỏ sót con nào.
- Thỏ mẹ đẻ xong là nhảy ra khỏi ổ đẻ,
Hộ lý và chăm sóc thỏ đẻ
Chăm sóc sau khi đẻ:

Kiểm tra ổ đẻ, bỏ con sơ sinh chết, nhặt đếm số thỏ con,
ghi chép các số liệu vào phiếu theo dõi sinh sản và
phiếu theo dõi con giống.

Làm vệ sinh tiếp thùng đẻ, loại bỏ những đồ lót ẩm ướt,
bẩn, cho thêm đồ lót sạch vào. Nếu lông thỏ ít, không
phủ kín con thì lấy thêm ở ổ khác vào. Nếu đàn con nằm
phân tán ở phía cửa ra vào, thì thu gom vào phía trong.

Khi làm vệ sinh ổ đẻ không để thỏ mẹ trông thấy, nhất là
việc xáo trộn ổ đẻ, thay đồ lót ổ (nếu thỏ mẹ thấy nó sẽ
bỏ con không cho bú, đàn con sẽ bị chết). Nếu làm vệ
sinh ổ đẻ không sạch, còn sót đồ lót ổ bẩn ẩm ướt hoặc
thỏ con chết không nhặt ra hết, kiến, ruồi nhặng bâu
vào, đàn con dễ bị bệnh và chết.
Hộ lý và chăm sóc thỏ đẻ
Nuôi dưỡng thỏ cái nuôi con:


Đảm bảo đầy đủ khẩu phần ăn để thỏ mẹ tiết sữa nuôi con vì trong
18 ngày đầu thỏ con sống phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ.

Khẩu phần ăn hàng ngày: 600-800 gam cỏ lá các loại, 200-300 gam
củ quả và 200-300gam thức ăn tinh hỗn hợp 16% protêin.

Thỏ mẹ đẻ xong cho ăn ngay các loại lá sắn dây, lá keo dậu, lá đậu
đũa, lá chuôi, lá gai, lá nhọ nồi, lá vông, cỏ sữa và một ít thức ăn
tinh như cơm nguội, sắn khô, thóc lép hai ngày sau khi đẻ giảm
10% khẩu phần ăn hàng ngày.

Phải cho uống nhiều nước, thường xuyên có nước sạch, mát trong
lồng để thoả mãn nhu cầu nước, tránh được hiện tượng mẹ ăn con
và thiếu sữa.

Nên bổ sung cho con mẹ uống thêm nước đường hoặc ăn mía để
phục hồi sức khoẻ nhanh, tiết nhiều sữa, đàn con phát triển tốt.

Chửa giả
Khi thỏ cái động dục, nếu có những tác nhân kích thích
làm thần kinh hưng phấn như: thỏ cái nhảy lẫn nhau, thỏ
đực non nhảy mà không xuất tinh, đều gây kích thích
làm trứng chín rụng và hình thành phản xạ tiết hooc-môn
ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo
 Thỏ cái không động hớn, không chịu đực, cũng nhổ
lông, cào ổ, làm tổ đẻ như thỏ chửa thật.
 Để đề phòng hiện tượng chửa giả, cần nhốt riêng
từng con thỏ hậu bị lúc 3-4 tháng tuổi trở lên, thỏ đực
giống phải thành thục về tính dục, có khả năng thụ tinh

thì mới cho phối giống.

Một số bất thường trong sinh sản

Sảy thai
- Do một số bệnh trong thời gian có thai như tụ
cầu trùng, chướng hơi đầy bụng, cảm nóng
- Do tác động cơ học như khám thai không đúng
thao tác, thô bạo, làm thỏ sợ hãi đột ngột
- Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý
như ăn phải chất độc, thiếu chất dinh dưỡng làm
thai chết yểu.
 Những con nào sảy thai nhiều lần cần loại
thải.
Một số bất thường trong sinh sản
Một số bất thường trong sinh sản

Ăn con
- Một số đẻ xong ăn con, có khi ăn hết cả đàn
con
- Nguyên nhn: rối loạn sinh lý sinh sản, thiếu
nước. Khi thỏ đẻ, nhu cầu nước và khoáng gấp
3-4 lần lúc bình thường, đẻ xong mẹ thường
liếm con cho khô, ăn nhau thai, nhưng do khát
nước và thiếu chất khoáng nên mẹ ăn luôn cả
con.
- Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì
có thể thỏ mẹ trở thành thói quen ở lứa đẻ sau,
lúc đó phải loại thải.
Một số bất thường trong sinh sản


Bới đàn con
- Sau khi đẻ xong, đôi khi con mẹ lại vào ổ bới
phân tán đàn con khắp ổ đẻ, nhiều con bị xây
xát da hoặc chấn thương ở đầu, mất chân, cụt
tai, đuôi.
- Nguyên nhân: do con mẹ bị ức chế thần kinh,
hung dữ, nhảy lồng lộn trong lồng cào bới ổ đẻ.
 Nếu con nào lặp lại hai ba lần thì cần loại
thải.
NUÔI THỎ ĐỰC GIỐNG

Quản lý hoạt động sinh dục thỏ đực

Nuôi dưỡng thỏ đực giống
Quản lý hoạt động sinh dục thỏ đực

Thỏ đực hậu bị từ 3 tháng tuổi phải nuôi cách ly thỏ cái và thỏ đực
trưởng thành, phải che khuất để chúng không trông thấy nhau ,
tránh những kích thích quá sớm ảnh hưởng xấu đến phát triển tính
dục, nếu kích thích liên tục thỏ dễ bị bệnh và mất khả năng giao
phối.

Thỏ đực cho phối giống lần đầu với thỏ cái khi được 6-7 tháng tuổi

Không nên cho phối giống trước 5 tháng tuổi, vì lúc này thỏ đực
thường thay lông.

Nếu cho giao phối sớm thỏ ăn ít, gầy và chậm lớn sẽ ảnh hưởng
đến sinh trưởng.


Thời gian thay lông kéo dài 5-6 tuần, để đẩy nhanh tốc độ thay lông
có thể cho vào thức ăn tinh một ít diêm sinh bột (bằng một hạt
cơm).

Thời gian sử dụng đực làm giống từ 3-3,5 năm tuổi.

Các lứa con đẻ vào cuối 3-3,5 năm tuổi không không chọn để nuôi
hậu bị mà chỉ để nuôi thịt.
Huấn luyện thỏ đực phối giống

Lần phối giống thứ hai cách lần đầu 1 tháng.

Các lần kế tiếp rút ngắn dần: Khoảng thời gian cách
nhau giữa hai lần giảm dần từ 15 ngày, 7 ngày, 3 ngày,
2 ngày, 1 ngày, cuối cùng mới có thể cho phối mỗi ngày
một lần.

Không cho thỏ đực tơ phối giống với thỏ cái đã quá thời
gian động dục vài ngày, vì thỏ cái loại này vừa trông
thấy thỏ đực đã nhảy chồm lên lưng hoặc đầu thỏ đực.
Bị tấn công nên thỏ đực mất tinh thần không muốn nhảy
phối nữa.

Không nên cho thỏ đực tơ nhảy với thỏ cái khi chưa chịu
đực (niêm mạc còn trắng nhạt hay màu hồng nhạt) vì
như vậy sẽ làm cho thỏ đực mệt, mất nhiều năng lượng
và không cho kết quả phối giống tốt.
Nuôi dưỡng thỏ đực giống

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×