Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

PHƯƠNG PHÁP ĐỊA CHẤN TRONG GIẾNG KHOAN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.34 KB, 19 trang )

PHƯƠNG PHÁP ĐỊA
CHẤN TRONG GIẾNG
KHOAN
MỞ ĐẦU
Những phương pháp địa giếng khoan ngày nay tạo ra những cơ hội mới để
điều tra những vỉa thâm nhập bằng các lỗ khoan. Từ cấu trúc lỗ khoan và hình
dung 3 chiều để tăng độ rõ nét hình ảnh, sự thu nhận áp suất cao áp, nhiệt độ-
cao, những sự khảo sát địa chấn lỗ khoan giảm bớt nguy cơ rủi ro cho người
điều hành. và giúp cho việc phục hồi lại các thôngng tin
Sự khảo sát địa chấn lỗ khoan ngày nay đang đứng trước những thay đổi về
tất cả phương pháp kĩ thuật đo trong giếng khoan sử dụng trong các mỏ dầu khí.
Về lịch sử, lợi ích chính bắt nguồn từ những sự khảo sát được biết đến như
những mặt cắt địa chấn thẳng đứng (VSPs), Có được sự liên kết thời gian và
hình ảnh bề mặt địa chấn với chiều sâu giếng khoan. Tuy nhiên, hiện nay
phương pháp khảo sát địa chấn giếng khoan phát triển nhất trong thăm dò dầu
khí.
Những sự khảo sát Địa chấn trong Lỗ khoan mang lại các giá trị đo có độ
phân giải cao của độ nhạy địa chấn bao quanh các vỉa chứa. Những sự tiến bộ
trong công việc địa vật lý giếng khoan đang giúp đỡ làm rõ được đầy đủ tiềm
năng dầu khí từ những dữ liệu hiện tại tạo ra những hình ảnh chính xác nhất về
vỉa chứa dầu khí.
Chương I
PHƯƠNG PHÁP ĐỊA CHẤN TRONG GIẾNG KHOAN (VSP)
I.1 Lích sử phát triển của phương pháp VSP
Phương pháp địa chấn trong giếng khoan gọi phương pháp tuyến địa chấn
thẳng đứng hay còn gọi là VSP (Vertical Seismic Profile)
Phương pháp VSP là một sự phát triển vượt trội nhưng không được sử
dụng rộng vì chi áp dụng phương pháp lớn hơn nhiều so với phương pháp khảo
sát vận tốc. Và là phương pháp tin cậy hơn trong ứng dụng đánh giá dựa trên
những tài liệu địa chấn 3 chiều trên mặt
Hiệu quả của phương pháp VSP được phát triển ở các nước Xô Viết vào


năm 1960, tiếp đến là Châu Âu, cuối cùng là đến Mỹ năm 1970. Phương pháp
VSP đã tạo nên những bất ngờ khi mà phương pháp bắt đầu được sử dụng ở các
nước này vì phương có khả năng dự đoán trước mẫu khoan và nó được sử dụng
trong mục đích dự đoán chiều sâu thành hệ cần khảo sát sẽ gặp phải nếu tiếp tục
khoan.
Khả năng dự đoán trước mẫu khoan bằng phương pháp VSP là một biến
đổi ngược được thực hiện trong quá trình xử lý số liệu, qua nhiều năm các tài
liều khảo sát Zero – offset VSP đã được chứng minh đó là công cụ hữu ích. Nó
còn được sử dụng để dự đoán chiều sâu vùng dị thương áp suất trước khi khoan
các giếng khoan ở ngoài biển và xác định các ranh giới giữa granit và trầm tích,
muối và trầm tích
I.2 Định nghĩa
Tuyến địa chấn thẳng đứng là phương pháp địa chấn tiến hành theo tuyến
thẳng đứng trong giếng khoan để nghiên cứu bức tranh sóng dọc thành giếng
khoan.
Khác với địa chấn giếng khoan thông thường, trong VSP ngoài nhiệm vụ
ghi sóng trực tiếp để xác định tốc độ, cần phải tiến hành ghi cả các sóng phản xạ
và khúc xạ xuất hiện trên băng địa chấn để làm sáng tỏ bức tranh sóng. Để giải
quyết vấn đề này cần sử dụng các thiết bị ép chặt máy thu vào thành giếng khoan
và sử dụng các bộ điều chỉnh biên độ để ghi các sóng yếu xuất hiện ở phần sau
băng ghi.
Figure 1
I.3 Bản chất phương pháp
Tuyến địa chấn thẳng đứng (Vertical Seismic profile) là việc tiến hành
khảo sát nghiên cứu đặc điểm trường sóng địa chấn xung quanh (500m tính từ
thành giếng khoan), bên trên và cả phần phía dưới đáy giếng khoan nhờ việc sử
dụng nguồn nổ (source) đặt trên mặt gần miệng giếng khoan và tiến hành thu các
dao động do nguồn phát ra (chủ yếu là song dọc) truyền vào trong đất đá đến các
máy thu (geophone) đặt dọc theo thành giếng khoan.
Phần tín hiêu đầu vào cho các geophone là các dao động đàn hồi xuất phát

từ source truyền qua các lớp đất đá. Đầu ra từ các geophone là một bức tranh thể
hiện tổng hợp trường sóng địa chấn đi trong môi trường đất đá bao gồm phần
sóng đến trực tiếp (Downgoing wavefield), sóng phản xạ một lần (Upgoing
wavefield) từ các ranh giới phản xạ, sóng phản xạ nhiều lần của sóng đến trực
tiếp và sóng phản xạ một lần (Multiples), ngoài ra còn có thể xuất hiện rất nhiều
loại nhiễu khác…
I.4 Phân loại
Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa nguồn và máy thu và hình thái giếng khoan mà
phân VSP ra thành nhiều phương pháp khác nhau: Checkshot survey, Zero
offset, Offset, Walkabove, Walkaway VSP…
a. Checkshot Survey
Đây là phương pháp khảo sát VSP rẻ và đơn giản nhất và đôi khi được gọi
là phương pháp khảo sát vận tốc. Phương pháp này tiến hành đo thời gian truyền
song trực tiếp từ nguồn tới máy thu mà không cần quan tâm tới phần trường
sóng phản xạ sau đó. Nó cho phép thiết lập mối quan hệ thời gian-chiều sâu và
từ đó tính được vận tốc khoảng của phần đất đá xung quanh giếng khoan, thường
được áp dụng khi giếng khoan thẳng đứng.
b.Walkabove
Thường áp dụng cho trường hợp giếng khoan nghiêng với điều kiện thực
địa là nguồn luôn được đặt ở phía trên (gần như thẳng đứng) so với geophone.
Do thu cả phần song đến trực tiếp và phần song phản xạ sau đó nên các ứng
dụng cơ bản là như của Zero offset VSP.
c. Offset VSP
Sử dụng nguồn đặt cách giếng khoan một khoảng hoặc lệch so với giếng
khoan. Dãy các máy thu được bố trí theo một dải chiều sâu trong giếng
khoan,tạo ra hình ảnh 2 chiều. Bổ sung khối lượng thông tin làm sang tỏ hơn đến
những hình ảnh liên quan đến bề mặt địa chấn, giúp nhận ra những đứt gãy và
góc nghiêng của thành hệ dọc theo lỗ khoan. Trong điều kiện sự biến đổi từ sóng
dọc (P) => sóng ngang (S) tăng theo khoảng cách, offset VSP được sóng trượt,
sự biến đổi biên độ theo khoảng cách (AVO) và sự phân tích bất đẳng hướng.

Mức độ chuyển đổi sóng dọc => sóng ngang phụ thuộc độ lệch và ranh giới đặc
tính của đá.

d. Zero Offset VSP
Là phương pháp có cấu hình thu nổ giống với Checkshot survey là nguồn
luôn được đặt ở phía trên (gần như thẳng đứng) so với geophone, tuy nhiên mật
độ geophone trong giếng khoan là nhiều hơn và tiến hành thu cả thời điểm sóng
đến đầu tiên (first arrival) và phần sóng phản xạ sau đó. Do đó ngoài time-depth
relationship còn thu được Corridor stack và Synthetic (nếu có số liệu Sonic)…
thường được áp dụng khi giếng khoan thẳng đứng.
e. Walkaway VSP
Tương tự offset VSP trong đó nguồn nổ lệch với hình chiếu thẳng đứng.
Máy thu trong giếng khoan đứng yên nhưng nguồn dịch chuyển. Mức độ dịch
chuyển trong Walkaway VSP thường được sủ dụng để nghiên cứu sóng trượt, sự
thay đổi biên độ theo khoảng cách và hiệu ứng bất đẳng hướng. vì chúng ta có
thể chiếu sóng trên một diện tích rộng hơn Offset VSP. Walkaway VSP là
phương pháp hữu dụng trong việc thi công khảo sát địa chấn trên mặt, sự khảo
sát vạch ra những thiết kế tới việc cung cấp thông tin và hình ảnh bức tranh 1
hoặc 2 chiều, hay làm sáng tỏ với yêu cầu thu nhận và xử lý 3 chiều
Chương II
PHÂN TÍCH TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN TRONG GIẾNG KHOAN
II.1 Các loại sóng
Những kiểu những sóng được phát sinh và ghi trong những khảo sát địa
chấn lỗ khoan là các sóng khối được phát ra bởi những nguồn điểm nổ hay
những nguồn là những dải tần số, và gồm có nén ép, hay sóng-P và sóng trượt,
hoặc loại sóng-S. Những sóng này sinh ra từ những nguồn nhân tạo gần bề mặt
và được ghi lại ở trong lỗ khoan tại những độ sâu khác nhau. Trong trường hợp
trên biển VSP chỉ triển khai những sung hơi, điển hình sóng-P được phát sinh.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào đặc tính và cách sắp xếp thiết bị thu và nguồn, cả hai
sóng-P và sóng-S có thể được ghi nếu sóng-S đã được sinh ra bởi sự chuyển đổi

từ sóng-P.Những tín hiệu được ghi bằng những thiết bị trong lỗ khoan phụ thuộc
vào loại sóng đến, khảo sát hình học và kiểu của thiết bị thu.
Sự Truyền lan và phản xạ của những sóng nén ép và sóng trượt. Theo
hướng tới vuông góc, những song dọc nén ép phản xạ và chỉ truyền như những
song dọc. Tuy nhiên khi trường hợp đó không xẩy ra, như khi nguồn được đặt
khoảng cách nào đó từ khoảng cách từ giếng khoan, một biến cố sóng-Pcó thể
phản chiếu và truyền những song dọc và sự trượt của những song ngang . Những
song dọc có phương dao động trùng với phương truyền song, song ngang có
phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. Sóng-SV bị phân cực từ
mặt phẳng thẳng đứng và sóng-SH được phân cực trong mặt phẳng ngang. mối
quan hệ giữa sóng-SV và sóng-SH được sinh ra từ nguồn sóng trượt.
II.2 Tốc độ truyền sóng của các lớp đất đá
Các số liệu nghiên cứu tốc độ truyền sóng trong vỏ quả đất chỉ ra rằng các
đất đá cấu tạo nên vỏ quả đất có tốc độ truyền sóng rất khác nhau, các lớp đất
trồng nằm sát mặt đất có tốc độ truyền sóng nhỏ khoảng 300 – 400m/s, trong khi
đó tốc độ truyền sóng trong đá macma và 1 số loại đá trầm tích lên tới 6000-
7000m/s. Theo các số liệu đo sâu địa chấn thì tốc độ truyền sóng của đất đá ở độ
sâu vài chục km có thể tới 8000m/s.
Trong quá trình hình thành và phát triển, đất đá có những thay đổi tính
chất vật lý, địa chất rất khác nhau làm cho tính chất đàn hồi thay đổi; vì vậy tốc
độ truyền sóng của đất đá phụ thuộc vào nhiền yếu tố rất khác nhau như: thành
phần thạch học, điều kiện thành tạo, chiều sâu thế nằm và độ ngậm nước
Sau đây, chúng ta xét các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ truyền sóng và
mối quan hệ của chúng với các tham số vật lý khác.
II.2.1 Sự phụ thuộc tốc độ truyền sóng vào các yếu tố địa chất
a. Phụ thuộc thành phần thạch học đất đá
Thành phần thạch học là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến tốc độ truyền
sóng. Đá macma và biến chất có tốc độ truyền sóng thay đổi trong khoảng 4000
- 6500m/s. Đá trầm tích có tốc độ truyền sóng nhỏ hơn, trong trầm tích lục
nguyên có tốc độ truyền sóng ít khi vượt quá 3500m/s. Các trầm tích thuỷ hoá và

cacbonat có giá trị lớn hơn có thể đạt tới 6500m/s xấp xỉ tốc độ truyền sóng
trong đá macma và biến chất (bảng 6.1).
Bảng 6.1
Đất đá, môi trường V
P
(km/s) V
S
/v
P
Không khí
0,1 ÷ 0,36
Đất trồng, phong hoá
0,1 ÷ 0,5 0,5 ÷ 0,6
Cát khô
0,1 ÷ 0,6 0,55 ÷ 0,7
Cát ướt
1,5 ÷ 1,6 0,1 ÷ 0,3
Sét ẩm
1,5 ÷ 2,5 0,1 ÷ 0,3
Nước
1,43 ÷ 1,59
Cát kết
1,5 ÷ 4,0 0,4 ÷ 0,6
Đá vôi, dolomit
2,6÷ 6,5 0,5 ÷ 0,6
Muối mỏ
4,5 ÷ 6,0 0,5 ÷ 0,6
Diệp thạch kết tinh
4,0 ÷ 6,0 0,5 ÷ 0,6
Granit

4,0 ÷ 6,0 0,46 ÷ 0,62
Bazan
5,0 ÷ 6,5 0,57 ÷ 0,02
b. ảnh hưởng của các yếu tố khác
Tốc độ truyền sóng trong một loại đất đá có cùng thành phần thạch học có
thể thay đổi trong phạm vi rộng tuỳ thuộc vào một loạt các yếu tố như áp suất,
độ rỗng, độ ngậm nước, tuổi
Hình 6.1. Sự phụ thuộc tốc độ V
P
vào mật độ ρ của các loại đất đá khác
nhau: 1. sét và sét kết, 2. cát và cát kết, 3. đá vối, 4. đolomit, 5. anhydrid, 6.
muối mỏ
- Sự phụ thuộc tốc độ truyền sóng vào áp suất: Khi áp suất tăng lên làm
giảm độ rỗng của đất đá, mô đun đàn hồi Yung tăng làm cho tốc độ truyền sóng
tăng. Đối với các loại đất đá khác nhau, quy luật thay đổi tốc độ truyền sóng
theo áp suất cũng khác nhau. Sự thay đổi này rõ nhất đối với đất đá trầm tích lục
nguyên, còn trong đá macma và cacbonat ít hơn (hình 6.2a,c).
Sự phụ thuộc tốc độ truyền sóng vào độ rỗng và độ ngậm nước: Khi độ
rỗng và độ ngậm nước bão hoà tăng thì tốc độ truyền sóng giảm đi. Trong đất đá
bở rời sát mặt đất, nếu lỗ hổng chứa không khí thì tốc độ truyền sóng có thể nhỏ
hơn tốc độ âm trong không khí;
Khi độ rỗng giảm thì tốc độ tăng lên trong đá trầm tích, mối quan hệ này
gần như tuyến tính, nếu lỗ hổng ngậm nước thì tốc độ truyền sóng còn phụ thuộc
độ bão hoà nước. Khi áp suất nhỏ thì tốc độ truyền sóng tăng khi độ ngậm nước
tăng, đến khi bão hoà thì v
P
giữ nguyên, quá bão hoà thì tốc độ truyền sóng
giảm. Sở dĩ như vậy là do khi độ ngậm nước nhỏ, nước tạo ra những màng làm
tăng sự tiếp xúc giữa 2 mặt với nhau nên tốc độ truyền sóng tăng, khi bão hoà
các màng này bị phá vỡ, diện tích tiếp xúc giảm làm cho tốc độ truyền sóng

giam.
Nếu có nước khoáng hoá thì tốc độ truyền sóng tăng với độ khoáng hoá.
Hình 6.2. Mối quan hệ giữa tốc độ và độ rỗng
Sự phụ thuộc tốc độ truyền sóng và modun Young vào áp suất của một số
mẫu cát kết và granit được mô tả trên hình 6.3a,c
Hình 6.3. Sự phụ thuộc v
P
và v
S
vào áp suất và độ bão hoà
a. Sự phụ thuộc tốc độ cát kết vào áp suất trong mẫu cát với độ ẩm khác nhau, b. Sự
phụ thuộc vào độ sâu của áp suất, độ bão hoà và tỷ số v
P
/v
S
, c. Sự phụ thuộc của tốc độ
(1) và modul Young (2) vào áp suất
Sự phụ thuộc tốc độ truyền sóng vào chiều sâu: khi chiều sâu thế nằm
tăng lên, áp suất tải trọng tác dụng lên đất đá tăng dẫn đến sự tăng tốc độ truyền
sóng. Mức tăng tốc độ truyền sóng theo chiều sâu phụ thuộc vào thành phần
thạch học và độ rỗng của đất đá. Sự phụ thuộc này biểu hiện rõ rệt ở các loại đá
lục nguyên bở rời có độ rỗng lớn. Đặc biệt ở phần trên lát cắt, khi độ rỗng lớn,
áp suất tăng nhanh theo chiều sâu rất rõ rệt.
Sự tăng tốc độ truyền sóng theo chiều sâu dẫn đến tốc độ truyền sóng
trong một lớp nhất định thay đổi phụ thuộc vào vị trí cấu tạo của chúng. ở các
vòm nâng thường quan sát được sự giảm tốc độ truyền sóng đáng kể.
Sự phụ thuộc tốc độ truyền sóng vào tuổi đất đá
Đất đá càng già thì tốc độ truyền sóng càng lớn, ở một số vùng người ta
tìm được mối quan hệ :
v

P
= K(hT)
1/6
(6.1)
K là hệ số phụ thuộc thành phần thạch học của đất đá, h là chiều sâu, T là
tuổi tuyệt đối.
Sự tăng tốc độ truyền sóng theo tuổi được giải thích do tác dụng biến chất
động lực và sự kéo dài của tác dụng dung dịch trong đá.
ở trên đã nêu, những yếu tố liên quan đến tốc độ truyền sóng dọc; Đối với
sóng ngang, sự biến đổi của chúng cũng có nguyên nhân như đối với sóng dọc.
Kg/cm
2
Kg/cm
2
Với phần lớn đất đá có tỷ số v
S
/v
P
= 0.5 – 0.6, tương ứng với giá trị hệ số
Poisson σ = 0.2 – 0.33.
II.2.2. Mối quan hệ giữa tốc độ truyền sóng và các tham số vật lý khác.
Mối quan hệ tốc độ truyền sóng và mật độ đất đá
Theo tính toán lý thuyết, mối quan hệ giữa tốc độ truyền sóng và mật độ
là tỷ lệ nghịch. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu cho thấy đây là mối quan hệ tỷ
lệ thuận. Sở dĩ như vậy vì trong quá trình thành tạo, dưới tác dụng của các yếu tố
bên ngoài, hằng số đàn hồi thay đổi mạnh hơn so với thay đổi mật độ. Khi mật
độ tăng dẫn đến modun E tăng và tăng nhanh hơn nên kết quả làm tốc độ truyền
sóng tăng. Sự thay đổi mật độ thường không lớn từ 1,5 – 3,1g/cm
3
, trong khi đó

E thay đổi hàng trăm lần.
Một số công trình nghiên cứu thực nghiệm đã xác định mối quan hệ tuyến
tính giữa tốc độ truyền sóng và mật độ
v
P
= aσ + b (6.2)
a,b là các hằng số phụ thuộc từng loại đất đá khác nhau.
Ngoài tham số mật độ, tốc độ truyền sóng còn liên quan đến điện trở suất
cũng như cường độ phóng xạ, sở dĩ như vậy vì các tham số này đều liên quan
đến độ rỗng, mật độ, độ ngậm nước. Tuy nhiên những vấn đề này chưa được
nghiên cứu đầy đủ.
Sự phụ thuộc của áp suất, độ bão hoà và tỷ số vp/vs vào độ sâu được
minh hoạ trên hình 6.2b.
II.3 Nhận biết các loại sóng trên lát cắt
Để đọc rõ các sóng trên mặt cắt, trong quá trình xử lý cần tiến hành lọc
tần số, điều chỉnh biên độ, cộng sóng theo hướng và tiến hành hiệu chỉnh thời
gian để đồng nhất chiều sâu nổ mìn và thời điểm nổ.
Trong quá trình phân tích các mặt cắt VSP, ngoài việc xác định tốc độ lớp
(vl) và tốc độ trung bình (vtb )còn tiến hành phân loại trường sóng xuất hiện
trong lát cắt và liên kết địa tầng các sóng.
+ Phân loại trường sóng chủ yếu được tiến hành trên cơ sở phân tích đặc
trưng động học như: trục đồng pha, BĐTK của sóng. Sóng trực tiếp vì phát triển
xuống dưới sâu nên thời gian xuất hiện nó tăng dần theo chiều sâu; Sóng phản xạ
vì phát triển quay trở về mặt đất nên càng gần mặt đất thời gian xuất hiện sóng
càng lớn. Khi điểm nổ nằm sát miệng giếng khoan, BĐTK của sóng phản xạ
cùng loại nằm đối xứng với BĐTK của sóng trực tiếp.
Hình 18.27. Phương pháp tuyến địa chấn thẳng đứng (VSP)
a. Sơ đồ đo VSP, b. Lát cắt địa chấn VSP
Down
going wave

Up going
wave
Hình 18.28. Phương pháp tuyến địa chấn thẳng đứng (VSP)
a. Lát cắt tuyến địa chấn thẳng đứng, b. Lát cắt tuyến địa chấn thẳng đứng sau
hiệu chỉnh, c. Lát cắt địa chấn đi qua GK, d. Đường cong siêu âm
Trên mặt cắt có thể quan sát thấy các sóng vệ tinh, sóng phản xạ nhiều lần
và sóng biến loại. Các sóng phản xạ nhiều lần dọc cùng loại có trục đồng pha
giống như trục đồng pha của sóng trực tiếp và sóng phản xạ một lần. Các sóng
biến loại vì có tốc độ truyền sóng nhỏ nên các trục đồng pha của chúng nằm
thoải hơn các trục đồng pha của các sóng dọc cùng loại. Trong những trường
hợp điểm nổ nằm xa miệng lỗ khoan trên mặt cắt VSP có thể quan sát thấy sóng
đầu.
+ Theo dõi các trục đồng pha sóng có thể phát hiện được các ranh giới
hình thành sóng. Trên cơ sở đó tiến hành liên kết địa tầng các sóng hình thành
trong mặt cắt.Trong nhiều trường hợp, phân tích các mặt cắt VSP có thể xác
định được tỷ số biên độ của sóng có ích so với phông nhiễu (phản xạ nhiều lần).
Tỷ số này là tham số quan trọng để tính các hệ thống quan sát và đánh giá khả
năng phát tín hiệu có ích trên phông nhiễu.
II.4 Nhiệm vụ của xử lý số liệu và ứng dụng của VSP:
1. Xác định được thời điểm sóng đến đầu tiên (first arrival) từ các mạch địa chấn
a b
c
d
(traces) thu được bởi các geophone đặt ở những chiều sâu khác nhau, điều này
cho phép lập được mối quan hệ giữa thời gian và chiều sâu ( time-depth
relationship) và được dùng để tính vận tốc (interval, average and RMS velocity).
2. Tách các thành phần tín hiệu bao gồm downgoing và upgoing wavefield từ
trường sóng tổng hợp. Trong đó downgoing wavefield thể hiện phần trường sóng
đến trực tiếp từ nguồn và có đặc điểm là thời gian sóng đến đầu tiên (first arrival
time) tăng dần theo chiều sâu. Upgoing wavefield thể hiện trường sóng thu được

do sự phản xạ sóng từ các ranh giới nằm bên dưới geophone và có đặc điểm là
thời gian sóng đến (arrival time) giảm dần theo chiều sâu. Tiến hành lọc sóng
phản xạ nhiều lần sử dụng thuật toán Deconvolution. Kết quả cuối cùng thu
được bức tranh về đặc điểm trường sóng xung quanh giếng khoan (Corridor
stack), nó là một tài liệu tin cậy để đánh giá chất lượng xử lý và minh giải cấu
trúc tài liệu địa chấn trên mặt (surface seismic) khi đem so sánh phần trường
sóng địa chấn trên mặt xung quanh giếng khoan với Corridor stack.
3. Hiệu chỉnh đường cong Sonic gần với miền khảo sát của surface seismic hơn
vì khoảng nghiên cứu sâu tình từ thành giếng khoan của phương pháp siêu âm là
không lớn, chỉ phản ánh tính chất đàn hồi của đất đá chưa thể vượt qua đới rửa
(đới thấm).
4. Tính băng địa chấn tổng hợp (Synthetic), đây cũng là tài liệu quan trọng và tin
cậy để đánh giá chất lượng công tác xử lý và minh giải tài liệu địa chấn trên mặt
của phần đất đá xung quanh giếng khoan.
Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng khác như: xác định các đứt gãy, vòm muối;
nghiên cứu trường sóng ngang (Shear) và thiết lập mối quan hệ Vp/Vs; AVO…
KẾT LUẬN
Thăm dò địa chấn là phương pháp địa vật lý nghiên cứu quá trình truyền
sóng đàn hồi khi tiến hành phát và thu sóng ở trên mặt nhằm xác định đặc điểm
môi trường địa chất. Để tiến hành thăm dò địa chấn, cần phát sóng tạo ra các dao
động đàn hồi bằng nổ mìn, rung, đập (khi khảo sát trên đất liền) hoặc ép hơi (khi
khảo sát trên biển) Địa chấn trong giếng khoan là một trong các phương pháp
thăm dò hiệu quả và có độ tin cậy cao. Việc nghiên cứu áp dụng phương pháp
địa chấn trong giếng khoan ngày càng được phát triển mạnh.
Báo cáo mới nói rõ các phương pháp VSP phổ biến, giới thiệu tổng quan
lịc sử áp dụng VSp trong thăm dò dầu khí. Ngoài ra phân tích nhận biết loại sóng
trên lát cắt địa chấn

×