Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(Luận văn tốt nghiệp tmu) đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa của giảng viên trường đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.56 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-----***-----

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Mã số: CS20-53

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Phương Mai
Thành viên: ThS. Lý Kiều Hạnh

Hà Nội, Tháng 3/2021

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-----***-----

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA


CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Mã số: CS20-53
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Phương Mai
Thành viên: ThS. Lý Kiều Hạnh

Xác nhận của Trường Đại

Chủ nhiệm đề tài:

học Thương Mại

ThS. Lê Thị Phương Mai

Hà Nội, Tháng 3/2021

Luan van


LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà
trường, Phòng Khoa học, lãnh đạo Khoa Tiếng Anh và Bộ môn Dịch tiếng Anh,
Trường Đại Học Thương Mại đã tạo điều kiện cho chúng tơi hồn thành đề tài nghiên
cứu cấp trường này.
Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các giảng viên chuyên
ngành Tiếng Anh Thương Mại, Khoa tiếng Anh và giảng viên các Khoa chuyên
ngành Quản trị, Kinh tế, Khách sạn Du lịch, … của trường Đại học Thương mại
đã nhiệt tình hợp tác tham gia vào cuộc điều tra và các phỏng vấn sâu được sử
dụng đối với nghiên cứu này, giúp nhóm tác giả thu thập dữ liệu quý báu cho việc
thực hiện đề tài nghiên cứu.


i

Luan van


TÓM TẮT

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4,
vấn đề phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa đang và sẽ là mục
tiêu quan trọng đối với đào tạo và phát triển nhân lực của các trường đại học ở
Việt Nam. Vấn đề là, nhận thức cũng như kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp liên văn
hóa của giảng viên trường Đại Học Thương Mại còn chưa đáp ứng được yêu cầu
giao lưu, hợp tác quốc tế. Do đó, cơng trình này thực hiện nghiên cứu trường hợp
cụ thể. Một mặt, nghiên cứu làm rõ vai trò, và cách tiếp cận phân tích giao tiếp
giáo văn hóa dựa trên nền tảng ngữ pháp chức năng, theo mơ hình đề xuất về năng
lực, kỹ năng giao tiếp liên văn hóa. Mặt khác, nhóm nghiên cứu tập trung vào vấn
đề nhận thức và đề xuất những giải pháp trong việc phát triển kỹ năng ngoại ngữ
trong các giao tiếp liên văn hóa của giảng viên của trường Đại Học Thương Mại.
Chủ đề này cũng đang được quan tâm ở các hội thảo, tổ chức uy tín trong và ngồi
nước; do vậy, kết quả nghiên cứu sẽ mang lại những biện pháp mang tính cấp thiết
đối với cơng cuộc phát triển bền vững giáo dục ngoại ngữ trong kỷ nguyên hội
nhập.

ii

Luan van


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................................... i
TÓM TẮT .............................................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................................................2
2.1 Nghiên cứu của tác giả nước ngồi .................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................................................7
4.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................................8

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................8

6.

Những đóng góp của đề tài ............................................................................................................8

7.

Kết cấu của nghiên cứu ..................................................................................................................9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN

HÓA.......................................................................................................................................................10
1.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................................................................10
1.1.1 Văn hóa là gì? ..............................................................................................................................10
1.1.2 Giao tiếp liên văn hóa là gì, ICC ( năng lực giao tiếp liên văn hóa) là gì? .............................10
1.1.4 Các mơ hình năng lực giao tiếp liên văn hóa ............................................................................13
1.1.5 Kỹ năng giao tiếp liên văn hóa bao gồm những kỹ năng gì .....................................................15
1.1.7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa .................................21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................................................23
2.1 Khách thể nghiên cứu ....................................................................................................................23
2.2 Công cụ thu thập số liệu ................................................................................................................23
2.2.1 Về bảng hỏi ..................................................................................................................................23
2.2.2 Về câu hỏi phỏng vấn ..................................................................................................................24
2.3 Quy trình thu thập số liệu..............................................................................................................24
2.4 Kết quả nghiên cứu: .......................................................................................................................25
2.4.1 Kết quả bảng hỏi giáo viên .........................................................................................................26
Hình 1: Mức độ quan trọng của văn hóa đối với giao tiếp..........................................................26
Hình 2: Mức độ cần thiết của giao tiếp liên văn hóa với giảng dạy và hợp tác .........................27
Hình 3: Kiến thức về phẩm chất, thái độ, kỹ năng, năng lực giao tiếp liên văn hóa .................28
Hình 4: Mức độ quan tâm phát triển kỹ năng GTLVH ...............................................................29
Hình 5: Mức độ quan tâm phát triển kỹ năng GTLVH ...............................................................30
Hình 6: Khó khăn về kỹ năng giao tiếp liên văn hóa ..................................................................31

iii

Luan van


Hình 7: Định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa trong tương lai ........................32
Hình 8: Các nguồn lực cần thiết phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa...............................33

2.4.2 Kết quả câu hỏi phỏng vấn sâu ..................................................................................................34
Hình 9: Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu ...................................................................................34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ
TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI........................................................................................................................................................40
3.1 Về phía giảng viên ..........................................................................................................................40
3.2 Về phía nhà trường ........................................................................................................................42
3.3 Một số kiến nghị trong việc áp dụng việc phát triển kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp
liên văn hóa trong giảng dạy từ những bài học thực tế. ...................................................................43
3.3.1

Giải thích khái niệm năng lực liên văn hóa........................................................................43

3.3.2

Thu thập tài liệu. ..................................................................................................................44

3.3.3

Thực hiện. .............................................................................................................................44

KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................57
PHỤ LỤC 1 ...........................................................................................................................................62
PHỤ LỤC 2 ...........................................................................................................................................64
PHỤ LỤC 3 ...........................................................................................................................................65

iv

Luan van



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
IC: intercultural communication-giao tiếp liên văn hóa
ICC: intercultural communication competence-năng lực giao tiếp liên văn hóa
GTLVH: Giao tiếp liên văn hóa

v

Luan van


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1: Mức độ quan trọng của văn hóa đối với giao tiếp ................................. 26
Hình 2: Mức độ cần thiết của giao tiếp liên văn hóa với giảng dạy và hợp tác.. 27
Hình 3: Kiến thức về phẩm chất, thái độ, kỹ năng, năng lực giao tiếp liên văn
hóa ....................................................................................................................... 28
Hình 4: Mức độ quan tâm phát triển kỹ năng GTLVH....................................... 29
Hình 5: Mức độ quan tâm phát triển kỹ năng GTLVH....................................... 30
Hình 6: Khó khăn về kỹ năng giao tiếp liên văn hóa .......................................... 31
Hình 7: Định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa trong tương lai .. 32
Hình 8: Các nguồn lực cần thiết phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa ........ 33
Hình 9: Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu ................................................... 34

vi

Luan van



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa của
giảng viên trường Đại Học Thương Mại
- Mã số: CS20-53
- Chủ nhiệm: ThS. Lê Thị Phương Mai
- Cơ quan chủ trì: Đại học Thương Mại
- Thời gian thực hiện: 30/08/2020 – 31/03/2021
2. Mục tiêu:
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức, hiểu biết của giảng viên Đại Học
Thương Mại đối với vai trò của kỹ năng giao tiếp liên văn hóa đối với việc giảng dạy
và hợp tác giáo dục. Nghiên cứu cũng quan tâm tới những khó khăn của giảng viên
Đại Học Thương Mại trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, đồng thời,
nắm bắt được xu hướng phát triển kỹ năng này trong q trình giảng dạy và cơng tác
của giảng viên.
3. Tính mới và sáng tạo:
Trong các nghiên cứu trước, các tác giả đề cập nhiều tới năng lực giao tiếp
liên văn hóa như một tổng thể phức tạp, chứ không nghiên cứu sâu về việc phát
triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, nên việc nâng cao năng lực một cách chung
chung rất khó có thể thực hiện và đánh giá. Với nghiên cứu này, việc cải thiện kỹ
năng giao tiếp liên văn hóa hồn tồn có thể được thực hiện dễ dàng hơn và song
song với việc hồn thiện 4 kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết mà các chương
trình ngoại ngữ và giao tiếp đã, đang tiến hành rất thành cơng. Ngồi ra, các nghiên
cứu thường tập trung vào khách thể nghiên cứu là sinh viên, trong khi đề tài lại
vii


Luan van


hướng tới các giảng viên, với định hướng bồi dưỡng cho chính chủ thể giao tiếp
liên văn hóa trong hợp tác giáo dục trong mơi trường quốc tế hóa mọi mặt đang
trở nên sâu rộng hơn, nhằm không chỉ giúp sinh viên thơng qua giảng dạy, mà
giảng viên chính là nguồn lực hết sức quan trọng trong công cuộc hội nhập quốc
tế về giáo dục của Đại Học Thương Mại nói riêng, và giáo dục Việt Nam nói
chung.
4. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu cho thấy rất rõ rằng phần lớn giảng viên đều quan tâm
phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa và có nhu cầu cao trong việc tích lũy kiến
thức, phẩm chất và rèn luyện kỹ năng này trong môi trường giảng dạy, nghiên
cứu, hợp tác trong và ngồi nhà trường. Tuy nhiên, khơng ít giảng viên chưa nắm
chắc các kỹ năng kĩ thuật và kĩ năng liên nhân cần xây dựng để nâng cao kỹ năng
giao tiếp trong những tình huống đa văn hóa ngoài thực tế.
Đa số các giảng viên được phỏng vấn là các giáo viên có kinh nghiệm giảng
dạy tại trường trên 10 năm, nhưng đều thừa nhận họ có phần e ngại giao tiếp với
giáo viên, sinh viên nước ngoài do lo sợ hiểu lầm về văn hóa, dù họ có khá nhiều
kiến thức nền liên quan tới các nội dung và đặc điểm văn hóa. Do đó, việc thiếu
cọ xát, ít tận dụng cơ hội chuyện trị, giao lưu giữa các giáo viên đến từ những
nền văn hóa khác nhau, từ cả hai phía đều ảnh hưởng tới khơng khí giao tiếp tại
trường.
Ngồi ra, phỏng vấn sâu 10 giáo viên chuyên tiếng Anh cho thấy một số
giáo viên có nhận thức rất tốt về vai trò của việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên
văn hóa, và đa số đều có một số nhận định rằng để phát triển kỹ năng này phải
xuất phát từ các phẩm chất đồng cảm, linh hoạt, với thái độ chân thành, khách
quan. Ngoài ra các giảng viên cũng tin tưởng rằng nếu xây dựng kỹ năng trên nền
tảng ngơn ngữ tốt, có ý thức thực hành giao tiếp với người nước ngoài, hiểu được
cả vai trị của những kỹ năng ngoại ngơn ( ví dụ phi ngơn từ)…và kỹ năng liên

nhân, những kỹ năng này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức văn hóa nước ngồi
cần được bổ sung hợp lý trong q trình giảng dạy và nghiên cứu.
viii

Luan van


Với tư cách là giảng viên chuyên ngoại ngữ, đa số các giảng viên đều hướng
tới việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa và cho rằng cần được nhà trường
tạo điều kiện cho giảng viên có nhiều cơ hội được giao tiếp và hợp tác với đối tác
quốc tế hơn nữa, để càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triền của nhà trường
Trong tương lai, nhiều giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ, không ngại
thay đổi bản thân, để cải thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hóa. Họ mong muốn sẽ
có nhiều cơ hội hơn, để có thể giao tiếp thực tế, giao lưu, học hỏi và hợp tác quốc
tế. Họ cũng tin tưởng rằng nếu có cơ hội nhiều hơn, họ cũng sẽ mang lại nhiều
thành quả giáo dục tốt đẹp hơn cho nhà trường và sinh viên Đại Học Thương Mại
5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên
tạp chí
năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ
sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Tạp chí: Dạy và Học ngày nay (Today’s Teaching & Learning magazine).
Số 2, tháng 03-2021 (Có minh chứng kèm theo).
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
-Nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức, định hướng cho giảng viên về sự cần
thiết và cách thức phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa trong giảng dạy và
nắm bắt cơ hội hợp tác giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Từ đó, trong thực tiễn,
giảng viên cũng đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy, chú trọng vào phát triển
kỹ năng giao tiếp đa văn hóa cho sinh viên, giúp sinh viên có thể tự tin hịa nhập
mơi trường làm việc cạnh tranh và hiện đại, đạt được nhiều thành tựu trong công

việc sau khi tốt nghiệp, mang lại thành quả tốt đẹp cho sự nghiệp giáo dục của
nhà trường
-Về mặt chiến lược lâu dài, nghiên cứu là nguồn tài liệu quan trọng, định hướng
cho sự phát triển của khoa Tiếng Anh, Viện Đào tạo quốc tế, và các khoa khác
trong nhà trường theo hướng hội nhập quốc tế, thông qua việc xây dựng chương
trình, giáo trình, hội thảo, các sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế để tạo cơ hội
ix

Luan van


cho sinh viên, giảng viên, và nguồn nhân lực nói chung có thể vươn lên một tầm
cao mới, thơng qua việc nắm bắt các cơ hội giáo dục quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp nguồn thơng tin tham khảo cho nhà trường,
các nhà quản lý chuyên môn và các giảng viên khoa Tiếng Anh trong việc thiết
kế chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy mơn học giao tiếp liên văn hóa.
Nghiên cứu có thể áp dụng tại khoa tiếng Anh, trường đại học Thương mại.
Ngày 31 tháng 3 năm 2021
Chủ nhiệm đề tài

Lê Thị Phương Mai

x

Luan van


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Q trình tồn cầu hóa (globalization) và quốc tế hóa (internationalisation)

ngày càng mạnh mẽ đã tạo ra nhu cầu giao tiếp giữa các cá nhân, tổ chức đến từ
các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau, hay nói cách khác là giao tiếp liên văn
hóa. Sự bùng nổ trong các hoạt động di cư, kinh doanh, học tập, du lịch…đòi hỏi
con người phải có khả năng giao tiếp liên văn hóa để đáp ứng quá trình hội nhập.
Vì vậy, giáo viên cần phát triển năng lực này để đào tạo những lực lượng lao động
phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế trường đại học Thương
Mại chưa chú trọng nhiều đến năng lực giao tiếp này. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp nghiên cứu và định tính, sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn đồng thời nhằm
tìm hiểu thái độ, cảm nhận và đánh giá tính hiệu quả của giáo viên về việc xây
dựng kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, đồng thời kết quả của nghiên cứu sẽ là nguồn
tham khảo thiết thực để phát triển chương trình, giáo trình, phương pháp giảng
dạy với mục tiêu tích hợp kỹ ngoại ngữ theo hướng liên văn hóa trong các môn
học, giúp giáo viên, sinh viên tự tin khi làm việc trong môi trường quốc tế và đa
văn hóa.
Do đó, đề tài Phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa
của giảng viên trường Đại Học Thương Mại được nhóm tác giả lựa chọn nghiên
cứu dựa trên ba nền tảng lý do quan trọng như sau:
Thứ nhất là về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng giao tiếp giao văn
hóa đối với giảng viên trong thời kỳ hội nhập, hợp tác kinh tế, giáo dục ngày càng
sâu rộng. Là giảng viên giảng dạy tại trường Đại Học Thương Mại, nếu giảng viên
có đầy đủ các kỹ năng giảng dạy và giao tiếp liên văn hóa, các giảng viên sẽ có nhu
cầu và có khả năng hướng dẫn sinh viên phát triển kỹ năng này để sinh viên, giáo
viên có đủ năng lực, khả năng giao tiếp liên văn hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong
thời kỳ mới, đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Trường Đại
Học Thương Mại

1

Luan van



Thứ hai là từ quan sát thực tế, các học phần, tài liệu, bài học, các chương
trình giao lưu, trao đổi của nhà trường chưa tạo được đầy đủ các điều kiện cần
thiết để giảng viên phát huy tính tự học, tự rèn luyện kỹ năng, cũng như có nhiều
cơ hội cọ xát, tương tác giao tiếp liên văn hóa. Do đó, việc nâng cao nhận thức,
định rõ con đường phát triển kỹ năng này là rất quan trọng đối với giảng viên,
sinh viên của nhà trường
Thứ ba, nhiều nghiên cứu trong và ngoài trường đều cho thấy sự cần thiết
cũng như những yếu kém trong khâu nhận thức, giải quyết khó khăn của sinh viên,
giáo viên trong việc phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa. Thêm vào đó, các
nghiên cứu trước, nói chung, chưa đi sâu vào việc phát triển các kỹ năng cụ thể của
năng lực giao tiếp liên văn hóa. Nhắc tới vai trị trung gian của mơi trường giáo dục,
khơng thể có hình thức nào được chứng minh là không cần tới ý thức, thái độ, kỹ
năng cần thiết mà có khả năng hiện thực hóa giao tiếp liên văn hóa. Để có thể sử
dụng được năng lực này trong các tình huống giao tiếp đa văn hóa, ln ln cần
một q trình tích lũy lâu dài, đặc biệt là từ phía giảng viên, những người đi đầu trên
mặt trận giáo dục. Do vậy mà nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đóng
góp cụ thể vào định hướng quốc tế hóa của nhà trường nói riêng, và xu thế phát triển
giáo dục ngày nay nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Trong thời đại tồn cầu hóa, chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ trong
các hoạt động di cư, buôn bán, du lịch giữa các quốc gia, các công ty đa quốc gia.
Quá trình tồn cầu hố đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ. Tất cả các yếu tố này đã
tạo ra nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng giữa các cá nhân, tổ chức đến từ các quốc
gia, các nền văn hóa khác nhau. Một trong những thách thức đặt ra đối với các cơ
sở giáo dục đại học là sự bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên ngoại ngữ trong
những giao tiếp liên văn hóa.
Roux (2002)


2

Luan van


cho rằng các nhà giáo dục thành công là những người giao tiếp hiệu quả
trong các bối cảnh giao văn hóa, do đó trở nên nhạy cảm đối với các tình huống
hay lớp học đa văn hóa. Giao tiếp chính là nguồn lực hữu ích của kiến thức liên
văn hóa và là cơ hội làm giàu vốn văn hóa đa dạng nếu giáo viên có đầy đủ năng
lực ngoại ngữ và nhận thức về liên văn hóa. Ngược lại, giao tiếp liên văn hóa mà
thiếu nhận thức và kỹ năng tận dụng nó, sẽ trở thành nguyên nhân cho những hiểu
lầm và xung đột văn hóa.
Cụ thể hơn, Elena (2014) cho rằng giáo viên không chỉ truyền tải thông
tin, kiến thức mà cũng cần tự trau dồi năng lực ngoại ngữ, thái độ, giá trị để giúp
người học thích nghi với sự thay đổi của xã hội. Hơn thế nữa, họ chính là những
người sẽ cung cấp cho sinh viên những mơ hình đạo đức xã hội đầu tiên được biết
đến với ý nghĩa là các hình thức giao tiếp liên văn hóa. Để có thể hồn thành được
sứ mệnh đó, chính giáo viên phải nâng cao nhận thức và năng lực giao tiếp giao
văn hóa.Việc áp dụng khía cạnh liên văn hóa dưới dạng năng lực, thái độ và kỹ
năng là điều kiện tiên quyết của sự thành công trong giáo dục ngoại ngữ và văn
hóa quộc gia cũng như là yếu tố then chốt trong việc thích nghi với hệ thống giáo
dục dựa trên nền tảng trí tuệ xã hội tồn cầu. Do đó giáo viên cần sẵn sàng thay
đổi và cố gắng hoàn thành trách nhiệm và năng lực ấy. Giáo viên cũng không
được phép quên sứ mệnh của mình với tư cách nghề giáo và cá nhân, đó là trở
thành những tấm gương về đạo đức, năng lực và nhận thức xã hội. Qua đó, giáo
viên đóng góp vào sự hịa hợp của người học với xã hội, phát triển năng lực giao
tiếp liên văn hóa của họ một cách dễ dàng.
Thêm vào đó, Han và Thomas (2010) cũng nhận định rằng giáo viên trong môi
trường giao tiếp liên văn hóa cần có nhận thức rõ ràng về những định kiến và nhận
định về hành vi của con người; họ cần hiểu rằng họ nên áp dụng biện pháp giáo

dục cụ thể với các nhóm người học đến từ những nền tảng văn hóa khác nhau.
Thêm vào đó, giáo viên nên làm gương cho người học thơng qua việc thể hiện
mình có thể trở nên linh hoạt trong xã hội đa văn hóa.

3

Luan van


Xét trên bình diện nhu cầu giao tiếp tồn cầu, Herring (1990) thì cho rằng
giao tiếp phi ngơn từ là một phần quan trọng trong sự hình thành năng lực giao
tiếp. Trong thực tế, sự hiểu lầm và thông tin sai lệch sẽ được giảm bớt đáng kể
nếu người tham gia giao tiếp liên văn hóa có nhận thức về những kiến thức về
giao tiếp phi ngơn từ. Ơng định nghĩa giao tiếp phi ngôn từ là hành vi chuyển tải
uyển chuyển những thông tin bằng lời và chữ viết.
2.2 Nghiên cứu của tác giả Việt Nam
Tại Việt Nam, chính sách ngoại ngữ, đặc biệt đối với tiếng Anh, đã trở
thành một trong những mối quan tâm hàng đầu trong sự phát triển của đất nước
kể từ khi Việt Nam đạt được những cột mốc quan trọng như đổi mới kinh tế vào
năm 1986, trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
vào năm 1995 và là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
vào năm 2006 (Le, 2011). Việc sử dụng thành thạo tiếng Anh đã mang lại những
điều kiện tối ưu cho người Việt Nam trong giáo dục đại học, giao lưu văn hóa xã
hội và đặc biệt là mở rộng thương mại và kinh doanh trên phạm vi tồn cầu. Trong
thời đại tồn cầu hóa và quốc tế hóa, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh
nghiệp và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã mang lại nhiều cơ hội cho người
Việt Nam trong việc tiếp cận với các tương tác quốc tế. Do đó, khả năng giao tiếp
bằng tiếng Anh với những người thuộc các nền văn hóa khác nhau đã trở thành
một điều cần thiết, thậm chí đơi khi là bắt buộc đối với người Việt Nam. Chính vì
vậy, việc bồi dưỡng nâng cao NLGTLVH cho người học tiếng Anh ở Việt Nam

để nâng cao nhận thức của họ về sự khác biệt văn hóa nhằm xây dựng thái độ và
hành vi phù hợp khi giao tiếp với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau
là điều cần thiết và nên trở thành một trong những mục tiêu chính trong giảng dạy
tiếng Anh tại Việt Nam. ( Nguyễn Lan, 2020)
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4,
vấn đề phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa đang và sẽ là mục
tiêu quan trọng đối với đào tạo và phát triển nhân lực của các trường đại học ở
Việt Nam. Trên thực tế, giao tiếp liên văn hoá xảy ra khi người nói và người nghe
4

Luan van


xuất phát từ các nền văn hóa khác nhau. Giao tiếp liên văn hoá đã tồn tại từ xa
xưa, song trong thế kỉ XXI nó đã là một vấn đề có ý nghĩa tồn cầu. Trong một
bối cảnh văn hóa - kinh tế như vậy, để hội nhập và giao lưu với thế giới bên ngoài,
sự hiểu biết cũng như năng lực giao tiếp đã trở thành nhu cầu của rất nhiều người
trong chúng ta. Trên thực tế, ngôn ngữ không những là phương tiện chủ yếu để
phát triển, lưu trữ và phổ biến văn hoá và các giá trị văn hố tích tụ trong nhiều
thế hệ mà cịn là sự thể hiện bản sắc riêng của cả một cộng đồng ngơn ngữ hay
từng thành phần của cộng đồng đó. Cách thức tư duy, hình thức lập luận, hay cách
thức xử lí vấn đề cũng là những yếu tố của văn hố cần xem xét đến trong giao
tiếp liên ngơn. (GS. Nguyễn Hòa, 2011).
Giáo sư khẳng định rằng khi giao tiếp với các cá nhân từ những nền văn
hóa khác, con người dễ có xu hướng chuyển di những mơ hình, cách thức của văn
hóa của mình vào q trình này, và như vậy giao tiếp có thể khơng thành công.
Vấn đề đặt ra trong thế giới thu nhỏ này khơng cịn chỉ là năng lực giao tiếp nói
chung (bao gồm năng lực ngôn ngữ, năng lực xã hội và năng lực tâm lí), mà phải
là năng lực giao tiếp liên văn hóa. Năng lực này địi hỏi chúng ta phải có hiểu biết
về các giá trị văn hóa cũng như biểu hiện của chúng để có thể tham gia vào q

trình giao tiếp một cách có hiệu quả, được hiểu không chỉ là việc thu/phát nội
dung mệnh đề và cịn cả các giá trị văn hố, quan hệ và tình cảm nữa.
Cách thức chúng ta giao tiếp, hay giao tiếp nội dung gì cũng như cách tư
duy của chúng ta chịu sự tác động của văn hoá, và ngược lại nội dung, cách thức
giao tiếp cũng như tư duy của chúng ta lại định hình, phát triển văn hố và ngôn
ngữ. Trong mối quan hệ đa chiều này, giao tiếp liên văn hố có ý nghĩa cho q
trình hội nhập của các quốc gia. Giáo dục liên văn hóa sẽ ngày càng có ý nghĩa,
và điều quan trọng là nó sẽ giúp chúng ta hình thành được năng lực giao tiếp liên
văn hố phù hợp, có những thái độ, sự hiểu biết đúng đắn về những giá trị văn
hóa, hay cách thức giao tiếp có tính đặc thù văn hóa.
Lê Thị Thanh Hoa và Đỗ Thị Xuân Dung (2010) nhận thấy rằng vấn đề
dạy văn hóa trong chương trình tiếng Anh chuyên ngữ tại Việt Nam cũng đã được
5

Luan van


một số giáo viên và sinh viên nghiên cứu; tuy nhiên, các nghiên cứu đó tập trung
vào các học phần dạy nội dung văn hóa, hoặc chỉ đề cập việc nâng cao nhận thức
văn hóa cho sinh viên trong chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngữ.. Trong
thời đại giao lưu giữa các nền văn hóa như hiện nay, các biểu hiện văn hóa trở nên
đa dạng, phong phú và phức tạp. Vì vậy bản thân của cách tiếp cận dạy học văn
hóa trong ngoại ngữ theo cách đối thoại, đồng cảm sẽ giúp giáo viên trở thành
người bạn cùng học hỏi và rèn luyện kỹ năng văn hóa với người học.
TS. Nguyễn Vũ Hảo (2019) phát biểu rằng cho đến nay, khi bước vào thế
kỷ XXI, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ.
Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, nhờ mạng internet, điện thoại di động,
điện thoại truyền hình, nhờ vơ số các kênh truyền thanh và truyền hình quốc tế,
nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ nghệ giao thông nội địa và quốc tế, nhất là kỹ
nghệ hàng không, v.v., cơ hội giao lưu, giao tiếp đối thoại, học hỏi lẫn nhau giữa

các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa trên khắp hành tinh ngày càng gia tăng
mạnh mẽ. Do đó, tồn cầu hóa đã trở thành một xu thế lịch sử không thể tránh
khỏi, lôi cuốn tất cả các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Sự khơng hiểu
biết một nền văn hóa nào đó tự nó khơng dẫn đến nhận thức sai về văn hóa.
Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này chính là ở tư duy chủ quan, khi người ta
tìm cách nhận diện, nhận định và tìm hiểu những người đến từ các nền văn hóa
khác hay cộng đồng văn hóa khác xuất phát từ lập trường chủ quan của mình, từ
nền văn hóa của mình, từ phương thức sống và thế giới quan của nền văn hóa đó
với tư cách “bộ lọc” các giá trị văn hóa. Để tránh sự hiểu biết khơng đúng về văn
hóa, một mặt, chúng ta phải khắc phục hiện tượng “mù văn hóa”, vượt qua sự
khơng hiểu biết về văn hóa; mặt khác, trong việc nhìn nhận các nền văn hóa khác,
cần phải chấm dứt mơ hình tư duy chủ quan, phi đối xứng theo “thuyết lấy cái tôi
làm trung tâm” và thay thế nó bằng mơ hình tư duy khách quan, đối xứng và có
tính phổ qt, dựa trên sự đối thoại giữa các cộng đồng văn hóa hồn tồn bình
đẳng. (TS. Nguyễn Vũ Hảo 2019).

6

Luan van


Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy các nghiên cứu trong nước về kỹ
năng giao tiếp liên văn hóa chưa nhiều và chưa chỉ ra được tầm quan trọng và quy
trình, các bước để thực hiện được năng lực đó của giáo viên. Vì vậy, nghiên cứu
“Phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa của giảng viên
trường Đại Học Thương Mại” được tiến hành với mong muốn đánh giá hiệu quả
của các phương pháp kỹ năng giao tiếp liên văn hóa bao gồm chương trình, phẩm
chất cần đạt; đồng thời tìm hiểu nhận thức, quan điểm, thái độ của giáo viên về
các hoạt động này nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho giảng viên và các
nhà quản lý.

Qua việc tổng quan tài liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy các tác giả đều
thống nhất chung rằng giáo viên vừa có vai trị quan trọng trong giảng dạy ngoại
ngữ và năng cao kỹ năng giao tiếp liên văn hóa cho sinh viên, vừa có trách nhiệm
tự trau dồi, phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa của bản thân để trở nên nhạy
cảm và tận dụng tốt các cơ hội giao lưu văn hóa tồn cầu. Tuy nhiên, các bước
thực hiện và các phẩm chất cần phát triển trong lĩnh vực này chưa được xác định
rõ và hiệu quả. Cũng là một trường đại học lớn ở Việt Nam, Đại Học Thương Mại
đang đứng trước những cơ hội và thách thức của kinh tế toàn cầu, và giao lưu,
hợp tác quốc tế. Để biến thử thách thành cơ hội, hơn ai hết, giảng viên nhà trường
cần có những bước chuẩn bị, cần phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa, từ
nhận thức đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xây dựng các tiêu chí phát
triển năng lực giao tiếp liên văn hóa cụ thể cũng như tìm hiểu nhận thức của giáo
viên về những tiêu chí đó. Nghiên cứu có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn
trong bối cảnh trường đại học Thương Mại đang nỗ lực trở thành cơ sở giáo dục
đại học uy tín, chất lượng cao, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực và quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức, hiểu biết của giảng viên Đại Học
Thương Mại đối với vai trị của kỹ năng giao tiếp liên văn hóa đối với việc giảng dạy
và hợp tác giáo dục. Nghiên cứu cũng quan tâm tới những khó khăn của giảng viên
7

Luan van


Đại Học Thương Mại trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, đồng thời,
nắm bắt được xu hướng phát triển kỹ năng này trong quá trình giảng dạy và cơng tác
của giảng viên.
4.

Câu hỏi nghiên cứu

• Giảng viên Đại Học Thương Mại có nhận thức như thế nào đối với
vai trò của kỹ năng giao tiếp liên văn hóa đối với việc giảng dạy và
hợp tác giáo dục?
• Giảng viên Đại Học Thương Mại gặp khó khăn gì trong việc phát
triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa?
• Giảng viên Đại Học Thương Mại có định hướng gì trong việc phát
triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa?

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhận thức, khó khăn và định hướng của
giảng viên Đại Học Thương Mại đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn
hóa trong giảng dạy và hợp tác quốc tế
Hướng tới việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa đối với giảng viên
Đại Học Thương Mại, nghiên cứu sẽ tập trung vào những phẩm chất, thái độ, kỹ
năng cần phát triển trong giao tiếp liên văn hóa, nên sẽ khơng nghiên cứu trải rộng
về tất cả các vấn đề của giáo tiếp giao văn hóa, hay năng lực giao tiếp nói chung.
Khách thể nghiên cứu cũng tập trung vào trường hợp cụ thể, là các giảng viên
trường Đại Học Thương Mại có thể có tương tác giao tiếp liên văn hóa, đặc biệt
là các thầy cô giáo dạy ngoại ngữ, giảng dạy ngôn ngữ Anh tại trường ( do mức
độ và khả năng có nhiều tương tác hơn so với các giáo viên khác).
6.

Những đóng góp của đề tài

Đối với giảng viên

8


Luan van


Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của
việc phát triển kỹ năng giao tiếp giao văn hóa trong giảng dạy và nghiên cứu, đặc
biệt là các giảng viên các học phần ngoại ngữ, giao tiếp, văn hóa và kinh tế đa
quốc gia. Quan trọng hơn, đề tài nêu rõ các khó khăn và khuyến nghị kịp thời giúp
giảng viên xây dựng, điều chỉnh những phẩm chất, thái độ, kỹ năng cần thiết nhằm
phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa.
Ngồi ra, nghiên cứu cịn góp phần giúp nhà trường định hướng chương
trình chính khóa và ngoại khóa nhằm tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên, cán
bộ có cơ hội tham gia các diễn đàn, hội nghị, các cơ hội hợp tác giáo dục với các
nền văn hóa, giáo dục tồn cầu. Tổng quan của đề tài càng giúp người quan tâm
có cái nhìn tồn cảnh về hội nhập giáo dục quốc tế và nhu cầu phát triển kỹ năng
giao tiếp liên văn hóa trên tồn thế giới, từ đó, có động lực phấn đấu để phát triển
kỹ năng của mình để nâng cao trình độ, bắt kịp xu thế mới của thời đại giáo dục
đa quốc gia.

7.

Kết cấu của nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục
của đề tài gồm các chương như sau:
Chương một giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về
kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, trong đó nhóm tác giả nêu ra các nghiên cứu tiêu
biểu trong và ngoài nước cùng lĩnh vực, nhằm tìm ra hướng đi cụ thể cho đề tài.
Nội dung chính của chương hai là các bước cụ thể tiến hành nghiên cứu
bao gồm phương pháp nghiên cứu, cơng cụ nghiên cứu, phân tích và các kết quả

vấn đề nghiên cứu.
Chương ba tập trung vào việc đưa ra các khuyến nghị phù hợp dựa trên các
kết quả nghiên cứu nhằm giúp giảng viên thấy rõ quá trình nâng cao kỹ năng giao
tiếp liên văn hóa với sự hỗ trợ của nhà trường và các nguồn lực cần thiết.

9

Luan van


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ TRONG
GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Văn hóa là gì?
Wardhaug (1993) nhìn nhận văn hố như:
... kĩ năng mà người ta phải có để hồn thành dược nhiệm vụ của cuộc sống
thường nhật; chỉ đối với một số ít người, văn hóa mới địi hỏi phải có hiểu biết
hoặc nhiều về âm nhạc, văn học và nghệ thuật
Tylor (1871) phát biếu: Văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng mang tinh dân tộc học, là
một tống thể phức hợp bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp,phong tục cùng bất cứ khá năng và thói quen nào khác mà một con người
có dược với tư cách là thành viên của một xã hội.
Riddell (1989:1) cho rằng văn hố bao gồm: ... cả cảc khía cạnh của đời sống
con người được các thành viên của một xă hội thụ đắc và chia sẻ
Văn hoá là tổng thể phức hợp của những đặc tính tinh thần, vật chất, trí tuệ và
tình cảm nổi trội xác định một xã hội hoặc nhóm xã hội. Nó khơng chỉ bao gồm
nghệ thuật và văn chương,mà còn cả cách thức sống, các quyền cơ bản của con
người, các hệ thống giá trị, các truyền thơng và đức tin.
UNESCO (Hội nghị lồn thế giới vể các chính sách văn hóa. Mexico City)
Văn hoá của một dân tộc là một tổng thể phức hợp hao gồm những mà dân

tộc đó sáng tạo ra và thụ hợp được (cả vật thể và phi vật thể) cùng các cách thức
mà dân tộc đó hành xử trong những hoàn cành cụ thể; tổng thể này giúp phân
biệt một dân tộc này với một dân tộc khác khơng chi xét theo tính có hay khơng
của các sản phẩm và hành vi đó, mà cịn xét theo cả tính biểu lượng và cách thức
biểu hiện của chúng nữa. (Quang, N. 2008)
1.1.2 Giao tiếp liên văn hóa là gì, ICC ( năng lực giao tiếp liên văn hóa) là
gì?

10

Luan van


Năm 1954 được coi là năm ra đời của chuyên ngành giao tiếp liên văn hóa,
khi xuất hiện cuốn “Văn hóa là giao tiếp, giao tiếp là văn hóa” (Culture is
communication and communication is culture”) của hai tác giả E.Hall và
B.Trager. Thuật ngữ giao tiếp liên văn hóa cũng ra đời từ đó. Năm 1959, E.Hall
cho ra đời tiếp cuốn “Ngôn ngữ câm” (The Silent Language”) chứng minh về mối
quan hệ khăng khít giữa văn hóa và giao tiếp. Đề xuất của Hall coi văn hóa là giao
tiếp, giao tiếp là văn hóa đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trong giới học
thuật tại Mỹ. Một số tạp chí liên quan đến vấn đề này xuất hiện. Các thuật ngữ
“giao thoa văn hóa”, “đa văn hóa”, “sốc văn hóa” (bây giờ người ta hay dùng
stress văn hóa) hình thành vào thời gian này.
Nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau nảy nở. Xét theo tầm quan trọng,
Bennett (2004), Fantini (2000), Byram (1997), Guo-Ming Chen & Starosta
(1996), Wiseman (2002), Thomas (2007), Deardoff (2004) … , với các cách lập
luận khác nhau, đều khẳng định rằng ICC (năng lực giao tiếp liên văn hóa) là ,điều
kiện tiên quyết cho các tương tác giữa những người thuộc các nền văn hóa khác
nhau.
Xét theo khả năng, các tác giả, với các cách diễn giải khác nhau, đều đồng thuận

rằng ICC là khả năng ‘tương tác hiệu quả và phù hợp với các thành viên thuộc
các nền văn hóa khác’ (Wiseman, 2002), khả năng ‘dàn xếp các ý nghĩa văn hóa
và thực hiện các hành vi giao tiếp hiệu quả, phù hợp’ (Guo-Ming Chen & Starosta,
1996), khả năng ‘từ bỏ loại hình văn hóa dựa trên giá trị […] [để] thích ứng với
các chu cảnh văn hóa khác nhau dựa trên các khía cạnh của qui trình nhận thức
và siêu nhận thức, của các cơ chế động cơ và của sự thích ứng hành vi’
1.1.3 Vai trò của năng lực giao tiếp liên văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ
Crozet và Liddicoat (1997) đã chỉ ra rằng văn hóa tiềm ẩn trong cách mà
ngôn ngữ được sử dụng để tạo ra văn bản, cho dù văn bản đó dưới dạng viết, nghe,
nhìn hay nói. Vì vậy, văn hóa có thể được coi là một phần không thể tách rời và
đan xen của ngôn ngữ. Hơn nữa, việc học một ngoại ngữ không đơn giản bằng
việc chỉ học từ vựng và ngữ pháp để tạo ra các câu chính xác (Liddicoat, 2005).
11

Luan van


Một người học chỉ chú trọng vào các khía cạnh về mặt ngơn ngữ thì khơng thể
giao tiếp thành cơng bằng ngoại ngữ đó được và có thể dễ dàng trở thành một
người thành thạo trong giao tiếp nhưng đôi khi trở nên “ngốc nghếch” vì nói
những câu khơng thích hợp vào một thời điểm khơng thích hợp với tình huống
văn hóa đó. Vì lí do đó, văn hóa đã trở thành một phần thiết yếu trong việc học và
dạy ngơn ngữ. Trong thế giới tồn cầu hóa, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi như
một ngơn ngữ tồn cầu trong giao tiếp, đối thoại giữa những người đến từ khắp
nơi trên thế giới. Quan trọng hơn nữa, người học tiếng Anh như một ngoại ngữ sử
dụng tiếng Anh để giao tiếp với những người đến từ các quốc gia khác chứ không
phải giao tiếp với những người đến từ chính quốc gia của họ. Vì vậy, việc hiểu
biết sâu sắc nền văn hóa và các mặt xã hội của quốc gia khác là điều cần thiết để
giao tiếp liên văn hóa thành cơng. Byram (1997) nhấn mạnh rằng mục tiêu dạy
tiếng Anh trong thời đại tồn cầu hóa là trau dồi NLGTLVH cho người học để

giúp họ trở thành những người giao tiếp liên văn hóa thực thụ. Dựa vào những lí
do này, việc tăng cường NLGTLVH cho người học tiếng Anh như một ngoại ngữ
ngày càng trở nên quan trọng và nên trở thành một phần thiết yếu trong việc học
và giảng dạy ngoại ngữ, bao gồm học và dạy tiếng Anh. Ngôn ngữ bao hàm kiến
thức, thế giới quan và hiểu biết về văn hóa của người nói; do đó, rất khó để dạy
một ngơn ngữ mà khơng dạy văn hóa của người nói ngơn ngữ đó (Byram, 1989).
Theo đó, người học ngơn ngữ cần hiểu rằng, để giao tiếp hiệu quả, việc sử dụng
ngôn ngữ phải được liên kết với các kiến thức, thái độ và hành vi phù hợp với văn
hóa. Điều này đã dẫn đến mối quan tâm lớn về việc khám phá sự giao thoa giữa
ngơn ngữ và văn hóa trong nhiều lĩnh vực về ngôn ngữ học (Liddicoat, 2005).
Cho đến nay, các học giả đã khẳng định về mối quan hệ mật thiết giữa ngơn
ngữ và văn hóa, tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy ngơn ngữ và sự cần
thiết để chuyển sang đường hướng giảng dạy tích hợp giữa ngơn ngữ và văn hóa
– giảng dạy ngơn ngữ liên văn hóa (GDNNLVH). GDNNLVH có thể được coi là
một cách tiếp cận để phát triển cho người học ngôn ngữ hiểu về ngơn ngữ và văn
hóa của họ thơng qua sự kết nối với ngơn ngữ và văn hóa khác (Liddicoat,
12

Luan van


Papademetre, Scarino, & Kohler, 2003). Hơn nữa, GDNNLVH đặt mục tiêu phát
triển NLGTLVH cho người học thông qua việc học ngoại ngữ và cách mà ngơn
nước họ. Bằng cách đó, người học có thể giao tiếp thành cơng và phù hợp với
những người đến từ các nền văn hóa khác nhau; đồng thời, giúp nâng cao nhận
thức của người học về sự khác biệt văn hóa, từ đó nhìn nhận và đánh giá đúng
mực để có thái độ và hành vi thích hợp khi gặp những tình huống khác biệt với
văn hóa của đất nước họ.
1.1.4 Các mơ hình năng lực giao tiếp liên văn hóa
Theo Byram (1997), để có được một cuộc hội thoại thành công với một

người đến từ một nền văn hóa khác khi sử dụng một ngôn ngữ không phải ngôn
ngữ mẹ đẻ, người sử dụng ngơn ngữ khơng chỉ cần có Năng lực giao tiếp
(Communicative competence) mà cần phải có Năng lực liên văn hóa (Intercultural
competence). Nói một cách ngắn gọn, NLGTLVH là khả năng của một người để
giao tiếp thành thạo, tự tin và thích hợp bằng một ngơn ngữ nước ngồi với những
người đến từ các nền văn hóa khác (Byram, 1997). Định nghĩa về từng thành tố
cấu thành nên NLGTLVH được trình bày chi tiết tại Bảng 1 dưới đây:

13

Luan van


×