Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài 6 công nghệ 6 (tiết 18)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.51 KB, 12 trang )

Trường THCS HIỆP THẠNH

Họ và tên giáo viên

Tổ KHTN

Đặng Dưỡng

Môn công nghệ lớp 6a1,2,3,4,5,6
Tuần: 18

Ngày soạn: 1/1/2023

Số tiết:18

Ngày dạy: 10/1/2023

CHƯƠNG 3:TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
BÀI 6.CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DỪNG TRONG MAY MẬC
I.Mục tiêu
1.Kiến thức :Nhận biết được các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục.
2.Phẩm chất .
-Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về các loại vải
thường dùng vào đời sống hằng ngày,
Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập; vận dụng một cách linh hoạt những kiến
thức, kĩ năng về các loại vải thường dùng trong may mặc để giải quyết những vấn đề về trang
phục và thời trang;
-

Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực
hiện có trách nhiệm các phần việc cửa cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.


-

3.Năng lực
Nhận thức cơng nghệ: nhận biết được các loại vải thông dụng được dùng để may trang
phục; nhận biết được thành phần sợi dệt của vải trên nhãn quần áo;
-

Giao tiếp công nghệ: đọc được các nhãn thành phần sợi dệt của vải; sử dụng được các
thuật ngữ về các loại vải để trình bày nguồn gốc, ưu, nhược điểm của mỗi loại vải;
-

Sử dụng công nghệ: khám phá được ưu điểm, nhược điểm chúng của các loại vải thường
dừng trong may mặc để có ý thức sử dụng phù hợp;
-

Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của các loại vải thường dùng
trong may mặc.
-

II.Thiết bị và học liệu dạy học
1.Chuẩn bị của giáo viên
-

Tim hiểu mục tiêu bài;

-

Chuẩn bị tài liệu giâng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính;

-


Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Một số nhãn quần áo có ghi thành phần SỢI dệt;
+ Các mẫu vải đề thực nghiệm tính chất của vải;
+ Chén nhựa chứa nước để thực nghiệm độ thấm nước cùa vải.


2.Chuẩn bị của học sinh
-

Đọc trước bài học trong SHS;

-

Sim tầm các mảnh vải vụn;

-

Chén nhựa nhỏ chứa nước.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.KHỞI ĐỘNG
-

Mục tiêu: tạo nhu cầu tìm hiểu về các loại vải thông dụng trong may mặc.

-

Vận dụng: Quần áo mặc thường ngày được may bằng những loại vải gi?


-

Sản phẩm: nhu cầu tim hiểu các loại vải thông dụng trong may mặc.

-

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập tồn lớp.
+ GV minh hoạ các loại quần áo và đặt. câu hỏi về loại vải dùng để may các quần áo đó.
+ GV giới thiệu mục tiêu bài học.

2.HÌNH THÀNH KIÊN THỨC
2.1 Vải sợi thiên nhiên
-

Mục tiêu: giới thiệu các loại vải sợi thiên nhiên.

-

Nội dung: một số nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên.

-

Sân phẩm: các loại vải sợi thiên nhiên và đặc điểm chủ yếu của vải sợi thiên nhiên.

-

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức dạy học tồn lớp kết hợp học tập theo nhóm

nhỏ.
+ GV u cầu HS quan sát các mẫu vải đã chuẩn bị, thao tác rút từng canh sợi để HS nhận

biết vải được tạo thành từ các hệ sợi đan dệt với nhau.
+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 6.1 trong SHS và dẫn dắt HS phân tích để tim ra điểm
chung của các loại nguyên liệu dùng để sản xuất vài sợi thiên nhiên: những dạng sợi có sẵn
trong tự nhiên như sợi to của tằm, sợi xơ của quả bông, sợi xơ trong thân của cây lanh, sợi lông
của cừu.
+ GV giải thích thêm cho HS: trong q trình sản xuất vải, các loại to tằm, xơ bông, lông
thú,... đều phải được kéo thành sợi dệt để dệt vải.
+ GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: vò và nhúng vải vào nước để nhận định độ nhàu,
tính hút ẩm của vải sợi thiên nhiên; từ đó nêu ưu, nhược điểm trong quá trình sử dụng của quần
áo may bằng vải sợi thiên nhiên.
+ GV giới thiệu thêm những loại vật nuôi và cây trồng khác là nguồn nguyên liệu sân xuất
vải sợi thiên nhiên: lông gà, vịt, cừu, lạc đà, cây đay, cây gai,...
+ GV yêu cầu HS nhắc lại các ý chính để đúc kết thành kiến thức của bài học.
Kết luận: Vải sợi thiên nhiên được dệt từ các dạng sợi có sẵn trong tự nhiên như: vải
tơ tằm, vải bông, vài len, vải lanh,... Vải sợi thiên nhiên hút ẩm tốt nên mặc thoáng mát
-


nhưng dễ nhàu.
2.Vải sợi hố học
-

Mục tiêu: tìm hiểu các loại vải sợi hoá học.

-

Nội dung: nguyên liệu sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp.

-


Sản phẩm: các loại vải sợi hoá học và đặc điểm chủ yếu của vải sợi hoá học.

-

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập tồn lớp kết hợp học tập theo nhóm

nhỏ.
+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 6.2 trong SHS và đặt câu hỏi về điểm chung cùa các
nguyên liệu dùng để sản xuất vải sợi hoá học (là các chất hoá học).
+ GV giải thích: Muốn sử dụng các chất hố học này để dệt thành vải thì phải tác động
bằng các phưong pháp hố học và vật lí để chúng chuyển thành dạng sơi dệt.
+ GV gợi mở, dẫn dắt để HS nhận ra sự khác nhau giữa nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên
nhiên (dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên) và vải sợi hoá học (dạng sợi do con người tạo ra từ
các chất hoá học).
+ GV tố chức cho HS thực hiện theo cặp: vò và nhúng vải vào nước để nhận định về độ
nhàu, độ hút ẩm của vải sợi hoá học; so sánh với vải sợi thiên nhiên.
+ GV yêu cầu HS nhắc lại các ý chính để đúc kết thành kiến thức của bài học.
Kết luận: Vải sợi hoá học được tạo thành từ một số chất hoá học. Vài sợi hoá học
gồm vải sợi nhân tạo (vải satin, to lụa nhân tạo,...), vải sợi tổng hợp (vải polyester, lụa
nylon). Vải sợi hố học ít nhàu. Vải nhân tạo thấm hút tốt nên mặc thống mát, cịn vải
sợi tổng hợp thì ít thấm mồ hơi nên mặc bí.
-

3.Vải sợi pha
-

Mục tiêu: giới thiệu các loại vải sợi pha.

-


Nội dung: nguyên liệu sản xuất vải sợi pha.

-

Sản phẩm: các loại vải sợi pha và đặc điểm chủ yếu của vải sợi pha.

-

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập tồn lớp.

+ GV u cầu HS nhắc lại những nhược đỉểm của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hố học đễ
từ đó gợi lên ý tưởng về việc sản xuất loại vải có thể khắc phục được các nhược điểm đó.
+ GV hướng dẫn HS quan sát Hình 6.3 trong SHS để nhận ra nguyên liệu sản xuất vải sợi
pha là nhiều loại sợi khác nhau.
+ GV dẫn dắt, gợi mở để HS nhận ra: có thể kết hợp nhiều loại sợi dệt khác nhau để giảm
bớt nhược điểm của từng loại sợi.
+ GV nêu những ví dụ minh hoạ và dẫn dắt HS phân tích những nhược điểm nào của sợi
thành phần được khắc phục.
+ GV yêu cầu HS nhắc lại ý chính để đúc kết thành kiến thức của bài học.


Kết luận: Vải sợi pha được dệt từ sợi pha do hai hay nhiều loại sợi kết hợp với nhau.
Vải sợi pha thường có những ưu điểm của các loại sợi thành phần.
-

3.LUYỆN TẬP
-

Mục tiêu: củng cố kiến thức về đặc điểm chủ yếu của các loại vải.


-

Nội dung: bài tập phần Luyện tập trong SHS.

-

Sản phẩm: đáp án bài tập luyện tập trong SHS.

-

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tập theo nhóm nhỏ.
+ GV dẫn dắt HS giải bài tập ở phần Luyện tập trong SHS.
• Câu 1. Nêu ưu và nhược điểm của các loại vải sợi pha đã cho.

GV yêu cầu các nhóm HS đọc bảng nêu nhược điểm của các loại vải, ghi nhận các ưu
đỉểm và nhược điểm của mỗi loại vải. Sau đó kểt hợp ưu điểm, nhược đỉểm của các loại sợi
thành phần theo loại vải đã được nêu, loại bỏ những điểm trùng lặp hoặc đổi nghịch nhau để
nêu được tính chất của loại vải pha.
Gợi ý đáp án:
Vải KT: hút ẩm cao, mặc thống mát, khơng nhàu, độ bền cao; khắc phục được nhược
điểm dễ nhàu của sợi bông và nhược điểm hút ẩm kém, mặc nóng của vải sợi tổng họp;


Vải PEVI: hút ầm tốt, mặc thống mát, vải mềm mại, khơng nhàu, độ bền cao; khắc
phục được nhược điểm kém bền của vải sợi nhân tạo, nhược điểm kém hút ẩm, mặc nóng của
vải sợi tổng hợp.


Tuỳ theo tình lùnh thực tế, GV có thể tổ chức cho HS thử nghiệm mẫu vải mà HS đã chuẩn
bị để nhận biết loại vải.

• Câu 2. Xác định loại vải dựa theo thành phần sợi dệt trên nhãn quần áo.
GV có thể bổ sung thêm những nhãn quần áo thực tế để HS nhận biết loại vải.
4.VẬN DỤNG
-

Mục tiêu: giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thúc, kĩ năng vừa học vào thục tiễn.

-

Nội dung: bài tập phần vận dụng trong SHS và bài tập về nhà trong SBT.

-

Sản phẩm: đáp án bài tập vận dụng và bài tập về nhà.

-

Gợi ý hoạt động dạy học: hướng dẫn làm bài tập ở nhà.

+ GV hướng dẫn HS tìm đọc thành phần sợi dệt trên nhãn quần áo của bản thân và người
thân trong gia đình và nhận định xem có những ưu điểm và nhược điểm đúng như trong thực tế
sử dụng không.
+ GV có thể giao bài tập trong SBT cho HS thực hiện ở nhà.
5.Tìm tịi mở rộng
-

Mục tiêu: tổng kết kiến thức cốt lõi của bài học.


-


Nội dung: các loại vải thông dụng trong may mặc và đặc điềm chủ yếu.

-

Sản phẩm: nội dung phần Ghi nhớ trong SHS.

-

Gợi ý hoạt động dạy học: sử dụng hình thức học tậpp tồn lớp.
+ GV u cầu HS trả lời câu hỏi SBT
Hướng dẫn bài tập về nhà

Giải SBT và SHS Công nghệ 6 CTST
Giải bài tập Công nghệ lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 6: Các loại vải thường
dùng trong may mặc
Câu 1 trang 31 sách bài tập Công nghệ 6 - Chân trời sáng tạo: Vải cotton thuộc loại vải nào
dưới đây?
A. Vải sợi thiên nhiên
B. Vải sợi hóa học
C. Vải sợi pha
D. Khơng loại nào trong các loại vải trên
Trả lời:
Đáp án: A
Vì: vải cotton được dệt từ cây bơng có sẵn trong tự nhiên.
Câu 2 trang 31 sách bài tập Công nghệ 6 - Chân trời sáng tạo: Đánh dấu √ vào ô trống trước
những nguyên liệu dệt nên vải sợ thiên nhiên dưới đây
Sợi tơ tằm lấy từ tơ của con tằm
Sợi polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Sợi len lấy từ lông cừu, dê, lạc đà.

Sợi nylon có nguồn gốc từ than đá
Sợi xơ lấy từ thân cây lanh
Sợi xơ lấy từ quả của cây bông
Trả lời:


Đánh dấu √ vào ô trống trước những nguyên liệu dệt nên vải sợ thiên nhiên


Sợi tơ tằm lấy từ tơ của con tằm
Sợi polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ.



Sợi len lấy từ lông cừu, dê, lạc đà.
Sợi nylon có nguồn gốc từ than đá



Sợi xơ lấy từ thân cây lanh



Sợi xơ lấy từ quả của cây bông

Câu 3 trang 31 sách bài tập Công nghệ 6 - Chân trời sáng tạo: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào
chỗ trống
Vải sợi hóa học có thể chia thành hai loại là …….. và …..
Dạng vải sợi  ……… phổ biến là satin, …….., được tạo thành từ chất hóa học lấy từ ………., …….,
…………….

Dạng vải sợi ………. phổ biến là vải ……., lụa nylon, được sản xuất từ một số chất hóa học lấy từ
……….., …………..
Trả lời:
Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Vải sợi hóa học có thể chia thành hai loại là …vải sợi nhân tạo….. và …..vải sợi tổng hợp
Dạng vải sợi  … nhân tạo …… phổ biến là satin, …tơ lụa nhân tạo….., được tạo thành từ chất
hóa học lấy từ ……gỗ…., …tre…., ……nứa……….
Dạng vải sợi …tổng hợp……. phổ biến là vải … polyester…., lụa nylon, được sản xuất từ một số
chất hóa học lấy từ ……than đá….., ……dầu mỏ……..
Câu 4 trang 31 sách bài tập Công nghệ 6 - Chân trời sáng tạo: Vải sợi hóa học được dệt từ
(những) loại sợi nào dưới đây?
A. Sợi có sẵn trong tự nhiên.
B. Sợi do con người tạo ra.
C. Sợi kết hợp từ những loại sợi khác nhau.
D. Tất cả các loại sợi trên
Trả lời:


Đáp án: B
Vì:
+ Vải sợi thiên nhiên được dệt từ sợi có sẵn trong tự nhiên.
+ Vải sợi pha được dệt từ sợi kết hợp từ những loại sợi khác nhau.
Câu 5 trang 32 sách bài tập Công nghệ 6 - Chân trời sáng tạo: Đánh dấu √ vào ô trống trước
ghi chú thành phần sợi dệt của vải sợi pha
100% silk
100% nylon
70% silk, 30% rayon
35% cotton, 65% polyester
100% polyester
50% silk, 50% viscose

Trả lời:
Đánh dấu √ vào ô trống trước ghi chú thành phần sợi dệt của vải sợi pha
100% silk
100% nylon


70% silk, 30% rayon



35% cotton, 65% polyester
100% polyester



50% silk, 50% viscose

Câu 6 trang 32 sách bài tập Công nghệ 6 - Chân trời sáng tạo: Điền từ/ cụm từ thích hợp
dưới đây vào chỗ trống

Vải sợi hóa học, vải sợi pha, quần áo, ưu điểm, kết hợp, mặc thoáng mát
Các loại (1) ……….. do hai hay nhiều loại sợi khác nhau (2) ……….. lại nên có những (3) ……………
hơn hẳn vải sợi thiên nhiên và (4) ……… Vải sợi pha bền, đẹp, ít nhàu, (5) ……….., dễ giặt, mau
khơ. Chính vì vậy, vải sợi pha được sử dụng rộng rãi để may (6) ……….. và các sản phẩm dệt may
khác.


Trả lời:
Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống theo bảng sau:
Vị trí


Điền từ

1

Vải sợi pha

2

Kết hợp

3

Ưu điểm

4

Vải sợi hóa học

5

Mặc thống mát

6

Quần áo

Câu 7 trang 32 sách bài tập Cơng nghệ 6 - Chân trời sáng tạo: Giải thích lí do vải sợi bơng, vải
tơ tằm thích hợp để may quần áo mặc vào mùa hè.
Trả lời:

Lí do vải sợi bơng, vải tơ tằm thích hợp để may quần áo mặc vào mùa hè là:
Vải sợi bông, vải tơ tằm có nguồn gốc thực vật và động vật có sẵn trong tự nhiên, có độ hút ẩm
cao, mặc thống mát.
Câu 8 trang 32 sách bài tập Công nghệ 6 - Chân trời sáng tạo: Nêu những loại vải thích hợp
để may đồng phục cho học sinh trung họ cơ sở. Giải thích lí do em chọn những loại vải đó.
Trả lời:
- Những loại vải thích hợp để may đồng phục cho học sinh là: vải cotton.
- Giải thích lí do: vì vải cotton có độ mềm mịn, thơng thống, thốt mồ hơi tốt, có độ bền cao, có
thể giặt trong máy giặt, chất vải nhanh khô, thân thiện với người sử dụng, giá thành hợp lí.

Bài tập SHS cơng nghệ 6
BÀI 6.CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DỪNG TRONG MAY MẶC
1. Vải sợi thiên nhiên
❓Em hãy cho biết đặc điểm chung của các nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên thể hiện trong
Hình 6.1.


Trả lời:
Đặc điểm chung của các nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên trong Hình 6.1 là:



Ngun liệu có sẵn trong tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật.
Tạo ra sản phẩm có độ hút ẩm cao, mặc mát nhưng dễ bị nhàu, phơi lâu khô.

2. Vải sợi hóa học
❓Nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học được minh họa trong Hình 6.2 có điểm gì khác
với ngun liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên?

Trả lời:



Nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học được minh họa trong Hình 6.2 khác với nguyên liệu
sản xuất vải sợi thiên nhiên là:



Nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên từ các dạng sợi có sẵn trong tự nhiên.
Nguyên liệu sản xuất các loại vải sợi hóa học từ các sợi do con người tạo ra từ một số
chất hóa học.

3. Vải sợi pha
Từ Hình 6.3, em có nhận xét thế nào về thành phần nguyên liệu để sản xuất vải sợi pha?

Trả lời:
Vải sợi pha được dệt từ sợi pha. Sợi pha được tạo bởi 2 hay nhiều loại sợi pha khác nhau nên vải
sợi pha thường tận dụng được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của các loại sợi thành phần.

Trả lời câu hỏi Luyện tập
Câu 1
Dựa vào tính chất của các loại sợi, em hãy nêu ưu và nhược điểm của từng loại vải sợi pha sau đây:



Vải KT (Kate): kết hợp giữa sợi bông và sợi tổng hợp (cotton + polyester);
Vải PEVI: kết hợp giữa sợi nhân tạo và sợi tổng hợp (viscose + polyester).


Trả lời:
Ưu điểm và nhược điểm của từng loại vải:

Vải sợ pha
Vải KT

Ưu điểm

Nhược điểm

- Dễ giặt tẩy.

- Dễ bị co rút

- Độ bền cao

- Giặt lâu khơ.
- Ít thấm mồ hôi

Vải PEVI

- Mặc vải mềm mại.

- Dễ bị co rút.

- Ít nhàu.

- Ít thấm mồ hơi.

- Độ bền cao

Câu 2
Dưới đây là thông tin thành phần sợi dệt trên một số loại quần áo. Em hãy xác định xem loại nào là

vải sợi thiên nhiên, loại nào là vải sợi hóa học, loại nào là vải sợi pha.

Trả lời:
Xác định vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha:
- Vải sợi thiên nhiên: 100 % cotton
- Vải sợi hoá học: 100 % polyester
- Vải sợi pha:




70% polyester- 30%viscose
70% silk - 30% rayon
50% tơ tằm- 50% viscose

Trả lời câu hỏi Vận dụng
Câu 1
Em hãy đọc các nhãn dính trên quần áo của em và người thân để nhận biết thành phần sợi dệt của


quần áo.
Trả lời:
Các nhãn đính trên quần áo của em và người thân:
 100% cotton: đây là loại vải sợi thiên nhiên.
 100% polyester: đây là loại vải sợi hóa học.

Câu 2
Với các loại quần áo khơng có nhãn, em hãy dựa vào độ nhàu khi vò vải để nhận biết sự có mặt của
sợi thiên nhiên trong thành phần của vải.
Trả lời:

Với loại quần áo khơng có nhãn, em dựa vào độ nhàu để nhận biết sự có mặt của sợ thiên nhiên
trong thành phần vải như sau: Sau khi em giặt áo, thấy dễ bị nhàu, phơi rất lâu khơ nhưng mặc
thống mát. Như vậy đó chính là loại vải sợ thiên nhiên.



×