Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

BÀI GIẢNG độc CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 153 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
BÀI GIẢNG
ĐỘC CHẤT HỌC THÚ Y
Người soạn: Đoàn Thị Kim Phượng
Buôn Ma Thuột, năm 2011
1
Phần A
ĐỘC CHẤT HỌC ĐẠI CƯƠNG
(General Toxicology)
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỘC CHẤT HỌC
Mục tiêu: Học xong chương này sinh viên nắm được một số khái niệm cơ bản
trong chất độc như: độc chất học, độc tính, độc lực, ngộ độc, cách phân loại Quá
trình động học, cơ chế gây độc; Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng gây độc của chất
độc…
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Độc chất học
a. Định nghĩa và đối tượng của Độc chất học
Độc chất học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các chất độc bao gồm việc
phát hiện ra các chất độc, đặc tính lý hóa học của chúng, những ảnh hưởng sinh học cũng
như biện pháp xử lý những hậu quả do chúng gây ra.
Trước đây, đối tượng của Độc chất học chỉ là một số ít chất độc được sử dụng để đầu
độc người và vật nuôi. Ngày nay, Độc chất học hiện đại nghiên cứu tính chất lý hóa của
các chất độc có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật và tổng hợp; cơ chế gây độc;
mối tương tác giữa chất độc và cơ thể.
Đối tượng của môn học là nghiên cứu về tính chất, tác dụng, ý nghĩa của chất độc,
nguyên nhân gây ngộ độc, sinh bệnh học, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ngộ độc.
Độc chất học thú y là một phần đặc biệt của Độc chất học, là môn khoa học nghiên
cứu về các chất độc và tác động của chúng đối với cơ thể động vật.
b. Sự liên quan của Độc chất học thú y với các môn học khác


Là môn học thực nghiệm lâm sàng, Độc chất học thú y có liên quan đến hàng loạt các
môn học:
- Môn Hóa học và Dược lý học cung cấp những hiểu biết cơ bản về tính chất hóa
học, động học, cơ chế tác dụng của các chất độc có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ.
- Môn phân loại Thực vật, Vi sinh vật và Động vật giúp nghiên cứu các độc tố thực
vật, động vật, nấm và côn trùng.
- Sinh lý bệnh: nghiên cứu về sinh bệnh học, về tiến triển của bệnh do ngộ độc
- Hóa sinh: cơ thể bị ngộ độc gây ra nhiều biến đổi các chỉ tiêu hóa học, hàm lượng
và chất lượng men, hàm lượng các hocmon giữ vai trò quan trọng trong trao đổi chất. Xác
2
định những biến đổi này bằng các phương pháp nghiên cứu hóa sinh là rất cần thiết để
phân tích tiến triển của quá trình ngộ độc.
- Bệnh lý học: cung cấp phương pháp mổ khám và phân tích các bệnh tích đại thể,
vi thể giúp chẩn đoán ngộ độc.
- Dịch tễ học: giúp phân biệt bệnh do ngộ độc với các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng.
- Vệ sinh Thú y, Dinh dưỡng và thức ăn liên quan đến phương pháp phòng ngộ độc.
c. Các lĩnh vực nghiên cứu của độc chất học
- Độc chất học mô tả: Đánh giá nguy cơ do phơi nhiễm với chất độc hoặc môi
trường thông qua các kết quả thu được từ các xét nghiệm độc tính.
- Độc chất học cơ chế: Giải thích cơ chế gây độc, từ đó có thể dự đoán nguy cơ và
cơ sở khoa học để điều trị ngộ độc.
- Độc chất học lâm sàng: Nghiên cứu các bệnh do ngộ độc, nhiễm độc, cách chẩn
đoán và điều trị ngộ độc, nhiễm độc.
- Độc chất học phân tích: Nghiên cứu các phương pháp phát hiện và thử nghiệm chất
độc và các chất chuyển hóa của chúng trong vật phẩm sinh học và môi trường.
- Độc chất học môi trường: Nghiên cứu sự chuyển vận của chất độc và các chất
chuyển hóa của chúng trong môi trường, trong chuỗi thực phẩm và tác dụng độc của các
chất này trên cá thể và trên quần thể.
- Độc chất học công nghiệp: Nghiên cứu về ảnh hưởng độc hại của môi trường lao
động công nghiệp đối với người và vật nuôi.

- Độc chất học pháp y: Các xét nghiệm độc chất và khám lâm sàng các trường hợp
ngộ độc, nhiễm độc mang tính pháp lý.
1.1.2. Chất độc
a. Khái niệm chất độc
- Chất độc (tiếng Latin là Potio, tiếng Anh là Poisons hay còn gọi là Toxin) là những
chất vô cơ hay hữu cơ, có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp. Gồm các chất rắn, lỏng, khí
nhiễm vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sống của tế
bào, các cơ quan, tổ chức. Tùy theo loại chất độc, mức độ nhiễm nặng hay nhẹ, tùy theo loài,
lứa tuổi, tình trạng sức khỏe của cơ thể mà nó có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc khác
nhau: Mức độ cao có thể gây tử vong, hoặc mức độ thấp có thể xuất hiện triệu chứng nhẹ,
hay sau một thời gian dài tích lũy chất độc mới có biểu hiện triệu chứng ngộ độc.
3
b. Khái niệm Độc tính và Độc lực
- Độc tính: được dùng để miêu tả tính chất gây độc của chất độc đối với cơ thể sống.
- Độc lực: là lượng chất độc trong những điều kiện nhất định gây ảnh hưởng độc hại
hoặc những biến đổi sinh học có hại cho cơ thể.
*Một số khái niệm về liều lượng được sử dụng để xác định độc lực của chất độc:
- ED
50
(Effective dose): liều có tác dụng với 50% động vật thí nghiệm.
- Liều tối đa không gây độc (HNTP – Highest Nontoxic Dose): là liều lượng lớn
nhất của thuốc hoặc chất độc không gây những biến đổi bệnh lý cho cơ thể.
- Liều thấp nhất có thể gây độc (TDL – Toxin Dose Low): khi cho gấp đôi liều này
sẽ không gây chết động vật.
- Liều gây độc (TDH – Toxin Dose High): là liều lượng sẽ tạo ra những biến đổi
bệnh lý. Khi cho gấp đôi liều này sẽ gây chết động vật.
- Liều chết (LD – Lethal Dose): là liều lượng thấp nhất gây chết động vật. LD có các
mức độ khác nhau như: LD
1
– liều gây chết 1% động vật; LD

50
liều gây chết 50% động
vật; LD
100
– liều gây chết 100% động vật.
c. Phân loại chất độc
Có nhiều cách phân loại chất độc, tuy nhiên căn cứ vào nguồn gốc, đặc tính và bản
chất của chất độc có thể có các cách phân loại sau:
* Phân loại theo nguồn gốc chất độc:
- Chất độc có nguồn gốc thiên nhiên: động vật, thực vật, vi sinh vật.
- Chất độc có nguồn gốc tổng hợp, bán tổng hợp.
* Phân loại theo bản chất lý hóa của chất độc:
- Các chất độc ở dạng rắn, lỏng, khí.
- Các chất độc vô cơ: kim loại, á kim, acid, bazơ.
- Các hợp chất hữu cơ: các hợp chất chứa carbon, các loại thuốc trừ sâu, aldehyt,
các acid hữu cơ, các ester, các hợp chất chứa nito, các hợp chất chứa lưu huỳnh,
Ancaloid, Glucosid.
* Phân loại theo phương pháp phân tích chất độc (theo Stas – Otto):
- Chất độc hòa tan trong nước hay các dung dịch acid, kiềm.
- Chất độc hòa tan trong ether.
- Chất độc có thể chiết tách được trong các dung môi hữu cơ.
- Các chất độc là các kim loại nặng hay hợp kim.
4
* Phân loại chất độc theo độc lực
Phân loại chất độc theo độc lực
STT Phân loại Độc lực (LD
50
)
1 Rất độc (extremely) < 1mg/kg
2 Độc lực cao (highly toxin) 1-50mg/kg

3 Độc lực trung bình (moderately toxin) 50-500mg/kg
4 Độc lực thấp (slightly toxin) 0,5 -5g/kg
5 Không gây độc (practically nontoxin) 5-15g/kg
6 Không có hại (relatively harmless) >15g/kg
* Phân loại theo tác động của chất độc trên các hệ cơ quan của cơ thể:
- Các chất độc tác động trên hệ thần kinh: Strychnine, Cyanid, Chì, thuốc trừ sâu
Clo hữu cơ…
- Các chất độc tác động lên hệ tiêu hóa: Asen, Selen, Canxi clorua, Sulfat Đồng…
- Các chất độc tác động lên gan, mật: Aflatoxin, Tetracloruacarbon, Phenol,
Đồng…
- Các chất độc tác động trên thận: thuốc kháng sinh nhóm Aminoglycosid,
Tetracyclin, Sulfamides, kim loại nặng…
- Các chất độc tác động trên hệ hô hấp: Carbonmonoxide, Kim loại nặng,
Formaldehyt, thuốc trừ sâu phosphor hữu cơ…
- Các chất độc tác động trên hệ tim, mạch: Digitalis, Digitoxin, Cafein, Cocain…
- Các chất độc tác động đến máu: Aspirin, Benzene, Chloramphenicol,
Chlorpromazine, Estrogen,…
- Các chất độc tác động trên hệ sinh sản: Testosterone, Corticosteroid, Chì, Selen…
- Các chất độc tác động trên da: Acid, bazơ, Formaldehyt, Iodine, muối Thủy ngân…
* Phân loại theo tác dụng đặc biệt của chất độc:
- Chất độc gây ung thư:
+ Các chất độc có nguồn gốc thiên nhiên: Aflatoxin B
1
, Ancaloid của một số cây độc.
+ Hợp chất ung thư hình thành khi chế biến thực phẩm: nitrosamine, các chất
hydratcarbon đa vòng thơm, các amin dị vòng.
- Chất độc gây đột biến: hầu hết các chất gây ung thư đều có tác dụng gây đột biến.
- Chất độc gây quái thai: các hợp chất este phosphor hữu cơ, thuốc trừ sâu loại
Carbamat, thuốc diệt nấm chứa Thủy ngân.
* Phân loại theo nguồn gây độc

- Các chất gây ô nhiễm không khí, nước và thực phẩm
5
- Các chất phụ gia trong thực phẩm
- Các hóa chất trong công nghiệp và các dung môi
- Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.
- Các nguồn khác.
1.1.3. Ngộ độc
a. Khái niệm ngộ độc
Ngộ độc là trạng thái rối loạn những hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể do
chất độc gây ra. Chất độc ức chế một số phản ứng sinh hóa học, ức chế chức năng của
enzyme. Từ đó chất độc có thể ức chế hoặc kích thích quá độ lượng các hormone, hệ thần
kinh hoặc các chức phận khác của tế bào làm cho cơ thể có những triệu chứng, phản ứng
khác thường.
b. Phân loại ngộ độc
Có nhiều cách phân loại ngộ độc. Trong thú y chủ yếu phân loại theo thời gian xảy
ra ngộ độc. Tuỳ thuộc vào từng chất và phản ứng của cơ thể, tác dụng gây độc thường
xuất hiện rất sớm. Tuy nhiên, có chất gây tác dụng chậm (Chloramphenicol gây thiếu máu
suy tuỷ sau khi đã ngừng dùng thuốc hàng tuần), hoặc rất chậm, 20 - 30 năm sau khi tiếp
xúc với hoá chất độc mới thấy xuất hiện ung thư.
* Ngộ độc cấp tính
Ngộ độc tính cấp tính là những biểu hiện ngộ độc xảy ra rất sớm sau một hoặc vài
lần cơ thể tiếp xúc với chất độc. Tùy thuộc vào chất gây độc, đường xâm nhiễm chất độc,
biểu hiện ngộ độc có thể xảy ra 1- 2 phút hoặc 30 phút đến 60 phút sau khi cơ thể hấp thu
chất độc và thường là dưới 24 giờ. Đa số trường hợp ngộ độc cấp tính, sau khi điều trị kịp
thời sẽ khỏi và không để lại hậu quả gì đáng kể, có trường hợp ngộ độc cấp tính chuyển
sang dạng á cấp tính hoặc mãn tính.
* Ngộ độc bán cấp tính (á cấp tính)
Xảy ra sau nhiều ngày, có khi sau 1- 2 tuần. Sau khi điều trị, khỏi nhanh nhưng
thường để lại những di chứng thứ cấp với những biểu hiện nặng nề hơn. Ví dụ ngộ độc oxit
carbon. Ngộ độc á cấp tính có khi chuyển sang thành dạng mãn tính.

* Ngộ độc mãn tính
Ngộ độc mãn tính chỉ xuất hiện sau nhiều lần phơi nhiễm với độc chất, có khi là
hàng tháng, hàng năm. Vì vậy, những biểu hiện của nhiễm độc thường là những thay
đổi rất sâu sắc về cấu trúc và chức phận của tế bào, khó điều trị. Ví dụ: tác dụng gây
ung thư, gây đột biến gen, gây quái thai, gây độc cho gan, thận, hệ thần kinh dẫn đến
suy giảm chức năng không hồi phục. Ngộ độc mãn tính cũng có thể trở thành cấp tính
trong những điều kiện nhất định (ngộ độc Chì).
6
Cùng một chất lại có thể biểu hiện tác dụng độc khác nhau tuỳ theo nhiễm độc cấp
hoặc mãn tính: nhiều hydrocarbon gắn clor khi nhiễm độc cấp (liều cao) thì gây độc trên
thần kinh trung ương, nhưng khi nhiễm độc mãn tính (liều thấp trong thời gian dài) thì lại
có biểu hiện gây ung thư (gan), rất ít tác dụng độc trên thần kinh.
* Tác dụng tiềm ẩn: là loại phản ứng không được thể hiện trong nhiều ngày, tháng
hay thậm chí hàng năm (ví dụ như tác dụng gây ung thư và gây độc thần kinh của một số
chất hữu cơ). Tác dụng tiềm ẩn thường xảy ra sau khi ngừng phơi nhiễm với chất độc một
thời gian dài.
1.2. ĐỘNG HỌC CỦA CHẤT ĐỘC
Động học của chất độc chuyên nghiên cứu các quá trình chuyển vận của chất độc
từ lúc bị hấp thu vào cơ thể cho đến khi bị thải trừ hoàn toàn. Các quá trình đó là: Sự hấp
thu (Absorption); Sự phân bố (Distribution); Sự chuyển hóa (Metabolism); Sự thải trừ
(Excretion, Elimination).
1.2.1. Sự hấp thu chất độc
Chất độc trước khi hấp thu vào cơ thể phải vượt qua nhiều “hàng rào” bảo vệ của cơ
thể (da, niêm mạc, các mô…), vì vậy sự hấp thu của chất độc phụ thuộc một phần vào bản
chất các hàng rào và một phần vào chính các đặc điểm phân tử của chất độc (độ lớn phân
tử, tính hòa tan trong mỡ/ nước, pH, mức độ ion hóa,…).
a. Chất độc hấp thu qua màng sinh học
Chất độc có thể hấp thu qua màng sinh học bằng các phương thức sau:
- Phương thức lọc: Những chất có trọng lượng phân tử thấp (100 – 200 dalton), tan
được trong nước nhưng không tan được trong mỡ sẽ qua được các lỗ lọc trên màng tế bào

(d=4-45A
0
) do sự chênh lệch áp lực thủy tĩnh.
- Phương thức khuếch tán thụ động: Cách vận chuyển này chiếm ưu thế đối với
phần lớn các chất độc. Các chất ít bị ion hóa và có nồng độ cao ở bề mặt màng dễ khuếch
tán qua màng.
Đối với chất độc dạng khí, hơi (thuốc mê bay hơi), sự khuếch tán từ không khí phế
nang vào máu phụ thuộc vào áp lực riêng phần của chất khí gây mê có trong không khí hít
vào và độ hòa tan của khí mê trong máu.
- Phương thức vận chuyển tích cực: Chất độc được chuyển từ bên này sang bên kia
màng sinh học nhờ chất vận chuyển (carrier) đặc hiệu có sẵn trên màng sinh học. Nếu
chất độc có cấu trúc hóa học tương tự chất nội sinh thì nó sẽ sử dụng chung carrier ví dụ
Chì được vận chuyển bởi hệ vận chuyển Canxi.
b. Phương thức hấp thụ chất độc
7
Nhiều chất độc gây chết vật nuôi là do bị Shock và tiếp theo là sự phá hủy cấu trúc
tổ chức tế bào (thường là các acid và bazơ). Trong điều kiện tự nhiên, các tổ chức như
phổi, ruột, da là những con đường tiếp nhận chính. Ngoài ra có thể qua đường mạch máu,
phúc mạc, cơ.
*Chất độc xâm nhập qua da
Thông thường trên da có cấu tạo lớp sáp làm hàng rào ngăn chặn không cho vi sinh
vật và một số chất độc hại ở môi trường xâm nhập vào trong cơ thể. Tuy nhiên điều này
không hoàn toàn cho mọi chất độc. Có những chất nhất là các loại thuốc trừ sâu, lân hữu
cơ rất dễ dàng hấp thu qua da vào trong cơ thể gây ra ngộ độc. Những loại thuốc độc này
thường có ghi cảnh báo trên nhãn bao bì.
*Chất độc xâm nhập qua đường tiêu hóa
Phần lớn chất độc xâm nhập vào thực phẩm, nước uống đều được hấp thu vào cơ thể
qua hệ thống tiêu hóa. Đầu tiên các chất độc này kích thích lên lớp tế bào niêm mạc
đường tiêu hóa, làm cho lớp tế bào này tiết ra màng nhầy mucosa, nếu chất độc ít thì lớp
màng nhầy này ngăn cản hấp thu vào bên trong tế bào cơ thể, không gây triệu chứng ngộ

độc. Nhưng nếu như lượng chất độc nhiễm nhiều thì hấp thu vào được bên trong cơ thể sẽ
gây ra các trạng thái ngộ độc. Tùy theo tính chất hóa học của chất độc mà có thể hấp thu ở
dạ dày nhiều hay ở ruột nhiều.
Những hợp chất độc hữu cơ có tính acid, hòa tan được trong chất béo sẽ hấp thu ở
dạ dày (với pH thấp) tốt hơn ở ruột và ngược lại hợp chất kiềm hữu cơ thì hấp thu ở ruột
tốt hơn ở môi trường dạ dày.
*Chất độc xâm nhập qua đường hô hấp
Những chất độc hại dễ bay hơi như một số khí gaz: CO, SO
2
, NO
2
…hay những chất
độc bám trên các hạt bụi, hạt hơi nước nhỏ li ti bay lơ lửng trong không khí, khi động vật
hoặc con người hít phải chúng có thể hấp thu qua lớp tế bào niêm mạc đường hô hấp vào
trong cơ thể gây ra các trạng thái ngộ độc. Dạng khí gaz hấp thu dễ hơn các dạng hạt bụi
hay hạt nước nhỏ. Thông thường những hạt có kích thước lớn (> 10µm) bị hệ thống lọc
bụi của đường hô hấp giữ lại và thải ra ngoài theo dịch nhày tiết ra ở niêm mạc mũi. Trái
lại những hạt nhỏ hơn (< 0,01 µm) dễ dàng vào trong phế nang, hấp thu qua niêm mạc
phế nang. Những loại vi sinh vật bị hệ thống tế bào bạch cầu thực bào. Để đề phòng sự
nhiễm độc qua đường hô hấp, người ta dùng mặt nạ chống độc khi tiếp xúc với các chất
độc dễ bay hơi hay bay bụi.
1.2.2. Sự phân bố chất độc
8
Nếu chất độc được hấp thu qua niêm mạc ruột thì con đường đầu tiên là qua máu vào
gan, gan thực hiện chức năng giải độc các chất độc. Chất độc sau khi được hấp thu vào
máu, một phần sẽ gắn vào protein huyết tương, phần tự do sẽ qua được thành mạch để
chuyển vào các mô, vào nơi tác dụng, vào mô dự trữ, hoặc bị chuyển hóa rồi thải trừ.
Do đặc tính hóa học khác nhau nên mỗi loại chất độc có ái lực đặc biệt với các mô. Ví
dụ: Flo thường đọng lại ở xương và răng do tạo các hợp chất Florophosphat canxi; các kim
loại nặng, tác dụng với gốc thio (-SH) có nhiều trong tế bào sừng (lông, tóc, móng); Chì được

giữ lại trong huyết cầu; các chất trừ sâu có halogen (DDT, Lindan) gắn nhiều tế bào mỡ.
Sự phân bố của cùng một loại chất độc trong ngộ độc cấp tính và mãn tính cũng
khác nhau. Ví dụ: trong ngộ độc cấp tính, Chì thường thấy có nhiều ở gan thận, nhưng
trong ngộ độc mãn tính lại thường thấy Chì ở tủy xương, tóc, huyết cầu.
1.2.3. Sự chuyển hóa chất độc
a. Vai trò của sự chuyển hóa chất độc
Chất độc thường là những phân tử tan được trong mỡ, không bị ion hóa vì vậy dễ
thấm qua màng sinh học, thâm nhập vào trong tế bào và giữ lại trong cơ thể. Muốn thải
trừ, những chất này phải được chuyển hóa thành các phân tử có cực, dễ bị ion hóa, do đó
sẽ ít tan trong mỡ, khó gắn vào protein, khó thấm vào tế bào, dễ tan trong nước dễ bị thải
trừ qua nước tiểu, qua phân…
b. Các phản ứng chuyển hóa chính
Các phản ứng chuyển hóa chất độc được chia làm 2 giai đoạn (2 pha)
*Chuyển hóa giai đoạn 1
- Các phản ứng chính ở giai đoạn này gồm:
+ Phản ứng oxy hóa: là phản ứng rất thường gặp, được xúc tác bởi các enzyme của
microsom gan, đặc biệt là hemoprotein, cytocrom P
450
.
+ Phản ứng thủy phân: do các enzyme esterase, amidase, protease,…
+ Phản ứng khử carboxyl (khử COO
-
): decarboxylase.
Qua phản ứng ở pha này, chất độc ở dạng tan được trong mỡ sẽ trở nên có cực, dễ
tan trong nước. Nhưng về mặt tác dụng sinh học, chất độc có thể mất hoạt tính, hoặc chỉ
giảm hoạt tính, hoặc đôi khi là tăng hoạt tính, trở nên có hoạt tính.
*Chuyển hóa giai đoạn 2
Tiếp theo giai đoạn 1, các chất chuyển hóa vừa tạo thành sẽ liên hợp với các chất nội
sinh trong cơ thể như acid glucuronic, acid acetic, acid sulfuric, acid mercapturic hoặc với
glycocol, glutathion,… để tạo ra các chất liên hợp ít tan trong lipit hơn, tan tốt hơn trong

nước, tính phân cực mạnh hơn, đo đó thải trừ tốt hơn qua thận, mật đồng thời hết độc hết
tác dụng
9
Các phản ứng liên hợp chính: các phản ứng liên hợp với acid glucuronic, acid
sulfuric, acid amin, phản ứng acetyl hóa, methyl hóa.
Một số chất hoàn toàn không bị chuyển hóa, đó là những hợp chất có cực cao, không
thấm được qua lớp mỡ của microsom; một số hoạt chất không có cực như ether, barbital.
1.2.4. Sự đào thải chất độc
a. Đào thải chất độc qua thận
Đây là đường thải trừ quan trọng nhất của các chất tan trong nước, có trọng lượng
phân tử nhỏ hơn 300 Dalton (Da).
*Quá trình thải trừ
Lọc thụ động qua cầu thận: hoạt chất dạng tự do, không gắn vào protein huyết
tương được lọc ở đây.
Bài tiết tích cực qua ống thận: quá trình này xảy ra chủ yếu ở ống lượn gần, do
phải có chất vận chuyển nên tại đây có sự cạnh tranh để thải trừ.
Tái hấp thu ở ống thận: là quá trình khuếch tán thụ động qua ống thận, quá trình
này xảy ra ở ống lượn gần và ống lượn xa. Các chất tan trong lipid, không bị ion hóa ở pH
nước tiểu tuy đã thải trừ trong nước tiểu ban đầu lại được tái hấp thu vào máu.
b. Đào thải chất độc qua mật
Sau khi chuyển hóa ở gan, các chất chuyển hóa có trọng lượng phân tử lớn hơn 300
Da sẽ thải trừ qua mật để theo phân ra ngoài. Phần lớn sau khi bị chuyển hóa thêm ở ruột
sẽ được tái hấp thu vào máu để thải trừ qua thận.
Một số chất sau khi thải trừ qua mật xuống ruột lại được tái hấp thu về gan theo
đường tĩnh mạch gánh để vào lại vòng tuần hoàn, được gọi là chất có chu kỳ ruột – gan.
Những chất này tích lũy trong cơ thể, làm kéo dài tác dụng (Morphin, Tetracyclin,
Digitalis trợ tim,…)
c. Đào thải chất độc qua phổi
Các chất độc thể hơi, có tính chất bay hơi thải trừ qua phổi, bao gồm:
- Các chất bay hơi như rượu, tinh dầu (Petrol Ether, Menthol)

- Các chất khí: Halothan, Ether etylic.
d. Đào thải chất độc qua sữa
Các chất tan mạnh trong Lipit (các ancaloid; các thuốc mê, thuốc ngủ như
Barbiturate, Chloralhydrat ; các hợp chất Clo hữu cơ; các thuốc kháng sinh như
Tetracyclin, Chloramphenicol…) có trọng lượng phân tử dưới 200Da thường dễ dàng thải
trừ qua sữa.
1.3. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHẤT ĐỘC
1.3.1. Cơ sở phân tử của tổn thương tế bào do ngộ độc, nhiễm độc
10
Đáp ứng tế bào đối với các hoá chất độc xảy ra thông qua 2 cơ chế: ảnh hưởng đến
cấu trúc và ảnh hưởng đến chuyển hoá trong tế bào.
- Ảnh hưởng đến cấu trúc: Tính toàn vẹn của màng tế bào bị thay đổi sẽ ảnh hưởng
đến sự vận chuyển các thể dịch và chất điện phân, đến sự điều chỉnh thể tích tế bào.
- Ảnh hưởng đến chuyển hoá:
(1) Làm giảm năng lượng sẵn có cho quá trình vận chuyển tích cực, tổng hợp các
cao phân tử và duy trì cân bằng thẩm thấu (bơm kali – natri)
(2) Làm xáo trộn điều khiển axit nucleic, gây biến tính protein cấu trúc dẫn đến
ngừng trệ tổng hợp protein. Quá trình tăng trưởng bị ảnh hưởng ( hiện tượng tăng sinh
hay ung thư) do DNA bị phá huỷ, không được sao chép đúng hoặc vượt quá khả năng
điều khiển sự ổn định nội môi
(3) Gây tích lũy các chất béo và các sắc tố bất thường.
Một số Xenobiotic là acid, bazo mạnh, chất Nicotin, Aminoglycosides, kim loại nặng,
acid Cyanhdric (HCN), oxit Carbon là những chất độc có tác động trực tiếp, trong khi các
chất độc khác lại có tác động gián tiếp do các chất chuyển hóa của chúng. Ví dụ: acid
Oxalic được hình thành từ quá trình chuyển hóa Ethylene glycol có thể gây nhiễm acid và
giảm canxi huyết, tắc ống thận do kết tủa Canxi oxalate. Một số chất độc phản ứng với
enzyme hoặc thụ thể ví dụ: hợp chất phosphor hữu cơ parathion được chuyển hóa thành
chất ức chế men Cholinesterase. Tuy nhiên, hay gặp nhất là các trường hợp Xenobiotic
khi qua chuyển hóa tạo thành các phân tử khác nhau trong cơ thể, đó là:
- Electrophile (chất ưa điện tử)

- Free radical (gốc tự do)
- Nucleophile (chất ái nhân)
- Redox – active reactant (chất phản ứng oxy hóa khử)
a. Sự hình thành chất ưa điện tử
Dưới tác dụng của các men microsom oxy hóa có chức năng hỗn hợp (MFOs –
Microsomal mixed function oxidaza), chất lạ (Xenobiotic) sẽ chuyển hóa thành dạng
trung gian ưa điện tử, đây là những chất thiếu điện tử do đó có thể kết hợp với các chất
khác theo dạng thức dùng chung nguyên tử, các chất mới hình thành này có thể liên kết
với ADN, lipit và protein làm thay đổi cấu trúc của chúng.
b. Sự hình thành gốc tự do
Gốc tự do được tạo ra do thiếu điện tử cặp đôi trong phân tử. Các gốc tự do như: H
+
,
CCl
-
3
, O
2
-
, OH
-
, RO
2
-
, RO
-
, NO
-
, NO
2

-
, … Một số hóa chất độc khi bị oxy hoá bởi MFOs
thành các gốc tự do cùng với sự chuyển electron cho oxy, tạo thành gốc superoxid- O
2
-
.
11
Gốc superoxid (gốc đa oxy) phản ứng với lipid chưa no, quy nạp 1 chuỗi phản ứng tự xúc
tác, tạo thành các gốc lipid tự do và sau đó peroxid hoá lipid.
Sau khi gốc tự do được hình thành, chúng sẽ gây tác hại như phá hủy tổ chức hoặc gây
ung thư. Quá trình peroxit hóa lipit làm phá hủy màng tế bào làm biến thái cấu trúc, làm
mất khả năng hấp thu và chuyển vận qua màng tế bào.
Sơ đồ 1: Sự hình thành các gốc tự do do hóa chất độc và tác hại của chúng


Hóa chất và các sản phẩm chuyển hóa độc hại làm triệt tiêu gradient H
+
trong ty thể
dẫn đến ức chế quá trình phosphoryl oxy hóa, làm hạn chế sử dụng oxy và làm giảm quá
trình tạo ATP, đồng thời tạo ra nhiều gốc phosphor vô cơ, gây biến dạng đứt nát màng ty
12
Xenobiotic Oxygen
H
2
O
Chuyển hóa bởi
các men oxy hóa tế bào
X
O
2

Phản ứng với các
antioxydant
H
2
O
2
OH
Phản ứng với các tế bào
cao phân tử
Peroxid hóa
lipit
Làm biến chất
protein
Phá hủy DNA
Phá hủy màng
tế bào
Mất enzym Đột biến
Ung thư
- Ức chế tổng hợp protein
GSSHP
x
GSSG
GSH
GSHP
x
SOD
Peroxid
CAT
H
2

Fe
H
2
O
thể. Do màng ty thể bị tổn thương nên Na
+
vào bên trong tế bào nhiều, K
+
thoát ra ngoài
và Ca
++
đi vào thì Mg
++
cũng thoát ra ngoài, do đó ảnh hưởng đến sự hoạt hóa ATPase.
Ty thể biến đổi làm cho năng lượng dự trữ trong tế bào giảm đi, quá trình đường phân
yếm khí tăng lên, tích tụ nhiều acid lactic gây giảm pH của bào tương làm ảnh hưởng tới
nhân, màng tế bào và các bào quan khác.
Màng tế bào có tính không thấm do đặc tính cân bằng các ion thông qua cơ chế “bơm”
Natri (Na) trên màng tế bào. Bơm này cho phép vận chuyển Na
+
và K
+
vào tế bào. Hoạt
động này cần có năng lượng (ATP). ATP giảm làm giảm hoạt động của bơm Natri. Kết
quả là Na
+
vào tế bào nhiều và K
+
thoát ra ngoài màng tế bào. Trong tế bào, tỷ lệ Na
+

/ K
+
tăng, tế bào cũng mất ion và tích tụ Ca
++
, tỷ lệ Ca
++
/ Mg
++
tăng. Quá trình mất cân bằng
trên dẫn tới H
2
O thâm nhập vào tế bào làm tế bào trương lên. Lysosome cũng bị trương
lên, tính thấm của màng tăng, các enzym thoát ra vào dịch tế bào tham gia quá trình hủy
tế bào. Sự mất cân bằng Canxi gây hoạt hóa phospholipase, màng tế bào tự tiêu hủy, mất
chức năng hàng rào, tế bào sưng và bị tổn thương không phục hồi dẫn đến hoại tử tế bào.
Sơ đồ 2. Tiến trình tế bào bị tổn thương và bị chết do chất độc
Trong quá trình giải độc, cơ chế phòng vệ cũng thực hiện các chức năng này.
13
Hóa chất độc hoặc sản phẩm chuyển hóa độc hại
Ức chế chuyển hóa năng lượng làm yếu ATP
Tích lũy Natri và Canxi trong dịch bào tương
Na
+
/ K
+
ATPase giảm Mg
+2
/Ca
+2
ATPase

giảm
Nước tràn vào
Phospholipase
hoạt hóa canxi
Tế bào phồng lên tạo
mụn nước và không bào
Phá hủy màng nội
quan
Mất điều khiển Canxi
Giải phóng acid
hydrolase từ lysosomes
Tế bào chết
- Men SOD- superoxit dismutase: xúc tác quá trình khử các gốc “siêu” oxy thành các
hydrogen peroxit (H
2
O
2
). Men MnSOD có tâm hoạt động là nguyên tử Mangan (Mn) có
thể loại bỏ được anion “siêu” oxy sinh ra ở ngay trong các ty lạp thể. Men CuZnSOD có
nhiều trong bào tương cũng là men tham gia loại bỏ gốc “siêu’ oxy. Nhờ hai nhóm men
này mà quá trình bảo vệ tế bào cũng đã được diễn ra.
- Men Catalase có trong tế bào phân giải H
2
O
2
thành nước và oxy.
- Men Glutathion peroxydase GSHP có chứa Selen cũng có thể biến H
2
O
2

thành nước
và rượu.
c. Sự hình thành nucleophile
Sự hình thành nucleophile là một cơ chế không phổ biến, ít gặp. Ví dụ: sự tạo thành
Cyanid từ Amygdalin dưới tác dụng của men Bacterial β – glucosidase trong bệnh Gút ở
người.
d. Sự hình thành chất phản ứng oxy hóa khử
Trong quá trình khử Nitrat thành Nitrit. Ví dụ: Methemoglobin tạo thành khi Nitrat
chuyển thành Nitrit và gây độc.
1.3.2. Cơ chế gây độc đặc trưng trên cơ quan, tổ chức
a. Cơ chế gây tổn thương hóa học
Là cơ chế tác động trực tiếp lên các mô làm thay đổi chức năng điều khiển sự ổn
định của tế bào. Cơ chế này do các chất có tác động mạnh như acid, bazo, các chất gây
đông vón protein, hoặc các chất có tác dụng phá hủy màng lipit. Sự gây tổn thương này
thường ngay sau khi tiếp xúc, không mang tính đặc hiệu. Vùng tổn thương thường là da,
mắt, niêm mạc hô hấp trên, xoang miệng.
b. Cơ chế gây hoại tử tế bào biểu mô
Thường là ở các tổ chức tế bào biểu mô có chức năng chuyển hóa cao như tế bào
ống thận, biểu mô ruột, tủy xương,…Cơ chế này thường là do tổn thương các men chủ
yếu có chức năng chính trong chuyển hóa.
c. Cơ chế tác động thông qua ức chế hoặc cạnh tranh enzyme
Quá trình ức chế hoặc cạnh tranh men là do sự tương tác trực tiếp với chất độc làm
thay đổi cấu trúc bậc 3-4 của các men, ức chế cạnh tranh thường là chất độc có cùng cấu
trúc hay cấu trúc tương tự như các men. Cấu trúc chất độc –men có tính tạm thời, không
làm thay đổi cấu trúc của men và mang tính thuận nghịch (ví dụ trong các thuốc độc trừ
sâu nhóm Phosphor hữu cơ và Carbamate ức chế men Cholinesterase).
14
d. Cơ chế gây độc do ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa hoặc sinh tổng hợp
của cơ thể
Các chất độc tác động theo cơ chế này thường ảnh hưởng đến các sản phẩm cần cho

năng lượng, cho cấu trúc hoặc quá trình tăng trưởng.
Quá trình phosphoryl hóa giải phóng năng lượng từ ADP (Adenosin di phosphate)
thành ATP (Adenosin triphosphat) bị các chất độc diệt nấm như 2,4D (2,4dinitrophenol),
Chlorophenol và Asenat tác động làm tăng lượng oxy sử dụng do đó năng lượng bị tiêu
hao mà không được dự trữ trong liên kết phosphate. Các chất diệt nấm ức chế Phosphoryl
hóa (ATP), giảm năng lượng gây cơ thể mệt mỏi, yếu dần.
Các chất độc gây thương tổn ADN hoặc gắn với Ribosome trong quá trình giải mã
làm ảnh hưởng đến tổng hợp acid Nucleic và ức chế tổng hợp protein. Cơ chế này diễn ra
muộn, tiềm ẩn trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Ví dụ như nhiễm độc Aflatoxin,
các hợp chất Thủy ngân hữu cơ và Amantine (độc tố nấm Amanita phalloides).
Chất độc tác động đến hệ thống lưới nội mô cản trở quá trình chuyển hóa mỡ. Kết quả
của quá trình là: Giảm tổng hợp protein nhận và giảm kết hợp giữa phospholipid và
triglycerid gây tích lũy mỡ trong tế bào
e. Cơ chế tác dụng trên hệ thần kinh
Thường là phong tỏa sự dẫn truyền xung động thần kinh, ức chế phản xạ dẫn đến rối
loạn vận động hay mất phản xạ, co giật như bệnh Uốn ván. Thông thường trong ngộ độc
Strychnin do phong tỏa Glycin có trong hệ thống phản xạ của tủy sống.
Chất độc làm thay đổi tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với ion. Các dòng
Na
+
và K
+
bị các chất độc như DDT và Pyrethrin làm thay đổi, dẫn đến làm thay đổi
ngưỡng tác động lên tế bào.
Chất độc ức chế các enzym thiết yếu cho chức năng cân bằng, làm thay đổi đặc
tính dẫn truyền qua xinap thần kinh (Ví dụ: thuốc trừ sâu loại phospho hữu cơ ức chế men
cholinesterase).
Sự tổn thương tế bào thần kinh trung ương hay ngoại vi dẫn đến ảnh hưởng của các
nơron và hệ thống dẫn truyền thần kinh. Tổn thương thần kinh thường là mãn tính hay
vĩnh viễn.

Hoại tử nơron là do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chất độc đến các nơron.
Tác động trực tiếp: các hợp chất Thủy ngân hữu cơ làm suy yếu sự tổng hợp protein thần
kinh thiết yếu. Tác động gián tiếp: thiếu oxy mô do cacbon monooxide hay cyanide gây
tổn thương thần kinh thứ phát.
Chất độc hủy Myelin (demyelination) ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh do thay
đổi sự lan truyền của hiệu thế vận động dọc trục thần kinh.
15
f. Cơ chế gây tổn thương hệ mạch và máu
Chất độc tác động trực tiếp của đến các tế bào tuỷ xương làm giảm hoặc ngừng sản
sinh tế bào máu.
Quá trình tổng hợp huyết sắc tố có thể chịu tác động của chất độc theo một số cơ
chế sau: (1) Giảm tổng hợp huyết sắc tố hoặc tăng lượng tiền thân huyết sắc tố dẫn đến
tình trạng thiếu máu, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hoá Porphyrin. (2) Sắt trong
hemoglobin có thể bị oxy hoá từ sắt hoá trị II thành sắt hoá trị III, tạo thành
Methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy (Methemoglobin được tạo ra trong
ngộ độc Nitrit). (3) Quá trình oxy hoá làm biến chất Hemoglobin, tạo ra các thể Heinz
làm tăng cả 2 quá trình thực bào hồng cầu và tan máu tự nhiên. Hemoglobin mèo rất mẫn
cảm với quá trình tạo các thể Heinz.
Cacbon monoxide rất giống Hemoglobin, có thể gắn với Hemoglobin tạo thành
Carbonxyhemoglobin không vận chuyển được oxy.
Bệnh đông máu do độc tính của Vitamin K dẫn đến xuất huyết thứ phát. Các chất
diệt loài gặm nhấm như Narfarin và Brodifacoum ngăn sự tái hoạt hoá của Vitamin cần
thiết cho quá trình tổng hợp Prothrombin và các yếu tố VII, IX và X.
g. Các chất có tác dụng tương tự những sản phẩm chuyển hoá và chất dinh dưỡng thông
thường
Tác dụng của các hormon estrogen ngoại sinh có thể giống tác động của các
hormon nội sinh bình thường. Độc tố nấm estrogen, độc tố thực vật và chất bổ sung thức
ăn có thể làm thay đổi chu kỳ sinh sản.
Các thành phần dinh dưỡng như vitamin D, Selen và iod nếu vượt quá ngưỡng cần
thiết có thể gây nhiễm độc các cơ quan bị ảnh hưởng khi thiếu các chất này.

h. Làm suy giảm miễn dịch
Các chất độc làm ảnh hưởng đến cơ quan có trách nhiệm hình thành miễn dịch như
giảm tổng hợp kháng thể, ngăn cản bổ thể và một số quá trình khác, giảm hình thành
lympho bào. Các chất độc ảnh hưởng đến cơ quan miễn dịch như kim loại nặng, độc tố
nấm mốc, dioxin,…
k. Gây quái thai và ung thư
Quá trình này xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thời kỳ có thai. Chất độc có thể làm
chết thai, gây biến thái thai, gây quái thai.
Do kết hợp với ADN làm thay đổi di truyền, gây kích thích mô hay tổn thương mô
tạo các khối ung thư. Ví dụ: độc tố nấm mốc Aflatoxin, Asen…
16
1.3.3. Ảnh hưởng độc hại của chất độc
Chất độc xâm nhập vào cơ thể qua các đường khác nhau, sau một thời gian ngắn đều
được phân bố vào toàn cơ thể. Tùy theo tính chất lý hóa và điều kiện xâm nhập vào cơ
thể, chất độc có thể tồn lưu ở một số bộ phận. Chất độc tác dụng ngay vào các tế bào sống
và làm rối loạn hoạt động của chúng.
a. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Phần lớn các chất độc đều ít nhiều tác dụng lên hệ thần kinh gây rối loạn chức năng
vận động, cảm giác.
Các loại thuốc mê như Cloroform tác dụng lên não và tủy sống làm mất phản xạ, tác
dụng lên hành tủy gây ngừng thở. Nhiều trường hợp gây hôn mê như thuốc ngủ, thuốc
phiện, rượu Etylic. Các chất thuộc nhóm Amphetamine, Long não, Atropine, các chất Clo
hữu cơ gây kích thích, vật vã. Strychnin gây co cứng.
Các chất gây rối loạn cảm giác như Salicylat gây chóng mặt; Santonin, Quinacrin
làm hoa mắt; Streptomycin, Kanamycin, Neomycin gây điếc.
Một số chất tác dụng lên hệ giao cảm, gây giãn đồng tử mắt như Adrenalin,
Ephedrine, Atropine, Nicotin. Ngược lại một số chất như Eserin, Acetylcholine,
Prostigmin làm co đồng tử mắt.
b. Ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa
Chất độc khi xâm nhập qua đường tiêu hóa thường gây nôn mửa (ngộ độc Thủy

ngân, Thuốc phiện, Phosphor hữu cơ…) nhưng cũng do tác dụng của chất độc trên hệ
thần kinh làm co bóp mạnh cơ hoành.
Các chất độc như phosphor hữu cơ, nấm và một số kim loại như Chì, Thủy ngân,
Bismut có thể gây tiết nước bọt nhiều; ngược lại Atropine làm khô miệng; acid, kiềm kích
thích đường tiêu hóa như thuốc chống đông máu, dẫn xuất Salicylat gây chảy máu đường
tiêu hóa.
c. Ảnh hưởng đến gan
Gan là cơ quan nằm ở ngã tư đường tiêu hóa. Từ tĩnh mạch cửa, gan nhận tất cả các
chất do chuyển hóa thức ăn cung cấp và các chất độc. Mặc khác, các chất chứa trong máu
qua hệ thống đại tuần hoàn đều có tác dụng đến gan. Hầu như trường hợp ngộ độc nào
cũng có tổn thương ở gan. Ví dụ như Rượu làm xơ hóa gan, thoái hóa mỡ trong ngộ độc
Photpho, Asen…
d. Ảnh hưởng đến tim mạch
Các chất trợ tim dùng quá liều đều gây độc: Cafein, Adrenalin, Amphetamine….làm
tăng nhịp tim. Digitalin, Eserin, Phosphor hữu cơ làm giảm nhịp tim. Ngộ độc gan cóc và
nhựa da cóc mạch không đều; trong ngộ độc Quinidin, Imipramin có thể gây ngừng tim.
17
Một số chất ảnh hưởng đến sự co giãn mạch như Acetylcholin làm giãn mạch…
e. Ảnh hưởng đến máu
Các thành phần huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu đều có thể bị
thay đổi dưới tác dụng của chất độc.
- Huyết tương: các thuốc mê (Chloroform, Ether) làm giảm pH, hạ thấp lượng kiềm
dự trữ và tăng Kali của huyết tương. Nọc rắn Viperid làm tăng khả năng đông máu, ngược
lại loại Colubride làm mất khả năng đó.
- Hồng cầu: Số lượng hồng cầu trong một cm
3
máu tăng lên trong trường hợp ngộ
độc gây phù phổi (Clo, Photgen, Cloropicrin) do huyết tương thoát ra nhiều nên máu bị đặc
lại. Hồng cầu bị phá hủy khi bị ngộ độc Chì, nhiễm tia X, Benzen hoặc các dẫn xuất của
amin thơm. Khi oxit carbon liên kết với Hemoglobin tạo ra Carboxyhemoglobin làm mất

khả năng vận chuyển oxy nên cơ thể bị ngạt. Các dẫn xuất Nitro thơm, Aniline, Nitrit oxy
hóa Sắt hóa trị II chuyển Hemoglobin thành Methemoglobin làm ngừng khả năng vận
chuyển oxy.
- Bạch cầu: Số lượng bạch cầu giảm trong trong ngộ độc Benzene gây thiếu máu.
Ngược lại trong ngộ độc kim loại nặng bạch cầu tăng.
- Tiểu cầu: số lượng tiểu cầu có thể hạ xuống còn vài chục nghìn trong ngộ độc
Benzen.
Mặt khác dưới tác dụng của chất độc một số thành phần mới xuất hiện trong máu. Ví
dụ trong ngộ độc Chì xuất hiện chất Copropocphirin; trong ngộ độc acid mạnh xuất hiện
Hematopocphirin. Những chất này có ý nghĩa trong chẩn đoán ngộ độc.
f. Ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp
Các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp có thể gây:
- Tác dụng tại chỗ như ho, kèm theo chảy nước mũi, nước bọt. Ví dụ: các hơi độc,
hơi ngạt.
- Tác dụng toàn thân như khí CO gây tím tái.
- Chất độc ức chế hô hấp gây ngạt thở tiến tới ngừng thở như thuốc phiện, Cyanid,
thuốc ngủ. Một số chất có thể gây phù phổi như Hydrosulphit, phosphor hữu cơ.
g. Ảnh hưởng đến thận
Chất độc có thể tác động lên các chức phận của thận. Thủy ngân, Chì, Cadimi làm
tăng Ure và Albumin trong nước tiểu. Acid oxalate, thuốc chống đông máu, Cantharit gây
tiểu ra máu. Các dung môi có Clo gây viêm thận. Nhiều chất gây vô niệu như Thủy ngân,
Sulfamit, mật cá trắm.
18
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC DỤNG CỦA CHẤT ĐỘC
Để có tác dụng gây độc, các chất độc hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng phải
đạt được nồng độ đủ cao trong khoảng thời gian nhất định trong cơ thể (tùy loại chất độc).
Các yếu tố khi tương tác với nhau có thể làm thay đổi đáp ứng của cơ thể đối với chất
độc, ảnh hưởng đến đáp ứng liều lượng và chẩn đoán ngộ độc. Mặc dù từng yếu tố không
gây ảnh hưởng lớn, nhưng nhiều yếu tố cùng tác động thì ảnh hưởng của chúng sẽ trở nên
có ý nghĩa.

1.4.1. Yếu tố liều lượng của chất độc
Có một số chất độc khi ở liều thấp thì nó là yếu tố dinh dưỡng, hoặc là thuốc trị
bệnh, ví dụ: sắt, đồng, kẽm…Nhưng khi ở liều cao thì lại gây ra ngộ độc, có những triệu
chứng bệnh tích điển hình, tuy nhiên cũng có những trường hợp xảy ra triệu chứng ngộ
độc thần kinh quá nhanh, triệu chứng bệnh tích không rõ ràng, cũng có trường hợp sau
một thời gian dài, sau nhiều tháng, nhiều năm mới xảy ra triệu chứng. Trong thực tiễn, tùy
theo loại chất độc mà người ta qui định riêng. Có những chất không được phép có trong
thức ăn, song đa số các chất độc khác khó tránh khỏi trong thức ăn và thực phẩm, vì vậy
người ta có những qui định liều như sau:
- Liều an toàn: là liều mà ở mức đó không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cơ thể
hiện tại cũng như lâu dài. Liều này cũng thay đổi theo mức độ nghiêm ngặc của mỗi
nước. Ví dụ như các nước EU thì quy định liều Aflatoxin cho phép trong thực phẩm thấp
hơn Mỹ.
- Liều gây ngộ độc LD
50
: thường trong y học và thú y, để so sánh độc tính của một
loại chất độc nào đó, người ta thường sử dụng liều LD
50
, đây là liều gây chết 50% khi thử
nghiệm một loại thuốc hay một loại hóa chất độc hại nào đó trên động vật.
- Liều có điều kiện: là liều mà cơ thể con người và động vật chỉ được phép dùng
trong một thời gian nhất định theo khuyến cáo của bác sĩ. Nếu dùng kéo dài hơn sẽ bị ngộ
độc tích lũy.
* Sự nhắc lại liều độc:
Sự nhắc lại liều độc dẫn tới gây độc rõ hơn là sử dụng liều độc chỉ một lần. Khi
nhiễm độc lại làm cho chức năng cơ thể khó có thể hồi phục do tổ chức bị tổn hại. Tuy
nhiên cũng có trường hợp khi lặp liều gây độc nhiều lần dẫn đến sự điều chỉnh chống lại
chất độc (liều á cấp tính) và miễn dịch thực sự. Với các loại độc chất bài tiết nhanh, thì
một liều độc mạnh có tác dụng gây độc mạnh hơn sự lặp lại liều á cấp tính. Ví dụ ở thỏ
với một liều gây độc á cấp tính kéo dài của Cyanid có thể không gây độc vì được biến đổi

thành Thiocyanat.
19
1.4.2. Yếu tố giống loài động vật
* Chất độc có thể độc với này mà không độc với loài vật khác. Điều này rất có ý
nghĩa trong việc sản xuất thuốc trừ sâu, diệt côn trùng và các chất điều trị hoá học. Ví dụ
Morphin ít độc đối với gia súc hơn với con người. Gia cầm kháng với nhiều chất độc hơn
là gia súc. Ví dụ thuốc trừ sâu DDT có thể gây độc qua tiếp xúc với da, đặc biệt lớp kitin
của côn trùng. Đối với gia súc ít độc hơn vì ít hấp thu qua da. Hấp thu chất độc qua đường
niêm mạc tiêu hoá ở chó rất nhanh, chỉ cần 1 lượng nhỏ đã gây triệu chứng ngộ độc.
Trong gan thỏ chứa 1 ester có thể phá huỷ rất nhanh atropin nên thỏ không bị ngộ độc cà
độc dược. Một loại hành tây biến màu đỏ có tác dụng diệt côn trùng, sâu bọ nhưng lại
không độc với chuột đồng.
Sự mẫn cảm với một số chất độc ở các loài vật nuôi còn chưa được giải thích rõ. Ví dụ:
Morphin gây yên tĩnh thần kinh ở người và chó nhưng lại gây kích thích đối với mèo và các
loại gia súc khác. Bê giống Priesishen Kall được ăn 23 - 42 mg Gossypol/kg trọng lượng
(chất độc chiết từ hạt bông) đã bị chết. Giống bê Jersey Kalle ăn tới 82 mg/kg P lại không bị
ngộ độc.
Loài nhai lại mẫn cảm với các hợp chất kim loại nặng hơn các loài vật khác (ngựa,
chó, mèo, lợn). Liều chết của Carbonat chì ở Ngựa là 500-700gam nhưng ở Trâu, Bò chỉ
50 gam.
Đối với loài nhai lại: độc tố thực vật lại ít gây độc hơn so với các loài khác. Ví dụ:
Trâu, Bò cho ăn lá ngón phơi khô từ 25 - 30 gam trong 4 ngày liên tục cũng không bị ngộ
độc. Trong khi đó Ngựa chỉ ăn 30 gam trong 1 lần là bị chết ngay. Có thể giải thích là
hoạt chất gây độc và các glucozid khác trong lá ngón và một số chất độc có nguồn gốc
thực vật khác bị phân hủy do quá trình lên men của vi sinh vật trong dạ cỏ. Chất độc bị
pha loãng dạ cỏ của động vật có sừng.
* Vật nuôi có hệ thần kinh càng phát triển thì càng mẫn cảm hơn với một số chất độc.
Ví dụ: Liều chết của Morphin ở thỏ là 300 - 400mg, nhưng ở người là 6 mg. Như
vậy, thỏ có thể chịu đựng được liều độc cao hơn gấp xấp xỉ 70 lần so với người. 5mg
atropin gây độc nặng ở người nhưng chó và thỏ ăn với lượng lớn hơn 100 lần (500 mg)

vẫn không chết.
- Vật nuôi có sừng rất mẫn cảm với Tetracyclin, Chloroform và kim loại nặng đặc
biệt là Thủy ngân.
- Ngựa mẫn cảm với độc tố nấm đặc biệt là Stachybotrys alternans
- Gia cầm mẫn cảm hơn với muối ăn, Cyanhydric.
- Mèo mẫn cảm với acid Carbonic.
* Đặc điểm giải phẫu ở các loài động vật khác nhau ảnh hưởng đến tác dụng của chất độc
20
- Động vật nhai lại lưu giữ một lượng lớn thức ăn trong dạ cỏ, làm kéo dài thời
gian hấp thu chất độc. Độc tính của chất độc giảm do chất độc đã qua chuyển hóa bởi hoạt
động của vi sinh vật trong dạ cỏ. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa sinh học trong dạ cỏ
cũng có thể hoạt hóa dẫn đến làm tăng độc tính của một số tác nhân gây độc (ví dụ: Nitrat
chuyển hóa thành Nitrit).
- Ngựa, chuột, thỏ không có khả năng nôn sinh lý do cấu tạo giải phẫu, vì vậy chất
độc lưu giữ trong đường tiêu hóa, gây độc mạnh hơn so với những động vật có thể nôn
được.
- Những con vật thiếu sắc tố ở da sẽ dễ bị tác động của các chất độc gây nhiễm độc
quang học (Phototoxicosis).
- Hàng rào máu - não ngăn cản chất độc xâm nhập vào trong não. Ở một số động
vật, hàng rào máu - não kém phát triển, tạo điều kiện cho chất độc xâm nhập vào não, dẫn
đến ngộ độc (ví dụ, ngộ độc ivermertin ở chó Colli).
* Đặc điểm chuyển hóa liên quan đến loài và gen ảnh hưởng đến tác dụng của chất độc
- Ảnh hưởng của chuyển hóa giai đoạn 1: Sự chuyển hóa các chất độc thành chất
có độc tính cao hơn giữa các loài là rất khác nhau. Ở chó, quá trình chuyển hóa chất diệt
loài gặm nhấm Fluoroacetate thành Fluorocitrate xảy ra nhanh hơn và độc tính của nó lớn
hơn gấp 6- 8 lần đối với chuột. Ở chuột và cừu chỉ hình thành một lượng rất nhỏ độc tố
Aflatoxin có hoạt tính sinh học, vì vậy chúng có sức đề kháng với độc tố này tốt hơn so
với các loài khác.
- Ảnh hưởng của chuyển hóa giai đoạn 2: giữa các loài có sự khác nhau của các
quá trình chuyển hóa giai đoạn 2, dẫn đến chậm chuyển hóa và chậm thải trừ chất độc.

- Ở Mèo, sự hình thành glucuronic giảm và do vậy khả năng bị nhiễm độc các chất
như Phenol ở những động vật này là cao.
- Quá trình liên hợp với acid Sulfuric của các chất độc ở Lợn xảy ra yếu hơn so với
ở các loài vật khác. Acid Mercapturic ít được hình thành ở chuột lang.
- Không thấy có quá trình Acetyl hóa các hợp chất amin thơm ở chó
1.4.3. Lứa tuổi của động vật
Động vật non nói chung hệ thống đề kháng, hệ thống khử độc và loại thải độc tố ra
ngoài của cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, do đó sức đề kháng với độc tố của cơ thể thú
non cũng yếu hơn thú trưởng thành. Ngược lại cơ thể già yếu sự trao đổi chất cũng giảm
xuống, sức đề kháng với độc tố cũng giảm
1.4.4. Tính biệt
Ảnh hưởng của độc tố trên giới tính cũng chỉ là khái niệm tương đối. Ở trạng thái
bình thường thì không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai giới tính trên lĩnh vực đề kháng
21
với độc tố. Tuy nhiên, khi giới tính cái mang thai, sinh sản hoặc nuôi con thì rất mẫn cảm
với độc tố. Ví dụ độc tố Aflatoxin có thể gây chết phôi tỷ lệ cao.
1.4.5. Trạng thái sức khỏe
Sức khỏe của cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đề kháng đối với độc tố. Ví
dụ khi cơ thể bị viêm gan hoặc viêm thận do nguyên nhân khác không phải độc tố thì khả
năng loại bỏ độc tố của cơ thể rất kém. Vì vậy cũng với một liều lượng giống nhau, nhưng
ở cơ thể khỏe mạnh có thể đề kháng tốt hơn ngược lại với cơ thể ốm yếu có thể phát sinh
triệu chứng ngộ độc.
1.4.6. Khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng
Khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng của
cơ thể với chất độc, ví dụ khi khẩu phần ăn thiếu cholin hoặc methionin sẽ gây ra hiện
tượng tích lũy mỡ gan làm cho suy yếu chức năng giải độc của gan, từ đó sự đề kháng với
độc tố cũng sẽ kém.
1.4.7. Trạng thái vật lý của chất độc
Cùng một loại chất độc, cùng một liều lượng như nhau, nhưng chất độc ở trạng thái
hòa tan trong nước, dễ hấp thu thì sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc nhanh hơn, nhưng nó loại

thải ra ngoài cũng nhanh hơn. Ngược lại ở trạng thái nhũ dầu, hoặc ở dạng bột không tan
thì chất độc hấp thu chậm nên gây ra triệu chứng ngộ độc muộn hơn, nhưng khi chất độc
ngấm vào cơ thể tích lũy trong mô mỡ thì loại nó ra khỏi có thể cũng chậm hơn.
22
Chương II
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC
Mục tiêu: Sinh viên nắm được các bước chẩn đoán ngộ độc, phân biệt giữa ngộ các độc
chất độc với các bệnh truyền nhiễm thông thường; nguyên tắc điều trị trong ngộ độc các
chất độc
2.1. CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC
2.1.1. Khái niệm
Chẩn đoán ngộ độc là việc đánh giá, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng của sự rối
loạn chức năng của các cơ quan, tổ chức của cơ thể để tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc,
nhằm điều chỉnh những tác dụng của chất độc, xử lý và điều trị ngộ độc, nhiễm độc.
Chẩn đoán ngộ độc bao gồm các loại sau:
a. Chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis): được thực hiện trước tiên để xác định
các hệ cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi chất độc (ví dụ: sốc, động kinh nghiêm trọng, ngừng
hô hấp…), theo dõi và khống chế các triệu chứng để cứu sống bệnh súc.
b. Chẩn đoán tổn thương bệnh lý (lesion diagnosis) được thực hiện để mô tả những
biến đổi bệnh lý ở mô, tổ chức (ví dụ: hoại tử trung tâm tiểu thùy gan).
c. Chẩn đoán căn bệnh (etiologic diagnosis): Đây là chẩn đoán quan trọng nhất,
nhằm xác định nguyên nhân gây độc hoặc nguồn gây độc, là cơ sở để tiến hành các biện
pháp trị liệu và phòng chống cụ thể. Trong quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây ngộ độc
cho vật nuôi cần lưu ý:
- Khi chưa chẩn đoán được nguyên nhân gây độc không nên sử dụng các loại thuốc
đối kháng để giải độc.
- Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tránh những chất độc tồn đọng trong chuỗi thức ăn
thông qua việc khẳng định được chất cụ thể gây độc.
- Xác định trách nhiệm và tránh được thiệt hại do ngộ độc, nhiễm độc gây ra.
2.1.2. Chẩn đoán ngộ độc

Ngộ độc là loại bệnh xảy ra hàng loạt với một lượng lớn vật nuôi. Vì vậy việc chẩn
đoán sớm và chính xác là bước rất quan trọng để phòng và điều trị ngộ độc có hiệu quả.
Chẩn đoán ngộ độc bao gồm các bước sau:
a. Thu thập thông tin về nguyên nhân và điều kiện gây ngộ độc.
Qua hỏi trực tiếp những người chăn nuôi, chủ vật nuôi. Thu thập các thông tin về
loài, số lượng vật nuôi bị ngộ độc, loại thức ăn cho vật nuôi ăn trước đó vài tuần và thời
điểm xảy ra ngộ độc.
23
Ngộ độc thường xảy ra do khâu cho ăn, chăm sóc và sử dụng vật nuôi. Một trong
những nguyên nhân gây ngộ độc thường xuyên nhất đối với vật nuôi chăn thả là cây cỏ độc.
Đối với vật nuôi nuôi nhốt, ngoài các thực vật độc ra, vật nuôi còn bị ngộ độc bởi
thức ăn bị hỏng, ôi thiu, thức ăn nhiễm nấm mốc, vi khuẩn và độc tố của chúng.
Vật nuôi, gia cầm còn bị ngộ độc bởi các hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), như
các hợp chất clor hữu cơ, phosphor hữu cơ, một số hợp chất vô cơ như carbamid, muối
ăn, Sulfat đồng, Canxi và Natri asenat, Natri fluorid, Phospho kẽm các chất hóa học là
phân hữu cơ cũng có thể gây ngộ độc. Ngoài ra vật nuôi còn bị ngộ độc bởi nọc độc khi bị
động vật độc cắn (rắn, nhện, ong ).
Cần xác định xem có xảy ra sự phơi nhiễm với loại chất độc (độc tố) đã được biết
đến hoặc bị nghi ngờ không?
Hỏi chủ vật nuôi những thay đổi về địa điểm, nguồn thức ăn, việc sử dụng chất hoá
học (ví dụ: phun thuốc diệt côn trùng, bón phân cho đồng cỏ, sử dụng thuốc thú y điều trị
cho vật nuôi) và những ứng dụng khác có thể gây ngộ độc, nhiễm độc. Nếu cần thiết phải
kiểm tra nơi nuôi nhốt vật nuôi.
Sự có mặt của một loại chất độc trong môi trường hay thậm chí vật nuôi đã ăn phải
chất độc đó chưa đủ để khẳng định được nguyên nhân gây ngộ độc. Đây mới chỉ là những
gợi ý cho phương hướng điều tra tiếp theo, đó là:
- Khẳng định được sự phơi nhiễm chất độc là đủ để gây ngộ độc.
- Ghi lại các triệu chứng lâm sàng, những biến đổi về trao đổi chất, biến đổi ở các
mô điển hình trong quá trình vật nuôi phơi nhiễm với chất độc bị nghi ngờ.
- Xác định mức độ gây độc của chất độc đối với cơ quan hay mô đích.

Bảng 2.1. Những thông tin cần thu thập để chẩn đoán ngộ độc, nhiễm độc ở vật nuôi
1. Dữ liệu về chủ vật nuôi
Ngày:
Tên chủ vật nuôi:
Địa chỉ:
Số điện thoại:
2. Dữ liệu về bệnh súc
Loài:
Giống:
Tính biệt:
Trọng lượng:
Tuổi:
* Tiểu sử tình trạng sức khoẻ của bệnh súc
- Tình hình bệnh tật trong thời gian gần trước khi vật nuôi bị ngộ độc.
- Tình hình phơi nhiễm với chất độc của các vật nuôi khác trong vòng 30 ngày trước
khi xảy ra ngộ độc.
- Lịch tiêm phòng
24
- Các biện pháp trị liệu, phun, tẩy thuốc trong thời gian gần đây
- Lần khám bệnh cuối cùng của bác sỹ thú y.
- Quy mô đàn (đối với vật nuôi nuôi theo đàn).
- Vật nuôi mua về hay được nuôi tại gia đình.
- Tình trạng ốm, chết của đàn (đối với vật nuôi nuôi theo đàn).
- Cá thể đầu tiên bị ngộ độc (bị ốm) được phát hiện: cần tìm hiểu con vật này đã sống
khoẻ mạnh trong thời gian bao lâu? Hiện tượng ngộ độc đã xuất hiện trong đàn khi nào?
* Dữ liệu về môi trường
Thu thập các dữ liệu về:
- Nơi ở của vật nuôi (ví dụ: đồng cỏ, rừng, lô đất, gần sông hoặc ao; chuồng nuôi, khu
nhà kín có hệ thống thông gió; gần đường tàu hoả, gần khu công nghiệp, gần bãi rác).
- Những thay đổi gần nhất về sự phơi nhiễm với môi trường (ví dụ: sự di chuyển,

phun chất diệt côn trùng, chất diệt loài gặm nhấm, xây dựng mới, cải tạo các khu nhà
cũ, di chuyển phân…).
* Dữ liệu về khẩu phần ăn, nước uống của vật nuôi
- Chế độ ăn: Những thay đổi về khẩu phần ăn gần đây (số lần cụ thể có liên quan đến
các triệu chứng đã quan sát được). Sự thay đổi phương thức cho ăn (ví dụ: từ phương
thức cho ăn hạn chế sang phương thức cho ăn tự do). Sự có mặt của các thức ăn ôi thừa và
bị hỏng.
- Nguồn nước uống, thay đổi trong việc cung cấp nước uống.
b. Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng.
- Ngộ độc cấp thường xảy ra với các triệu chứng liên quan đến các hệ cơ quan: tiêu
hóa, thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu
- Những dấu hiệu thường xuyên nhất của ngộ độc đường tiêu hóa là: Tiết nước bọt,
nôn, chướng hơi, ỉa chảy, có thể táo bón với sự biến đổi của phân (chứa chất nhầy,
máu ), đau bụng và đôi khi nổi mề đay.
- Các dấu hiệu của ngộ độc thần kinh thường là: tăng quá trình hưng phấn thần kinh
biểu hiện: bồn chồn không yên, trạng thái điên cuồng (có xu hướng di chuyển về phía
trước, chân trước co và đạp mạnh), co giật, thở mạnh, co giật kiểu động kinh và kiểu giật
rung thường quan sát thấy ở ngộ độc Chì, Atropin, Veratrin, Anconitin và Picrotoxin.
- Sau trạng thái co giật (hoặc ngay lập tức) có biểu hiện ức chế, thể hiện tê liệt và liệt.
- Các dấu hiệu về hô hấp thường là thở gấp, thở khó, ngạt thở, ho, chảy nước mũi, tím
tái, bồn chồn
- Các triệu chứng về tim mạch: mạch nhanh, yếu.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×