Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tại trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 31 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC
…  …
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TẠI
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
GVHD: Tô Long Phước
CBHD: Đặng Lê Tiến Hưng
ĐT (CBHD): 0938 35 19 35
SVTH: Nguyễn Phạm Nhật Lam
LỚP: CĐTH11B
TP.HỒ CHÍ MINH, ngày 22 tháng 03 năm 2014
LỜI CẢM ƠN ĐẾN QUÝ CÔNG TY
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN















TP.HCM, Ngày …… Tháng…….Năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN















TP.HCM, Ngày …… Tháng…….Năm 2013
Giáo viên hướng dẫn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM
1. Giới thiệu về trung tâm:
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Trên cơ sở đúc kết thực tiễn tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật
những năm đầu sau ngày giải phóng thành phố, Thành Đoàn đã đề xuất ý
tưởng, tham mưu nội dung, phương thức thành lập một trung tâm về khoa
học sáng tạo cho thanh niên. Ngày 3-8-1989, Ủy ban Nhân dân thành phố ra
quyết định số 444/QĐ-UB thành lập Trung tâm Sáng tạo khoa học kỹ thuật

trẻ trục thuộc Thành Đoàn. Ngày 12-8-1998, Ủy ban Nhân dân thành phố ra
quyết định số 4180/QĐ-UB-CN đổi tên thành Trung tâm Phát triển Khoa
học và Công nghệ Trẻ.
Khi Trung tâm Sáng tạo khoa học kỹ thuật trẻ được thành lập năm
1989, câu hỏi được đặt ra là chọn mô hình nào để tạo sự đột phá cho phong
trào tuổi trẻ sáng tạo? Chương trình Euréka ra đời chính là câu trả lời cho câu
hỏi đó. Và thực tiễn đã chứng minh trong hơn 21 năm qua, Chương trình
Euréka đã chứng minh được sức sống mạnh mẽ của một mô hình đúng
hướng, tạo được uy tín và sức lan tỏa không chỉ trong thanh niên mà còn
trong giới khoa học công nghệ.
Bắt đầu từ năm 1990 – 1991, Chương trình Euréka ra đời, ban đầu
thuộc quỹ học bổng “Vì ngày mai phát triển của báo Tuổi Trẻ”, tài trợ cho
nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Trong khu vực công nhân lao động, các
đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến có giá trị của trí thức trẻ, công
nhân trẻ được phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm.
Nhiều công trình lớn được tuổi trẻ thành phố nhận lãnh trước lãnh đạo hoàn
thành vượt mức công việc như tham gia xây dựng đường Trường Sơn công
nghiệp hóa, xây dựng cầu Mỹ Thuận của thanh niên Tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 6, hay việc ngầm hóa các tuyến cáp treo, đường dây
điện, điện thoại của Đoàn viên thanh niên Bưu điện thành phố, Điện lực
thành phố, hay Nguyễn Đăng Thoại (Công ty OPC) với giải thưởng trí tuệ
năm 1997 cho dây chuyền sản xuất vỏ bao thuốc viên…
Năm 1992, phong trào Chất lượng – kiểu dáng – Tiết kiệm (gọi tắt là
phong trào CKT) phát triển mạnh trong khu vực thanh niên công nhân lao
động. CKT là một trong những phong trào lớn đầu tiên của thanh niên thành
phố nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất.
Doanh nghiệp đầu tiên đưa ra phong trào CKT và trong sản xuất kinh doanh
là Công ty thực phẩm Thiên Hương, sau đó nhiều đơn vị như Công ty Dệt
Phong Phú, May Sài Gòn 3, Việt Thắng, cao su Miền nam… đã dùng biện
pháp liên kết các công đoạn, phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ tỉ lệ phế

phẩm. Hưởng ứng phong trào, các hội thi tay nghề tập trung theo các cụm
nghành mũi nhọn từ chỗ không thường xuyên đến định kỳ tỏ chức hằng năm:
Hội thi Bàn tay vàng ngành xây dựng, ngành may, ngành lái xe. Quy mô và
sức lan tỏa của nó lan đến cả các nghành nghề truyền thống mang đặc thù địa
phương tập trung nhiều lao động tự do như hội thi se nhang, bó chổi, hớt tóc,
sửa xe… Ngoài ra những mô hình trên, trung tâm còn tổ chức các hoạt động
sáng tạo cho thanh niên như mô hình hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trẻ,
hội thi tin học trẻ, cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi, cuộc thi ý
tưởng sáng tạo trẻ, các triển lãm ý tưởng, sản phẩm sáng tạo, Vườm ươm
khoa học kỹ thuật và công nghệ trẻ.
1.2. Lĩnh vực hoạt động:
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức Khoa học Công nghệ
trong thanh thiếu nhi thành phố thông qua các hội thi, giải thưởng.
 Hội thi tin học trẻ TP. HCM và toàn quốc: phối hợp với Sở Khoa học -
Công nghệ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Hội Tin học, Đài Truyền hình thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức lần đầu tiên vào năm 1990. Sau đó định kỳ tổ
chức hàng năm.
 Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka: phối hợp với Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hàng năm (lần thứ nhất
vào năm 1990) là giải thưởng dành cho những công trình nghiên cứu
khoa học, sáng tạo của sinh viên thành phố; thông qua các giải thưởng
tạo môi trường động viên, khuyến khích sinh viên thành phố tích cực
trong học tập, nghiên cứu khoa học, từ đó đề ra những ý tưởng, giải
pháp cụ thể, những phát minh mới góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục - đào tạo, xây dựng phát triển thành phố và đất nước. Quỹ Sinh
viên nghiên cứu khoa học Eureka: được thành lập ngày
22/10/2003.
 Chương trình Vườn ươm Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật trẻ: Tạo môi
trường, nhịp cầu nhằm phát hiện và giới thiệu các ý tưởng sáng tạo với
các chuyên gia, nhà khoa học để đỡ đầu và hướng dẫn phát triển thành

đề tài nghiên cứu, thành sản phẩm cụ thể và giới thiệu với các doanh
nghiệp.
Ban giám đốc
Văn phòng – Phòng
quản lý khoa học
Phòng tài chính – kế
toán
Thư viện– Phòng tổ
chức sự kiện

Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ: Được thành lập theo quyết định số 1871/ QĐ
– UB ngày 07/12/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,
quy tụ mọi nguồn lực của xã hội hỗ trợ các tài năng trẻ được phát triển.
Với nguồn quỹ này, giúp thanh thiếu niên nghèo vượt khó học giỏi, hơn
2500 triệu đồng.
1.3. Sơ đồ tổ chức nhân sự:
2. Thông tin về trung tâm:
1. Các yêu cầu kỹ thuật, kỹ năng mềm của sinh viên khi tham gia thực tập:
– Sinh viên có kiến thức căn bản về ngôn ngữ lập trình C/C++,C# hay java.
– Sinh viên đã từng sử dụng qua Joomla để quản trị website của trung tâm.
– Biết sử dụng một số phần mềm để thiết kế (Photoshop, Proshow, Corel,
…)
– Có khả năng giao tiếp tốt với mọi người, dễ hòa đồng, vui vẻ, chịu áp lực
tốt.
– Có khả năng trình bày để đứng lớp “Internet cho người cao tuổi”.
2. Yêu cầu công việc thực tập đối với sinh viên:
– Tuân thủ nội quy của công ty về cách ăn mặt, giờ giấc làm việc, thái độ
làm việc,…
– Hàng ngày sinh viên thực tập có mặt tại trung tâm vào lúc 8h, được nghỉ
vào ngày chủ nhật hàng tuần.

– Thực hiện đăng bài cho website và facebook của trung tâm mỗi ngày,
nguồn bài đăng có thể từ các trang tin tức công nghệ trong và ngoài
nước.
– Có thể tiếp nhận thiết kế phần mềm quản lý hồ sơ của trung tâm.
– Sử dụng phần mềm thiết kế (Photoshop, Powerpoint, Corel Draw,… ) để
thiết kế Poster, Banner, Bằng cấp,…
– Thiết kế video cho các sự kiện của công ty.
– Ứng dụng kiến thức căn bản về mạng máy tính để bấm cáp mạng, đi
dường dây mạng, khắc phục sự cố khi mạng gặp vấn đề,…
– Ứng dụng kiến thức về hệ điều hành và phần cứng máy tính để sửa chữa
các máy tính của trung tâm gặp sự cố.
– Soạn giáo trình cho lớp học Internet cho người cao tuổi.
– Sử dụng những kiến thức căn bản về internet để dạy trong lớp người cao
tuổi.
– Sử dụng tốt các thiết bị phần cứng như máy in, scan,…
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
1. Tuần 1 (10/2 – 15/2/2014):
– Buổi đầu tiên khi lên trung tâm, anh Hưng (CBHD) giới thiệu sơ về trung
tâm, cơ sở vật chất, nội quy, bộ máy, cơ cấu hoạt động của trung tâm.
Phổ biến các công việc cần thực hiện trong suốt quá trình thực tập. Sau
đó, trong buổi này tạm thời quan sát cách làm việc của các nhân viên
trong công ty để rút kinh nghiệm làm việc cho các buổi sau.
– Buổi thứ hai, bắt đầu bắt tay vào công việc, việc đầu tiên là bấm cáp
mạng, không yêu cầu bấm cáp nào (cáp chéo hay cáp thẳng) để đi đường
dây mạng trong trung tâm, mỗi dây dài khoảng 5m.
– Buổi thứ ba, sử dụng các cáp mạng đã bấm ở buổi trước để tiến hành
thay thế các dây đã cũ trong trung tâm, tại các phòng:
+ Phòng quản lý khoa học: tiến hành sắp xếp lại đường dây mạng cho
gọn, đi lại đường điện thoại cho anh Sự.
+ Đi đường dây mạng tại phòng máy gồm 13 máy tính, để tiện dạy về

internet cho lớp Inernet cho người cao tuổi.
– Các buổi còn lại phụ giúp các anh chị trong công ty như: sử dụng Google
để tìm kiếm các địa chỉ của các đối tác. Và tiến hành đăng bài cho
website của trung tâm (www.khoahoctre.com)
– Tham gia hoạt động dã ngoại do trung tâm tổ chức tại Hồ đá Quận Thủ
Đức.
2. Tuần 2:
– Đứng lớp dạy “Internet dành cho người cao tuổi”, nội dung dạy là căn
bản về máy tính:
+ Hướng dẫn cho các học sinh cách bật tắt máy tính. Chỉ cho các học
sinh nút nguồn thường nằm ở vị trí nào trên thùng máy, các nhận biết
có phải đó là nút nguồn hay không.
+ Cách điều chính kích thước màn hình cho vừa với tầm nhìn của mắt.
Để tiện cho việc hướng dẫn, và phù hợp với tầm nhìn của người lớn
tuổi, nên hướng dẫn các học sinh đưa độ phân giải màn hình về thấp
hơn để có thể nhìn rõ hơn, tiện trong việc thực hành.
+ Hướng dẫn từng bước để bật chức năng gõ dấu tiếng Việt bằng
Unikey. Giới thiệu tổng quát cho các học sinh về Unikey là gì, dùng
để làm gì và cách thức sử dụng nó.
+ Nêu cho các học sinh một số phím chức năng trên bàn phím: phím
Enter, Space, Tab, Backspace.
+ Hướng dẫn học sinh mở chương trình Microsoft Word để tiến hành
soạn thảo văn bản: Nhấp vào biểu tượng W trên màn hình và nhấn
enter
+ Hướng dẫn cách thức định dạng văn bản: kiểu chữ, kích thước chữ.
Định dạng kiểu chữ Times New Roman, kích thước chữ là 14.
+ Hướng dẫn học sinh các phím gõ dấu tiếng Việt bằng kiểu gõ VNI.
Sau đó yêu cầu các học sinh gõ một đoạn văn bản mẫu có trong tài
liệu, nhắc các học sinh không cần gõ đúng theo định dạng trong tài
liệu vì sẽ hướng dẫn định dạng văn bản

+ Sau khi các học sinh đã gõ xong, tiếp tục hướng dẫn học sinh định
dạng văn bản theo mẫu: chữ in đậm, in nghiêng, canh lề trái phải giữa.
– Dạy tiếp bài 2 “Tìm kiếm và đọc báo trên internet”, nội dung:
+ Giới hiệu về trình duyệt: Trình duyệt là gì, một số chức năng thường
được sử dụng, và nói tổng quát về trình duyệt Mozilla.
+ Các cách mở 1 trang web, và yêu cầu các học sinh nhập địa chỉ trang
web từ thanh địa chỉ.
+ Tìm kiếm với Google, yêu cầu học sinh gõ lên thanh địa chỉ trang của
Google (www.google.com.vn) sau khi vào được trang, yêu cầu các
học sinh nhập vào ô tìm kiếm nội dung: “Trung tâm phá triển khoa
học và công nghệ trẻ” có dấu và khoảng cách rõ ràng và nhấn tìm
kiếm.
+ Giới thiệu về một số trang web thông dụng hiện nay để nghe nhạc, đọc
báo.
+ Sau khi giới thiệu một số trang web trên, tiếp tục hướng dẫn các học
sinh vào một số trang tin tức và đọc báo.
MỘT SỐ ẢNH TRONG TÀI LIỆU:
– Sử dụng phần mềm Proshow thiết kế video “Va-lung-tung” chào mừng
ngày 14/2, độ dài video: 33 phút.
– Soạn giáo trình Skype để dạy trong lớp người cao tuổi: Nội dung gồm
các phần (chi tiết sẽ nói tại tuần 5)
+ Giới thiệu về Skype
+ Đăng ký
+ Đăng nhập
+ Thêm bạn bè vào danh bạ
+ Nhắn tin cho người khác
+ Gọi thoại
+ Gọi video
– Đăng bài lên website trung tâm (www.khoahoctre.com)
3. Tuần 3:

- Đứng lớp dạy “Internet dành cho người cao tuổi”, nội dung dạy căn bản
về máy tính:
+ Giới thiệu các dịch vụ email phổ biến hiện nay, như: Yahoo, Gmail,
Outlook. Những tiện ích khi sử dụng email so với bưu điện truyền
thống
+ Hướng dẫn các học sinh cách tạo tài khoản Yahoo!Mail. Yêu cầu các
học sinh phải thực hiện theo các bước đã được nêu trong tài liệu, và
phải thực hiện thao tác đăng ký trong 3 phút xem như là một thách
thức đối vối các học sinh, đồng thời hỗ trợ cho các học sinh khi gặp
khó khăn trong quá trình đăng ký, như việc phải thay đổi địa chỉ IP
(máy trung tâm cài phần mềm đóng băng nên mỗi lần lên Internet phải
chỉnh lại địa chỉ IP cho phù hợp).
+ Đăng xuất khỏi hộp thư (Thoát ra), sau khi đăng ký thành công, yahoo sẽ tự động
đăng nhập vào hộp thư của các học sinh, hướng dẫn các học sinh cách đăng xuất ra
khỏi hộp thư, chỉ các học sinh đưa con trỏ lên hình đại diện của mình để hiện ra
một bảng menu, từ đó bấm nút thoát để tiến hành đăng xuất khỏi tài khoản. Và giải
thích tại sao ta cần phải làm bước này (cần thiết phải thực hiện các bước này để
đảm bảo những thư của ta sẽ không bị đọc trộm khi ta sử dụng một máy nào khác
không phải là máy tính cá nhân của mình).
+ Hướng dẫn các học sinh đăng nhập lại hộp thư của mình sau khi đã hướng dẫn cách
thức đăng xuất ra khỏi hộp thư.
+ Sau khi toàn bộ đều đăng nhập được hộp thư, giới thiệu tổng quan về
giao diện của hộp thư, một số tính năng ta thường sử dụng phổ biến
khi sử dụng hộp thư điện tử, như: đọc xóa thư, xem các thư bị lạc ở
thùng thư rác hay spam, giới thiệu qua về danh bạ trong yahoo mail
+ Sau khi các học sinh đã nắm được tổng quát về yahoo mail và
một số chức năng chính, hướng dẫn tiếp cho các học sinh các
viết một bức thư gửi cho một người nào đó như bạn bè, người
thân. Nhắc cho các học sinh phải chú ý phần nhập địa chỉ hộp
thư của người nhận phải có thêm “@yahoo.com” hay

“@gmail.com”,… tùy vào hộp thư mà người bên kia đã đăng ký.
Sau đó, bảo các học sinh trong lớp học cho nhau địa chỉ hộp thư
của mình và tiến hành gửi thư qua lại cho nhau.
+ Sau khi các học sinh đã gửi thư qua lại thành công, hướng dẫn các học
sinh xem thư của người khác gửi đến thông qua “Hộp thư đến”, các
đọc một lá thư đã có trong hộp thư, sau đó hướng dẫn các học sinh trả
lời thư đó.
+ Đính kèm hình ảnh trong thư. Sau khi các học sinh đã nắm được
việc viết, đọc và trả lời thư, mở rộng thêm phần đính kèm tập tin
để cho các học sinh có thể chia sẽ những hình ảnh của mình cho
người nhận.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG TÀI LIỆU
- Tìm kiếm những thông tin về tin học khoa học mới để post bài cho
Fanpage ( />- Đăng bài cho website trung tâm những thông tin mới nhất trong
nước và ngoài nước về nhịp sống trẻ, nhịp sống số
(www.khoahoctre.com)
- Sửa các linh kiện máy tính (CPU, Pin Cmos), bảo trì máy tính cho
trung tâm.
4. Tuần 4:
- Đứng lớp dạy “Internet dành cho người cao tuổi”, nội dung dạy căn
bản việc sử dụng Yahoo! Messenger:
+ Đầu tiên giới thiệu tổng quát cho các học sinh hình dung được
yahoo messenger là gì, các chức năng cơ bản mà nó có được so
với một chiếc điện thoại di động bình thường.
+ Sau đó hướng dẫn các học sinh tiến hành mở chương trình yahoo
messenger lên và tiến hành đăng nhập. Và giải thích cho các học
sinh về tài khoản của yahoo messenger và yahoo mail để cho các
học sinh biết được những sản phẩm do một hãng nào đó làm ra
thì các tài khoản có thể được sử dụng ở bất kỳ sản phẩm nào.
+ Sau khi đã đăng nhập thành công, giới thiệu tổng quát về giao

diện của yahoo messenger, vị trí những chức năng cơ bản nằm ở
đâu trong giao diện.
+ Tiếp theo hướng dẫn các học sinh cách thêm vào danh bạ của mình
một người bạn hay người thân. Và nhắc nhở các học sinh không cần
phải nhập phần sau của hộp thư, sau ký tự “@”, khắc phục cho một số
học sinh nhập sai địa chỉ.
+ Hướng dẫn tiếp cho các học sinh chấp nhận một lời mời kết bạn khi
một ai đó gửi lời mời kết bạn, nói rõ cho các học sinh để tránh thêm
người lạ vào danh bạ của mình, các chức năng: “Đồng ý”, “Từ chối”,
“Bỏ qua”, lưu ý cho các học sinh trước khi chọn phải xem tên và số
điện thoại của đối phương để tránh nhầm lẫn.
+ Cho các học sinh thời gian để thêm vào địa chỉ của nhau trong lớp, sau
đó hướng dẫn tiếp cho các học sinh về việc quản lý danh bạ theo
nhóm để có thể dễ dàng tìm thấy nhau khi danh bạ đầy. Do đây là
phần nằm ngoài tài liệu nên nhắc nhở cho các học sinh nếu ghi thì tạm

×