Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Truyện ngắn nguyễn ngọc tư từ góc nhìn nhân học sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.33 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH TÌNH

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
TỪ GĨC NHÌN NHÂN HỌC SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG – NĂM 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH TÌNH

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
TỪ GĨC NHÌN NHÂN HỌC SINH THÁI

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGÔ MINH HIỀN

ĐÀ NẴNG - NĂM 2021





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5
4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 6
6. Bố cục ................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN HỌC SINH THÁI VÀ TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ ....................................................................................................... 8
1.1. Nhân học sinh thái và sự vận dụng lý thuyết nhân học sinh thái ở Việt Nam8
1.1.1. Về khái niệm “nhân học sinh thái” và sự phát triển của “nhân học sinh thái” .. 8
1.1.2. Một số nội dung nghiên cứu cơ bản....................................................... 11
1.1.3. Nghiên cứu văn chương bằng lý thuyết nhân học sinh thái ở Việt Nam ......12
1.2. Nguyễn Ngọc Tư – nhà văn của miền quê sông nước phương Nam ...... 13
1.2.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật .............................................................. 13
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật ............................................................................ 14
1.2.3. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – những câu chuyện về thiên nhiên và
con người miền quê sông nước phương Nam .................................................. 16
TIỂU KẾT ............................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2. THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GĨC NHÌN NHÂN HỌC SINH THÁI ................... 19
2.1. Thiên nhiên, con người từ sự tồn tại bản nguyên đến dấu ấn văn hoá
vùng Nam Bộ....................................................................................................... 19
2.1.1. Thiên nhiên - sự tồn tại bản nguyên....................................................... 19
2.1.2. Thiên nhiên, con người trong văn hóa vùng Nam Bộ............................ 21

2.2. Thiên nhiên- Con người trong thức nhận của con người về môi trường
sinh thái ............................................................................................................... 25
2.2.1. Thiên nhiên và con người trong cơn “thịnh nộ sinh thái” ..................... 25
2.2.2. Con người thức nhận về môi trường sinh thái ....................................... 33
TIỂU KẾT ............................................................................................................... 40


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GĨC NHÌN NHÂN HỌC SINH THÁI.41
3.1. Nhân vật ....................................................................................................... 41
3.1.1. Nhân vật hồn nhiên, chất phác mà đầy ắp lo âu khắc khoải .................. 41
3.1.2. Nhân vật phản tỉnh ................................................................................. 45
3.2. Không gian nghệ thuật................................................................................ 48
3.2.1. Không gian thiên nhiên .......................................................................... 48
3.2.2. Không gian tâm trạng............................................................................. 51
3.3. Ngơn ngữ nghệ thuật ................................................................................... 54
3.3.1. Giàu hình ảnh và đậm tính biểu cảm ..................................................... 55
3.3.2. Đậm màu sắc phương ngữ Nam Bộ ....................................................... 58
3.4. Giọng điệu nghệ thuật................................................................................. 59
3.4.1. Giọng ưu tư tha thiết .............................................................................. 60
3.4.2. Giọng tranh biện, chất vấn ..................................................................... 61
3.4.3 Giọng triết lí, suy nghiệm ....................................................................... 63
3.5. Biểu tượng nghệ thuật ................................................................................ 65
3.5.1. Cánh đồng .............................................................................................. 66
3.5.2. Sông ....................................................................................................... 69
3.5.3. Lửa ......................................................................................................... 73
TIỂU KẾT ............................................................................................................... 75
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 78




1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Vấn đề sinh thái môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách, được tồn xã
hội quan tâm. Sự phát triển chóng mặt của xã hội, kiến trúc hạ tầng, khoa học kĩ
thuật của con người ngày càng tác động mạnh, gia tăng về tốc độ và càng khốc liệt
về phương thức khiến nguồn nước, khơng khí và mơi trường bị ơ nhiễm nghiêm
trọng đe dọa cuộc sống của con người, đến tự nhiên. Cùng với việc ngăn chặn, khắc
phục hậu quả của thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái cho con người, việc tìm
kiếm, lý giải nguyên nhân là do dân số tăng, nhu cầu tiêu thụ cực nhanh và do cái
nhìn thiển cận của con người, việc mơi trường tự nhiên bị tàn phá một cách tàn
nhẫn, khai thác mà không bảo vệ, nhằm giải quyết chúng một cách hiệu quả là vấn
đề cả nhân loại đang quan tâm.
Tiến vào thế kỉ XXI, khoa học và công nghệ ngày đạt được những thành tựu
vượt bậc, khi con người thành trung tâm của của vũ trụ với tư tưởng làm bá chủ
tồn cầu. Chính lúc này nhân loại trở thành những vấn nạn bức thiết, môi trường tự
nhiên bị phá hủy ngày càng tàn khốc. Con người xây dựng ngày càng nhiều nhà
máy, tịa nhà cao ốc, nhiều máy móc tân tiến ra đời đồng hành cùng với đó là sự
biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, nguồn nước sạch cạn kiệt, dịch bệnh tràn lan.
Đó là những hệ lụy con người phải chịu đựng, khiến con người nhìn nhận lại thái
độ, hành động và trách nhiệm của mình với hệ sinh thái, mơi trường sống xung
quanh mình.
1.2. Trên thế giới, vào những năm cuối thế kỷ XX, vấn đề sinh thái đã được
quan tâm đặc biệt và đã trở thành một khuynh hướng trong sáng tác và nghiên cứu
văn học. Lý thuyết nhân học sinh thái (Ecological Anthropology) nghiên cứu mối
quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, đã hình thành và phát triển mạnh
mẽ, được các nhà nhân học phương Tây chú ý đặc biệt. Ở Việt Nam lý thuyết này

cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tiếp thu và vận dụng khéo léo trong
điều kiện Việt Nam nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường
tự nhiên.
Trong văn học đương đại Việt Nam, từ những quan điểm, cách thức tiếp cận
và ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, vấn đề môi trường tự nhiên đã được các
tác giả Sơn Nam, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Đoàn Giỏi……đề cập. Họ đã chú


2

ý đến các nguyên nhân khiến môi trường bị tàn phá, hủy diệt như chiến tranh, đói
nghèo, sự gia tăng dân số, q trình đơ thị hóa hoặc lịng tham của con người... Cái
nhìn từ góc độ nhân học sinh thái cũng đã ít nhiều xuất hiện trong sáng tác của các
nhà văn.
1.3. Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ xuất sắc trong nền văn
xuôi đương đại Việt Nam. Trong truyện ngắn của chị, vấn đề văn hố, con người và
mơi trường sinh thái được thể hiện một cách cấp bách, trực diện và tha thiết. Bằng
tình yêu đối với con người và vùng đất Nam bộ, sự nhạy cảm với môi trường và
thức nhận sâu sắc về các vấn đề khoa học sinh thái, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện sự
cảm nhận, quan điểm của mình về con người, thiên nhiên và mối giao hòa giữa
thiên nhiên với con người rất cụ thể trong sáng tác, đặc biệt là trong truyện ngắn
của mình. Mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa con người và tự nhiên đã giúp
Nguyễn Ngọc Tư phát hiện, miêu tả nhiều vấn đề về môi trường và số phận cá nhân
trong chỉnh thể sinh thái, làm nên sự đặc sắc cho truyện ngắn của nhà văn.
1.4. Nguyễn Ngọc Tư được mệnh danh là nhà văn của “miền quê sông nước”
Nam bộ. Truyện ngắn của chị thể hiện rõ cảm quan đặc biệt về mối quan hệ giữa
con người Nam bộ với vùng đất phương Nam. Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư từ góc nhìn nhân học sinh thái là một hướng tiếp cận mới có thể khám
phá sự đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đồng thời khẳng định tài năng, sự
mới mẻ trong sáng tạo nghệ thuật, cái nhìn nhạy bén, cấp tiến của của nhà văn cũng

như ý thức trách nhiệm của nhà văn đối với các vấn đề của cộng đồng, của con
người, cụ thể là vấn đề an ninh sinh thái.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư đặc sản miền Nam, Trần Hữu Dũng đã thể
hiện sự nghiên cứu sâu sắc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên cả phương diện
nội dung và nghệ thuật. Nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh phong cách sáng tác
mang đậm chất Nam Bộ đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư coi đây là “đặc sắc riêng không thể trộn lẫn với bất kì nhà văn
nào” [9].
Cùng với đánh giá cao khả năng miêu tả vô cùng tinh tế và hết sức sắc sảo
trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Huỳnh Cơng Tín đồng thời khẳng định tài
năng của Nguyễn Ngọc Tư trong việc dùng ngôn ngữ xây dựng hình ảnh khơng


3

gian Nam Bộ “Đặc biệt vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được
dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngơn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ
của chị”. Theo tác giả bài viết, bên cạnh một số những hạn chế về cái nhìn cảm
thơng với những vấn đề nhỏ và chưa có tính bao qt của nhà văn thì “ những cái
đáng trân trọng ở sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là chất Nam bộ, điều này cần được
phát huy [51].
Bùi Công Thuấn mang đến một cái nhìn tổng quan trong hành trình sáng của
nguyễn Ngọc Tư từ tác phẩm Cánh đồng bất tận cho đến Gió lẻ, Khói trời lộng lẫy,
Khơng ai qua sông…. Nguyễn Ngọc Tư Cầm bút là để nói ra tình cảm, suy nghĩ
sâu thẳm trong mỗi con người [49].
Trần Phỏng Diều đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
thực chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả. Các hình
tượng văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi, buộc người
viết phải thể hiện ra tác phẩm của mình [8].

Phạm Thái Lê với bài Hình tượng con người cơ đơn trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ra kết luận “Cũng đề cập đến nỗi cô đơn của con người
nhưng chúng tôi nhận thấy quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn là nỗi
đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư,
chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân
vật của chị ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi cơ đơn một
lẽ sống và từ trong nỗi đau ấy, họ vương lên làm người. Cô đơn trong quan niệm
của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái đẹp, cái thiện” [26].
Thụy Khuê với bài viết Không gian sông nước trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một không gian Nam Bộ với
đồng ruộng sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình: “Chị thường kể lại những
nỗi u hoài trầm lặng, sự nhẫn nại chịu đựng cam phận trong tâm hồn người dân quê
miền Nam, mà đời sống gắn bó với con kinh, con rạch” [23].
Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư – nữ nhà văn xóm rẫy, Nguyễn Thanh cũng
khẳng định “Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn có chân Tài” (....)“Tác phẩm của nhà
văn mang tính hiện thực sâu sắc vì đã phản ánh được chân dung đích thực với tâm
tư, nguyện vọng và tình cảm của lớp người lao động nghèo khó ở Đồng bằng sông


4

Cửu Long, bằng một phong cách nghệ thuật tiêu biểu cho lối viết chân chất mà cô
đọng của những người cầm bút ở phương Nam” [45].
Khi nghiên cứu về Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc
nhìn phê bình sinh thái, Trần Thị Ánh Nguyệt cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã rất
quan tâm lắng nghe tiếng nói của tự nhiên chú ý đến về vai trò của con người và
thiên nhiên, các nguy cơ bị hủy hoại của môi trường sinh thái, xem đây là những
vấn đề “trực diện”, “bức thiết” mà văn chương cần phải đề cập đến. Tác giả bài
viết cho rằng “Con người đã bỏ rơi thiên nhiên. Sự thiếu vắng tự nhiên khiến cho
môi trường văn học trở nên khô khan, ngột ngạt bởi những toan tính, lọc lừa, xảo

trá của đời sống cuống quýt, vội vã. Nghệ thuật phải thông qua miêu tả mối quan
hệ giữa con người và tự nhiên để tạo nên sức hút, sức sống. Vậy nên, những truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã làm “xanh” một khoảng không gian văn học, từ đó
đề xuất cho chúng ta nhiều vấn đề trước Mẹ Trái Đất và giúp chúng ta nhận ra khi
loài người càng trưởng thành càng phải nhận ra mình đã phụ phàng với nơi mà con
người lớn lên, gắn bó và đặt hi vọng ở đó” [35].
Khi phân tích, nêu ra những hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống con người trong
truyện ngắn Khói trời lộng lẫy của Nguyễn Ngọc Tư, Trần Văn Hải cho rằng trong
Khói trời lộng lẫy, thông qua nhân vật Di, thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp nên thơ,
có vai trị quan trọng trong cuộc sống con người “Thiên nhiên bao bọc chở che,
nuôi sống con người. Tất cả những phận đời trôi dạt đến xóm Cồn để sinh tồn họ
phải phụ thuộc vào tự nhiên. Dịng sơng cung cấp cho họ nước sinh hoạt, cung cấp
thực phẩm cá, tơm, thậm chí là nơi họ trút bỏ những nỗi buồn, những ẩn ức của quá
khứ” [15]. Bên cạnh việc chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong việc sử dụng ngơn ngữ,
hình ảnh, giọng điệu của tác phẩm. Tác giả nhận thấy trong truyện ngắn này, nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện niềm hi vọng mong manh trong việc cứu rỗi thiên
nhiên.
Dựa trên một số luận điểm nữ quyền sinh thái, Phạm Ngọc Lan đã khẳng định
“Tóm lại, từ góc nhìn lý thuyết nữ quyền sinh thái, ta có thể gọi Cánh đồng bất tận
là cuộc hành trình khắc khoải nhưng vơ vọng đi tìm lại bản sắc giới tính, tình u
và sự hịa hợp giới tính, sự nảy nở sinh sơi trong một thế giới cằn cỗi, vơ sinh,
hoang hóa của thời đại, khi con người đã mất đi khả năng giao tiếp với chính mình
trong q trình hủy diệt thế giới tự nhiên”[24].


5

Có thể thấy có rất nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu về sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư nói chung và thể loại truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nói riêng.
Các nghiên cứu đều khá thống nhất trong đánh giá về nội dung tư tưởng, nghệ thuật

trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Vấn đề sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã ít nhiều được đề cập,
tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một vài truyện ngắn riêng lẻ và chủ
yếu nghiêng về phê bình, đánh giá các vấn đề sinh thái trong văn chương, từ góc
nhìn văn hố học hoặc phê bình sinh thái mà chưa có một cơng trình nghiên cứu
chun sâu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn nhân học sinh thái. Vì thế,
đặt vấn đề xem xét Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn Nhân học sinh thái
chúng tơi hy vọng sẽ phát hiện thêm những nét độc đáo, sáng tạo mới mẻ trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
8 tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã được xuất bản, gồm:
- Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2006
- Khói trời lộng lẫy, NXB Thời đại, 2010
- Không ai qua sông, NXB Trẻ, 2016
- Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ, 2018
- Đảo, NXB Trẻ, 2018
- Giao thừa, NXB Trẻ, 2018
- Gió lẻ, NXB Trẻ, 2008
- Cố định một đám mây, NXB Đà Nẵng, 2018
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề về thiên nhiên, con người, mối quan hệ giữa con người, văn hố
với mơi trường tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Các phương thức nghệ thuật làm nên đặc sắc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ
góc nhìn nhân học sinh thái.
4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Từ góc nhìn nhân học sinh thái khám phá nội dung và nghệ thuật truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư.



6

- Nhìn nhận mối quan hệ giữa mơi trường sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu
Long với con người nơi đây được phản ánh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
- Thấy được sự nhạy cảm, nhạy bén trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua
cảm quan sinh thái, thức nhận về vấn đề môi trường sinh thái, an ninh sinh thái
được thể hiện trong tác phẩm.
- Khẳng định giá trị truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tài năng và đóng góp của
nhà văn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
4.2.1 Phương pháp cấu trúc, hệ thống:
Cấu trúc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thành một hệ thống để xem xét các
vấn đề nhân học sinh thái được biểu hiện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư theo
hệ thống đã xác định.
4.2.2 Phương pháp liên ngành:
Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của các ngành văn hóa, sinh
học, dân tộc học... để nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
4.2.3 Phương pháp so sánh- đối chiếu:
So sánh, đối chiếu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư với một số tác phẩm của
các nhà văn đương đại như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Thiều, Đoàn
Giỏi,… để thấy được nét tương đồng và dị biệt trong việc thể hiện mối quan hệ
giữa con người và tự nhiên trong tác phẩm văn học.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu chúng tơi cịn sử dụng thêm các phương
pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Tạo ra một cái nhìn riêng, hướng nghiên cứu mới trong việc tiếp cận các tác
phẩm văn chương Việt Nam hiện đại.
- Thấy được quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về vấn đề con người và môi

trường, sự chi phối của quan niệm này trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Khám
phá mối quan hệ giữa con người với môi trường sinh thái được thể hiện sâu sắc
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên phương diện nội dung và nghệ thuật.


7

6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái lược về nhân học sinh thái và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Chương 2: Thiên nhiên, con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc
nhìn nhân học sinh thái
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư từ góc nhìn nhân học sinh thái


8

CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN HỌC SINH THÁI
VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1. Nhân học sinh thái và sự vận dụng lý thuyết nhân học sinh thái ở Việt Nam
1.1.1. Về khái niệm “nhân học sinh thái” và sự phát triển của “nhân học
sinh thái”
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử [38, tr.1406]. Xét về bản chất, văn hóa chính là
sản phẩm do con người sáng tạo nhằm thích ứng với mơi trường sống của con
người bao gồm môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội. Cịn mơi trường là nơi
xảy ra một hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng,

quá trình ấy [38, tr.821]. Như vậy, nhân học sinh thái có thể được coi là một lý
thuyết khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa với mơi trường tự nhiên.
Trên thế giới hiện nay đang tôn tại nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu
bàn về khái niệm nhân học sinh thái (Ecological anthropology). Nhóm các tác giả
M. Beits, G. Stiuard, M. Salins, M. G. Levin, S. P. Tolstov và N.N Treboksarov
quan niệm. Nhân học sinh thái là sự kết hợp của “tâm lí học sinh thái”, “địa lý học
văn hóa”, “Sinh thái học con người” nhằm giải thích ảnh hưởng qua lại giữa mơi
trường tự nhiên và văn hóa.
Tác giả A.A.Belic thì cho rằng: nhân học sinh thái phân tích sự tương tác giữa
tự nhiên và văn hóa, tức là có tính đến ảnh hưởng của văn hóa tới mơi trường tự
nhiên, ngay cả ở trình độ tiền cơng nghiệp. Trong đó, mơi trường tự nhiên chỉ được
xem xét về mặt con người sử dụng những tài nguyên và những điều kiện tự nhiên,
mà không phải như một tập hợp của tất cả những đặc điểm tự nhiên ở một lãnh thổ
nhất định. Theo ơng, đây chính là hai đặc điểm làm cho nhân học sinh thái khác với
những lý giải cổ điển của lý thuyết quyết định luận địa lý đã từng tồn tại. Ở Việt
Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Công Thảo quan niệm rằng nhân học sinh thái “là
một tiểu ngành của ngành nhân học, có trọng tâm nghiên cứu tác động qua lại giữa
văn hóa và mơi trường” [46].
Hình thành và phát triển từ những năm 1960, nhân học sinh thái trải qua nhiều
giai đoạn nhưng tựu trung có thể chia làm hai giai đoạn chính: Giai đoạn đầu từ
1960 đến 1980 được gọi là nhân học sinh thái cũ và giai đoạn từ năm 1980 đến nay


9

được gọi là nhân học sinh thái mới. Tồn tại và phát triển mang tính kế thừa,nghiên
cứu nhân học sinh thái đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới.
Ở giai đoạn đầu (1960 – 1980), các nhà nhân học sinh thái cho rằng những
cộng đồng nhỏ có sự thống nhất cao về tri thức môi trường, sự đa dạng của môi
trường cũng nằm ở khả năng nhận thức, điều chỉnh con người. Họ đề cao tri thức

bản địa, văn hóa tộc người trong việc duy trì mối quan hệ hài hòa với tự nhiên. Các
học giả trong giai đoạn này lấy quần thể sinh thái và hệ sinh thái làm đơn vị cơ bản
để phân tích nhằm chỉ ra mối tác động lẫn nhau của văn hóa và môi trường và
khẳng định tTri thức bản địa, những kinh nghiệm thực tiễn có hiệu quả trong việc
chung sống bền vững với môi trường tự nhiên.
Từ những năm 1980 trở lại đây, các nhà nhân học sinh thái tập trung nghiên
cứu sự tác động qua lại giữa con người và môi trường trong phạm vi rộng lớn của
vùng, quốc gia, khu vực. Họ khơng cịn nhấn mạnh mối quan hệ giữa văn hóa và
mơi trường mà tập trung tìm hiểu các hoạt động của chính sách, thể chế chính trị
đối với q trình suy thối mơi trường. Đối tượng nghiên cứu của nhân học sinh
thái giai đoạn này không phải những cộng đồng thuần nhất mà là cộng đồng đa
dạng, bao gồm nhiều nhóm lợi ích khác nhau và ln có sự bất bình đẳng giữa các
nhóm. Với cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự mất cân bằng sinh
thái ở một số khu vực do sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài. Bằng chứng là
vào năm 1987, nhà nghiên cứu Blaikie đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt tài
nguyên đất ở châu Phi là do chính sách đất đai của các nước đế quốc chứ không
phải là do sự khai thác q mức của người nơng dân bản địa. Qua đó, ông chỉ ra
những vấn đề cơ bản cần quan tâm đó là cách thức các cộng đồng đưa ra quyết định
về mơi trường tự nhiên, mối quan hệ khơng bình đẳng trong các cộng đồng ảnh
hưởng đến môi trường và tính đa dạng và phức hợp của mơi trường tự nhiên. Từ
nghiên cứu này, ông khuyến cáo các nhà quản lí cần có những chính sách khai thác
và quản lí tự nhiên một cách hiệu quả.
Hiện nay, ở các nước phương Tây, thuật ngữ nhân học sinh thái về cơ bản cịn
được xem là tương đồng và có thể được thay thế bằng nhân học môi trường dù
nhân học môi trường hướng nhiều hơn đến các vấn đề đương đại, tập trung vào
những vấn đề xung đột, suy thối mơi trường hiện hữu và mang tính ứng dụng cao
hơn.


10


Như vậy, nhân loại học sinh thái hướng tới việc cố gắng để tìm hiểu cách thức
các cộng đồng người thích ứng với mơi trường của họ và được đi kèm với sự hình
thành của hải quan tương ứng với quá trình này cũng như đời sống xã hội, kinh tế
và chính trị. Nó là một ngành khoa học được dành riêng để nghiên cứu các mối
quan hệ phức tạp giữa con người và môi trường của họ.
Trên thế giới hiện nay, trong quá trình nghiên cứu các nhà nhà nghiên cứu đôi
khi vẫn đánh đồng hai khái niệm phê binh sinh thái và nhân học sinh thái. Chỉ khi
làm rõ hai khái niệm này, nhân học sinh thái mới trở thành vấn đề bức thiết,khả
dụng. Phê bình- sinh thái (Eco-criticism)là ngành nghiên cứu về văn học và môi
trường từ quan điểm liên ngành. Ở đó, các nhà nghiên cứu văn học phân tích các
văn bản minh họa cho các mối quan tâm về môi trường và khảo sát các cách thức
khác nhau mà qua đó văn học đã giải quyết chủ đề tự nhiên. Hiểu một cách đơn
giản, phê bình sinh thái là lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi
trường tự nhiên, vận dụng những quan điểm sinh thái học hiện đại để khảo sát mối
quan hệ giữa văn học nghệ thuật và tự nhiên. Phê bình sinh thái lấy vấn đề sinh thái
tự nhiên và sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học làm trọng yếu. Mục đích
của phê bình sinh thái là tác phẩm văn chương phải chuyển tải những chiều hướng
phức tạp của con người và tự nhiên, cũng như quan hệ tương tác giữa chúng và độc
giả sẽ tiến hành đọc lại những tác phẩm quen thuộc trong văn học để tìm ra ý nghĩa
văn hóa sinh thái và ý nghĩa mỹ học của chúng.
Trong khi đó, nhân học sinh thái (Ecological Aanthropology) là ngành nghiên
cứu về mối quan hệ giữa văn hóa với mơi trường. Nó xem xét những mơ thức ứng
xử văn hóa của con người liên quan đến việc sử dụng môi trường. Nhân học sinh
thái cũng có thể xem là một cách tư duy, một quan điểm ứng xử mới trên tinh thần
tôn trọng môi trường sinh thái tự nhiên. Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên
cứu sẽ đứng trên quan điểm chủ thể, chủ thể thay cho cách nghĩ chủ thể/ khách thể.
Đối tượng nghiên cứu của nhân học là con người, tất cả những gì thuộc về con
người nên đối tượng nghiên cứu của nhân học sinh thái có thể hiểu là con người
với những gì thuộc về con người (như sinh học, xã hội, văn hóa) có mối tương tác

với mơi trường tự nhiên.
Như vậy, với trọng tâm nghiên cứu là xem xét sự tác động qua lại giữa tự
nhiên với văn hóa của con người. Nhân học sinh thái hướng đến mục đích cuối


11

cùng là phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện môi trường tự
nhiên với bản sắc văn hóa của cư dân sở tại.
Trên cơ sở tổng hợp những ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhân
học sinh thái, có thể hiểu nhân học sinh thái là một lý thuyết nghiên cứu mối quan
hệ chặt chẽ giữa các yếu tố văn hóa với tự nhiên, sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa
tới mơi trường tự nhiên; con người với tự nhiên, nhận thức, ứng xử của con người
đối với môi trường.
1.1.2. Một số nội dung nghiên cứu cơ bản
Theo các nghà nghiên cứu thì nhân học sinh thái sẽ tập trung nghiên cứu hai
nội dung cơ bản. Đó là sự tác động lẫn nhau giữa văn hóa với mơi trường và sự tác
động qua lại giữa con người và môi trường trong phạm vi rộng.
Ở nội dung thứ nhất, các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu vai trị của việc
thực hành văn hóa trong việc duy trì mối quan hệ hài hịa với môi trường. Nghĩa là
các nhà nghiên cứu sẽ xem xét, đánh giá sự tác động của văn hóa với mơi trường,
các dấu ấn văn hóa trong mơi trường tự nhiên. Hướng nghiên cứu chú ý đến vấn đề
này còn được gọi là văn hóa sinh thái. Theo Trần Lê Bảo thì “Văn hóa sinh thái là
tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác
động và biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra cho mình một mơi trường sống tốt đẹp
hơn, trong lành và hài hòa với tự nhiên, hướng đến cái đúng, cái tốt đẹp vì sự phát
triển lâu bền của xã hội” [2, tr.196]. Theo cách tiếp cận của lý thuyết địa lý văn hóa
thì mỗi nền, vùng, miền văn hóa đều tương ứng với một kiểu sinh thái tự nhiên nhất
định. Chính mơi trường tự nhiên góp phần rất lớn trong việc hình thành nền văn
hóa vùng, miền của mỗi quốc gia, dân tộc. G.S. Ngơ Đức Thịnh cho rằng, văn hố

sinh thái chính là “dạng thức văn hóa tương ứng với một vùng sinh thái nhất định”
[11, 3]. Trong khi đó, văn hóa chính là cách sống, cách nghĩ của cộng động người,
và điều này tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên. Nếu quan điểm của con
người là tôn trọng và sống hịa hợp với tự nhiên thì sinh thái tự nhiên tồn tại và phát
triển bền vững, ngược lại nếu con người xây dựng quan điểm muốn ngự trị, thuần
phục tự nhiên thì mơi trường tự nhiên sẽ dần bị hủy hoại. Hệ quả là đến một lúc,
con người và sinh thái sẽ đổ vỡ theo.
Hướng nghiên cứu thứ hai quan tâm đến sự tác động qua lại giữa con người
với môi trường trong phạm vi rộng. Mối quan hệ giữa con người – tự nhiên được


12

bắt đầu nghiên cứu có hệ thống vào thế kỷ thứ XIX . Đến thế kỷ XX, các nhà nhân
học cho rằng các xã hội khác nhau đã thích nghi với sức ép của hệ sinh thái bằng
cách tạo ra sự kiểm soát phương thức sản xuất và áp dụng cách quản lí nguồn tài
nguyên một cách hợp lí. Họ chú ý nghiên cứu mối quan hệ giữa kĩ thuật sản xuất,
tỷ lệ tăng dân số và dạng thức định cư và di cư cũng như các quan hệ của con
người với tự nhiên nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ. Chẳng hạn, trong việc
lựa chọn thực phẩm,... một số dân tộc chọn nguồn thực phẩm chính là lúa, gạo
nhưng một số dân tộc khác lại chọn ngũ cốc. Người Hindu khơng ăn thịt bị, người
Hồi giáo không ăn thịt heo, người Mỹ không ăn côn trùng, người Tasmani khơng
ăn cá có vẩy. Đó chính là cách thích nghi hài hịa giữa con người với mơi trường
sống.
Các nhà nhân học còn quan tâm nhiều đến cách thức mà con người có thể điều
chỉnh hành vi bằng việc thay đổi thói quen trong sinh hoạt phù hợp với mơi trường.
Và để tăng tính hiệu quả, các nhà nhân học sinh thái cịn nghiên cứu mơi trường
dưới góc độ dân tộc học. Nghĩa là họ sẽ lí giải văn hóa của mỗi tộc người trong
điều kiện mơi trường tự nhiên của tộc người đó. Trên cơ sở đó, các nhà nhân học
sẽ quan tâm đến vấn đề quản lí, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tri thức bản địa

trong việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Nhân học sinh thái là phạm trù rộng, bao gồm nhiều nội dung khác nhau do
trên thế giới con người sống ở rất nhiều mơi trường sinh thái khác nhau. Vì thế, để
hiểu được mối hệ giữa con người với tự nhiên hay với môi trường, ta phải hiểu
được hệ sinh thái mà họ đang sinh sống.
1.1.3. Nghiên cứu văn chương bằng lý thuyết nhân học sinh thái ở Việt Nam
Trước tình trạng mơi trường toàn cầu ngày càng xấu đi, từ những năm 60 của
thế kỉ XX, nhân học sinh thái đã ra đời với sứ mệnh cao cả chỉ ra căn nguyên dẫn
đến nguy cơ sinh thái. Các nhà văn, các nhà phê bình đã bắt đầu nắm bắt được xu
hướng của thời đại trong bối cảnh tồn cầu hóa, khi vấn đề môi trường và nguy cơ
sinh thái đang ở mức báo động, đe dọa đến sự sống còn của trái đất. Nghiên cứu
văn chương bằng lý thuyết nhân học sinh thái trở thành một hướng triển khai mang
lại nhiều kiến giải mới rất thiết thực. Nghiên cứu văn chương từ góc nhìn nhân học
sinh thái được hiểu là một hướng nghiên cứu sử dụng các lý thuyết liên ngành kết
hợp giữa văn chương và các ngành khoa học khác để đưa ra những kiến nghị về vấn


13

đề sinh thái, trong đó, vấn đề văn hóa của con người và sinh thái tự nhiên là trọng
yếu thực chất là xem xét mối quan hệ giữa văn hóa, con người với thế giới tự nhiên
trong tác phẩm văn học.
Văn học Việt Nam từ sau Đổi mới 1986 đã rất cởi mở trong việc tiếp thu
những lí thuyết văn hoá, văn học...khác nhau trên thế giới. Các vấn đề như thi pháp
học, tự sự học, phân tâm học, cấu trúc… đều được các học giả, nhà nghiên cứu đón
nhận sôi nổi và đã vận dụng vào nghiên cứu một cách hiệu quả, tạo được dấu ấn
riêng. Nhưng lý thuyết nhân học sinh thái thì vẫn cịn ở dạng “tiềm năng”. Dường
như các nhà nghiên cứu vẫn còn hồ nghi về sự khác biệt giữa nhân học sinh thái
với phê bình sinh thái. Một số học giả cịn có xu hướng đánh đồng nhân học sinh
thái với ngành sinh thái học, một phong trào văn hóa – xã hội bảo vệ môi trường.

Ts. Nguyễn Công Thảo với bài viết viết Nhân học mơi trường hay bài Sinh thái học
là gì? Cấu trúc, vai trò và ý nghĩa của sinh thái học của Lê Minh Trường. Một số
các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến hướng nghiên cứu này nhưng vẫn còn dè dặt
Vũ Minh Đức với bài viết Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ
góc độ phê bình sinh thái, hay bài viết Mùa xuân – sinh thái và văn chương của GS
Huỳnh Như Phương đăng trên báo Người lao động (09/02/2013). Chính những
đánh giá, suy nghĩ trên nên nghiên cứu văn chương từ góc nhìn nhân hoc sinh thái
vẫn chưa thật sự được chú ý, chưa có được các cơng trình nghiên cứu có giá trị.
1.2. Nguyễn Ngọc Tư – nhà văn của miền quê sơng nước phương Nam
1.2.1. Hành trình sáng tạo nghệ thuật
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà
Mau. Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn trẻ của Hội viên Nhà Văn Việt Nam. Chị là
nhà văn có sức lao động miệt mài và khơng ngừng sáng tạo. Qua các chặng đường
sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư đã đần khẳng định vị trí của mình trong long độc giả.
Văn phong của chị mang đậm dấu ấn Nam bộ hiền hịa, hào sảng.
Nguyễn Ngọc Tư thành cơng ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết, tản văn, ký,
thơ, truyện ngắn nhưng chị thành công nhất ở thể loại truyện ngắn. Một số tác
phẩm tiêu biểu như: Sông, Biên sử nước, Hành lý hư vơ. Gáy người thì lạnh, u
người ngóng núi, Ngọn đèn khơng tắt trình làng năm 2000, kế sau là các tập truyện
ngắn Biển người mênh mơng, Giao thừa, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Khói trời lộng


14

lẫy, Không ai qua sông, Đảo, Cố định một đám mây đã gặt hái nhiều thanh công
trên văn đàn.
Nguyễn Ngọc Tư đạt nhiều thành công trong nghề viết văn. Năm 2000,
Nguyễn Ngọc Tư đạt giải nhất cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ 2” với tác phẩm
Ngọn đèn không tắt”, giải Mai vàng ở hạng mục nhà văn xuất sắc. Tác phẩm Ngọn
đèn không tắt đã đạt giải B của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001. Năm 2003,

Nguyễn Ngọc Tư là một trong “Mười nhân vật xuất sắc tiêu biểu của năm 2002”.
Năm 2006, chị nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam với tác phẩm Cánh
đồng bất tận. Nữ nhà văn tiếp tục nhận giải thưởng văn học ASEAN với tác phẩm
Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận vào năm 2008. Năm 2018, nhà văn nhận
giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu phi,
Mỹ latin tại Đức bình chọn với tác phẩm “Cánh đồng bất tận”. Ngoài ra, chị còn
tham gia triển khai dự án trị giá 6.000 EU bằng các hoạt động tổ chức sáng tác
dành cho nữ giới tại Việt Nam. Năm 2019, nhà văn được bình chọn vào “Top 50
người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018” do tạp chí Forbes bình chọn.
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ đa tài của văn chương Nam Bộ nói riêng và
của văn học Việt Nam đương đại nói chung. Với một lối viết mộc mạc, tự nhiên,
giản dị, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, Nguyễn Ngọc Tư đã ghi được dấu ấn của mình
trên văn đàn Việt Nam, mở ra nhiều nghĩ suy cho con người về thiên nhiên, cuộc
sống.
Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn miệt mài lao động, tích lũy vốn sống
để nuôi dưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác. Nhà văn đã chọn được cho mình
một hướng đi riêng, một quan niệm nghệ thuật riêng để có thể sáng tạo và khẳng
định phong cách cảu mình trong văn học Việt Nam đương đại.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong
của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó
gắn với phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật làm thành thước đo
của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [38, tr. 275]. Đó là cái
nhìn, cách nhìn, cách cảm nhận về cuộc sống, con người cũng như mối quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.


15

Nguyễn Ngọc Tư ý thức sâu sắc đối với nghề viết văn. Chị quan niệm nhà văn

phải có lương tâm và trách nhiệm với những thứ mình viết ra. “…Cịn sáng tác thì
lúc nào cũng thấy xúc động, đủ cảm xúc, có suy nghĩ về cái mình đã trải qua, có
nhu cầu phải viết, nếu khơng viết chắc…tự tử mất” (Báo tuổi trẻ, 4/12/2005). Với
Nguyễn Ngọc Tư, văn chương không phải là cuộc du hành mà là một sự cứu rỗi và
giải thoát tâm hồn. Càng trưởng thành, Nguyễn Ngọc Tư càng có thái độ “chuyên
nghiệp” với nghề sáng tác văn học. Nhà văn cho rằng viết văn là “Một lựa chọn
khó, đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt” (Tiền Phong”, 21/01/2006). Nguyễn Ngọc
Tư bày tỏ quan điềm “ Tôi khơng quan tâm văn mình yếu hay mạnh, chỉ nghĩ
những trang viết này có làm mình xấu hổ khơng, có đi vào lịng người khơng, có
khiến người ta nhớ khơng”(Báo tuổi trẻ, 4/12/2005)
Nguyễn Ngọc Tư đề cao sự tìm tịi sáng tạo trong nghề văn. Chị tâm niệm, chỉ
“Chọn viết những gì mà người đi trước khơng viết thơi. Với những gì mà người đi
trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình phải tránh qua một bên,
hoặc là phải vượt trội hơn.”. để vượt qua Vũ Trọng Phụng thì thơi…đi, Tư khơng
tự làm khó mình mà chọn cái mình làm được” (Báo tuổi trẻ, 4/12/2005).
Nguyễn Ngọc Tư cho rằng cuộc sống thực tế của con người là quan trọng.
Nghệ thuật không được tách rời điều quan trọng ấy. Nghệ thuật phải gắn bó với đời
sống, nhìn thẳng vào sự thật, vào những vấn đề bức bách của xã hội. Chính vì vậy,
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn không chỉ bộ lộ tâm tư của người
nông dân, những vấn đề bức bách của vùng quê Nam Bộ, mà còn nêu lên những
vấn đề bức bách của hiện tại. Với quan niệm nghệ thuật rõ ràng, truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư nói riêng, tác phẩm của nhà văn nói riêng ln thấm đẫm sự hồn
nhiên, chất phác, ẩn chứa ân tình và đầy trách nhiệm với gia đình, quê hương.
Nguyễn Ngọc Tư cũng cho rằng nhà văn phải mang bản lĩnh nhất định để
không bị chi phối bởi những yếu tố ngoại biên , khách quan với thị hiếu của độc giả
và sự đánh giá của các nhà phê bình để bảo vệ cơng việc sáng tác của mình. Chị
ln quan tâm đến vẻ đẹp và giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người đồng
thời luôn đề cập đến sự tương tác qua lại giữa con người với thiên nhiên.
Với quan niệm nghệ thuật rõ ràng, rành mạch cùng tài năng và cái nhìn đầy
cái nhìn đầy cảm xúc, Nguyễn Ngọc Tư đã thổi vào nền văn học Việt Nam đương

đại một làn gió mới, thu hút nhiều sự chú ý của độc giả.


16

Cũng như văn học thế giới nói chung, văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là
văn học sau năm 1975 nói riêng, do mải mê với những đề tài thời sự, phơi bày
những mặt trái của hiện thực, phê phán xã hội, tính dục…. mà có phần lơ đễnh với
thiên nhiên. Sự thiếu vắng thiên nhiên trong các tác phẩm khiến văn học có phần
khơ cứng. Vì thế, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, với những dự cảm về môi
trường, về thiên nhiên sinh thái đã làm “xanh” một khoảng không gian văn học, gợi
ra cho người đọc nhiều điều đáng suy ngẫm, đáng tỏ bày thái độ và hành động.
1.2.3. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – những câu chuyện về thiên nhiên và
con người miền quê sông nước phương Nam
Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, hiện thực cuộc sống và con người Nam
Bộ là hai nguồn cảm hứng xuyên suốt trong sáng tác văn chương của nhà văn.
Không chỉ có chuyện đất và người hịa quyện vào nhau, che chở cho nhau mà trên
những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư còn là những câu chuyện về những con
người nhỏ bé miền sông nước với sự hồn nhiên,chất phác và với cả những điều bức
xúc, đớn đau trong cuộc đời.
Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là bức tranh hiện thực đầy màu sắc
về cuộc sống của miền đất phương Nam. Đó là những vùng quê nghèo với những
cánh đồng thiếu nước, khơ cằn vì nhiễm mặn, thiếu mưa; những xóm làng xơ xác,
những đàn vịt bệnh dịch và những con người vật vã, tơi tả trong những cơn đói của
mùa giáp hạt.
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư phản ánh nhiều vấn đề bức xúc của đời sống ở
khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Từ giao thông đến tình trạng thiếu giáo viên,
bác sĩ, dịch vụ y tế hay thái độ vơ trách nhiệm, sự tha hóa của một số cán bộ lãnh
đạo (Qua cầu nhớ người, Lỡ mùa, Nỗi buồn rất lạ, Cánh đồng bất tận...). Tất cả
đều được Nguyễn Ngọc Tư phản ánh một cách rất chận thực nhưng vẫn mang đậm

chất văn chương. Vì thế, ở vấn đề nào, ngòi bút của chị cũng tạo được sự cơng phá,
tác động tích cực đối với xã hội. Từ nhiều góc nhìn khác nhau, Nguyễn Ngọc Tư đã
thể hiện những thái độ khác nhau cho từng vấn đề, để vừa phản ánh, đề xuất cách
giải quyết vừa sẻ chia với con người, với xã hội.
Từ chuyện cần có một cây cầu bắc qua một khúc sơng chỉ dài độ bốn mươi
sáu cái sải để đi lại mà người dân phải cầm cố hết đất vườn (Qua cầu nhớ người)
đến việc “Đám trẻ cù lao đã được học hành nhưng chẳng đứa nào chịu quay về”


17

(Thương quá rau răm), Nguyễn Ngọc Tư đã trực tiếp đặt câu hỏi về trách nhiệm
của chính quyền đối với đời sống của người dân, cảm phục những người dân Nam
Bộ nghĩa hiệp, dám nghĩ, dám làm, khơng toan tính thiệt hơn. Nhà văn cũng cất lên
lời than cho những số phận chịu nhiều thiệt thòi của người dân nghèo xứ Cù Lao.
Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, bi kịch và nỗi mất mát, sự cô đơn của những
con người nhỏ bé, nghèo khổ thường được đẩy lên đến tận cùng. Những truyện
ngắn Cải ơi, Huệ lấy chồng, Cuối mùa nhan sắc, Duyên phận so le...khiến người
đọc cảm thấy đau đớn vì ám ảnh.
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của
con người Nam Bộ. Bằng tài năng văn chương và trái tim giàu trắc ẩn, Nguyễn
Ngọc Tư đã phát hiện sâu sắc, tinh tế về con người Nam Bộ, nhìn thấy ở họ nỗ lực
thốt khỏi sự tăm tối, ln khát khao vươn lên để không bị lãng quên. Nguyễn
Ngọc Tư đã dành cho những con người một nắng hai sương vùng sông nước Nam
Bộ một thái độ vô cùng yêu mến, trân quý. Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,
mỗi câu chuyện là một cuộc đời con người trong cuộc sống hiện lên chân thực và
rất buồn. Họ là anh lái đò (Đất), chị hàng rong (Cuối mùa nhan sắc), bác cao tuổi
(Hiểu lầm nhỏ về gia tài của cô gái nhỏ)… Mỗi thân phận gắn với một nghề
nghiệp, long đong, bạc bẽo, đầy ám ảnh và mỗi thận phận nghèo khổ ấy đều được
Nguyễn Ngọc Tư nhìn nhận dưới nhiều góc độ, có khi là sự thiếu thốn vật chất đày

đọa thân xác, có khi là những tâm hồn thương tích khơng bao giờ ngưng rỉ máu
đang bị sự thiếu thốn cái nghèo tàn phá nhân cách.
Giữa nhịp sống hiện đại, con người ngày càng trở nên giàu có hơn về vật chất
nhưng ngày càng trở nên cô đơn, lạnh lùng với những người thân yêu. Yêu thương
dường như trở thành thứ tình cảm mong manh, khó kiếm tìm nhất. Có lẽ vì thế mà
con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường gắn với những mối tình
ngang trái, lặng thầm. Có tình u viên mãn, có tình u lỡ làng, có tình yêu âm
thầm, thuỷ chung, bội bạc. Nhưng dẫu thế nào, tình u đích thực vẫn vượt qua
lịng vị kỷ để đến bờ hạnh phúc. Thông qua những số phận thiếu thốn tình thương,
thèm khát tình cảm, Nguyễn Ngọc Tư cảnh tỉnh con người chúng ta về sự vô trách
nhiệm với con người.
Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường là những mảnh đời
vất vả, số phận éo le, khơng phải lúc nào cũng có kết thúc có hậu nhưng luôn thấm


18

đẫm tình người. Những câu chuyện buồn vui hạnh phúc khổ đau bất hạnh, nghiệt
ngã được nhà văn miêu tả bằng một thứ ngơn ngữ bình dị, giản đơn, rất đỗi đời
thường.
Nét văn hóa ứng xử của con người Nam Bộ với thiên nhiên in dấu đậm nét
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đó là hiện thực cuộc sống của những con
người rất giản dị, thuần phác gắn liền với thiên nhiên, nguồn sống, môi trường sống
của con người. Ttrong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, mối quan hệ giữa thiên nhiên
với đời sống con người được biểu hiện ngay trong sinh hoạt hàng ngày.
Nguyễn Ngọc Tư đến với cuộc sống của con người miền sông nước Nam Bộ
bằng sự quan sát nhạy bén đồng thời am hiểu cung cách sinh hoạt của người dân
nơi đây. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, thiên nhiên là nguồn sống, môi trường
sống của con người. Mối quan hệ giữa thiên nhiên với đời sống con người được
biểu hiện ngay trong sinh hoạt hàng ngày. Cuộc sống của con người nơi đây rất

giản dị, thuần phác và tận dụng địa hình, khai thác những sản vật nơi đây. Sự hà
khắc, dữ dằn của thiên nhiên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Phải có một
q trình gắn bó lâu dài và tình u thiên nhiên sâu sắc với Nam Bộ thì Nguyễn
Ngọc Tư mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy.
TIỂU KẾT
Nhân học sinh thái là mối quan hệ đa chiều giữa môi trường với những yếu
tố liên quan đến con người là địa lí, văn hóa, kinh tế, chính trị và tâm sinh lí. Ở Việt
Nam hiện nay, nghiên cứu văn chương bằng Nhân học sinh thái vẫn còn đang ở
dạng tiềm năng. Với quan niệm văn chương phải gắn liền với đời sống, thể hiện
những vấn đề bức thiết của xã hội, lấy hiện thực cuộc sống và con người làm cảm
hứng sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra những truyện ngắn đặc sắc gắn với thiên
nhiên, cuộc sống của những người nơng dân hồn hậu, bình dị, chất phác Nam Bộ.


19

CHƯƠNG 2
THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
TỪ GĨC NHÌN NHÂN HỌC SINH THÁI
2.1. Thiên nhiên, con người từ sự tồn tại bản nguyên đến dấu ấn văn hoá vùng
Nam Bộ
2.1.1. Thiên nhiên - sự tồn tại bản nguyên
Thiên nhiên theo nghĩa rộng nhất, là thế giới hay vũ trụ mang tính vật chất.
Thiên nhiên vốn là một sinh thể đa hình mn trạng với những ngun tắc sinh tồn
của riêng nó. Đó là một thế giới tập hợp tất cả “những gì tồn tại xung quanh con
người mà không phải do con người tạo ra” [38, tr.1211]. Thiên nhiên sông nước
Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư với những cánh đồng lúa mênh
mông, những con sông uốn lượn hay những bờ kinh, con mương và vơ số những
đầm đìa, rạch, xẻo, những mùa gió chướng, mùa nước nổi, những cơn mưa rào chợt

đến chợt đi và mùa hạn kéo dài...thường hiện ra như nó vốn có mà khơng bị chi
phối bởi bất kì yếu tố ngoại biên nào.
Ở đó,“Sầu chỉ trổ bơng dưới cơn mưa đầu tiên sau mười ba tháng hạn liên
tiếp”[61, tr. 44], và nơi mé sông, sau một đêm bông súng ma đã “bất ngờ điểm
những lá tím nhạt lên mặt nước” [57, tr.119]. Hơi thở của cỏ cây, hoa lá, những vì
sao lung linh, tiếng mưa như tiếng lịng thổn thức trong màn đêm: “Nghe tiếng mưa
khi mưa hãy còn xiêu xiêu ngồi sơng, rồi mưa băng qua bờ lá có căn chịi hoang ở
phía nam cồn, ào vào bãi đất xơ rơ những thân lau sậy cháy…những ngọn gió ướt
chém ngọt qua người, lạnh rởn lỗ chân lông” [56, tr.107]. Trong các truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư như: Sầu trên đỉnh Puvan, Cánh đồng bất tận, Khói trời lộng
lẫy, Vào ngày linh ái nở, Thổ Sầu thiên nhiên thường hiện lên xen giữa cuộc sống
thường nhật của con người “Có trưa ngồi coi nước lên thấy vài sự sống tình cờ từ
những trái mấm đi hoang kẹt trong miệng hang của con cá thịi lịi, bén rễ ln ở
đó; một trái dừa chuột khoét trôi ngang qua, chở theo con chàng hiu ngồi thom lom,
mặt nó buồn vơ phương, như thể hỏi rồi đời đưa ta dạt về đâu” [56, tr.118].
Từ thẳm sâu tâm thức của Nguyễn Ngọc Tư, thiên nhiên sông nước Nam Bộ
là một vũ trụ uyên nguyên mà trong đó mỗi một sinh thể đều mang một nét đẹp,
một sức sống riêng, không thể lẫn. Thiên nhiên sông nước ấy đã từng tồn tại không


×