Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong giai đoạn hiện nay docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.93 KB, 54 trang )






Luận văn
Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tập đoàn Tân Á Đại
Thành trong giai đoạn hiện nay
2



PHẦN MỞ ĐẦU
Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được đều phải có những
chiến lược, giải pháp nhằm đạt được những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Trong
đó các giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn
luôn được chú trọng nghiên cứu và thực hiên, hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu, quyết định đến sự thành bại của doanh
nghiệp.
Với những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ của Việt Nam trong bối
cảnh đất nước vừa gia nhập tổ chức WTO như hiện nay thì vấn đề này càng
thực sự cần thiết và cần được chú trọng. Doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam
hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ cần phải có được những
quyết định đúng đắn trong vấn đề sản xuất kinh doanh của mình để có thể
đương đầu với những cơ hội cũng như thách thức ở phía trước. Làm rõ được
vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ thấy được những mặt chủ yếu đã đạt
được và những tồn tại, vướng mắc cần được khắc phục và giải quyết, từ đó
đưa ra được những bài học kinh nghiệm cho những giai đoạn sau.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành là một trong những doanh nghiệp tư nhân


có triển vọng. Đứng trước thềm hội nhập, họ là sự sáp nhập giữa hai doanh
nghiệp tư nhân nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong
nước cũng như nước ngoài khi Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO.
Trong thời gian tham gia thực tập ở Tập đoàn Tân Á Đại Thành, em nhận thấy
rằng các sản phẩm mà Tân Á Đại Thành sản xuất có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh, bên cạnh đó vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh còn có nhiều hạn chế.
3
Do vậy để Tập đoàn ngày càng lớn mạnh thì không thể coi nhẹ vấn đề hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo chuyên đề thực tập này, được sự
giúp đỡ của các anh các chị trong phòng Tổ chức hành chính của Nhà máy
Tân Á Đại Thành thuộc khu công nghiệp Vĩnh Tuy cùng sự hướng dẫn tận
tình của PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Tân Á Đại
Thành trong giai đoạn hiện nay” cho chuyên đề thực tập của mình. Trong bài
báo cáo chuyên đề thực tập này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong
được sự nhận xét và góp ý để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Kết cấu bài chuyên đề tốt nghiệp được chia như sau:
Phần Mở Đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tập đoàn Tân Á Đại Thành trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cho Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
Phần Kết Luận








4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất và kinh doanh luôn
gắn liền với xã hội loài người, mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu
cầu cũng như thị hiếu của thị trường để nhằm đưa ra những chiến lược đúng
đắn đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Hoạt đông kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời
của chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Hoạt động kinh doanh có các đặc điểm sau:
 Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh
doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
 Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết
định cho công việc kinh doanh, là cơ sở đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp.
Không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử
dụng vốn để mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động…
 Kinh doanh cần phải hướng tới thị trường, các chủ thể kinh doanh có
mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể
cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh và với Nhà nước.
Các mối quan hệ này giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh đưa
doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.
5
 Mục đích chủ yếu và bao trùm của hoạt động kinh doanh là lợi

nhuận.

1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Một số quan điểm cho rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh
giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Do vậy, thước
đo hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả
là việc tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên các nguồn lực sẵn
có. Ngoài ra, khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh còn được phân thành
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế: thể hiện quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận
được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu đã đề ra.
Hiệu quả xã hội: đó là sự phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu về
mặt xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nộp ngân sách Nhà nước,
bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường kinh doanh …
1.1.3. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Ngày nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài của các doanh nghiệp là kinh
doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Chứ không phải như thời kỳ bao
cấp các doanh nghiệp (Chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) hoạt động sản xuất
theo chỉ tiêu của Nhà nước đặt ra, vì thế nên không có tính cạnh tranh khốc
liệt như bây giờ. Môi trường kinh doanh luôn luôn biến động đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp. Kinh doanh là một
nghệ thuật cần có sự tính toán nhanh nhạy, khéo léo và biết nhìn nhận vấn đề
ở tầm lâu dài, có chiến lược. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn
liền với hoạt động kinh doanh. Để có thể hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt
6
động sản xuất kinh doanh một cách thấu đáo cần xem xét đến khái niệm hiệu
quả kinh tế của một hiện tượng.
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định

Nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ
chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh
tế đó.
1.1.4. Vai trò của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
1.1.4.1. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để quản lý
doanh nghiệp.
Tiến hành bất kỳ hoạt đông sản xuất kinh doanh nào con người cũng
cần phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc
phù hợp với muc tiêu trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của
mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có.
Để có thể thực hiện điều đó bộ phận quản lý doanh nghiệp phải sử dụng
rất nhiều công cụ trong đó có công cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không
những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các
nhà quản lý tìm ra các yếu tố để đưa ra những giải pháp thích hợp trên cả hai
phương diện tăng doanh thu và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu
quả.
Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh,
phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu mà
7
doanh nghiệp đặt ra. Với vai trò là công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng
hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn
đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh
nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh đó là:
Trong nền kinh tế thị trường, việc giải quyết các vấn đề kinh tế như: sản
xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào được xem xét theo quan hệ

cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa ra
những chiến lược kinh doanh, lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu
quan trọng mang tính quyết định. Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh
tranh, do đó các doanh nghiệp luôn luôn phải nâng cao năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm, dẫn đến việc tăng năng suất.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là mối quan tâm hàng
đầu của bất kỳ xã hội nào mà còn là mối quan tâm của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh
không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh
doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã thực sự chủ động
trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh
nghiệp phát triển và mở rộng thị trường, Từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường, Phát huy sự tiến bộ khoa học và công nghệ, giảm được các chi phí
8
về nhân lực và tài lực. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với
phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, nâng cao đời sống người lao động.
Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều có hạn và ngày càng cạn kiệt do
hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch của con người.
Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngày càng tăng và
nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ là phạm trù không có giới hạn,
càng đa dạng, chất lượng càng tốt. Sự khan hiếm đòi hỏi con người phải có sự
lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, khi đó con người phát
triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng
các yếu tố sản xuất.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.5.1. Các yếu tố bên ngoài:
 Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý bao gồm các luật, văn bản dưới luật, quy trình ,
quy phạm kỹ thuật sản xuất… Tất cả các quy phạm kỹ thuất sản xuất kinh
doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đó là các quy định của Nhà nước về những thủ tục,
vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, Do vậy, mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm
hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó.
Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi
doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của
mình.
9
Môi trường pháp lý tạo tạo ra môi trường hoạt động cho doanh nghiệp,
một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến
hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, các
chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi
trường pháp lý có thể tạo thuận lợi cũng có thể là hàng rào vô hình ngăn cản
doanh nghiệp phát triển.
Tính chất của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh
doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thế sẽ lớn
hơn. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh
bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội.
 Môi trường chính trị:
Thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính
sách , đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định
sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo
thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh

doanh của mình.
Ngược lại, nếu môi trường chính trị bất ổn, rối ren thì không những
hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài hầu
như là không có mà ngay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở
trong nước cũng gặp nhiều khó khăn.
 Môi trường kinh tế.
10
Môi trường kinh tế là một yêú tố bên ngoài có tác động rất lớn đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, tốc
độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế,
chính sách kinh tế của Chính phủ, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát, thất
nghiệp… luôn là các yếu tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và
từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của từng doanh nghiệp. Đó là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách
kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, chính sách ưu đãi các hoại động đầu
tư, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp … ảnh hưởng rất cụ thể đến kế
hoạch sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp.
Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp
cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệụ quả sản xuất kinh doanh của
mình. Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ
cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh
của mình.
 Môi trường văn hoá – xã hội:
Môi trường văn hoá - xã hội bao gồm các yếu tố điều kiện xã hội, phong
tục, tập quán, trình độ, lối sống của người dân… Đây là những yếu tố rất quen
thuộc và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi
nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp
với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố

này do các yếu tố thuộc môi trường văn hoá – xã hội quy định.
 Môi trường thông tin và công nghệ:
11
Ngày nay, những cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra rất mạnh
mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Doanh nghiệp muốn hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống
thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công
trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh
nghiệp xác định phương hướng kinh doanh nắm bắt được thời cơ hợp lý mang
lại kết quả kinh doanh thắng lợi.
Yếu tố công nghệ có thể bật ngã một doanh nghiệp lớn nếu như họ
không nắm bắt và lường trước được sự thay đổi của nó. Nó có thể mang lại
cho doanh nghiệp thị phần, doanh thu khổng lồ, hình ảnh thương hiệu cũng
như sự thành bại của doanh nghiệp một khi họ có được những công nghê tiên
tiến mới nhất. Do vây doanh nghiệp cần cân nhắc giữa chi phí mua công nghệ
mới và chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) công nghệ mới cho
mình.
 Môi trường quốc tế:
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc
tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến
động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, khủng hoảng về tài chính,
tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn giữa các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng
hàng hoá có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ với những doanh
nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
12
1.1.5.2. Các yếu tố bên trong:

Ngoài các yếu tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn được quyết định bởi các
yếu tố bên trong doanh nghiệp, đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Yếu tố quản lý doanh nghiệp
Một doanh nghiệp nếu biết quản lý tốt, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, người quản lý, lãnh
đạo đòi hỏi phải có trình độ tổ chức quản lý, có kiến thức, năng lực, sáng tạo
và năng động. Người quản lý còn phải biết tổ chức phân công hợp tác giữa các
bộ phận cá nhân trong doanh nghiệp, biết sử dụng đúng người, tận dụng được
năng lực của đội ngũ nhân viên nhằm tạo ra sự thống nhất hợp lý, vận hành
đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ chung của doanh nghiệp,
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ
máy quản lý của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ
quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy
động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng
thị trường, các công việc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên,
các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ của Nhà nước. Vậy sự thành công hay
thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý hợp lý, xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh
khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công
nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản lý, linh hoạt nắm bắt
13
và bám sát thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp
thời nắm bắt thời cơ.
 Yếu tố lao động và vốn.
Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết
hợp các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp

là vấn đề lao động. . Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức lao động hợp lý là
điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả cao. Việc tuyển dụng phải được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay
nghề của người lao động.
Lực lượng lao động là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng
suất lao động, trình độ sử dụng máy móc, dây chuyền thiết bị. từ đó có tác
động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay hàm
lượng khoa học kỹ thuật có trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao
động phải có trình độ nhất định để có thể đáp ứng được các yêu cầu đó, điều
này phần nào cũng nói lên tầm quan trọng của yếu tố lao động.
Bên cạnh yếu tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một yếu tố
có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp không những chỉ đảm bảo cho
doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định mà còn giúp cho
doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ sản xuất hiện
đại hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hoá các loại
sản phẩm, nâng cao những mặt có lợi, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất, gây
dựng thương hiệu,…
14


 Yếu tố cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh
nghiệp, sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận
và của từng cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất,
khi đó không khí làm việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp. Không phải
doanh nghiệp nào cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả ngay,
việc này cần có một bộ máy quản lý có trình độ và khả năng kinh doanh, thành
công, trong cơ cấu tổ chức là thành công bước đầu trong kế hoạch kinh doanh.

 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ
thuật.
Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và
đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh
vực sản xuất của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức
quan trọng với hiệu quả sản xuất kinh doanh vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng
kỹ thuật cao mới có thể đứng vững trong thị trường và được mọi người tin
dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác.
Khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận
dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trên thj
trường nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu
của doanh nghiệp.
15
Vật tư, nguyên liệu và hệ thống đảm bảo vật tư nguyên liệu là bộ phận
đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó
đóng vai trò là đầu vào không thể thiếu, nhất là những doanh nghiệp tiến hành
hoạt động sản xuất trực tiếp ra sản phẩm. Để tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, ngoài những yếu tố nền tảng cơ sở thì nguyên liệu đóng vai trò
quyết định, có nó thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới được tiến hành.
Mặt khác, dự trữ nguyên vật liệu quá nhiều hoặc quá ít cũng không tốt
cho quá trình sản xuất kinh doanh. Những yếu tố này có ảnh hưởng đến doanh
thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, qua đó làm ảnh hưởng tới
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh có thực hiện thắng lợi được hay không
phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có được đảm bảo hay không.
Nguồn nguyên liệu được đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh mới được tiến
hành đúng kế hoạch đề ra và ngược lại.

1.1.6. Bản chất.
Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu
hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để
đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng
ta có thể dựa vào việc phân biệt hai khái niệm kết quả và hiệu quả:
 Kết quả của hoạt đông sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh
nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả là
mục tiêu cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
16
doanh có thể là những chỉ số cụ thể có thể định lượng cân đong đo đếm được
cũng có thể là những yếu tố chỉ phản ánh được mặt chất lượng hoàn toàn có
tính chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng về
chất lượng sản phẩm. Chất lượng bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
 Trong khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có
được kết quả đó, nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật thì khó khăn hơn vì trạng
thái hay đơn vị tính của đầu vào và đầu ra là khác nhau còn sử dụng đơn vị giá
trị sẽ luôn đưa được các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị. Trong thực
tiễn người ta sử dụng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu cuối
cùng của hoạt động sản xuất cũng có những trường hợp sử dụng nó như là một
công cụ để đo lường khả năng đạt đến mục tiêu đã đặt ra.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phải được xem xét toàn diện cả về
mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân:
Về mặt không gian: hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể nói là đạt
được một cách toàn diện chỉ khi hoạt động của các khâu, các bộ phận trong
doanh nghiệp đều mang lại hiệu quả.

Về mặt thời gian: là hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai
đoạn, thời kỳ kinh doanh không được làm sút giảm hiệu quả của các giai đoạn,
các thời kỳ kinh doanh ở giác độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân, hiệu quả
mà doanh nghiệp đạt được phải gắn liền với hiệu quả của toàn xã hội.
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu cụ thể:
1.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp:
17
1.2.1.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
K
ết quả đầu ra (doanh thu)

Chi phí

đ
ầu v
ào (T
ổng chi phí)


Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời bình quân của đầu vào
trong thời kỳ sản xuất kinh doanh.
1.2.1.2. Chỉ tiêu doanh lợi đồng vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh, phản ánh
mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng:
D
vkd
(%)
=

KD
WR
V



x 100
Trong đó:
D
vkd
: Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh

R
: Lãi ròng

W
: Lãi trả vốn vay
V
KD
: Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1.3. Doanh lợi doanh thu bán hàng:
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước và sau thuế.

D
dt
(%)
=
TR

x
R
100


Trong đó:
TR: Doanh thu trong thời kỳ đó.
18
D
dt
: Doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định.
1.2.1.4. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:
H
CPKD
(%)
=
TC
G
C
xQ 100

Trong đó:
H
CPKD
: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh, tính theo đơn vị %
C
TC
: Chi phí tài chính
Q
G

: Sản lượng kinh doanh tính theo giá trị
1.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể:
1.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:
 Số vòng quay toàn bộ vốn:

SV
V
=
KD
V
TR


Với SV
V
là số vòng quay của vốn, chỉ tiêu này cho biết lượng vốn của
doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng trong chu kỳ
 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

H
LD
=
DL
R
V



Trong đó:
H

LD
: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
V
LD
: Vốn lưu động bình quân năm.
 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:
19

H
TSCD
(%)
=
G
D
TSC
R


Trong đó:
H
TSCD
: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
TSCD
G
: Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ được tính đến
thời điểm lập báo cáo.
 Số vòng luân chuyển vốn lưu động:
SV
LD
=

LD
V
TR

Trong đó:
SV
LD
: Là số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm, cho biết trong
một năm vốn lưu động quay được mấy vòng
 Hiệu quả sử dụng vốn góp trong CTCP:

D
VCP
(%) =
CP
R
V


Trong đó:
V
CP
: Vốn cổ phần bình quân trong kỳ
D
VCP
: Tỷ suất lợi nhuận vốn cổ phần
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu:
D
CP
(%) =

CP
x
CP

100

Với D
CP
: là tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu.
1.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:
 Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động:
20

BQ
=
L
BQ


Trong đó:

BQ
: Lợi nhuận do một lao động tạo ra
L: Số lao động tham gia
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong một
thời kỳ nhất định.
 Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân năm:
AP
N
=

AL
Q

Trong đó:
AP
N
: năng suất lao động bình quân năm
AL: Số lao động bình quân trong năm
Q: Sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị
1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu:
 Vòng luân chuyển nguyên vật liệu:
SV
NVL
=
DT
SD
NVL
NVL

Trong đó:
SV
NVL
: Số vòng luân chuyển nguyên vật liệu.
NVL
DT
: Giá trị nguyên vật liệu dự trữ trong kỳ.
NVL
SD
: Giá vốn nguyên vật liệu đã dùng
Các chỉ tiêu này là những con số để chúng ta đánh giá sự hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.


21
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TÂN Á ĐẠI THÀNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
2.1.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và các bước phát triển quan trọng
của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
Tân Á Đại Thành tiền thân là sự sáp nhập giữa hai công ty TNHH sản
xuất và thương mại Tân Á và công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Đại
Thành là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm cơ khí tiêu
dùng phục vụ trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp với nhãn hiệu
Tân Á, Đại Thành, Rossi, Sunflower. Ngày 28 tháng 11 năm 1995, công ty
chính thức được thành lập với tên gọi công ty TNHH Sản xuất và thương mại
Tân Á. Qua hơn mười hai năm xây dựng và phát triển Công ty Tân Á Đại
Thành đã có những bước phát triển và đạt được những thành công nhất định
và nhãn hiệu Tân Á, Đại Thành, Rossi, Sunflower đã nổi tiếng từ nam vào bắc
trong lĩnh vực hàng cơ khí tiêu dùng.
Năm 1995: Công ty bắt đầu đi vào sản xuất ổn định hai sản phẩm chính
là Bồn Chứa Nước bằng Inox và Bồn Nhựa Đa Chức Năng.
Năm 2001: Nghiên cứu sản phẩm ống Inox, Bình nước nóng năng
lượng mặt trời và đầu tư máy móc, thiết bị xây dựng nhà xưởng tại KCN Vĩnh
Tuy và trụ sở chính của Công ty.
Năm 2002: Cho ra đời sản phẩm ống Inox.
Năm 2003: Đầu tư xây dựng nhà máy tại tỉnh Hưng Yên để mở rộng
sản xuất, cho ra đời sản phẩm mới.
22

Năm 2004: Chế tạo thành công sản phẩm mới: Bình nước nóng năng
lượng mặt trời mang nhãn hiệu Sunflower – Hoa Hướng Dương.
Năm 2005: Tháng 6 năm 2005, Nhà máy Tân Á Đại Thành – Hưng Yên
chính thức đi vào sản xuất, Nhà máy Tân Á Đại Thành – Hưng Yên được
công ty Tân Á Đại Thành đầu tư xây dựng từ năm 2003 với diện tích 40.000
m
2
, với tổng số vốn đầu tư trên 54 tỷ đồng tại thị trấn Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên. Và tháng 8 năm 2005, Nhà máy Tân Á Đại Thành – Hưng Yên đã sản
xuất thành công hai sản phẩm: Chậu rửa Inox Rossi và Bình nước nóng Rossi
sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ Italy. Bên cạnh đó Công ty vẫn tiếp tục
đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng để sản xuất các sản phẩm mới trong giai
đoạn sắp tới.
Tháng 6 năm 2005: Công ty Tân Á Đại Thành cũng chính thức bắt tay
vào xây dựng Nhà máy Tân Á Đại Thành - Đà Nẵng tai KCN Hoà Khánh,
thành phố Đà Nẵng, tháng 05 năm 2006 chính thức nhà máy đi vào hoạt động.
Nhà máy Tân Á Đại Thành – Đà Nẵng sẽ là nguồn cung cấp sản phẩm Tân Á
Đại Thành cho toàn bộ khu vực Miền Trung, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn
của khách hàng tại khu vực này.
Năm 2006 Công ty Tân Á Đại Thành đầu tư mở rộng nhà máy Tân Á
Đại Thành – Hưng Yên giai đoạn 2 để sản xuất các sản phẩm sơn tường, bồn
tắm, bồn chứa nước,… Có diện tích 5 ha, với tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng. Dự
kiến sẽ hoạt động vào tháng 3 năm 2008.
Năm 2007 sáp nhập Tập đoàn Tân Á với Tập đoàn Đại Thành thành
Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
Năm 2007 đầu tư nhà máy Tân Á Đại Thành Đăknông chính thức đi
vào hoạt động tháng 12 năm 2007.
23
2.1.2. Tình hình lao động của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
2.1.2.1. Trách nhiệm của công ty đối với người lao động:

Ta có bảng số liệu sau:
Tổng số lao động
(người)
Năm 2005


500
Năm 2006


600
Năm 2007

(Sáu tháng đầu năm)
800
Thu nh
ập b
ình quân c
ủa
người lao động/tháng
1,400,000

1,600,000

1,800
,000

Qu
ỹ phúc


l
ợi v
à

s
ử dụng
quỹ
85,000,000

115,000,000

100,000,000

“ Nguồn: Tập đoàn Tân Á Đại Thành”
Công ty Tân Á Đại Thành tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ BHXH, BHYT
cho người lao động theo quy định của pháp luật. Hàng năm nhân dịp các ngày
lễ tết Công ty đều có những phần thưởng cho từng các nhân. Bên cạnh đó trên
cơ sở các kết quả thi đua trong sản xuất, những đơn vị và cá nhân điển hình
được Ban giám đốc tặng những phần quà có giá trị để kịp thời động viên nhân
viên làm việc. Vào dịp hè Công đoàn cùng Ban giám đốc tổ chức cho toàn thể
cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát.
2.1.2.2. Cơ cấu lao động của Tập đoàn Tân Á Đại Thành:
Theo điều tra của em thì cơ cấu lao động của Tập đoàn Tân Á Đại
Thành xem xét trên 2 giác độ như sau:
 Theo trình độ: Có
0% Trên đại học 63% Cao đẳng, trung học, nghề

14% Đại học 23% Khác
24
 Theo chức năng: Có

1% Quản lý 86% Sản xuất trực tiếp
9% Lao động gián tiếp 4% Khác






















25
2.1.3. Mụ hỡnh c cu t chc ca Tp on Tõn i Thnh:






































Phó
Giám
đốc KD
Bồn
nớc
Phó
Giám
đốc KD
ống
INOX

Phó
Giám
Đốc KD
sản
phẩm
Bộ phận
kinh
doanh
sản
phẩm

Bộ phận
kinh
doanh
sản
phẩm


Bộ phận
kinh
doanh
sản
phẩm

Nhà
máy
sản
xuất
Bồn
chứa



Nhà
máy
sản
xuất
ống
INOX

Nhà
máy
sản
xuất
đồ gia
dụng

Phân

xởng
sản
xuất

Phân
xởng
sản
xuất

Phân
xởng
sản
xuất

Giám đốc
Chi nhánh Thành
phố
Hồ Chí Minh

Giám đốc
Chi nhánh Thành phố
Hải Phòng
Giám đốc
Chi nhánh Nam
Định

Chi nhánh phú
thọ
Chi nhánh cần
thơ

Giám đốc
Chi nhánh Thành
Phố Vinh

Phòng
Kỹ Thuật
Giám đốc
Công ty Tân á
Hng Yên
Giám đốc

Công ty Việt
Thắng

Hội Đồng Quản Trị Công Ty Tân
á

Đại Thành

Tổng Giám đốc

Giám Đốc
Sản Xuất
Chi nhánh
Công ty
Tân á đại
thành

Giám đốc
kinh

doanh/
Công ty
thành viên
TAĐT
Giám đốc
tài chính
Kế toán
Giám Đốc
Kỹ Thuật
Phòng TC-
HC
Phòng
Vật t
Trung tâm
phân phối

ho
Giám đốc

Cty Tân á-
ĐàNẵng

Giám đốc

Cty Nam Đại
Thành

Giám đốc
Công ty Tân á
đăknông


×