Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích nhân vật Mị qua đoạn trích trong tác phẩm "vợ chồng A phủ"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.85 KB, 2 trang )

Trường THPT Hàm Nghi
ĐÀO VĂN TUYÊN
01692875874
Đề ra: Phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua đoạn văn sau:
“Trong bóng tối Mị đứng im lặng…………………không bằng con nghựa”
Bài làm
“Vợ chồng A phủ” là một truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài thể hiện sự trỗi
dậy dành lại sự sống của người bị áp bức bóc lột ở vùng dân tộc mèo , Miền Bắc
nước ta trong thời kháng chiến chống pháp. “Vợ chồng A Phủ” là bài ca về sức sống
tiềm tàng mảnh liệt của những người con miền núi thật thà chân thật như A Phủ, Mị
nhưng tiêu biểu cho những con người những số phận ấy chính là Mị một người phụ
nữ đã chịu nhiều đắng cay, tủi nhục song cũng chính người phụ nữ ấy luôn tiềm ẩn
một sức sống mãnh liệt để khi bị chà đạp đến tận cùng đã nổi dậy mạnh mẽ. Tâm
trạng đó của nhân vật Mị thể hiện rõ nhất qua đoạn trích của tác phẩm “trong bóng tối
Mị đứng im lặng……….không bằng con ngựa”
Mị là nhân vật trung tâm của truyện, cô xuất hiện ngay từ những dòng đầu tiên
của tác phẩm “vợ chồng A Phủ” đó là hình ảnh của một cô gái ngồi quay tơ sợi bên
cạnh hai tảng đá trước cửa và cạnh nhà chuồng ngựa ở nhà lí Bá Tra. Những hình ảnh
mở đầu mà đi suốt dọc tác phẩm chúng như gắn kết chặt chẽ, cơ cực số phận trâu
ngựa tăm tối của đời mình. Chi tiết tàu ngựa, con ngựa được lặp đi lặp lại từ đầu tác
phẩm và trong đoạn trích cho ta thấy được dụng ý của tác phẩm khi đặt cạnh số phận
và thân phận Mị đó là một kiếp sống không bằng kiếp vật, con ngựa còn được nghĩ
ngơi con fMij thì ngày cũng như đêm làm lụng liên tục.
Đem tình mùa xuân đã đến đây là đêm tình của trai thanh nữ tú cùng gặp gỡ trò
chuyện đi chơi,diễn những bộ váy hoa sặc sỡ như những bông hoa rừng đang đua
nhau bung nở, cánh ngày xuân đã tràn về khắp trên bản cánh tượng những người con
gái đang sắp sửa, đã đang và sẽ đi chơi cảnh bên ngoài giờ đây vui tươi náo nức như
hội tất cả đều sẵn sàng nô nức, thiên nhiên, con người đang ganh nhau dua sắc đối lập
hoàn toàn với cánh đó là cuộc sống và tâm trạng của Mị. “trong bóng tối Mị đứng im
lặng không biết mình dang bị trói. Hơi rượu nồng nàn” Tưởng chừng ở lâu trong cải
khổ, Mị đã hoàn toàn chai lì, mê muội đi, héo mòn tàn lụy về cả thể xác con người


lẫn tinh thần. Vậy mà tận trong sâu thắm của người phụ nữ ấy vẫn thầm niệm khao
khát hạnh phúc khao khát được thay đổi. Khát khao này cử âm ỉ tựa đám than bị vùi
nén để khi nào gặp được ngọn gió lạnh sẽ bùng lên rực cháy thành ngọn lửa.
Ngọn gió lạnh đầu tiên khơi gợi dậy sức sống tiềm tàng trong Mị chính là tiếng
sáo gọi bạn tình vào một đêm mùa xuân tràn ngập hương sắc khi mà hơi rượu đang
bóc ra nồng nàn từ Mị.Vậy là tiếng sáo gọi bạn tình bắt đầu thức dậy nơi Mị hoài
niệm về tuổi trẻ hạnh phúc. Ngòi bút của Tô Hoài như cũng bắt đầu hồi hộp theo dõi
các bước diễn biễn tâm trạng và hành động của cô gái để diễn tả thật tinh tế.
Xuân ở Hồng Ngài trai gái , trẻ con tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo thổi
kèn và nhảy ở sân chơi đầu làng. Cả nhà Thống Lí Bá Tra cũng đang vui xuân chơi
tết “cũng ma nhảy ốp đồng” náo động rộn ràng.
Giờ đây Mị đang say hơi rượu đang nồng nàn đây là đêm tình mùa xuân của
đời Mị, men rượu làm Mị say, men nhớ làm Mị tỉnh, Mị sống lại. Ở đây thủ pháp
đồng hiện đã có mặt vẽ nên sự trẻ trung cho cô Mị báo hiệu sự sống lại của ý thức
Mị, Mị đã có ý thức về không gian, thời gian và ý thức về sự sống.
Men rượu làm Mị say trong đầu Mị nghe thấy tiếng sáo Mị nhẩm bài hát theo
tiểng sáo và thả hồn theo tiểng sáo hòa nhập vào cuộc chơi xuân. Tiểng sáo đang gọi
Mị đã suy nghĩ và có thể hành động như một người tự do “Mị vững bước đi nhưng
chân tay không cử động được” kỷ niệm đẹp tươi đối lập với thực tại đau đớn phủ
phàng khi Mị vững chân bước đi để chạy đến với cuộc vui, chạy đến kỷ niệm xa xưa
“Mị thối sáo rất hay, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Nhưng đau đớn làm sao khi vung
chân đi mà chân tay không cựa quậy được vì bị trói rồi tiểng sáo tự nhiên cũng mất
hút “không còn nghe tiểng sáo nửa”.Cũng có thể sử dụng thủ pháp đồng hiện xen lẫn,
lồng gép các hành động, sự kiện trong Mị, lại vừa khẳng định sự hồi sinh trong tâm
hồn này có từ vùng đất chết tại chính địa điểm đau thương vô cùng của đời Mị.
Mị cũng tự ý thức được về mình: “Mị còn trẻ lắm” Mị còn ý thức được cả ý
muốn khát vọng của Mị nữa “Mị muốn đi chơi”dấu hiệu của khát vọng đã hoàn toàn
được đánh thức ở Mị nhưng Mị càng ý thức được khát vọng sống thì cô lại càng nhận
ra được bi kịch thực tại đau dớn của mình khi thân phận mình không bằng con ngựa
vô hồn vô cảm, ngựa còn cỏ thể đạp chân vào vách còn có thể tung tăng giậm nhảy

và còn được nghỉ ngơi nhai cỏ đằng này một con người bằng xương thịt nhưng Mị lại
lại chẳng khách gì một công cụ làm việc ngày đêm. Từ khi về làm dâu gạt nợ nhà Bá
Tra Mị trở thành một nô lệ bị đầy đọa, bị hành hạ và bị tước hết mọi quyền sống nên
không còn ý thức sống như cái xác không hồn không phải ngẩu nhiên mà Tô Hoài
đặt Mị ngay ở chổ tảng đá vô tri vô hồn, buồng Mị gần tàu ngựa. Mặt Mị luôn cúi
xuống buồn rười rượi. Cô không con ý niệm về thời gian.Cô nhận thức thể giới qua
cái ô cửa vuông bằng bàn tay “mờ mờ trăng trắng” “không biết là sương hay nắng”. ý
niệm thời gian bị tiêu diệt thì ý nghĩa về cuộc sống cũng bị thủ tiêu.
Tiểng sáo đêm tình mùa xuân đánh thức sức sống tiềm tàng của Mị đánh thức giấc
mộng lứa đôi một thời Mị khao khát.Cô nhớ quá khứ, sống trong quá khử cố quên đi
thực tại phủ phàng và con ngựa tự do, ham sống ngày nào đã bị vùi dập rũ rầy.
Tô Hoài đã khá thành công khi phân tích tâm lí nhân vật một cách sắc sáo. Sự
thành công ấy ngoài vẫn sống vẫn hiểu biết về con người và vùng đất Tây Nguyên
còn do tình cảm yêu thương, tâm trạng của nhà văn đối với người dân nghèo miền
núi.
Với vợ chồng A Phủ Tô Hoài đã xây dựng thành công một hình tượng người
phụ nữ tây Bắc có vẽ đẹp phong phú đa dạng. Ông đã hát thật lòng mình khúc ca
đáng yêu về đất trời và con người tây Bắc, đã vẽ nên bức tranh xuân để nâng niu khát
vọng sống vĩnh cứu của con người bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng lắng
động và mang tính chất của thơ.
Hương Khê ngày 16/2/2012

×