Tải bản đầy đủ (.ppt) (67 trang)

Kĩ thuật chăn nuôi dê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 67 trang )


Kỹ thuật
Chăn nuôi dê
Môn học: Chăn Nuôi
Giảng viên: TS. Trần Trang Nhung
Khoa Chăn Nuôi Thú Y


Kỹ thuật chăn nuôi dê cỏ, dê lai
đặc điểm

Dê thuộc loài gia súc nhai lại, ăn tạp, vốn đầu tư ban đầu thấp, tận dụng đư
ợc nhiều sản phẩm phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Dê là động vật dễ nuôi, có khả năng sinh sản nhanh và chống đỡ bệnh tật
tốt.

Vốn đầu tư ban đầu thấp, hiệu qủa kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.

Giống dê đang nuôi phổ biến hiện nay trong nhân dân là giống dê Cỏ, dê
Bách Thảo, dê Bore

Dê Cỏ là giống dê có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không
cao. Do vậy để nâng cao năng suất cũng như chất lượng đàn dê là dùng dê
Cỏ lai với dê Bách Thảo hoặc dê Bore để nâng cao năng suất, chất lượng
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.


Kỹ thuật chọn giống

Dê cái sinh sản



Thân mình thanh, mảnh, đầu nhỏ, nhẹ,
da mỏng, lông mịn.

Dê cái mắn đẻ (cứ 6 7 tháng/lứa, đẻ sai
con, nuôi con khéo, dê con mau lớn).


Kỹ thuật chọn giống

Dê đực giống

Không được dùng dê đực Cỏ địa phương làm giống, nên
chọn mua đực giống là dê Bách Thảo, Bore .có tầm vóc
to lớn, thân hình cân đối, khoẻ mạnh, không khuyết tật .

Dê đực giống tốt có đầu to, ngắn, trán rộng, mắt sáng,
tinh nhanh, 4 chân thẳng, khoẻ mạnh, đi đứng vững
chắc, hai hòn cà đều, cân đối.

Tỷ lệ ghép đôi giao phối thì cứ 25 30 dê cái cần 1 dê
đực giống là dê Bách Thảo, Bore hoặc 1 dê đực ngoại.


Phối giống
Để tránh hiện tượng đồng huyết thì hàng năm các trang trại chăn nuôi dê cần đổi đực
giống trong đàn cho hợp lý.
Chú ý: Không cho dê đực giống là anh giao phối với em hoặc là dê đưc giống là bố
giao phối với con hoặc cháu


Tuổi phối giống lần đầu đối với dê cái là trên 7 tháng tuổi; Dê đực giống là Bách
Thảo, Bore, dê lai từ 8 - 9 tháng tuổi.

Cứ 18 21 ngày dê cái động dục 1 lần, mỗi lần từ 2 - 3 ngày. Phối giống vào ngày
thứ 2 sau khi có biểu hiện động dục như thích gần con đực, dê cái ve vẩy đuôi, kém
ăn, nhảy lên lưng con khác; âm hộ sưng, niêm mạc âm hộ đỏ, hồng, có niêm dịch từ
âm đạo chảy ra.

Sau khi phối giống từ 18 20 ngày nếu không thụ thai, dê cái sẽ động dục trở lại.


Thức ăn

Dê ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như lá xoan, lá mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn dây,
keo dậu, sim mua và các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên.

Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, khoai, sắn .Thức ăn củ quả như bí đỏ, khoai lang tươi,
chuối dê rất thích ăn.

Chú ý:

Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, ao tù nước đọng để phòng ngừa bệnh giun sán
cho dê.

Hàng ngày chăn thả từ 7 9 giờ. Mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm cần cho dê
ăn thêm 3 5 kg cỏ, lá tươi/con/ngày. Cho uống nước sạch thoả mãn trước khi chăn
cũng như sau khi dê về chuồng.

Cố định ống bương muối trong chuồng cho dê liếm láp, bổ sung khoáng đa, vi lượng
hàng ngày (tảng liếm khoáng).



Chăm sóc dê mẹ và dê lai
Dê chửa 150 ngày (dao động từ 146 157) thì đẻ. Sau khi đẻ cần lấy khăn
mềm, sạch lau khô lớp màng nhầy ở mồm, mũi để tránh ngạt thở cho dê con.

Sau khi đẻ 30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay nhằm tăng cường sức khoẻ,
sức đề kháng cho dê con.

Không cho dê mẹ ăn nhau thai. Cho dê mẹ uống nước ấm pha muối 0,5%
hoặc nước đường 10%.

Nuôi nhốt dê mẹ và dê con tại chuồng từ 3 5 ngày đầu tiên với thức ăn xanh
non, ngon, dễ tiêu; Sau đó chăn thả gần nhà tối về chuồng cho dê mẹ ăn
thêm 0,2 0,3 kg thức ăn tinh/ngày.

Đến giai đoạn 21 30 ngày tuổi cho dê con chăn thả theo đàn.

Dê con lai sau 3 tháng tuổi, tách riêng dê đực,cái, các loại dê lai trên 3 tháng
tuổi và dê thịt trước khi bán 1 2 tháng cần bổ sung thêm từ 0,1 0,3 kg ngô,
khoai, sắn/con/ngày.


Chuồng trại

Nuôi dê phải làm chuồng sàn, cách mặt đất từ 50 80 cm. Chuồng trại đảm bảo luôn
khô, sạch, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông (tránh mưa tạt, gió lùa)

Sàn chuồng có thể làm bằng gỗ hoặc tre phẳng, chắc, có khe rộng từ 1,5 2 cm đủ lọt
phân và tránh không cho dê bị kẹt chân.


Chú ý: Nên có ngăn riêng cho:
- Dê đực giống và dê đực hậu bị.
- Dê chửa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi.
- Cho các loại dê khác.

Có máng cỏ và máng nước uống.

Có sân chơi cao ráo, không đọng nước. Định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy
uế khử trùng tiêu độc bằng vôi bột hoặc các loại thuốc khử trùng tiêu độc khác 1
tháng/1 lần như Virkon, Han.Iodine, BKA .

Đảm bảo diện tích chuồng nuôi:
- Dê trên 6 tháng tuổi: 0,7 1 m2/con..
- Dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3 0,5 m2/con .



Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh: Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại
vaccine cho dê như: Vaccine Tụ huyết trùng, Lở
mồm long móng và tẩy giun sán cho dê 1 lần.

Hàng ngày kiểm tra 2 lần trước khi chăn thả và
sau khi về chuồng kiểm tra phát hiện những dê bỏ
ăn, đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầy hơi để
kịp thời trị



Hội chứng tiêu chảy ở dê
1. Một số nguyên nhân dẫn đến dê con bị tiêu chảy
1.1. Nhóm nguyên nhân vi sinh vật:
-
Do vi khuẩn: (ví dụ: vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Salmonella, vi
khuẩn Clostridium perfringens )
-
Do vi rút: (ví dụ: Rotavirus, coronavirus )
-
Do ký sinh trùng: (ví dụ: Giun dạ múi khế, giun đũa ).


1.2. NhóM NGUYÊN NHÂN DO NUÔI
DƯỡng, chăm sóc và quản lý
1.2.1. Do thức ăn, nước uống:
- Thức ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiu hoặc ẩm mốc.
- Thay đổi thức ăn hay chế độ ăn thay đổi đột ngột.
- Nguồn nước bị ô nhiễm.
1.2.2. Do yếu tố chuồng trại:
-
Nuôi nhốt dê trong điều kiện chật chội và vệ sinh
kém.
-
Bệnh còn tăng lên vào những ngày nóng bức, quá
lạnh hoặc mưa nhiều, ẩm độ cao.


2. TRIệU CHứNG
2.1. Dạng nhẹ:
-

Thể trạng bình thường
-
Thời gian bị tiêu hủy không kéo dài
-
Phân thay đổi từ nhão đến loãng
-
Tăng nhu động đường ruột
2.2. Dạng nặng:
-
ỉa chảy dữ dội, mất nước, da nhăn nheo, mắt trũng sâu, niêm
mạc mắt nhợt nhạt.
-
Mệt mỏi, ủ rũ , kém ăn, mồm khô và hay nằm
-
Hậu môn dính bết phân
-
Phân có mùi hôi thối
-
Nếu nặng dê không đứng vững được
-
Gầy sút nhanh
-
Mắt nhợt nhạt
-
Bỏ ăn, cơ thể dẫn đến chết do mất nước


3. Phòng bệnh
- Dê con sơ sinh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
- Cách ly ngay những con dê mắc bệnh.

- Những dê mới chuyển từ vùng khác đến cần phải:
. Nhốt riêng ở chuồng trại khác ít nhất 3-4 tuần.
. Lấy các loại thức ăn xanh về cho dê ăn.
. Khi dê đã ăn quen, lúc đó có thể thả ra đồi cùng các
con khác.
- Về chuồng trại:
. Chuyển dê khỏe ra khỏi chuồng ô mhiễm để vệ sinh
sát trùng
. Hàng ngày phải đươc vệ sinh sạch sẽ
. Đảm bảo khô ráo, thông thoáng
- Về thức ăn, nước uống:
. Phải đảm bảo: - Vệ sinh sạch sẽ
- Không bị ôi thiu
- Không thay đổi thức ăn đột ngột


4. điều trị
-
Cho dê vào nơi ấm áp, khô ráo, sạch sẽ.
-
Sát trùng sàn chuồng trại dê bị ốm.
-
Bệnh nhẹ:
. Cho dê uống dung dịch Oresol hay dung dịch điện giải 1,2 1,5
l/con/ngày để:
. Chống mất nước.
. Chống mất chất điện giải.
. Chống thiếu đường và axit.
. Có thể dùng các loại lá chát như lá ổi, lá xim, mua, lá chè
xanh, phèn đen cho ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước cho uống.

-
Bệnh nặng:
. Trường hợp dê yếu thì phải truyền tĩnh mạch dung dịch
chống mất nước (Lactat).
. Trường hợp bệnh nặng thì có thể dùng một trong những loại
kháng sinh sau để điều trị:



Cã thÓ sö dông mét trong nh÷ng lo¹i thuèc sau ®Ó ®iÒu trÞ:
Tªn thuèc C¸ch dïng Liªï l­îng
Gentatylodex
Tiªm b¾p
1 ml/10 kg P
Norfloxaxin Tiªm b¾p
1 ml/10 kg P
Colistin Tiªm b¾p
1 ml/10 kg P
Neomycin Tiªm b¾p
1 ml/10 kg P
Neotesol Tiªm b¾p
1 ml/10 kg P
Coli – 200 Tiªm b¾p
1 ml/10 kg P
Antidiarhoea Tiªm b¾p
1 ml/10 kg P
T.I.C Tiªm b¾p
1 ml/10 kg P



Bệnh sốt sữa
1. Bệnh sốt sữa
1.1. Nguyên nhân
-
Hội chứng thiếu calci huyết trong quá trình hấp thụ ở đường
ruột và quá trình tạo xương.
-
Bình thường khi dê đẻ, dê thường có biểu hiện thiếu calci
huyết nhẹ.
-
Khi thiếu calci trong máu do thức ăn cung cấp không đủ
calci và không có nguồn bổ sung calci (có thể dùng tảng
liếm khoáng).


1.2. Triệu chứng
- Kém ăn.
- Suy nhược cơ thể.
- Có thể bị chướng hơi nhẹ hoặc táo bón.
- Nếu nặng:
+ Kéo dài dê đi tập tễnh.
+ Khó di chuyển hoặc bị bại liệt hẳn.
+ Không đứng dậy được.
- Thân nhiệt hạ (38 C).
- Nếu không điều trị kịp thời có thể chết.


1.3. §iÒu trÞ.
-
Bæ sung kho¸ng (calci, phètpho ) b»ng t¶ng ®¸ liÕm …

còng cã thÓ t¸c dông phßng bÖnh.
-
Trong c¸c tr­ßng hîp sèt s÷a hoÆc thiÕu canxi huyÕt
khi ®Î cã thÓ sö dông thuèc sau:


Trong các trưòng hợp sốt sữa hoặc thiếu canxi huyết khi đẻ
có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau:

Tên thuốc Cách dùng Liều thuốc
Cacl2 10% Tiêm ven chậm 20 30 ml
Calci Gluconat 10% Tiêm ven chậm 20 30 ml
Calci Gluconat 10 - 20% Có thể tiêm dưới da 50 100 ml
Calcium forte Tiêm bắp 1 ml/10 kg P
Cofa.calcium (Merial) Tiêm bắp, dưới da,
tĩnh mạch
1 ml/5 kg P
Calcium forte Tiêm bắp 1 ml/10 kg P


2. Chướng bụng đầy hơi
2.1. Nguyên nhân.
- Do tạo khí trong dạ cỏ là một quá trình bình thường trong sự lên men của
dạ cỏ.
-
Chướng hơi do thức ăn:
+ Trong điều kiện khẩu phần thức ăn bị thay đổi đột ngột như là : thức
ăn họ đậu, củ quả dễ sinh hơi trong dạ cỏ, làm dạ cỏ ngày càng căng phồng
và có thể gây ảnh hưởng tới hẹ hô hấp và hệ tuần hoàn.
+ Các yếu tố gây chướng bụng đầy hơi ở dê gồm: thức ăn cây họ đậu,

cỏ xanh hoặc cho ăn nhiều cỏ khô rồi thả ra đồng cỏ họ đậu, hoặc cỏ uớt.
+ Cho dê ăn đột xuất các loại hạt ngũ cốc, thức ăn tinh hỗn hợp cũng
có thể gây nên chướng bụng đầy hơi.
-
Chướng hơi thứ cấp:
+ Xuất hiện khi mà hơi không thoát ra được do các bệnh như: tắc thực
quản, viêm dạ dày, ruột phân táo bón hoặc một số trường hợp khác. Quá
trình cũng giống như trên.
+ Chướng hơi thứ cấp xuất hiện ở dê: khi dê bị tắc cuống họng do
nuốt phải dị vật như quả táo, cà rốt, khi dê ốm yếu, không được uống nước
đầy đủ cũng hay bị nghẹn thức ăn. Các áp-xe nội tạng cũng có thể tạo nên
chướng hơi thứ cấp do chèn ép vào thực quản.


2.2 Triệu chứng
* Chướng hơi do thức ăn :
-
Giai đoạn đầu con vật có biểu hiện:
+ Mệt mỏi.
+ Khó chịu và bỏ ăn.
+ Dấu hiệu điển hình nhất là căng bụng, đặc biệt là căng ở bên trái.
+ Nếu gõ vào khu vực đó thì thấy tiếng kêu như tiếng trống.
-
Sau khi đầy bụng một thời gian con vật trở nên:
+ Khó chịu hơn.
+ Đứng xoạng chân.
+ Loạng choạng.
+ Chảy dãi.
+ Đái nhiều lần và đi tập tễnh chuyển động tròn.
+ Nếu không can thiệp kịp thời con vật sẽ bị hôn mê, kiệt sức, tắt thở

và sẽ chết trong vòng một giờ.
* Chướng hơi thứ cấp:
-
Các dấu hiệu lâm sàng cũng như trên.
-
Chảy dãi nhiều hơn nếu bị tắc nghẽn ở cổ hoàn toàn, nước dãi không thể
chảy vào dạ cỏ được nữa.
-
Nếu tắc nghẽn không hoàn toàn thì hơi có thể thoát ra được.
-
Chướng bụng đầy hơi trong trường hợp này sẽ nhẹ hơn và ít nguy hiểm hơn.


2.3. Phòng trị bệnh.
Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là rất cần
thiết.
Chướng hơi thứ cấp:
Được can thiệp bằng ống xông dạ dày hoặc tháo
bỏ dị vật khỏi cuống họng.
Chướng hơi do thức ăn:
- Trước hết cho dê đứng ở nơi thoáng mát, đầu
cao hơn mông.
- Đồng thời phải chống sự tạo khí và thoát hơi ra
khỏi dạ cỏ bằng cách trà sát vùng dạ cỏ nhiều lần.
- Lấy tay hay đoạn tre nhỏ ngoáy vào cuống
họng kích thích phản xạ ợ hơi và cho dê uống 300
500 ml dầu ăn, hoặc 150 200 ml rượu hay dấm
tỏi.



- Lưu ý: không được dùng dầu mỡ tra xe máy để cho dê
uống dễ gây kích ứng và viêm đường tiêu hóa.
- Cho dê hoạt động sau khi uống dầu sẽ làm giảm
sự tạo bọt và tăng cường thoát hơi.
- Nếu dê bị tê liệt thì nên xoay tròn dê hoặc xoa
vuốt vùng bên trái có thể giúp cho mềm phân đều
trong dạ cỏ, chống tạo bọt.
- ống xông dạ cỏ nên được sử dụng để thoát hơi
và chống sự tạo bọt.
- Chỉ nên dùng kim chọc dạ cỏ (troca) khi cấp
cứu ở giai đoạn cuối cùng của chướng hơi cấp. Tất
nhiên phương pháp này dễ làm viêm phúc mạc và
gây rò rỉ dạ cỏ. Cho nên cần tiêm kháng sinh 3 5
ngay sau khi chọc thoát hơi dạ cỏ để tránh bị nhiễm
trùng.


Bệnh viêm ruột hoại tử
đặc điểm chung:
- Do vi khuẩn gây ra (vi khuẩn Clostridium perfringens chủng D).
- Vi khuẩn thường sống trong đường tiêu hóa dê.
- Bệnh xảy ra bởi vì môi trường trong tiêu hóa thay đổi đột ngột kích
thích vi khuẩn cường độc và phát triển gây bệnh.
- Đặc trưng ở đường tiêu hóa của loài nhai lại nhưng ít xuất hiện ở động
vật nhai lại khác.
- Xảy ra khi có sự thay đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế độ nuôi dưỡng.
- Ví dụ: là dê chăn thả cho ăn nhiều:
- ở đồng cỏ với nhiều cỏ non.
- Giàu protein.
- Nghèo xơ.

- Cho ăn nhiều tinh bột như mỳ, cám, rỉ mật, đặc biệt là ăn nhiều ngũ
cốc và rau xanh.


2. TRIệU CHứNG
Có 3 dạng viêm ruột hoại tử: Quá cấp tính, cấp
Có 3 dạng viêm ruột hoại tử: Quá cấp tính, cấp
tính và mãn tính.
tính và mãn tính.
2.1. Dạng quá cấp tính.
2.1. Dạng quá cấp tính.
-
Thường xảy ra nhiều hơn ở dê hậu bị, dê trưởng
Thường xảy ra nhiều hơn ở dê hậu bị, dê trưởng
thành ít bị.
thành ít bị.
-
Dê con lớn nhanh, khỏe mạnh hay bị nhiễm khuẩn.
-
Dê kém ăn đột xuất, buồn rầu, ủ rũ.
-
Đau bụng, sốt cao 40 - 41 C.
-
Phân lỏng dính lẫn bọt, máu và có chất nhầy.
-
Khi bị mắc bệnh ở thể này thì dê dễ bị chết trong
vòng 24 giờ.
-
Mặc dù có điều trị nhưng khả năng phục hồi rất ít.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×